Viêm Da Dị Ứng Ở Trẻ Em

Viêm da dị ứng ở trẻ em là tình trạng bệnh rất phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra. Bố mẹ nên nắm được thông tin về triệu chứng cơ bản của bệnh để sớm có phương án xử lý và điều trị cho trẻ. Bởi nếu chủ quan có thể khiến bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Viêm da dị ứng ở trẻ em là gì?

Bệnh viêm da dị ứng (Atopic Dermatitis) là hiện tượng trẻ em bị ngứa, xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ có thể ở vị trí tiếp xúc dị nguyên hoặc toàn thân. Tình trạng bệnh kéo dài gây khó chịu, ngứa ngáy và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Bệnh viêm da dị ứng có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ đã lớn
Bệnh viêm da dị ứng có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ đã lớn

Viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ được phân thành các loại như sau:

  • Phát ban: Viêm da phát ban là tình trạng dị ứng nhẹ, chỉ ảnh hưởng tới bề mặt da. Khi bị phát ban, da sưng, ngứa có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể.
  • Nổi mề đay: Bề mặt da có nhiều nốt sần đỏ, lớn, dày bì có thể riêng lẻ hoặc kết thành từng mảng lớn.
  • Phù mạch: Tình trạng da bị tổn thương sâu, không sưng, không ngứa và thường xuất hiện ở mi mắt, khóe miệng hoặc cơ quan sinh dục. Phù mạch thường xuất hiện cùng với phát ban nhưng các vị trí khởi phát có thể cùng hoặc tách biệt.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Tiêu chuẩn để nhận biết viêm da tiếp xúc dị ứng là biểu hiện bệnh chỉ xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc dị nguyên. Bề mặt da hình thành ban đỏ, ngứa, có thể xuất hiện cả mụn nước.
  • Eczema: Eczema là một dạng viêm da dị ứng ở trẻ em, vị trí ngứa sần thường xuất hiện ở mặt, khuỷu tay, đầu gối.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em

Bệnh viêm da dị ứng là một căn bệnh mãn tính, dễ tái phát nhiều lần khi gặp các tác nhân kích ứng. Cho đến nay, y học chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Vì vậy bố mẹ cần chú ý theo dõi để xác định được tác nhân gây kích ứng cụ thể để có biện pháp phòng tránh.

Một số nguyên nhân gây nên viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ có thể kể đến như:

  • Yếu tố di truyền: Theo con số báo cáo từ các bệnh viện, tỉ lệ bố mẹ bị viêm da dị ứng có con nhiễm bệnh khoảng 80%. Chỉ có bố hoặc mẹ nhiễm bệnh thì con số giảm xuống còn 60%. Như vậy để thấy được bệnh viêm da dị ứng hoàn toàn có thể do yếu tố di truyền gây ra.
  • Chức năng miễn dịch suy giảm: Ở trẻ nhỏ, chức năng hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên dễ bị nhiễm bệnh. Đặc biệt, thể lực kém, trẻ bị suy dinh dưỡng khiến chức năng miễn dịch suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho dị nguyên xâm nhập gây bệnh.
  • Thức ăn không phù hợp: Tùy vào cơ địa, một số trẻ có thể bị dị ứng với các đồ ăn thường ngày gây ngứa.
  • Do ốm sốt: Khi trẻ bị sốt quá cao, thân nhiệt nóng có thể gây phát ban, kích thích viêm da dị ứng khởi phát.
  • Do thời tiết: Khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại da trẻ không kịp thích ứng, mất đi độ ẩm tự nhiên. Sự mất cân bằng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển.
  • Tác động từ môi trường: Làn da trẻ nhỏ khá nhạy cảm với các yếu tố ngoài môi trường như khói bụi, phấn hoa, nguồn nước ô nhiễm… Đây có thể là nguyên nhân khiến viêm da dị ứng bùng phát.
  • Phản ứng với dị nguyên: Một số dị nguyên như nước xả vải lưu lại trên quần áo, kem dưỡng da, sữa tắm hoặc các loại mỹ phẩm mẹ đang sử dụng. Các tác nhân này có thể xảy ra phản ứng dị ứng với da của trẻ nhỏ.
Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định chính xác
Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định chính xác

Bên cạnh những yếu tố trên, còn nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ. Khi thấy con có các dấu hiệu viêm nhiễm, bố mẹ cần tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân để loại bỏ, bảo vệ làn da non nớt của bé.

