Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP]
Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không là vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, có không ít bệnh nhân còn băn khoăn không biết khi nào nên cắt amidan và các phương pháp điều trị bảo tồn có thể áp dụng là gì. Bạn đọc muốn đi tìm lời giải đáp đừng bỏ qua những thông tin hữu ích được tổng hợp trong bài viết sau.
Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?
Viêm amidan hốc mủ xảy ra khi bệnh viêm amidan cấp tính tiến triển thành dạng mãn tính và trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, trên bề mặt amidan xuất hiện các hốc sâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi bên trong và hình thành nên những mụn mủ trắng gây đau đớn, khó chịu.
Hiện nay, có nhiều biện pháp khác nhau để điều trị viêm amidan hốc mủ, bao gồm cả điều trị bảo tồn và can thiệp ngoại khoa. Đối mặt với vấn đề này, rất nhiều người bệnh băn khoăn không biết viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? Khi nào thì nên tiến hành phẫu thuật?
Khi nào nên cắt amidan?
Theo các chuyên gia, biện pháp cắt amidan chỉ được thực hiện khi:
- Những biện pháp điều trị khác ví dụ như điều trị bằng thuốc Đông y, Tây y không mang lại hiệu quả, khiến bệnh kéo dài không khỏi hoặc tái phát rất nhiều lần.
- Viêm amidan hốc mủ quá phát kèm theo dấu hiệu của các biến chứng nguy hiểm khác, ví dụ như nổi hạch gây đau đớn ở vùng quai hàm, cổ.
- Người bệnh đang điều trị bằng thuốc nhưng lại có các dấu hiệu biến chứng áp xe amidan, viêm lan rộng sang các khu vực khác như tai giữa, xoang,… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hệ thống hô hấp.
- Người bệnh có các dấu hiệu tắc nghẽn phổi, thường xuyên cảm thấy khó thở, hơi thở đứt đoạn, thở bằng mũi khó khăn,…
Khi nào không nên cắt?
Trên thực tế, cắt viêm amidan hốc mủ là biện pháp được áp dụng sau cùng, khi mà những cách điều trị khác không đem đến sự cải thiện. Theo các bác sĩ, các trường hợp cần cân nhắc việc có cắt amidan hay không gồm có:
- Người bệnh đang có các dấu hiệu sức khỏe khả quan sau khi dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Người không tương tác được với các loại thuốc gây mê hoặc gây tê. Bởi vì có không ít trường hợp sốc phản vệ với những loại dược phẩm này, dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
- Người mắc phải chứng rối loạn đông máu, người có bệnh lý nền tiêu đường, người bệnh tim mạch hoặc đã từng trải qua phẫu thuật liên quan đến tim.
Phương pháp cắt viêm amidan hốc mủ
Hiện nay tại các bệnh viện thường áp dụng 2 phương pháp cắt amidan chính sau đây:
- Phương pháp truyền thống: Cắt viêm amidan hốc mủ theo phương pháp truyền thống được thực hiện bằng dao mổ, kéo và thòng lọng. Sau khi gây tê cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ đi phần amidan bị viêm nghiêm trong. Phương pháp này có chi phí rẻ nhưng thời gian phẫu thuật lâu và người bệnh phải trải qua cảm giác đau đớn khó chịu kéo dài sau khi thuốc tê tan hết.
- Phương pháp sóng cao tần: Dưới sự phát triển của khoa học hiện đại, cắt amidan có thể được thực hiện nhờ vào phương pháp sóng cao tần (sóng siêu âm, plasma, laser, coblator). Ưu điểm cả phương pháp này là thời gian thực hiện nhanh, không gây đau đớn hoặc cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, so với phương pháp truyền thống, chi phí cho sóng cao tần thường lớn hơn rất nhiều.
Các phương pháp chữa viêm amidan hốc mủ không cần cắt
Đối với người bệnh viêm amidan hốc mủ không cần phẫu thuật thì có thể áp dụng những biện pháp điều trị bảo tồn dưới đây:
Bài thuốc dân gian
Những bài thuốc dân gian thường giúp cải thiện phần nào các triệu chứng như đau, sưng tấy, ngứa rát cổ… gây khó chịu. Một số bài thuốc có thể áp dụng trong việc điều trị viêm amidan hốc mủ như:
- Mật ong – gừng: Chữa viêm amidan bằng mật ong và gừng là bài thuốc phổ biến được nhiều người bệnh áp dụng. Cả hai vị thuốc dân gian này đều sở hữu tính kháng viêm mạnh mẽ, có thể giúp người bệnh loại bỏ cảm giác đau đớn kéo dài dai dẳng. Cách thực hiện: Gừng tươi giã nát, thêm vào một ít mật ong rồi đem chưng/hấp cách thủy 30 phút, người bệnh dùng uống trực tiếp, mỗi ngày 1 lần.
- Lá húng chanh: Lá húng chanh, còn gọi là lá tần, được sử dụng trong điều trị viêm amidan hốc mủ nhờ vào khả năng chống viêm, sát khuẩn và giảm sưng tấy hiệu quả. Cách thực hiện: Lá húng chanh băm nhuyễn, trộn với đường phèn rồi đem hấp cách thủy. Người bệnh chắt lấy nước uống hàng ngày, sử dụng 1 lần/ngày.
