Ngứa Bụng: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa

Ngứa bụng là một tình trạng khó chịu mà nhiều người có thể gặp phải ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên trên thực tế nhiều người còn khá chủ quan và không tìm cách xử lý hay phòng ngừa. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân phổ biến gây ngứa bụng, các phương pháp điều trị hiệu quả, cũng như biện pháp phòng ngừa để giữ cho làn da của bạn luôn khỏe mạnh và thoải mái.

Nguyên nhân gây ngứa bụng

Ngứa bụng là tình trạng bụng bị ngứa ngáy, khó chịu, có thể nổi mẩn, thường do nhiều nguyên nhân như:

  • Khô da: Thời tiết lạnh, độ ẩm không khí thấp hoặc tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh có thể làm khô da. Khi da bị khô, độ ẩm tự nhiên mất đi, dẫn đến cảm giác căng và ngứa.
  • Viêm da tiếp xúc: Da bụng có thể bị viêm do tiếp xúc với các chất gây kích thích như kim loại, mỹ phẩm, mủ cao su hoặc các sản phẩm tẩy rửa​, gây ra hiện tượng nổi mẩn, khô và ngứa ngáy.
  • Vấn đề da liễu: Ngứa bụng cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh da liễu như chàm, vảy nến, mề đay. Lúc này làn da thường bị khô, bong tróc, đóng vảy, kèm theo tình trạng ngứa.
  • Côn trùng cắn: Các loại côn trùng như muỗi, bọ chét, rệp khi cắn sẽ tiêm nọc độc vào da. Nọc độc từ côn trùng gây phản ứng dị ứng tại vị trí bị cắn, dẫn đến ngứa và khó chịu, đôi khi sẽ bị sưng tấy.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Lạm dụng thuốc hoặc sử dụng các loại thuốc có thành phần gây kích ứng cũng gây tác dụng phụ là ngứa, phát ban, nổi mẩn đỏ.
  • Do mang thai: Khi mang thai, bụng của bà bầu căng ra để phù hợp với sự phát triển của thai nhi, dẫn đến việc da mất độ ẩm và cảm giác ngứa. Bên cạnh đó, việc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng có thể góp phần vào tình trạng này.

Xem thêm: Viêm Da Cơ Địa Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Tốt

Ngứa bụng là triệu chứng thường gặp của chị em khi mang thai
Ngứa bụng là triệu chứng thường gặp của chị em khi mang thai

Cách xử lý khi bị ngứa bụng

Ngứa bụng mặc dù không phải hiện tượng nguy hiểm nhưng người bệnh cần tìm biện pháp xử lý đúng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Áp dụng mẹo dân gian

Trị ngứa bụng bằng các mẹo dân gian là một trong những cách hiệu quả và an toàn để giảm cảm giác khó chịu, đặc biệt là khi ngứa không phải do các bệnh lý nghiêm trọng.

Giấm táo: 

  • Giấm táo có tính acid nhẹ giúp cân bằng pH của da và giảm ngứa do tình trạng da khô hoặc kích ứng. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn có đặc tính kháng khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và làm sạch da.
  • Bạn pha loãng giấm táo và nước theo tỷ lệ 1:1. Sau khi vệ sinh da và lau khô, sử dụng bông gòn hoặc miếng vải sạch thấm dung dịch và thoa nhẹ lên vùng bụng bị ngứa. Chú ý để dung dịch tự khô trên da, không cần rửa lại.

Lá khế:

  • Lá khế có chứa các hợp chất chống viêm giúp làm dịu da và giảm cảm giác ngứa. Ngoài ra dùng lá khế đúng cách cũng tiêu diệt vi khuẩn, cải thiện tình trạng ngứa do sự kích ứng hoặc khô da.
  • Đầu tiên bạn lấy 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi đun cùng 2 lít nước trong khoảng 15 – 20 phút. Tiếp đó bạn để nước nguội đến mức ấm, rồi dùng để tắm hoặc rửa vùng da bị ngứa. Sau khi rửa, không cần rửa lại bằng nước sạch, chỉ cần để da tự khô.

Đừng bỏ qua: 10 Cách Chữa Nổi Mề Đay Đơn Giản, An Toàn, Hiệu Quả 

Lá khế có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa tốt
Lá khế có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa tốt

Lá kinh giới: 

  • Lá kinh giới được sử dụng nhiều bởi công dụng làm dịu da, sát khuẩn, chống viêm và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng kích ứng da, bao gồm ngứa bụng.
  • Lấy một nắm lá kinh giới tươi, rửa sạch và để ráo. Lúc này bạn xay hoặc giã lá kinh giới để lấy nước hoặc tạo thành hỗn hợp nhão. Tiếp đến thoa hỗn hợp lá kinh giới lên vùng bụng bị ngứa sau khi làm sạch, để khoảng 15 – 20 phút thì rửa lại với nước ấm.

