Viêm Phần Phụ

Không phải chị em nào cũng biết đến bệnh lý viêm phần phụ. Tuy nhiên, những biến chứng do viêm phần phụ gây ra lại đặc biệt nguy hiểm, có thể gây mất khả năng sinh sản ở nữ giới. Viêm phần phụ là viêm ở vị trí nào? Làm thế nào để phát hiện và điều trị bệnh đúng cách?

Viêm phần phụ là gì?

Viêm phần phụ là hiện tượng các loại virus, vi khuẩn xâm nhập và tấn công phần phụ bao gồm: Ống dẫn trứng, hệ thống dây chằng rộng, buồng trứng ở phụ nữ.

Thông thường, triệu chứng viêm nhiễm sẽ bắt đầu từ ống dẫn trứng, rồi bắt đầu lan rộng ra các vùng lân cận khác gây ra các chứng viêm phần phụ liên quan như: viêm phúc mạc, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung,…

Viêm phần phụ là bị gì?
Viêm phần phụ là bị gì?

Nguyên nhân dẫn đến viêm phần phụ 

Nắm bắt được nguyên nhân gây bệnh giúp chị em dễ dàng phòng ngừa bệnh lý phụ khoa này. Có khá nhiều yếu tố được xem là căn nguyên gây bệnh viêm phần phụ, dưới đây là những nguyên nhân chính:

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Vùng kín không sạch sẽ, luôn trong trình trạng bí bách tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn. Tưởng chừng như việc vệ sinh vùng kín là chuyện thường ngày, nhưng có không ít những trường hợp bệnh lý phụ khoa bắt nguồn từ việc chủ quan trong việc vệ sinh.
  • Ảnh hưởng từ việc sinh nở, nạo phá thai nhiều lần: Những tác động từ việc sinh nở, nạo phá thai khiến âm đạo chịu những tổn thương lớn và yếu hơn so với bình thường. Một khi vùng âm đạo bị tổn thương, rất khó để ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập. Từ đó gây nên viêm nhiễm kéo dài.
Nạo phá thai có thể dẫn đến viêm phần phụ
Nạo phá thai có thể dẫn đến viêm phần phụ
  • Viêm nhiễm phụ khoa: Những người đã từng mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm cổ cung, viêm âm đạo, viêm ống dẫn trứng sẽ có nguy cơ mắc viêm phần phụ cao hơn so với những người khác.
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh: Liên quan trực tiếp đến vùng sinh dục nên việc quan hệ tình dục không an toàn tất nhiên là một trong những nguyên nhân chính gây nên viêm phần phụ. Những trường hợp quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ không dùng bao cao su, quan hệ mạnh bạo,… đều có thể gây viêm phần phụ. Chưa kể là gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tình dục khác như: lậu, giang mai, HIV,…
  • Thói quen xấu: Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, một yếu tố nhiều người bỏ qua cũng là mấu chốt của bệnh đó là những thói quen xấu. Thói quen mặc đồ bó sát, ngồi quá lâu một chỗ, ngồi bắt chéo chân,… khiến vùng kín bị bó chặt trong thời gian dài, bí khí, chèn ép làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Đối tượng hay bị viêm phần phụ

Bệnh lý viêm phần phụ thường gặp ở đối tượng phụ nữ trẻ. Chủ yếu là phụ nữ có lối sống:

  • Quan hệ tình dục không an toàn.
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, không đúng cách.
  • Sinh đẻ quá nhiều lần, nạo phá thai thường xuyên.
  • Đã từng sử dụng thủ thuật y tế không đảm bảo.
  • Bị viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung nhưng chủ quan không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm.

Triệu chứng

Bệnh được chia làm 2 giai đoạn chính: Viêm phần phần cấp tính và viêm phần phụ mãn tính. Khi bệnh bắt đầu chuyển sang giai đoạn mãn tính được gọi là giai đoạn bán cấp. Ở mỗi một giai đoạn, dấu hiệu bị viêm phần phụ sẽ khác nhau.

