Viêm Amidan Cấp
Viêm amidan cấp là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi. Người mắc bệnh sẽ thường gặp triệu chứng đau rát họng, nếu để lâu bệnh sẽ có những biến chứng như nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa, viêm xoang,…Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây để hiểu hơn khi bị viêm amidan.
Viêm amidan cấp tính là gì?
Amidan là bộ phận quan trọng được hình thành bởi 2 tổ chức bạch huyết nằm ở phí sau của hầu họng, đây là nơi giao nhau giữa đường ăn uống và hô hấp.
Nhiệm vụ chính của amidan là bảo vệ đường hô hấp bằng việc ngăn không cho vi khuẩn, nấm hay virus xâm nhập, đồng thời tiết ra các kháng thể chống lại quá trình nhiễm khuẩn gây bệnh.
Nếu như vi khuẩn xâm nhập ồ ạt khiến amidan không chống cự được sẽ làm bùng phát các đợt viêm amidan cấp. Viêm amidan cấp không khó điều trị, nhưng nếu để bệnh đến mức mãn tính thì sẽ rất khó chữa trị. Đặc biệt hơn, viêm amidan cấp tính là bệnh thường gặp ở cả lứa tuổi người lớn và trẻ nhỏ.
Triệu chứng của viêm amidan cấp tính
Việc phát hiện tình trạng này sớm sẽ hỗ trợ quá trình điều trị dứt điểm. Do vậy, khi có những biểu hiện như dưới đây thì bạn hãy đến ngay bệnh viện để thăm khám cụ thể:
- Thường xuyên đau rát vùng họng
- Giọng nói khàn đặc, lạc giọng, mất tiếng
- Hơi thở có mùi hôi nồng nặng dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Ho khan hoặc ho gió kéo dài
- Phần hàm, vùng cổ đau rát do sưng hạch bạch huyết.
- Người bệnh bị rối loạn hơi thở, ngưng thở khi ngủ, ngủ ngáy
- Sốt cao
- Dạ dày khó tiêu hóa, chán ăn, bỏ ăn
Nếu trẻ bị viêm amidan thường sẽ có dấu hiệu viêm amidan cấp như thở khó, nôn trớ khi ăn, quấy khóc,…
Viêm amidan cấp nếu không điều trị kịp thời thì bệnh tình sẽ tiến triển từ cấp tính tới mãn tính. Lúc này các vi khuẩn và virus sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là những biến chứng không thể lường trước được như:
- Biến chứng tại chỗ: Viêm họng amidan cấp có thể trở thành áp xe nếu bạn chủ quan không chữa trị. Từ đó sẽ khiến cho bệnh mãn tính tái phát nhiều lần và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày, đặc biệt trong vấn đề ăn uống.
- Biến chứng chứng kế cận: Viêm họng viêm amidan cấp phát triển thành mãn tính sẽ gây ảnh hưởng lên tai mũi họng. Gây ra các biến chứng như: viêm tai giữa, viêm xoang, áp xe thành bên họng,…
- Biến chứng toàn thân: Amidan cấp tính có thể gây ra các biến chứng với những bộ phận khác trên cơ thể như: viêm nội mạc tim, viêm màng tim, nhiễm khuẩn đường huyết,….
Nguyên nhân gây viêm amidan cấp
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm amidan cấp tính, trong đó thường gặp nhất là:
- Do vi khuẩn, virus tấn công: Amidan có nhiều khe và hốc nên đây chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm họng amidan cấp. Một số loại vi khuẩn – virus có khả năng gây bệnh như: Adenoviruses, liên cầu khuẩn, Virus Parainfluenza, Virus Parainfluenzae,…
- Do tạng bạch huyết: Tạng bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó nên tổ chức này phát triển quá mức quay lại tấn công amidan, gây ra tắc nghẽn đường thở và làm tổn thương amidan.
- Ảnh hưởng của thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cho hệ miễn dịch cơ thể suy yếu, tạo cơ hội cho vi khuẩn và virus tấn công gây ra amidan cấp.
- Nguyên nhân khác: Một số tác nhân như chế độ ăn không phù hợp, vệ sinh răng miệng kém, môi trường bụi bẩn, suy giảm sức đề kháng, có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp,… cũng là một trong những nguyên nhân gây tác động không nhỏ tới bệnh lý.
Viêm amidan cấp dù xuất phát nguyên nhân gây bệnh là gì cũng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Thậm chí nếu kéo dài có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Do đó, khi phát hiệu có triệu chứng của bệnh, các bạn nên chủ động thăm khám và điều trị kịp thời.
Theo như các bác sĩ cho biết, thời gian trị khỏi viêm amidan cấp sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh, quá trình chăm sóc và điều trị của người bệnh. Đối với những trường hợp viêm amidan khởi phát, nếu được chăm sóc và xử lý kịp thời kết hợp với chế độ ăn dinh dưỡng, luyện tập khoa học thì có thể thuyên giảm trong khoảng 6 ngày.