Triệu chứng bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em

Việc nắm được triệu chứng bệnh rất quan trọng giúp xác định nguyên nhân và có phương án thăm khám, điều trị kịp thời. Biểu hiện viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ khác nhau tùy theo độ tuổi hoặc hình thái bệnh. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn trẻ sơ sinh: Khi bé mới 2 – 3 tháng tuổi rất dễ bị dị ứng với các tác nhân gây bệnh. Biểu hiện là những nốt hồng ban có thể bong tróc hoặc hơi sần sùi. Vị trí nổi mẩn thường gặp ở má, đầu, hoặc các nếp gấp đọng mồ hôi như cổ, bẹn… Trẻ thường hay quấy khóc, chán ăn, ít ngủ do ngứa, khó chịu trong người.
  • Giai đoạn trẻ lớn: Ở độ tuổi này mức độ dị ứng có thể nặng hơn, da khô, có lớp sừng đỏ dày, bong tróc vảy. Một số trường hợp viêm nặng trẻ có thể bị sốt, biếng ăn, chậm lớn.
  • Một số biểu hiệu khác: Nếu trẻ bị mề đay sẽ có các vết hồng ban dày bì mẩn nốt riêng hoặc kết thành từng đám lớn. Kèm theo một số triệu chứng nóng sốt, khó thở, chóng mặt và phù nề ở mắt hoặc miệng. Biểu hiện phù nề cũng xuất hiện khi trẻ bị phù mạch, bố mẹ cần lưu ý.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà trẻ có biểu hiệu khác nhau. Dấu hiệu đơn giản nhất để nhận biết viêm da dị ứng ở trẻ em là hiện tượng da mẩn nhiều nốt hồng ban, ngứa. Khi đó bố mẹ nên tìm xem nguyên nhân tại sao khiến bé bị viêm nhiễm và xử lý, tránh để bệnh chuyển biến nặng hơn.

Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Giống như nhiều bệnh về da liễu khác thì viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em là bệnh mãn tính và có tính di truyền. Vì vậy nên rất khó điều trị dứt điểm, đặc biệt là khi bệnh tiến triển nặng. Rất nhiều trường hợp do sự chủ quan của bố mẹ khiến trẻ phải đối mặt với nguy hiểm do các biến chứng.

Theo thống kê của khoa nhi các bệnh viện, có một số biến chứng thường gặp của viêm da dị ứng ở trẻ em như sau:

  • Trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn: Khi bị viêm da dị ứng kèm theo các triệu chứng ngứa, khó chịu khiến bé ăn chán ăn, cân nặng giảm sút. Lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch, đề kháng tự nhiên khiến bệnh dễ tái phát hơn.
  • Mất ngủ, hay quấy khóc: Cơn ngứa khiến bé không thể ngủ được, hay bị tỉnh giấc ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh.
  • Viêm da bội nhiễm: Khi da bị ngứa, trẻ không ý thức được và thường lấy tay gãi khiến da bị trầy xước. Đây là nguyên nhân gây ra các vết thương hở, tạo điều kiện cho dị nguyên, vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong. Như vậy sẽ rất nguy hiểm khiến dị ứng bội nhiễm, một số trường hợp có thể bị nhiễm trùng máu cấp tính.
  • Hoại tử da và để lại sẹo: Các trường hợp biến thể nặng có thể khiến vùng da viêm nhiễm lở loét, hoại tử nông hoặc sâu. Đa phần sau khi chữa khỏi đều để lại sẹo lớn trên da, mất thẩm mỹ khi lớn lên khiến trẻ tự ti về làn da của mình.
Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Ngoài những biến chứng nguy hiểm thì bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em còn dễ tái phát trở lại. Để ngăn ngừa và hạn chế tối đa những rắc rối mà bệnh mang lại, phụ huynh cần có phương án loại bỏ các tác nhân gây kích ứng. Đồng thời xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giúp bé khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và miễn dịch tự nhiên tốt nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Chẩn đoán bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em

Chẩn đoán bệnh viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ giúp xác định được giai đoạn phát triển của bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Bác sĩ chẩn đoán bệnh dựa trên một số tiêu chuẩn như chẩn đoán lâm sàng, các dấu hiệu nhận biết, kết quả xét nghiệm và một số biến chứng. Cụ thể

Chẩn đoán lâm sàng: 

Bác sĩ xác nhận các triệu chứng ngứa, khô da, có dấu hiệu ở các nếp lằn trên da… Bệnh thường phát triển qua 4 giai đoạn Ban đỏ – Hình thành bóng nước – Vỡ bọng, tổn thương, nhiễm trùng sâu – Da đóng vảy sừng, lichen hóa. Ngoài ra bác sĩ cần xác định tiền sử mắc bệnh của gia đình bệnh nhân và số lần tái phát viêm da dị ứng.