Triệu chứng viêm phần phụ cấp tính

Bệnh ở giai đoạn cấp tính thường có những biểu hiện như:

  • Đau vùng bụng dưới: Hầu hết các bệnh lý phụ khoa để gây ra cơn đau ở vùng bụng dưới, viêm phần phụ cũng vậy. Chính bởi thế, chỉ với biểu hiện này rất khó để phát hiện bệnh. Cơn đau thường xuất hiện ngẫu nhiên bất cứ lúc nào, lúc dữ dội, lúc âm ỉ. Đặc biệt, khi quan hệ tình dục chị em sẽ cảm nhận cơn đau rất rõ rệt.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Khi vùng buồng trứng, ống dẫn trứng bị viêm; chức năng cơ bản của các bộ phận này bị ảnh hưởng rất nhiều khiến cho chu kỳ hành kinh vận động không đúng nhịp độ. Kinh nguyệt lúc nhiều lúc ít bất thường, thời gian giữa các kỳ kinh cũng không thể đoán trước.
  • Khí hư ra nhiều: Triệu chứng này rất dễ gặp phải và cũng là biểu hiện mà chị em đặc biệt phải quan tâm. Khi hư có màu vàng, đục, có mủ bất thường tức là biểu hiệu của việc vùng phụ khoa không khỏe mạnh. Hiện tượng khí hư ra nhiều khiến chị em rất bất tiện trong sinh hoạt. Có những trường hợp còn gây khó khăn trong việc tiểu tiện.
Viêm phần phụ gây rối loạn kinh nguyệt
Viêm phần phụ gây rối loạn kinh nguyệt

Triệu chứng viêm phần phụ mãn tính

Viêm phần phụ mãn tính là tình trạng bệnh kéo dài, liên tục. So với giai đoạn cấp tính, bệnh viêm phần phụ mãn tính có những triệu chứng rõ rệt và ở mức độ nghiêm trọng hơn.

  • Kinh nguyệt không đều: Mức độ rối loạn kinh nguyệt ở giai đoạn viêm phần phụ mãn tính đáng báo động hơn rất nhiều. Ghi nhận một vài trường hợp, người bệnh mất hẳn kinh nguyệt trong một thời gian do ống dẫn trứng bị nghẽn dẫn đến việc không rụng trứng. Những người vẫn có kinh nguyệt lại có biểu hiệu đau bụng kinh dữ dội hơn nhiều, kỳ kinh nguyệt cũng dài ngắn thất thường.
  • Rong kinh: Là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài từ 7 – 10 ngày, lượng kinh nhiều hơn so với bình thường. Rong kinh đi kèm với đau vùng hạ vị, đau lưng; đau rát ở vùng âm đạo, rối loạn tiêu hóa,… Rong kinh khiến cơ thể mất máu nhiều, dễ suy nhược, mệt mỏi, nhiễm trùng huyết,… cần được điều trị sớm nhất có thể.
  • Xuất huyết tử cung: Những trường hợp kinh nguyệt ra nhiều; kinh nguyệt trở lại sau một thời gian khiến xuất hiện nhiều cục máu đông, vụn nội mạc tử cung. Đây là hiện tượng xuất huyết giữa chu kỳ kinh nguyệt, biểu hiện bằng việc đau bụng dữ dội trong kỳ kinh.
  • Lan rộng cơn đau: Cơn đau ở vùng hạ vị lan rộng ra do lúc này phạm vi vùng viêm nhiễm cũng đã rộng ra các khu vực xung quanh. Những cơn đau lúc tăng, lúc giảm, đau cuộn, đau nhói khiến người bệnh mất sức, suy nhược cơ thể. Cơn đau rõ rệt hơn khi quan hệ và cả khi đi tiểu tiện, đại tiện,…
Viêm phần phụ có thể gây đau bụng dữ dội
Viêm phần phụ có thể gây đau bụng dữ dội
  • Khí hư có mùi: Không chỉ xuất hiện nhiều khí hư hơn bình thường mà khí hư còn có mùi hôi ngai ngái. Nhiều trường hợp có máu và mủ kèm theo khi hư tức là bệnh lý đang chuyển biến nặng hơn và cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để đưa ra phương án điều trị kịp thời.
  • Sốt cao: Khi bệnh chuyển biến lên mức độ nặng hơn, hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm đáng kể. Người bệnh rất dễ bị mệt mỏi, suy nhược, rất dễ bị ốm và sốt cao. Những người này cũng bị sợ lạnh, thỉnh thoảng bị cảm giác ớn lạnh.