Một khi bệnh viêm amidan cấp đã xuất hiện các triệu chứng như: ửng đỏ, sưng to, sốt, mệt mỏi,….nếu được thăm khám, xử lý kịp thời bệnh sẽ hồi phục sau khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, nếu để bệnh tiến triển thành mãn tính thì không những không thể trị khỏi mà có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Viêm amidan mãn tính ở người lớn, trẻ nhỏ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Cách chữa viêm amidan cấp tính
Nguyên tắc để điều trị viêm amidan cấp là sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc kháng viêm điều trị song song. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp với một số biện pháp hỗ trợ để cải thiện sức đề kháng và tăng sức đề kháng cho bản thân. Qua đó, đẩy nhanh được tiến độ phục hồi và hỗ trợ việc kiểm soát triệu chứng bệnh.
Các bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị bệnh viêm amidan cấp dưới đây:
Điều trị bằng Tây y
Trường hợp viêm amidan cấp do virus gây ra thì người bệnh không cần sử dụng thuốc kháng sinh, chỉ cần nghỉ ngơi, kết hợp ăn uống bổ dưỡng thì bệnh sẽ khỏi sau 5 – 7 ngày.
Nếu như người bệnh sốt trên 38 độ thì có thể sử dụng thêm thuốc hạ sốt. Đồng thời, có thể sử dụng thêm thuốc giảm ho, long đờm khi có hiện tượng ho.
Đối với trường hợp viêm amidan cấp do vi khuẩn gây ra thì người bệnh bắt buộc phải sử dụng thêm thuốc kháng sinh. Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nên sử dụng đúng liều lượng để tránh tình trạng nhờn thuốc.
Các bạn có thể tham khảo những thuốc trị viêm amidan dưới đây:
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh Nhóm beta lactam: iba-mentin 250mg; Acid clavulanic 31,25mg
- Amoxicillin 250mg dạng gói
- Amoxicillin 500mg dạng viên
Thuốc kháng sinh nhóm macrolide: Erythromycin 500mg
- Roxithromycin 150mg
- Clarythromycin 250mg
Liều dùng: 250mg x 2 lần/ngày, thuốc chỉ nên dùng cho người lớn.
Lưu ý: Thuốc nhóm macrolide nên dùng trước bữa ăn khoảng 20 phút, ngày uống 2 lần vào sáng và tối. Đối với trẻ em thì không được dùng quá 10 ngày.
Thuốc kháng viêm
Thuốc kháng viêm cũng rất quan trọng và thường được chỉ định đi kèm cùng với thuốc kháng sinh. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế và loại bỏ viêm nhiễm nhanh chóng. Thuốc kháng viêm điều trị viêm amidan cấp thường được chỉ định là:
- Alphachymotrypcin 4,2mg
- Prednisolon 5mg
Thuốc điều trị tại chỗ
Các thuốc điều trị tại chỗ thường được sử dụng khi người bệnh có các biểu hiện đi kèm như: ho, sốt, có đờm… Một số thuốc loại này thường được kê đó là:
- Thuốc hạ sốt: Aspirin, acetaminophen,…
- Thuốc ngậm: Tyrotab
- Nước xúc miệng: Cineline
- Xông họng: Gentamycin 80mg pha với 1 ống Dexamethason
- Các loại thuốc giảm ho, trị long đờm,…
Nhìn chung, điều trị bằng phương pháp Tây y là cách điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất. Nếu người bệnh dùng thuốc theo đúng tình trạng bệnh và sử dụng đúng liều lượng thuốc thì các dấu hiệu viêm amidan cấp sẽ thuyên giảm sau từ 5 – 7 ngày điều trị.
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Các bài thuốc dân gian điều trị viêm amidan cấp luôn là sự lựa chọn hàng đầu vì đảm bảo được tính an toàn, không có tác dụng phụ đối với trẻ nhỏ và bà bầu. Dưới đây là một số cách trị viêm amidan tại nhà thường hay được sử dụng:
Chữa viêm amidan cấp bằng chanh
Trong chanh tươi chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, chanh còn có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng hỗ trợ điều trị viêm amidan.
Cách làm:
- Dùng 2 thìa mật ong trộn cùng ½ thìa nước cốt chanh.
- Sau đó hòa với một lượng nước ấm vừa đủ, khuấy đều và uống.
Thực hiện uống 3 lần/1 ngày, sử dụng đều đặn trong khoảng từ 2 – 3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
Chữa viêm amidan bằng quất:
Quất là một loại quả chứa nhiều vitamin C, axit citric có tác dụng sát khuẩn. Khi kết hợp mật ong, quất sẽ phát huy công dụng kháng khuẩn, trị viêm, giảm ho, đau họng cho người bị viêm amidan cấp. Bài thuốc dân gian này thường được các mẹ ứng dụng để viêm họng, đau họng, ho, cảm thông thường cho trẻ nhỏ.
