Sưng Amidan Là Bệnh Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Điều Trị

Sưng amidan là biểu hiện khá phổ biến khi bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp. Amidan bị sưng to, căng phồng lên và kích thước lớn hơn bình thường. Tình trạng bị sưng có thể ở một bên hoặc cả hai bên. Người bệnh cần đi thăm khám sớm để được điều trị dứt điểm tránh những biến chứng không mong muốn.

Sưng amidan là biểu hiện thường gặp khi bệnh nhân mắc bệnh về đường hô hấp
Sưng amidan là biểu hiện thường gặp khi bệnh nhân mắc bệnh về đường hô hấp

Amidan bị sưng là bệnh gì?

Amidan có vị trí ở giao điểm giữa đường ăn và đường thở nên rất dễ bị tổn thương dẫn đến sưng viêm. Thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng của cơ thể yếu, việc vệ sinh răng miệng kém, cơ thể bị suy nhược, thường xuyên hút thuốc lá,… cũng có thể khiến amidan bị tổn thương, sưng to.

Bỗng dưng thấy amidan to ra chắc hẳn nhiều người không khỏi lo lắng. Và thắc mắc sưng amidan là biểu hiện của bệnh nào? Dưới đây là một số bệnh lý có triệu chứng cơ bản là sưng amidan.

1. Viêm amidan

Viêm amidan là một trong những bệnh lý về đường hô hấp phổ biến nhất. Bệnh có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng và độ tuổi nào. Triệu chứng bệnh đặc trưng như amidan to bất thường, sưng đỏ. Nhiều trường hợp người bệnh có thể xuất hiện các chấm màu trắng đục phủ phía trên amidan. Ngoài ra, người bệnh có biểu hiện sốt cao khoảng 39 – 40 độ C, đau đầu, khàn tiếng, hơi thở có mùi,…

Bệnh viêm amidan dễ điều trị, chính vì vậy khiến nhiều người chủ quan, không quan tâm. Dẫn đến việc làm bệnh tiến triển, nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi đó, việc điều trị trở nên vất vả, khó khăn hơn, thậm chí phải phẫu thuật cắt bỏ amidan.

2. Ung thư amidan

Ung thư amidan là bệnh lý rất nguy hiểm nhưng lại là một bệnh ung thư khu vực tai – mũi – họng khá phổ biến. Nam giới trong độ tuổi trung niên từ 40 – 60 tuổi là đối tượng mắc bệnh chủ yếu. Khi có khối u ác tính xuất hiện ở amidan sẽ gây ra tình trạng ung thư amidan.

Sưng amidan là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị
Sưng amidan là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Ung thư amidan có biểu hiện sưng amidan nhưng không đau, sưng amidan một bên, một bên lớn hơn hẳn bên còn lại. Người bệnh bị đau tai, đau cổ, khó thở, đau họng khi nuốt, nước bọt nhổ ra có thể lẫn máu,…

Bệnh nhân ung thư amidan có tỷ lệ tỷ vong khá cao. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị phương pháp phù hợp có thể kéo dài được thời sống của bệnh nhân. Thông thường người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ amidan, xạ trị hoặc hóa trị bằng các chất hóa học. Chi phí điều trị bệnh này rất tốn kém.

3. Sỏi amidan

Sỏi amidan là bệnh thường gặp nhất khi thấy biểu hiện sưng amidan. Sỏi amidan được hình thành do thức ăn dư thừa bị mắc lại trong các hốc amidan. Nơi đây trở thành “ổ” thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Sỏi này chính là những khối vôi hoá màu trắng hoặc màu ngà vàng xuất hiện trên amidan.

Bệnh sỏi amidan có các triệu chứng như sưng amidan một bên nhưng không sốt, tại nơi xuất hiện sỏi amidan gây đau họng, khi nuốt kèm theo đau tai và ù tai. Dấu hiệu phổ biến nhất là hơi thở rất nặng mùi. Nguyên nhân là do các vi khuẩn có ở sỏi amidan trong quá trình phát triển thải ra khí H2S (sulfur), khiến hơi thở mùi rất khó chịu.