Biến chứng

Nếu nghĩ bệnh lý viêm nhiễm phần phụ không quá ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống thì chị em đã rất sai lầm. Bởi lẽ, đây là một bệnh lý có những biến chứng không hề đơn giản.

Nguy cơ mang thai ngoài tử cung

Viêm ống dẫn trứngviêm buồng trứng làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Khi viêm nhiễm kéo dài, cơ thể sẽ có những phản ứng sinh ra các chất tiêu diệt vi khuẩn. Những chất này vô tình cùng lúc hủy hoại một số mô, tế bào khiến hình thành mô sẹo.

Mô sẹo khiến ống dẫn trứng bị tắc, trong khi tinh trùng vẫn di chuyển theo đường đi đã được vạch ra trước đó. Trứng và tinh trùng gặp nhau nhưng không thể di chuyển vào tử cung để làm tổ.

Bắt buộc phải làm tổ ngay trong ống dẫn trứng. Đây chính là sự hình thành nên thai ngoài tử cung. Thai trong ống dẫn trứng có thể khiến ống dẫn bị vỡ khi thai phát triển lớn lên và không được phát hiện kịp thời. Nếu không được cấp cứu kịp thời, vỡ ống dẫn trứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm phần phụ có thể khiến chị em mang thai ngoài tử cung
Viêm phần phụ có thể khiến chị em mang thai ngoài tử cung

Áp xe buồng trứng

Vi khuẩn xâm nhập vào ống dẫn trứng và buồng trứng gây nên tình trạng viêm nhiễm. Khi đó, những phản ứng từ hệ miễn dịch buồng trứng vừa tiêu diệt vi khuẩn có hại vừa gây tổn thương lên những cấu trúc khác của buồng trứng. Chính sự tự miễn này, nếu diễn ra trong một thời gian dài không được điều trị sẽ gây nên áp xe buồng trứng.

Khối áp xe chứa những dịch mủ, các xác chết của tế bào và vi khuẩn. Các tác nhân gây nên áp xe buồng trứng rất có thể sẽ di chuyển đến tử cung và gây nên áp xe phần phụ.

Khối áp xe nếu bị vỡ sẽ khiến dịch viêm tràn ra toàn vùng chậu; gây viêm nhiễm trên diện rộng. Người bệnh lúc này rất dễ bị nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng,… dẫn đến vô sinh và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan khác

Như đã đề cập ở trên, viêm nhiễm rất dễ lan rộng ra các vùng khác. Do vậy, nguy cơ các vùng xung quanh vùng chậu bị viêm và ảnh hưởng là rất lớn.

Một khi các cơ quan đều đã bị tấn công, tổn thương và suy yếu; việc điều trị dứt điểm dường như là điều không thể. Sức khỏe người bệnh cũng không đảm bảo được cho các chỉ định phẫu thuật.

Nguy cơ vô sinh

Phần phụ bị viêm khiến chức năng sản xuất trứng bị ảnh hưởng và gián đoạn. Chất lượng trứng cũng từ đó mà giảm đi đáng kể. Kèm theo việc các mô sẹo có thể khiến ống dẫn trứng hoàn toàn bị tắc. Trứng không thể đi gặp tinh trùng, ngăn cản quá trình thụ thai.

Trường hợp mang thai ngoài tử cung gia tăng, khi phát hiện cũng bắt buộc phải loại bỏ phôi thai. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ. Ngoài ra, các bác sĩ cũng nhận định, việc chất lượng trứng không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và em bé sau này.

Chị em bị viêm phần phụ có nguy cơ vô sinh cao
Chị em bị viêm phần phụ có nguy cơ vô sinh cao

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh lý viêm nhiễm vùng chậu còn khiến cuộc sống sinh hoạt của chị em thực sự bị đảo lộn. Những cơn đau kéo dài; cảm giác nặng nề ở vùng hạ vị khiến chị em ngại vận động; ngại tiếp xúc và giao tiếp, làm việc giảm năng suất.