- Cây lược vàng: Theo Đông y, cây lược vàng tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi thủy, hóa đàm và giải độc. Người bệnh sử dụng cây lá vàng nhai nuốt sống, mỗi ngày từ 1 đến 2 lần có thể nhận thấy các triệu chứng khó chịu thuyên giảm đáng kể.
Các loại thuốc Tây y
Bên cạnh các bài thuốc dân gian, bệnh nhân viêm amidan hốc mủ cũng có thể sử dụng những loại thuốc Tây y sau:
- Thuốc kháng sinh: Viêm amidan hốc mủ có nguyên nhân chủ yếu từ vi khuẩn, vì vậy người bệnh nên dùng thuốc kháng sinh để ức chế sự phát triển của chúng. Các loại thuốc kháng sinh này thường là amoxicillin, tetracyclin,…
- Thuốc chống viêm non steroid: Những loại thuốc này được sử dụng phổ biến trong việc điều trị viêm amidan hốc mủ vì có thể giúp giảm đau, chống viêm, hạ sốt hiệu quả và nhanh chóng. Người bệnh có thể tham khảo: Ibuprofen, acetaminophen, tramadol,…
- Nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý giúp sát khuẩn cổ họng, giảm sự sinh sôi của vi khuẩn gây hại cũng như giảm bớt chất đờm nhầy khó chịu. Người bệnh nên kết hợp nước muối sinh lý với hai loại thuốc nêu trên, mỗi ngày súc miệng từ 2 đến 3 lần.
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân viêm amidan hốc mủ sau cắt
Sau khi cắt viêm amidan hốc mủ, người bệnh cần chú ý đến chế độ chăm sóc cùng với một số vấn đề sau đây:
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho khu vực khoang miệng và cổ họng. Người bệnh nên sử dụng các loại nước súc miệng có tính sát trùng, sát khuẩn hàng ngày, ví dụ như nước muối natri clorua 2%.
- Hạn chế nói hoặc hét to trong thời gian sau cắt amidan vì lúc này cổ họng và dây thanh quản rất dễ bị kích ứng và tổn thương.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài vì môi trường không khí thường chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, virus gây ảnh hưởng đến sự phục hồi của cơ thể.
- Uống đủ 2.5 lít nước mỗi ngày, bên cạnh đó người bệnh nên chuyển sang dùng các loại thực phẩm, món ăn có kết cấu mềm, lỏng, dễ nuốt và ít gây tổn thương cho vùng vừa mới phẫu thuật.
- Kiểm tra kĩ vết thương ở nơi cắt amidan, nhất là với trường hợp cắt bằng dao mổ. Nếu có các dấu hiệu nhiễm trùng, tụ máu hay xuất huyết thì nên đi khám ngay.
Bài viết hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức mới hữu ích liên quan đến chủ đề “Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?”. Đối với người bệnh sau khi cắt amidan cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng hoặc tái phát về sau.
ArrayBị amidan nên làm gì để nhanh khỏi bệnh là thắc mắc thường gặp hiện nay. Cùng với việc áp dụng các giải pháp điều trị chuyên sâu, giúp bệnh được dứt điểm hoàn toàn. Người bị viêm amidan cần xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học để cơ thể có thể phục hồi nhanh chóng. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề này. [caption id="attachment_7686" align="aligncenter" width="768"] Bị amidan nên làm gì để nhanh khỏi bệnh?[/caption] Bị amidan nên làm gì? Sử...
Xem chi tiếtCắt amidan xong có được đánh răng không là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Theo các bác sĩ, việc vệ sinh răng miệng sau phẫu thuật là vấn đề vô cùng quan trọng. Nếu không chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, bệnh nhân sẽ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng đặc biệt là nhiễm trùng. Bài viết sau đây sẽ giúp người bệnh tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này. Chuyên gia lý giải cắt amidan xong có được đánh răng không? Với câu hỏi cắt amidan có được đánh răng không? Theo các...
Xem chi tiếtViêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không là một trong những vấn đề liên quan đến sức khỏe nhận được nhiều sự quan tâm. Theo các chuyên gia, bệnh lý này tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể bệnh nhân như áp xe amidan, ngưng thở khi ngủ, thậm chí là ung thư amidan,... nếu người bệnh điều trị muộn. Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Có không ít người thắc mắc liệu bệnh viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm hay không? Theo các...
Xem chi tiếtViêm amidan mãn tính là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến với mọi lứa tuổi khác nhau. Tùy thuộc vào từng giai đoạn, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó, cắt amidan là một phương pháp thường thấy. Nhiều người bệnh cảm thấy hoang mang liệu viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Trong bài viết này, hãy tìm hiểu về viêm amidan mãn tính và những điều cần biết. Người bệnh bị viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Viêm amidan mãn tính kéo dài trên 4 tuần...
Xem chi tiếtViêm amidan có nổi hạch ở cổ không và cách phân biệt, điều trị ra sao? Đây là vấn đề được quan tâm bởi viêm amidan là bệnh lý thường gặp, xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Theo các chuyên gia, viêm amidan gây ra các triệu chứng đau rát, sưng tấy cổ họng, sốt, mệt mỏi và có thể nổi hạch ở cổ. Bệnh viêm amidan có nổi hạch ở cổ không? Nguyên nhân “Viêm amidan có bị nổi hạch không?” là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm. Hiện tượng nổi hạch ở cổ...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!