Cách làm:
- Dùng 5 – 7 quả quất xanh đem rửa sạch, cho lên thớt ép dập.
- Sau đó, cho vào bát cùng 4 – 5 thìa mật ong rồi đem hấp cách thủy 15 phút.
- Khi quất chín, chắt lấy nước cốt cho trẻ uống, còn người lớn thì nên ăn cả quả quất để tăng tính hiệu quả.
- Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày, sau 3 – 4 ngày, viêm họng amidan cấp sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Chữa viêm amidan bằng đông trùng hạ thảo ngâm mật ong
Đây là cách điều trị amidan cấp tính nhanh và hiệu quả nhất được các chuyên gia khuyên dùng. Mật ong và đông trùng hạ thảo kết hợp với nhau sẽ tạo thành vị thuốc quý có tính kháng sinh, kháng khuẩn, giảm ho và đau rát cổ họng,…
Cách làm:
- Mỗi lần sử dụng 1 thìa cafe nhỏ pha với nước ấm 80 độ, ngậm dung dịch trên trong cổ họng và nuốt dần.
- Sử dụng hàng ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, virus hay những tác nhân từ môi trường phát bệnh.
Bị viêm amidan cấp tính nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Do vậy, các bạn nên chú ý xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và khoa học.
Bị viêm amidan ăn gì cho tốt
- Các loại rau xanh: Giúp bổ sung chất xơ và vitamin có lợi giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, rau xanh còn giúp hạ sốt, thanh lọc cơ thể, giảm nhanh các dấu hiệu viêm amidan cấp.
- Trái cây tươi và nước ép: Các loại hoa quả như: lựu, lê, nho, táo, kiwi,… có chứa một lượng lớn vitamin, chất kháng viêm và chống oxy hóa,… nên trái cây tươi có tác dụng rất tốt trong việc giảm triệu chứng khô rát họng.
- Thực phẩm giàu chất đạm: Các loại thịt đỏ, trứng, cá, sữa… chứa hàm lượng đạm rất tốt cho người bị viêm amidan cấp. Dưỡng chất này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp chống lại sự tấn công của virus và vi khuẩn.
Viêm amidan cấp kiêng ăn gì?
- Thực phẩm cay nóng: Sử dụng thực phẩm cay nóng sẽ khiến cổ họng càng thêm sưng to, đau rát, chính vì vậy bạn không nên sử dụng một số loại gia vị như tiêu, ớt, hành, tỏi,…
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Sử dụng quá nhiều dầu mỡ sẽ khiến người bệnh sinh đờm, nóng trong người. Từ đó, khiến dấu hiệu viêm amidan cấp trở nặng.
- Thực phẩm lạnh: Sử dụng quá nhiều thực phẩm lạnh sẽ khiến tình trạng viêm amidan cấp tiến triển nặng hơn.
Đồ uống chứa chất kích thích: Các loại bia, rượu, đồ uống có gas, đồ lên men… đều không tốt cho người bị viêm amidan cấp. Do vậy, các bạn nên tránh sử dụng để không gây hại tới sức khỏe.
Chữa viêm amidan cấp ở đâu tốt nhất hiện nay?
Để điều trị tình trạng viêm amidan hiệu quả, người bệnh nên tham khảo thêm một số những thông tin về địa chỉ thăm khám tại một số bệnh viện lớn, cụ thể như sau:
- Bệnh viện Tai Mũi Họng TW – Hà Nội: Một trong những địa chỉ thăm khám viêm amidan cấp đó chính là bệnh viện Tai Mũi Họng TW. Tại đây bệnh viện có đầy đủ những chuyên khoa sâu giúp người bệnh có thể an tâm khám chữa bệnh. Các bác sĩ của bệnh viện đều là những người có kinh nghiệm và chuyên môn lâu năm trong quá trình điều trị mọi bệnh lý. Bên cạnh đó, bệnh viện cung cấp đầy đủ trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ quá trình khám bệnh.