Bệnh lý phụ khoa khiến nội tiết tố cơ thể thay đổi, xuất hiện mụn nội tiết; tính tính dễ nổi nóng cũng rất dễ khiến chị em bị stress, tâm lý nặng nề. Hơn hết, chuyện chăn gối vợ chồng bị ảnh hưởng rất lớn bởi hầu như chuyện quan hệ phải dừng lại hoàn toàn. Ít nhiều ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng.

Chẩn đoán bệnh 

Khi đến các cơ sở y tế khám chữa viêm phần phụ, các bác sĩ sẽ tiến hành truy vấn và thực hiện một số thao tác, xét nghiệm để chẩn đoán viêm phần phụ, bao gồm:

  • Tra hỏi về những triệu chứng thường gặp như: đau khi di chuyển, đau hai bên, cơn đau đột ngột; kinh nguyệt rối loạn, tiểu khó, tiểu buốt, buồn nôn,…
  • Khám vùng bụng dưới để xác định các vị trí đau, chứng co thành bụng
  • Đặt mỏ vịt âm đạo để theo dõi khí hư, khối nề,…
  • Khám trực tràng
  • Xét nghiệm bạch cầu
  • Xét nghiệm CRP (protein trong máu)
  • Xét nghiệm dịch cổ tử cung
  • Siêu âm, nội soi ổ bụng.

Bệnh có điều trị được không?

Viêm phần phụ có chữa khỏi được hay không còn tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm của từng bệnh nhân, thể trạng sức khỏe của họ cũng như nguyên nhân gây bệnh.

Tình trạng viêm nhiễm của các cơ quan bên trong đường sinh dục có thể lây nhiễm chéo cho nhau, nhưng miễn là bạn phát hiện bệnh kịp thời và điều trị đúng lúc thì bệnh có thể chữa khỏi.

Giải pháp điều trị viêm phần phụ hiệu quả

Những phương pháp phổ biến được sử dụng trong cải thiện và điều trị bệnh lý viêm phần phụ ở nữ giới:

Mẹo dân gian trị viêm phần phụ tại nhà

Bằng những loại cây thuốc dân gian, chị em mắc viêm phần phụ ở mức độ cấp tính nhẹ có thể cải thiện tại nhà bằng những mẹo sau đây:

Vệ sinh vùng kín bằng bằng nước muối: Dùng nước ấm hòa thêm một chút muối dùng để vệ sinh vùng kín. Nên dùng nước muối loãng và dùng tối đa 3 lần mỗi tuần. Lưu ý trường hợp vùng kín đang có vết thương hở không nên dùng nước muối.

  • Lá húng quế: Là húng quế tươi vò nát, nghiền nhuyễn đun sôi với một chút nước. Dùng nước lá húng quế để vệ sinh vùng kín và dùng uống đều rất tốt.
  • Lá trầu không: Lá trầu không đem đun với nước. Đợi nước nguội hơi ấm thì dùng khăn mềm thấm và lau sạch bên ngoài vùng kín. Lưu ý không ngâm vùng kín trong nước lá trầu và không rửa sâu bên trong âm đạo.
  • Cây trinh nữ hoàng cung: Đây là loại thảo dược thần dược dùng trong điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa được sử dụng từ xưa đến nay. Có thể sử dụng cây thuốc tươi hoặc phơi khô đem sắc với nước uống hằng ngày. Không chỉ có công dụng điều trị bệnh viêm phần phụ; loại nước này có giúp cải thiện các triệu chứng bệnh viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung,…
Chữa viêm phần phụ bằng lá trầu không
Chữa viêm phần phụ bằng lá trầu không

Viêm phần phụ uống thuốc gì? – Thuốc Tây y

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và hình thái lâm sàng của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau:

  • Thuốc điều trị viêm phần phụ do lậu và Chlamydia: Ofloxacin, Levofloxacin, Metronidazole, Doxycycline,…
  • Giai đoạn áp xe phần phụ và viêm phúc mạc đáy chậu: Metronidazol, Aminozide, Ceftriaxone,…
  • Giai đoạn viêm phúc mạc bán cấp: Doxycycline, Vibramycin, Gentamicin, Metronidazole,…

Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa

Những trường hợp viêm phần phụ chuyển giai đoạn mãn tính, có nguy cơ biến chứng cao; hoặc những trường hợp bệnh nhân đã được điều trị nội khoa nhưng không có tiến triển tốt.