Chẩn đoán xét nghiệm:

  • Prick test: Hay còn được gọi là test lẩy da. Thông qua mức độ vỡ của tế bào để xác định kháng thể hoặc kháng nguyên đặc hiệu.
  • Kiểm tra định lượng IgE: Xét nghiệm này giúp bác sĩ biết được định lượng IgE toàn phần và IgE đặc hiệu với dị nguyên.

Dựa trên kết quả xét nghiệm và chẩn đoán dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ đưa ra kết luận về mức độ bệnh và tư vấn cách điều trị phù hợp.

Cách điều trị viêm da dị ứng ở trẻ em an toàn, hiệu quả cao

Bệnh viêm da dị ứng không thể khỏi hoàn toàn nhưng nếu điều trị kịp thời và đúng cách giúp ngăn chặn bệnh tiến triển nặng, giảm thiểu nguy cơ tái phát. Khi điều trị bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em cần đảm bảo được 2 yếu tố an toàn và hiệu quả.

Dùng lá trà xanh đun nước tắm là một cách chữa viêm da dị ứng hiệu quả
Dùng lá trà xanh đun nước tắm là một cách chữa viêm da dị ứng hiệu quả

Theo tư vấn của các bác sĩ da liễu, bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em có thể điều trị bằng một số phương pháp sau:

Mẹo dân gian chữa viêm da dị ứng

Khi trẻ mới bị mẩn nốt ngứa nhẹ có thể sử dụng một số loại lá mát tắm cho trẻ để làm dịu cơn ngứa. Lá thuốc lưu truyền trong dân gian chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng và cần duy trì trong thời gian dài.

Đun nước lá trầu không tắm chữa viêm da dị ứng

Lá trầu không có rất nhiều tác dụng, có thể làm giảm ngứa rát, hạ sốt, chữa cảm ho ở trẻ nhỏ. Các thành phần dược chất được tìm thấy trong lá trầu an toàn, không ích ứng với da trẻ em.

Bên cạnh đó có một lượng lớn chất kháng khuẩn, kháng viêm trong trầu không giúp loại bỏ vi khuẩn trên da hiệu quả. Các mẹ có thể đun nước trầu không tắm cho bé hàng ngày để làm giảm cơn ngứa khi trẻ bị viêm da dị ứng.

  • Chuẩn bị: Trầu không rửa sạch, vò nát.
  • Thực hiện: Cho lá trầu không vào nồi đun cùng với 3 lít nước 15 phút sau đó chắt lấy nước pha ấm tắm cho bé. Không nên tắm liên tục, mỗi tuần thực hiện 2 – 3 lần là tốt nhất.

Tắm nước lá trà xanh tươi

Lá trà xanh có tác dụng làm giảm viêm nhiễm, nấm ngứa, ngăn ngừa và điều trị sẹo thâm trên da hiệu quả. Khi trẻ bị viêm da dị ứng mẹ có thể đun nước lá trà xanh pha thêm chút muối tắm cho bé hàng ngày.

  • Chuẩn bị: Lá trà xanh rửa sạch bụi bẩn.
  • Thực hiện: Lấy lá trà vò nát cho vào nồi đun sôi cùng với 3 lít nước. Chắt nước ra chậu, pha ấm, cho thêm vài hạt muối trắng rồi tắm cho bé.

Tắm nước lá tía tô chữa viêm da dị ứng

Tinh dầu có trong tía tô rất tốt cho trẻ nhỏ, đây là cây thuốc được bác sĩ khuyên nên dùng tắm cho trẻ khi bị viêm da dị ứng, viêm da mặt nổi mụn. Ngoài ra, tía tô còn có tác dụng giải cảm, hạ sốt, chữa xoang mũi… Cách thực hiện chữa viêm da dị ứng ở trẻ em bằng lá tía tô như sau:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá tía tô, có thể sử dụng cả cành.
  • Thực hiện: Rửa sạch tía tô rồi cho vào nồi đun cùng với 2 lít nước sau đó chắt ra, pha loãng và tắm cho bé.

