Ngứa Khắp Người Không Nổi Mẩn
Ngứa khắp người không nổi mẩn là hiện tượng dễ dàng bắt gặp ở mọi độ tuổi, xuất hiện thành từng đợt, gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi và có thể tái phát lại nếu chữa dứt điểm. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Làm cách nào để cải thiện cơn ngứa nhanh chóng? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất tần tật những câu hỏi trên.
Nguyên nhân gây ngứa khắp người không nổi mẩn
Ngứa khắp người không nổi mẩn khiến người bệnh lo lắng, không biết mình đang mắc bệnh gì. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể kể đến như:
Mắc các bệnh về gan, thận
Thận giữ vai trò đào thải độc tố trong cơ thể nên khi gặp vấn đề, chất độc sẽ không được loại bỏ ra ngoài, tích tụ lâu ngày sẽ đào thải qua các mô dưới da. Điều này khiến cơ thể xuất hiện ngứa ngáy, khó chịu và mệt mỏi.
Tương tự thận, gan sản xuất ra mật, đi qua tuyến tụy để làm sạch ruột, loại bỏ chất thải giúp tăng khả năng hấp thụ chất béo cho cơ thể. Vì thế, khi mật bị tắc nghẽn dẫn đến nồng độ mật trong máu cao, quá trình thải độc bị ảnh hưởng, độc tố ùn ứ lại rồi thoát qua mô da, gây ngứa.
Ngứa da do chức năng gan, thận suy yếu thường xuất hiện ở lòng chân, bàn tay, nặng hơn về đêm và không kèm các tổn thương khác. Tuy nhiên, nếu người bệnh gãi hoặc tự cào xước da thì da có thể bị nhiễm trùng, lở loét.
Do bị dị ứng
Những người hệ miễn dịch suy giảm do mắc các bệnh lý về gan, thận khi tiếp xúc với chất hóa học, lông thú, món ăn lạ,… sẽ dễ bị dị ứng. Thông thường, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa râm ran từ trong da thịt kèm nổi mẩn đỏ hoặc không. Tuy nhiên, vì ngứa gây khó chịu nên người bệnh thường xuyên cào gãi khiến da bị bong tróc dẫn đến tổn thương, thậm chí nhiễm trùng da nếu không chăm sóc đúng cách.
Ngứa do dị ứng có thể tự mất đi trong vòng 2-4 tiếng. Trường hợp cơn ngứa không giảm, kéo dài hơn, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên môn thăm khám và nhận phác đồ điều trị phù hợp.
Mắc các bệnh ngoài da
Viêm da, vảy nến, nấm da, mề đay,… ít nhiều liên quan đến sự suy yếu của chức năng gan, thận. Vì thế, người bị mắc các bệnh lý về da kể trên sẽ có biểu hiện khắp người ngứa ngáy nhưng không nổi mẩn đỏ. Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách thì có thể gây viêm da, nhiễm trùng, nhiễm nấm da.
Mắc bệnh về máu, tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường hay mắc các bệnh liên quan đến đường máu như đa hồng cầu, rối loạn sản tủy,… cũng dễ bị ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn đỏ. Các cơn ngứa thường xuất hiện nhiều và tăng dần nếu bệnh không được chữa trị kịp thời. Nếu người bệnh gãi liên tục với lực mạnh thì da sẽ nổi mẩn đỏ và bị trầy xước.
Ngoài những nguyên nhân trên, ngứa khắp người không nổi mẩn còn do mắc một vài bệnh lý khác như ung thư hạch bạch tuyết, thiếu sắt, rối loạn tuyến giáp,…. Lưu ý, khi bị ngứa, người bệnh không nên cào gãi mạnh khiến da bị xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm gây hại cho sức khỏe.
Các phương pháp điều trị ngứa khắp người không nổi mẩn
Có thể thấy, ngứa khắp người không nổi mẩn đỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Vì thế, người bệnh cần xác định chính xác tác nhân gây ngứa để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất. Dưới đây là một số cách điều trị phổ biến nhất bạn đọc có thể cân nhắc áp dụng để khắc phục tình trạng trên nhanh nhất.
Áp dụng các mẹo dân gian
Nếu bị ngứa khắp người không nổi mẩn do dị ứng thời tiết, thực phẩm,… thì người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian sau để tự điều trị tại nhà:
- Dùng các loại lá tắm: Các loại lá như lá khế, lá kinh giới, kim ngân hoa, lá trầu không,… có khả năng kháng viêm tốt nên bạn có thể dùng để đun nước tắm để giảm ngứa. Cách làm vô cùng đơn giản, chỉ cần lấy các loại lá trên rửa sạch, ngâm cùng nước muối rồi đun sôi với khoảng 2-3 lít nước. Sau đó, để nguội hoặc pha cùng nước lạnh đến mức đủ ấm rồi tắm. Thực hiện đều đặn 3 lần/tuần để giảm cơn ngứa.
