Ngứa Tai: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa Hiệu Quả
Ngứa tai là triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải, gây ra nhiều phiền toái và khó chịu trong cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này có thể do nhiều yếu tố như vệ sinh tai không đúng cách, dị ứng hoặc nhiễm trùng,…. Trong bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu về lý do tai bị ngứa cùng cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả.
Ngứa tai do đâu?
Ngứa tai là tình trạng phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, gây ra cảm giác khó chịu. Bệnh lý này do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể kể đến như:
- Vệ sinh tai không đúng cách: Thói quen ngoáy tai bằng tăm bông hoặc các vật sắc nhọn có thể gây tổn thương da ống tai, làm mất đi lớp ráy tai bảo vệ, dẫn đến viêm nhiễm và ngứa ngáy.
- Lỗ tai quá khô: Thông thường, da ống tai có một lớp màng bã nhờn bảo vệ, giúp duy trì độ ẩm cần thiết. Chất bã nhờn này, còn được gọi là ráy tai, có nhiệm vụ thu gom bụi bẩn, tế bào chết và vi khuẩn trong tai, sau đó tự khô và rớt ra ngoài mà không cần can thiệp. Tuy nhiên, khi chúng ta vệ sinh tai quá mức, lớp màng bảo vệ này bị mất đi, làm da ống tai khô và dễ bị kích ứng, gây ra cảm giác ngứa lỗ tai.
- Viêm tai: Viêm tai giữa hoặc viêm tai ngoài do vi khuẩn, virus hoặc nấm có thể gây ngứa. Nhiễm trùng tai thường kèm theo các triệu chứng khác như đau tai, chảy mủ, và giảm thính lực.
- Dị ứng: Hiện tượng tai bị ngứa có nguyên nhân do dị ứng thực phẩm hoặc môi trường như lông động vật, phấn hoa, bụi mịn,… Trường hợp dị ứng thường đi kèm một số biểu hiện như ngứa mắt, ngứa mũi, sổ mũi, hắt hơi liên tục.
- Ráy tai tích tụ: Ráy tai có vai trò bảo vệ tai khỏi bụi bẩn và vi khuẩn. Tuy nhiên, khi ráy tai không thể tự di chuyển ra ngoài và tích tụ nhiều, nó có thể gây tắc nghẽn và ngứa tai trong.
- Bệnh lý về da: Các bệnh da liễu như viêm da, chàm, vảy nến, mề đay có thể ảnh hưởng đến vùng da quanh tai, gây bong tróc và ngứa.
- Nước đọng trong tai: Thường xảy ra sau khi bơi lội hoặc tắm, nước bị kẹt trong ống tai tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến viêm và ngứa ngáy.
Ngứa tai phải làm sao?
Ngứa tai không phải bệnh lý nguy hiểm và có thể cải thiện nhanh chóng nếu áp dụng đúng biện pháp điều trị. Tùy từng tình trạng và mức độ ngứa ngáy, người bệnh được khuyến khích áp dụng mẹo dân gian hoặc dùng thuốc Tây y.
Áp dụng mẹo dân gian
Mẹo dân gian phù hợp với trường hợp tai bị ngứa không do bệnh lý phức tạp. Dưới đây là một số mẹo dân gian phổ biến và hiệu quả để chữa tình trạng này:
Dùng tỏi:
- Tỏi có tính kháng khuẩn và kháng viêm mạnh, giúp giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng tai.
- Để thực hiện, bạn lấy 1 tép tỏi tươi bóc vỏ, rửa sạch rồi để ráo. Sau khi nghiền nát, cho phần tỏi này vào một miếng vải sạch và vắt lấy phần nước cốt. Tiếp đó nhỏ 2 – 3 giọt nước cốt tỏi vào tai bị ngứa, giữ trong khoảng 5-10 phút rồi nghiêng đầu để nước chảy ra rồi lau sạch tai bằng khăn mềm.
Cây cối xanh:
- Cây cối xay có tính mát, được đánh giá cao bởi khả năng kháng viêm và kháng khuẩn, thường xuất hiện rất nhiều trong Đông y để điều trị các bệnh viêm tai và ngứa tai.
- Bạn chuẩn bị lá cây cối xay, rửa sạch và để ráo. Mang nguyên liệu này đi giã nát và lấy phần nước cốt. Tiếp đó dùng tăm bông thấm nước lá cây cối xay và đặt vào tai bị ngứa.
Xem thêm: 12 Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Dân Gian Tại Nhà Đơn Giản
Dầu oliu:
- Nhiều người sử dụng dầu oliu để giảm ngứa tai vì nguyên liệu này có khả năng làm mềm ráy tai, loại bỏ tình trạng khô bên trong lỗ tai.