- Bệnh viện TW Quân Đội 108: Đây là bệnh viện đa khoa lớn tại Hà Nội được nhiều người lựa chọn thăm khám và điều trị. Bệnh viện có chuyên khoa Tai Mũi Họng được đội ngũ chuyên gia, bác sĩ trực tiếp khám chữa bệnh. Người bệnh có thể an tâm điều trị viêm amidan cấp tại đây với những thiết bị y tế hiện đại được vô trùng sạch sẽ. Địa chỉ thăm khám của bệnh viện 108 tại số 1 đường Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Phòng khám Bệnh viện Y Dược I – TP.Hồ Chí Minh: Một gợi ý về địa chỉ khám viêm amidan tại Sài Gòn chính là phòng khám của bệnh viện Y Dược I. Khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong nghề giúp khắc phục những ca bệnh từ nhẹ đến nặng. Ngoài ra, bệnh viện không ngừng phát triển, cung cấp trang thiết bị tiên tiến đạt tiêu chuẩn quốc tế. Địa chỉ thăm khám tại phòng khám số 20-22 đường Dương Quang Trung, phường 12, quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện TMH Sài Gòn: Bệnh viện là đơn vị chuyên sâu và có thể mạnh trong việc điều trị tình trạng viêm amidam. Tại đây, người bệnh có thể yên tâm điều trị bởi các bác sĩ có chuyên môn cao cùng với các thiết bị hiện đại. Bệnh viện luôn áp dụng những công nghệ cao vào việc phẫu thuật và điều trị amidan cho người bệnh. Địa chỉ thăm khám của bệnh viện TMH Sài Gòn số 1-3 đường Trịnh Văn Cấn, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Cách phòng ngừa bệnh viêm amidan cấp
Chuyên gia cho biết, để hỗ trợ điều trị bệnh viêm amidan cấp hiệu quả, người bệnh cần chú ý tới một số vấn đề dưới đây:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, nên chải răng sau mỗi bữa ăn chính.
- Sử dụng các loại nước súc miệng kháng khuẩn như: nước muối, dung dịch súc miệng sát khuẩn,…để loại bỏ vi khuẩn gây hại có trong khoang miệng.
- Luôn giữ ấm cho cơ thể nhất là phần họng khi thời tiết chuyển lạnh.
- Khi mắc bệnh amidan cấp, bạn nên sử dụng thức ăn mềm, cắt nhỏ, ninh nhừ để tránh gây tổn tới phần amidan bị viêm.
- Tiêm vắc-xin phòng ngừa ho gà, cúm, bại liệt,…
- Đeo khẩu trang khi đến những nơi có đông người tụ tập. Sử dụng dung dịch khử khuẩn sau khi tiếp xúc với các vật dụng công cộng.
- Tránh tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc thân mật với những người mắc bệnh viêm đường hô hấp.
Viêm amidan cấp là bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, nên chủ động thăm khám sau khi phát hiện dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Gợi ý xem thêm:
- Viêm phế quản dạng hen: Những thông tin cần biết
- Ho kéo dài không hết là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Array
Bị amidan nên làm gì để nhanh khỏi bệnh là thắc mắc thường gặp hiện nay. Cùng với việc áp dụng các giải pháp điều trị chuyên sâu, giúp bệnh được dứt điểm hoàn toàn. Người bị viêm amidan cần xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học để cơ thể có thể phục hồi nhanh chóng. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề này. [caption id="attachment_7686" align="aligncenter" width="768"] Bị amidan nên làm gì để nhanh khỏi bệnh?[/caption] Bị amidan nên làm gì? Sử...
Xem chi tiếtCắt amidan xong có được đánh răng không là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Theo các bác sĩ, việc vệ sinh răng miệng sau phẫu thuật là vấn đề vô cùng quan trọng. Nếu không chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, bệnh nhân sẽ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng đặc biệt là nhiễm trùng. Bài viết sau đây sẽ giúp người bệnh tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này. Chuyên gia lý giải cắt amidan xong có được đánh răng không? Với câu hỏi cắt amidan có được đánh răng không? Theo các...
Xem chi tiếtViêm amidan hốc mủ có nên cắt không là vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, có không ít bệnh nhân còn băn khoăn không biết khi nào nên cắt amidan và các phương pháp điều trị bảo tồn có thể áp dụng là gì. Bạn đọc muốn đi tìm lời giải đáp đừng bỏ qua những thông tin hữu ích được tổng hợp trong bài viết sau. Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? Viêm amidan hốc mủ xảy ra khi bệnh viêm amidan cấp...
Xem chi tiếtViêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không là một trong những vấn đề liên quan đến sức khỏe nhận được nhiều sự quan tâm. Theo các chuyên gia, bệnh lý này tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể bệnh nhân như áp xe amidan, ngưng thở khi ngủ, thậm chí là ung thư amidan,... nếu người bệnh điều trị muộn. Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Có không ít người thắc mắc liệu bệnh viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm hay không? Theo các...
Xem chi tiếtViêm amidan mãn tính là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến với mọi lứa tuổi khác nhau. Tùy thuộc vào từng giai đoạn, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó, cắt amidan là một phương pháp thường thấy. Nhiều người bệnh cảm thấy hoang mang liệu viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Trong bài viết này, hãy tìm hiểu về viêm amidan mãn tính và những điều cần biết. Người bệnh bị viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Viêm amidan mãn tính kéo dài trên 4 tuần...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!