- Chườm đá lạnh: Gói đá vào khăn bông mềm sạch hoặc túi chườm rồi lăn qua lại lên vùng da có cảm giác ngứa. Thực hiện liên tục sẽ giúp giảm các cơn ngứa hiệu quả.
Nguyên liệu sử dụng trong các mẹo dân gian đều từ thiên nhiên, an toàn, lành tính nhưng tốc độ cải thiện bệnh không nhanh. Vì thế, người bệnh cần kiên trì trong suốt quá trình điều trị. Tuy nhiên, sau khoảng 2 tuần, ngứa không thuyên giảm, thậm chí lan rộng sang vùng nhạy cảm kèm cơ thể mệt mỏi, sụt cân bất thường thì người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức.
Sử dụng thuốc Tây Y
Để cải thiện nhanh chóng tình trạng ngứa toàn thân không nổi mẩn, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc Tây dạng bôi hoặc viên uống. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định kê đơn sử dụng phải kể đến như:
- Thuốc dạng uống: Gồm Clorpheniramin, Hydroxyzine, Diphenhydramine, Cetirizin,…. Các loại thuốc này có công dụng kháng Histamin giúp hạn chế cơn ngứa hiệu quả.
- Thuốc bôi tại chỗ: Ngoài viên uống, người bị ngứa có thể sử dụng thêm các loại thuốc dạng bôi. Đa số các loại thuốc bôi như Eumovate, Cream, Enote,… sẽ điều trị ngứa nhanh hơn do tác động ức chế Histamin trong mao mạch.
Lưu ý, người bệnh phải dùng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng/giảm hoặc thay đổi thuốc, tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn. Trong quá trình sử dụng, nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường thì người bệnh dừng thuốc ngay lập tức và liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.
Đặc biệt, việc sử dụng thuốc điều trị ngứa do gan, thận phải cẩn trọng bởi đa số các loại thuốc Tây làm suy giảm chức năng 2 bộ phận này. Đồng thời, các loại thuốc bôi chứa Corticoid có khả năng làm tăng nguy cơ rạn da, mòn da và lão hóa da nên cần cân nhắc liều lượng sử dụng.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ngứa khắp người không nổi mẩn
Để hạn chế tình trạng ngứa khắp người không nổi mẩn và hỗ trợ điều trị (nếu mắc), bạn đọc cần lưu ý một vài vấn đề sau:
- Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, rau củ và trái cây vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để cải thiện chức năng gan, thận.
- Uống nhiều nước và tăng cường uống nước ép rau quả để hỗ trợ mát gan, tăng khả năng thải độc.
- Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, hải sản và không uống rượu bia hoặc các chất kích thích để không gây tổn thương cho gan, thận.
- Chọn những sản phẩm chăm sóc da lành tính, pH thấp và phù hợp với tính chất da.
- Thoa kem dưỡng và cấp ẩm cho da thường xuyên.
- Mặc trang phục thoải mái, rộng rãi, làm từ chất liệu có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da cảm giác ngứa trước khi bôi thuốc.
- Tuyệt đối không tiếp xúc với các hóa chất độc hại, phấn hoa,… dễ gây dị ứng và tổn thương da.
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về ngứa khắp người không nổi mẩn, hi vọng sẽ giúp bạn đọc nắm rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách điều trị hiệu quả. Nếu tình trạng này kéo dài từ 2 tuần trở lên thì người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và nhận phác đồ chữa trị phù hợp, tránh biến chứng ngoài ý muốn.
ArrayBị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân khá phổ biến và dễ gặp phải khi thay đổi thời tiết hoặc giao mùa. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng các cơn ngứa khiến người bệnh cảm giác khó chịu, bứt rứt. Vậy làm thế nào để giảm cơn ngứa hiệu quả? Cần lưu ý gì khi mắc phải? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tất tần tật thông tin liên quan đến tình trạng trên để bạn đọc dễ dàng nắm bắt. Bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân nguy hiểm...
Xem chi tiếtLột da tay bị ngứa phải làm sao là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi tình trạng này gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh. Theo dõi bài viết này để có được câu trả lời đầy đủ, chính xác do các chuyên gia da liễu giải đáp. Lột da tay bị ngứa là do đâu? Trước khi tìm hiểu vấn đề “Lột da tay bị ngứa phải làm sao?” người bệnh nên nắm rõ những nguyên nhân dẫn tới tình trạng lột da tay bị ngứa. Da khô:...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!