Chữa viêm da dị ứng cho trẻ em bằng thuốc Tây

Trường hợp trẻ bị viêm nhiễm nặng cần có sự hỗ trợ của các loại thuốc đặc trị mới loại bỏ được các triệu chứng bệnh. Thuốc Tây có nhiều tác dụng phụ nên bố mẹ cần hết sức lưu ý khi dùng cho trẻ nhỏ. Cần tuân theo quy định liều lượng và đúng loại thuốc mà bác sĩ chỉ định.

Có thể sử dụng một số loại thuốc Tây phù hợp với làn da nhạy cảm của bé
Có thể sử dụng một số loại thuốc Tây phù hợp với làn da nhạy cảm của bé

Trong đơn thuốc chữa viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em thường có một số loại sau:

  • Kem dưỡng ẩm: Một số loại kem chuyên dụng như Aquaphor, Aveeno, Eucerin, Cetaphil giúp giảm tình trạng viêm, ngứa. Ngoài ra, thành phần dưỡng chất giúp cấp ẩm cho gia, hạn chế khô, nẻ và tróc vảy.
  • Thuốc bôi có chứa Steroid: Nhanh chóng làm giảm các triệu chứng, phục hồi tổn thương. Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể làm mỏng và thay đổi sắc tố da.
  • Nhóm thuốc kháng Histamin: Loại bỏ cơn ngứa, chống dị ứng, dùng bôi ngoài da trước khi đi ngủ.
  • Các loại khác: Trong một số trường hợp viêm nhiễm nặng bác sĩ sẽ kê đơn một số loại kháng sinh hoặc thuốc ứng chế miễn dịch. Chỉ sử dụng nhóm thuốc này khi có chỉ định, hạn chế ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé.

Trẻ bị viêm da dị ứng kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến thể chất của bé, đặc biệt với trẻ em bị viêm da dị ứng. Có rất nhiều món ăn dị ứng với cơ địa trẻ nhỏ và là tác nhân khiến bệnh bùng phát và lan rộng. Vì vậy, phụ huynh cần hết sức cẩn trọng trong thực đơn ăn uống hàng ngày của bé. Trường hợp vẫn đang nuôi con bằng sữa thì mẹ cũng cần phải kiêng cữ nghiêm ngặt.

Không nên chế biến các món ăn từ thịt gà cho trẻ đang bị viêm da dị ứng
Không nên chế biến các món ăn từ thịt gà cho trẻ đang bị viêm da dị ứng

Theo khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng để tránh bệnh tái phát và tiến triển nặng hơn mẹ và bé cần kiêng:

  • Thịt gà, một số loại hải sản có vỏ cứng như tôm, cua… các đồ ăn này sẽ làm gia tăng cơn ngứa.
  • Kiêng đồ ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, sữa, chế phẩm từ sữa. Đồ ngọt khiến da tăng tiết nhờn, gia tăng viêm nhiễm.
  • Kiêng ăn một số loại thịt đỏ có chứa nhiều protein như thịt bò, thịt cừu… Bởi chúng có thể là nguyên nhân khiến tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ thêm trầm trọng.

Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung một số món ăn tốt cho da của bé dưới đây:

  • Các loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng như yến mạch, các loại quả hạch như óc chó, hạnh nhân… giúp trẻ cải thiện tiêu hóa, tăng đề kháng.
  • Nên ăn nhiều cá giàu omega 3 và 6 như cá thu, cá hồi…
  • Bổ sung các loại rau, củ, quả nhiều vitamin tốt cho quá trình phục hồi da.

