Da Bị Ngứa Châm Chích Cảnh Báo Bệnh Gì? Nguy Hiểm Không?

Da bị ngứa châm chích là hiện tượng ngứa không kèm phát ban hay nổi mề đay, thường xuất hiện do mắc bệnh da liễu hoặc một vài bệnh lý như suy gan, thận, tiểu đường,…. Tuy nhiên, nhiều người do chủ quan nên đã gặp các biến chứng ngoài ý muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp rất cần thiết. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng trên trong bài viết dưới đây.

Da bị ngứa châm chích là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Nhiều người lo lắng không biết ngứa châm chích dưới da là bệnh gì, có nguy hiểm không? Thực tế, đây chỉ là triệu chứng cảnh báo bạn đang mắc bệnh ngoài da thông thường hoặc mắc các bệnh lý nguy hiểm khác. Dưới đây là một vài bệnh lý mà người bị ngứa châm chích dưới da có thể gặp: 

Gan, thận bị tổn thương

Vai trò chính của gan và thận là thanh lọc và đào thải độc tố. Vì thế, khi 2 cơ quan này gặp vấn đề, độc tố sẽ bị ứ đọng lại, dần dần bài tiết qua da gây ra tình trạng ngứa châm chích dưới da. Ngoài ra, gan bị tổn thương cũng là nguyên nhân dẫn đến da sạm, chuyển vàng, cơ thể mệt mỏi, gầy, sút cân hoặc nổi mụn đỏ. 

Đa số những người gặp vấn đề về gan, thận đều bị ngứa châm chích dưới da
Đa số những người gặp vấn đề về gan, thận đều bị ngứa châm chích dưới da

Rối loạn thần kinh

Một trong những nguyên nhân gây ngứa châm chích dưới da không thể bỏ qua chính là rối loạn thần kinh. Cụ thể: 

  • Tổn thương dây thần kinh ngoại biên, thường gặp ở người bị tiểu đường, HIV,… 
  • Dây thần kinh bị chèn ép. 
  • Ở hệ thần kinh xuất hiện các khối u. 

Khi mắc các bệnh lý này, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như ngứa râm ran, ngứa châm chích,… kèm theo đó là gân xương mất phản xạ, yếu cơ vận động, tụt huyết áp.  

Ung thư và rối loạn máu 

Những bệnh nhân bị ung thư và rối loạn máu cơ thể cũng xuất hiện ngứa châm chích toàn thân, thường xảy ra với tình trạng u lympho không Hodgkin. Bên cạnh đó, người bị thiếu sắt, sản xuất nhiều hồng cầu do rối loạn máu cũng dễ gặp hiện tượng ngứa châm chích dưới da.

Bệnh lý về tuyến giáp

Nếu bạn cảm thấy da bị ngứa châm chích kèm theo đau khớp, tóc xơ rối, rối loạn kinh nguyệt, da khô hay giảm ham muốn tình dục thì hãy nghĩ ngay đến bệnh lý về tuyến giáp. Tình trạng nhược giáp hay cường giáp sẽ tác động đến sự cân bằng của hormone trong cơ thể làm kết cấu da bị thay đổi, giảm tiết mồ hôi khiến da bị khô và ngứa. Gặp các vấn đề về tuyến giáp, người bệnh nên đi khám sớm, tránh phát sinh biến chứng nghiêm trọng. 

Ngứa châm chích kèm theo đau khớp có thể do mắc bệnh lý về tuyến giáp
Ngứa châm chích kèm theo đau khớp có thể do mắc bệnh lý về tuyến giáp

Bệnh U Lympho tế bào T

U lympho tế bào T là bệnh lý thường gặp ở cả năm giới và nữ giới độ tuổi từ 45- 55. Dấu hiệu nhận biết bệnh này gồm bị ngứa châm chích dưới da, nổi hạch, đổ mồ hôi đêm, thiếu máu, sốt, cân năng sút không lý do, viêm loét, nhiễm khuẩn,…. 

Theo một vài nghiên cứu, nguyên nhân gây bệnh U lympho tế bào T có thể do virus HIV, EBV, nhiễm chất độc màu da cam, nhiễm phóng xã hoặc suy giảm miễn dịch. Tuy ngứa châm chích dưới da không phải là biểu hiện điển hình của bệnh nhưng nhiều người đã phát hiện bệnh sớm nhờ dấu hiệu này. 

Dị ứng do viêm da cơ địa 

Dị ứng nổi mề đay cũng là một trong những nguyên nhân khiến da bị ngứa châm chích. Người bệnh có thể bị ứng thời tiết, dị ứng thuốc, mỹ phẩm hoặc dị ứng phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất,…. Nếu không được điều trị dứt điểm thì tình trạng này rất dễ tái phát lại, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần, thậm chí gây sốc phản vệ hoặc nhiễm trùng da.  

Ngoài những nguyên nhân kể trên, da bị ngứa châm chích còn là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý khác như nhiễm giun sán, tiểu đường, nhiễm ký sinh trùng, do tác dụng phụ của thuốc, mãn kinh ở nữ giới,….