- Bạn nằm nghiêng đầu về phí tai không bị ngứa rồi nhỏ 2 – 3 giọt dầu oliu ấm vào tai bị ngứa. Kết hợp massage nhẹ nhàng tại vùng da quanh tai để dầu thấm sâu. Giữ nguyên trạng thái này trong tai khoảng 5 – 10 phút, sau đó nghiêng đầu để dầu chảy ra, lau sạch bằng khăn mềm.
Sử dụng nước oxy già:
- Oxy già có khả năng làm sạch ráy tai và tiêu diệt vi khuẩn, giúp giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Đầu tiên bạn pha loãng nước oxy già 3% với nước theo tỉ lệ 1:1 rồi nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch vào tai, giữ khoảng 2 phút. Lúc này nghiêng đầu sang phía ngược lại để dung dịch chảy ra và lau sạch tai bằng khăn mềm hoặc tăm bông.
Uống thuốc Tây y
Dùng thuốc Tây y trong trường hợp ngứa tai dữ dội, dai dẳng không khỏi hoặc phát hiện có dấu hiệu của viêm nhiễm. Thông thường bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng và mức độ bệnh để chỉ định loại thuốc phù hợp, bạn nên tuân thủ yêu cầu về liều lượng, cách dùng để tránh gặp tác dụng phụ nguy hiểm.
- Thuốc nhỏ tai kháng sinh: Có tác dụng điều trị viêm tai ngoài và viêm tai giữa do vi khuẩn. Thuốc nhỏ tai kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm nhiễm trong ống tai.
- Thuốc mỡ kháng sinh: Sử dụng ngoài da để ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng da ống tai, giảm ngứa và viêm.
- Thuốc mỡ giảm viêm steroid: Phổ biến nhất là kem hydrocortisone 1% hoặc betamethasone 0,1% giúp giảm viêm, ngứa và kích ứng da ống tai.
- Dung dịch vệ sinh tai: Các dung dịch này có tác dụng làm sạch tai, loại bỏ ráy tai và các tạp chất trong tai, ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng.
- Thuốc kháng histamin: Được chỉ định để giảm ngứa do dị ứng. Thuốc kháng sinh giúp ngăn chặn phản ứng dị ứng và giảm các triệu chứng ngứa tai, sổ mũi, hắt hơi.
Tham khảo: Nổi Mề Đay Có Nguy Hiểm Không? Biến Chứng Có Thể Gặp
Biện pháp ngăn ngừa bệnh ngứa tai
Ngứa tai có thể gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để ngăn ngừa bệnh ngứa tai, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Khi tắm hoặc bơi, nên sử dụng mũ chụp tai hoặc nút tai để ngăn nước lọt vào tai. Sau khi bơi, nghiêng đầu để nước thoát ra khỏi tai.
- Sau khi tiếp xúc với nước, dùng khăn mềm lau khô tai. Tránh để nước ứ đọng trong tai, vì nước ẩm có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển.
- Sử dụng tăm bông có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn và gây tổn thương niêm mạc tai. Vì thế bạn hãy để ráy tai tự đào thải ra ngoài hoặc nhờ bác sĩ lấy ráy tai nếu cần.
- Không sử dụng vật sắc nhọn hoặc không đảm bảo vệ sinh để ngoáy tai, vì điều này có thể gây trầy xước và nhiễm trùng.
- Nếu bạn biết mình bị dị ứng với các chất như phấn hoa, bụi, lông động vật, hãy tránh tiếp xúc với các tác nhân này.
- Thường xuyên lau chùi và vệ sinh nhà cửa để giảm thiểu sự xuất hiện của các tác nhân gây dị ứng.
- Nên vệ sinh tai nghe, máy trợ thính để loại bỏ vi khuẩn và nấm mốc có thể gây ngứa tai. Tránh sử dụng chung tai nghe với người khác để ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn và nấm.
- Thăm khám bác sĩ tai mũi họng định kỳ để kiểm tra và phát hiện sớm các vấn đề về tai. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác về tai, tìm gặp bác sĩ và điều trị kịp thời để tránh biến chứng.
Ngứa tai không chỉ đơn thuần là một triệu chứng khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Việc duy trì vệ sinh tai đúng cách, tránh các tác nhân gây kích ứng và biết cách xử lý kịp thời khi có triệu chứng sẽ giúp bạn bảo vệ tai khỏi ngứa ngáy và các bệnh lý liên quan.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!