Biện pháp ngăn ngừa viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ

Thực tế, chưa có biện pháp nào có thể điều trị dứt điểm viêm da dị ứng, bệnh rất dễ tái phát khi gặp các tác nhân kích ứng. Do vậy, sau khi điều trị cần loại bỏ các tác nhân gây bệnh nhằm ngăn ngừa viêm da dị ứng tái phát. Bố mẹ nên:

  • Vệ sinh nhà cửa, giường chiếu thường xuyên, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn xung quanh bé.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc phấn hoa, lông động vật, môi trường khói bụi, các tác nhân dễ gây dị ứng, kích ứng cho làn da của trẻ.
  • Vệ sinh hàng ngày cho bé đúng cách, chọn loại sữa tắm nhẹ dịu, tốt cho da.
  • Bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày để bảo vệ và chăm sóc làn da nhạy cảm của bé.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch và da như hoa quả, trải cây tươi, các loại nước ép từ rau củ.
  • Khi thấy trẻ có biểu hiện viêm da dị ứng cần cho bé đi khám ngay để sớm phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Như vậy, những thông tin đã được chia sẻ trong bài viết này phần nào giúp bố mẹ nắm được kiến thức cơ bản về viêm da dị ứng ở trẻ em. Phát hiện kịp thời, xác định nguyên nhân chính xác, điều trị đúng phương pháp sẽ ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm của viêm da dị ứng.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Array

Câu hỏi thường gặp
Viêm da tiết bã nên ăn gì

Viêm da tiết bã là một tình trạng da phổ biến, thường gây ra ngứa ngáy, đỏ và bong tróc da, đặc biệt là ở vùng mặt, da đầu. Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng lớn đến tình trạng da, vì vậy việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là rất quan trọng. Vậy người bị viêm da tiết bã nên ăn gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các loại thực phẩm nên ăn khi bị viêm da tiết bã để hỗ trợ điều trị cũng như cải thiện tình trạng da. Ảnh hưởng...

Xem chi tiết
Viêm Da Dị Ứng Nên Kiêng Gì

Viêm da dị ứng là một bệnh lý da liễu mãn tính gây nhiều khó chịu với các triệu chứng như ngứa, khô da, và viêm đỏ. Việc kiểm soát bệnh không chỉ dựa vào các biện pháp điều trị mà còn cần chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nhiều yếu tố có thể làm tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được kiêng khem đúng cách. Vậy, người bị viêm da dị ứng nên kiêng gì để giảm thiểu nguy cơ tái phát và cải thiện tình...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiếp Xúc Có Tự Khỏi Không

Viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, thường xảy ra khi da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng từ môi trường. Nhiều người thắc mắc liệu viêm da tiếp xúc có tự khỏi không và cần làm gì để điều trị bệnh này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự hồi phục của viêm da tiếp xúc cũng như các biện pháp cần thiết để đảm bảo sức khỏe làn da. Bệnh viêm da tiếp xúc có tự khỏi...

Xem chi tiết
Viêm Da Có Tự Hết Không

Viêm da là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người với các triệu chứng như đỏ da, ngứa và bong tróc. Một câu hỏi thường gặp là liệu viêm da có tự hết không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự phục hồi của da, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và khi nào cần tìm kiếm sự can thiệp y tế để đạt được kết quả tốt nhất cho tình trạng da của bạn. Bệnh viêm da có tự hết không? Rất nhiều...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiếp Xúc Bao Lâu Thì Khỏi

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài. Đây là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy,.... Nhiều người thường băn khoăn không biết "viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?". Cùng tìm kiếm câu trả lời chi tiết ngay trong nội dung bài viết sau. Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Viêm da tiếp xúc là tình trạng da...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
NSƯT Thanh Hiền

NSƯT Thanh Hiền Chữa Bệnh Viêm Da Thành Công Sau 3 Tháng

“Tôi vốn là người kín kẽ, ít chia sẻ về chuyện đời sống riêng tư. Tuy nhiên, hôm nay tôi...
nhất nam an bì thang thumb

Sự thật về hiệu quả ĐẨY LÙI viêm da bền vững của bài thuốc Nhất...

Y học có nhiều phương pháp giúp loại bỏ bệnh viêm da nhưng không phải phương pháp nào cũng mang...

[Tọa đàm] Chuyên gia Da liễu hơn 40 năm kinh nghiệm chia sẻ BÍ QUYẾT...

Với hơn 40 năm kinh nghiệm khám và xử lý các bệnh về da liễu, TTƯT. BS Lê Phương đã...

Bài thuốc chữa viêm da của Nhất Nam Y Viện được VTV đưa tin giới...

Viêm da là bệnh lý mãn tính, khó điều trị dứt điểm và dễ dàng tái phát. Thị trường hiện...

Loại bỏ 100% viêm da cơ địa AN TOÀN – BỀN LÂU nhờ bài thảo...

Viêm da cơ địa là bệnh lý rất nhiều người mắc phải với các triệu chứng khó chịu như da...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top