Dị ứng nổi mề đay cũng là một trong những nguyên nhân gây ngứa châm chích
Dị ứng nổi mề đay cũng là một trong những nguyên nhân gây ngứa châm chích

Da bị ngứa châm chích có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, dù không phải bệnh lý nhưng da bị ngứa châm chích gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Không những thế, tình trạng này còn làm mất tính thẩm mỹ, gây tổn thương ngoài da, thậm chí để lại sẹo thâm, sẹo lồi do người bệnh cào gãi. Vì thế, người bị ngứa châm chích dưới da không nên chủ quan, phải chủ động thăm khám ngay khi xuất hiện các dấu hiệu sau: 

  • Toàn thân ngứa châm chích dưới da. 
  • Tình trạng bị ngứa châm chích dưới da diễn ra suốt 2 tuần với mức độ tăng dần, ảnh hưởng giấc ngủ. 
  • Ngứa châm chích kèm mệt mỏi, cân nặng giảm sút đột ngột, tiêu chảy, sốt,…. 

Các cách điều trị da bị ngứa châm chích

Tùy vào mức độ và căn nguyên khiến da bị ngứa châm chích, người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau. Bạn đọc có thể tham khảo một vài cách giảm ngứa dưới đây: 

Sử dụng các mẹo dân gian

Trường hợp chớm bị ngứa và chưa nghiêm trọng hoặc nguyên nhân ngứa do dị ứng nổi mề đay thì bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian sau để điều trị tại nhà: 

  • Chườm đá lạnh để giảm ngứa và kích ứng. 
  • Đun nước lá khế, lá bàng hoặc lá trầu không để tắm, bởi những loại lá này kháng khuẩn, kháng viêm cực hiệu quả. Chúng sẽ hỗ trợ diệt trừ vi khuẩn gây ngứa và làm dịu mẩn đỏ. 
  • Dùng nước muối sinh lý, bột baking soda để ngâm hoặc rửa để giảm cảm giác ngứa châm chích dưới da. 
  • Dưỡng ẩm da bằng các loại kem có thành phần tự nhiên, lành tính. 
Lá trầu không hỗ trợ diệt trừ vi khuẩn gây ngứa và làm dịu mẩn đỏ
Lá trầu không hỗ trợ diệt trừ vi khuẩn gây ngứa và làm dịu mẩn đỏ

Dùng thuốc Tây chữa da bị ngứa châm chích

Những người bị ngứa châm lâu ngày hoặc kèm các triệu chứng nghiêm trọng như mệt mỏi, sốt, táo bón,… nên dùng thuốc Tây y để chữa trị. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là trường hợp dùng thuốc kết hợp. Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây ngứa, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi hoặc thuốc uống để giảm ngứa tại chỗ. Một số loại thuốc phổ biến trong đơn kê của bác sĩ như: 

  • Thuốc bôi: Gồm các loại thuốc kháng sinh Histamin dạng gel như Benadryl, Nytol,… hoặc nhóm thuốc chứa thành phần Corticoid như Silkron, Phenergan, Gentrisone,….
  • Thuốc dạng uống: Các loại thuốc uống thường được bác sĩ chỉ định gồm Cetirizin, Diphenhydramine, Acrivastine, Dexclorpheniramin,….

Lưu ý, trong quá trình sử dụng thuốc Tây, người bệnh phải tuân thủ đúng liều lượng theo đơn kê của bác sĩ, không tự ý tăng/giảm liều hoặc thay đổi thuốc, tránh tác dụng phụ. Ngoài ra, các loại thuốc chữa ngứa châm chích dưới da thường chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ em, người mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, gan, thận,…. Vì thế, người bệnh phải tìm hiểu thật kỹ về thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, không được tự ý mua về dùng. 

Các cách phòng ngừa da bị ngứa châm chích

Da bị ngứa châm chích dai dẳng ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày như mất ngủ, mệt mỏi, hiệu quả công việc giảm sút,…. Để phòng ngừa tình trạng trên, bạn đọc cần thực hiện một vài biện pháp sau: 

  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là da. 
  • Lựa chọn và sử dụng các sản phẩm làm sạch, chăm sóc da an toàn, lành tính và phù hợp với tính chất làn da. 
  • Nếu da có dấu hiệu bị ngứa thì bạn nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm, tránh làm ngứa và dị ứng nặng hơn. 
  • Uống trung bình 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để tránh để da khô và ngứa da
  • Ăn uống đủ chất, bổ sung rau xanh, trái cây,… vào thực đơn hàng ngày. Đồng thời hạn chế chất kích thích và thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đồ chiên rán,…. 
  • Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn, chất hóa học độc hại,…. 
  • Chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát làm từ chất liệu mềm, thấm hút mồ hôi tốt. 

Da bị ngứa châm chích chỉ đơn giản do dị ứng bình thường nhưng cũng có thể cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm. Vì thế, mọi người không nên chủ quan khi cơ thể xuất hiện triệu chứng trên, tránh để lâu khó điều trị dứt điểm. Hi vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn đọc lựa chọn được phương pháp điều trị ngứa châm chích dưới da an toàn và phù hợp nhất. 

Array

Chia sẻ

Triệu chứng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top