Hiện nay, y học phát triển đã có nhiều phương pháp can thiệp bằng công nghệ cao như dùng sóng cao tần; đốt laser, phẫu thuật nội soi,… nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Tùy theo mong muốn người bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp khác nhau.

Đốt laser chữa viêm phần phụ
Đốt laser chữa viêm phần phụ

Phòng tránh bệnh hiệu quả

Bệnh lý viêm phần phụ gây ra những bất tiện đáng kể đối với sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của chị em phụ nữ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chị em vẫn nên trang bị cho mình những kiến thức nhất định về bệnh lý này và phòng ngừa bằng những cách đơn giản như sau:

  • Không chủ quan với các triệu chứng khởi phát: Khi phát hiện có những triệu chứng bệnh ban đầu, nhiều người thường chủ quan không quan tâm. Đến khi bệnh nặng mới đến bệnh viện thăm khám. Tuy nhiên, giai đoạn đầu tiên mới là lúc điều trị hiệu quả nhất.
  • Tuân thủ theo các chỉ dẫn bác sĩ chuyên khoa: Khi thăm khám và được các bác sĩ chỉ dẫn về cách dùng thuốc và sinh hoạt hằng ngày, người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối. Hiệu quả điều trị bệnh phụ thuộc rất nhiều vào sự kết hợp giữa bệnh nhân và bác sĩ.
  • Vệ sinh âm đạo đúng cách: Không nên chủ quan trong việc vệ sinh vùng kín bởi đây là môi trường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công nhất. Sử dụng một số loại cây thuốc nam có tính kháng khuẩn mạnh để rửa âm đạo. Lưu ý khi vệ sinh nên hạn chế mạnh tay, tránh những tổn thương không đáng có.
Vệ sinh âm đạo đúng cách góp phần giảm thiểu viêm nhiễm
Vệ sinh âm đạo đúng cách góp phần giảm thiểu viêm nhiễm
  • Quan hệ đời sống tình dục lành mạnh: Chị em đặc biệt nên chú ý về đời sống tình dục cá nhân. Không nên quan hệ khi cơ quan sinh dục không đảm bảo sức khỏe. Tốt nhất nên dùng bao cao su khi quan hệ. Điều này giúp bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lý viêm nhiễm đường tình dục.
  • Tránh sử dụng chất kích thích: Chất kích thích khiến nội tiết tố cơ thể thay đổi. Hút thuốc khiến oxy trong máu giảm, lượng oxy đến vùng kín cũng bị suy giảm. Uống rượu khiến vùng kín bị nóng, ẩm kéo dài; rất khó để trị bệnh dứt điểm.
  • Tăng cường tập luyện: Tập luyện luôn là liều thuốc phòng bệnh tốt nhất. Không chỉ với các bệnh lý phụ khoa mà tất cả các bệnh mãn tính khác. Chỉ với 30 phút tập luyện mỗi ngày, chị em đã đẩy lùi được rất nhiều căn bệnh nguy hiểm.
  • Viêm phần phụ nên ăn gì? Những loại thực phẩm có tính kháng viêm, tăng cường lợi khuẩn và các loại vitamin khoáng chất nên được bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Vừa giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, vừa giúp môi trường âm đạo cân bằng, tăng cường hệ miễn dịch tổng thể. Những loại thực phẩm nên ưu tiên: tỏi, sữa chua, rau củ, trái cây,…
  • Viêm phần phụ nên kiêng gì? Đồ ăn cay nóng, chất kích thích, đồ ngọt, thức ăn dầu mỡ, hải sản;… là những nhóm thực phẩm cần tránh nếu như phát hiện bản thân có những dấu hiệu của viêm phần phụ. Những nhóm thực phẩm này không khiến bệnh khởi phát nhưng có thể khiến bệnh nặng hơn và điều trị bệnh khó hơn.

Viêm phần phụ sẽ không gây nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Khi có những triệu chứng ban đầu, chị em nên chủ động đến gặp các bác sĩ để được chẩn đoán sớm. Tuyên truyền một lối sống lành mạnh để phòng ngừa và cải thiện bệnh hiệu quả nhất.

Array

Chia sẻ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top