Dùng thuốc Tây y

Khi bị ngứa bụng, việc sử dụng thuốc cần phải dựa trên nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng ngứa. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn, tránh gặp tác dụng phụ nguy hiểm.

  • Thuốc chống ngứa: Bao gồm các loại như Cetirizine, Loratadine, Diphenhydramine có tác dụng giảm ngứa do dị ứng hoặc phản ứng histamine. Loại thuốc này thường được sử dụng khi ngứa bụng do dị ứng hoặc viêm da dị ứng.
  • Kem bôi ngứa: Được dùng với mục đích giảm ngứa tại chỗ, làm dịu da và giảm viêm. Kem bôi ngứa hiệu quả cao thường chứa các thành phần như hydrocortisone, calamine, lidocaine,…
  • Thuốc kháng viêm Corticosteroid: Điều trị ngứa liên quan đến tình trạng viêm như eczema, bệnh vảy nến hoặc viêm da tiếp xúc. Một số loại thuốc thường dùng là Triamcinolone, Betamethasone, Clobetasol,…
  • Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này được dùng trong trường hợp ngứa da có kèm theo nhiễm trùng vi khuẩn, hỗ trợ giảm ngứa, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công và lây lan. Thuốc kháng sinh phổ biến là Amoxicillin, Cephalexin,…

Tham khảo: 11 Thuốc Trị Mề Đay Hiệu Quả Giúp Giảm Ngứa Nhanh Chóng

Chỉ nên dùng thuốc Tây y sau khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ
Chỉ nên dùng thuốc Tây y sau khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ

Lưu ý để ngăn ngừa tình trạng ngứa bụng

Để ngăn ngừa tình trạng ngứa bụng, bạn có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Thoa kem dưỡng ẩm nhẹ, không mùi thơm hàng ngày để giữ cho da bụng luôn mềm mại và không bị khô. Các loại kem chứa ceramide, hyaluronic acid, hoặc glycerin là lựa chọn tốt.
  • Chọn xà phòng và sản phẩm tắm nhẹ nhàng với thành phần tự nhiên, không chứa chất hóa học hoặc hương liệu có thể gây kích ứng.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh, hóa chất hoặc kim loại có thể gây kích ứng da.
  • Mặc quần áo bằng chất liệu cotton mềm mại, thoáng khí để thấm hút mồ hôi tốt hơn.
  • Nếu bạn có cơ địa dị ứng với một số loại thực phẩm, hãy cố gắng tránh xa những tác nhân đó.
  • Ưu tiên tắm nước ấm thay vì nước nóng để tránh làm khô da và bong tróc.
  • Nếu ngứa bụng là triệu chứng của một bệnh lý khác như bệnh gan, thận hoặc suy giáp, hãy điều trị bệnh nền một cách hiệu quả theo chỉ định của bác sĩ.

Ngứa bụng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau, mặc dù không nguy hiểm nhưng cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, vì thế bạn không nên chủ quan. Tốt nhất nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và cách xử lý phù hợp. Ngoài ra nên chú ý chăm sóc da hàng ngày, loại bỏ tác nhân gây kích ứng để làn da khỏe mạnh hơn.

Array

Chia sẻ

Triệu chứng
Bà Bầu Bị Dị Ứng Thời Tiết Do Đâu, Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Bà Bầu Bị Dị Ứng Thời Tiết Do Đâu, Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Bà bầu bị dị ứng thời tiết thường khá sự lo lắng, vì không biết có ảnh hưởng tới thai...

Phác Đồ ĐẶC TRỊ Mề Đay 3 TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN Của Nhất Nam Y...

Hiện nay, phác đồ đặc trị mề đay với Tiêu ban hoàn bì thang của Tổ hợp Y tế Cổ...

Thực hư hiệu quả điều trị viêm da mủ bằng Nhất Nam An Bì Thang

Thời gian gần đây, trên các diễn đàn, hội nhóm về chăm sóc sức khỏe, có rất nhiều người bệnh...

XUA TAN nỗi lo Dị ứng thời tiết nổi mề đay với liệu trình 3...

Hiện nay, liệu trình xử lý dị ứng thời tiết, nổi mề đay với Tiêu ban hoàn bì thang là...
Viêm Da Tiếp Xúc Do Kiến Ba Khoang Và Những Điều Cần Biết

Viêm Da Tiếp Xúc Do Kiến Ba Khoang Và Những Điều Cần Biết

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là một trong những tình trạng da liễu phổ biến và ngày...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top