Nếu sỏi amidan nhỏ, người bệnh chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ và ăn uống đầy đủ chất. Trường hợp sỏi to, có thể phải kết hợp các biện pháp điều trị. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh để diệt khuẩn. Ngoài ra, có thể phải thực hiện các biện pháp ngoại khoa gắp sỏi hoặc cắt bỏ hoàn toàn amidan.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

4. Phì đại amidan

Phì đại amidan là tình trạng kích thước của amidan bị tăng kích thước một cách bất thường. Bệnh xảy ra do viêm nhiễm amidan nhưng không trị triệt để nên tái phát nhiều lần. Đối tượng hay mắc bệnh là trẻ nhỏ, đặc biệt ở độ tuổi từ 4 – 12 tuổi. Cũng có thể gặp ở nhiều đối tượng bệnh nhân là người lớn.

Người bệnh có dấu hiệu sưng amidan nhưng không đau, hay ngáy ngủ hoặc ngừng thở khi ngủ. Tình trạng này là do amidan phát triển quá to và che mất khí quản, làm khí khó lưu thông. Do đó, người bệnh phải thở bằng miệng thường xuyên. Cũng chính vì điều này mà người bệnh dễ mắc các bệnh đường hô hấp khác đặc biệt là hôi miệng.

5. Bệnh liên quan đến răng miệng

Amidan to nhưng không đau còn báo hiệu có thể đang mắc các bệnh liên quan đến răng miệng. Bao gồm các bệnh sâu răng, hôi miệng, loét miệng,… Nguyên nhân chính được xem là do vệ sinh răng miệng kém. Các thức ăn còn thừa bị mắc lại trong khoang miệng không được làm sạch tạo nguồn thức ăn cho vi khuẩn gây hại phát triển và gây nhiều bệnh.

Các bệnh lý liên quan đến răng miệng cũng gây ra tình trạng amidan bị sưng
Các bệnh lý liên quan đến răng miệng cũng gây ra tình trạng amidan bị sưng

Người hút thuốc lá trong thời gian dài cũng dễ mắc các bệnh lý răng miệng. Khói thuốc, các chất độc hại trong thuốc lá làm vi khuẩn có điều kiện phát triển, sinh sôi quá mức. Lúc này amidan phải hoạt động tích cực để tạo ra nhiều kháng thể để chống lại chúng. Lâu dần, khiến sưng amidan và hàng loạt các bộ phận khác trong khoang miệng sưng loét theo.

6. Trào ngược dạ dày thực quản

Ít ai biết rằng, bệnh trào ngược dạ dày được coi là hung thủ âm thầm khiến viêm amidan. Thông thường, khi có thức ăn thì tâm vị dạ dày mới mở. Khi thức ăn rơi xuống dạ dày, tâm vị đóng lại, lúc này acid mới được tiết ra.

Với bệnh nhân trào ngược dạ dày, tâm vị lại đóng mở không đúng quy luật. Cụ thể, acid dạ dày được tiết ra bất chợt và ảnh hưởng đến các bộ phận phía trên. Đặc biệt là amidan, lâu dần bộ phận này bị sưng và viêm to hơn bình thường.

Chẩn đoán tình trạng amidan sưng

Các xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây sưng amidan. Từ đó sẽ tìm ra phác đồ điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm ở họng, mũi, tai và miệng.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm để tìm kiếm các dấu hiệu của viêm họng liên cầu khuẩn. Nếu kết quả cho thấy bạn có khả năng bị mắc bệnh này, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm kháng nguyên. Mẫu bệnh phẩm được lấy từ cổ họng nhằm xác định có sự tồn tại của vi khuẩn strep hay không.

Chẩn đoán sớm sẽ giúp tìm ra nguyên nhân chính xác và biện pháp điều trị phù hợp
Chẩn đoán sớm sẽ giúp tìm ra nguyên nhân chính xác và biện pháp điều trị phù hợp

Trường hợp kết quả xét nghiệm kháng nguyên trả âm tính nhưng bác sĩ vẫn còn lo ngại, bệnh nhân có thể được thực hiện cấy trùng cổ họng. Lưu ý, trước khi thăm khám không sử dụng thuốc kháng sinh vì có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

Phương pháp xét nghiệm công thức máu toàn bộ có thể xác định nguyên nhân khiến amidan bị sưng là do virus hay vi khuẩn. Nghi ngờ amidan to do bệnh bạch cầu đơn thân, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu như xét nghiệm monospot.

Amidan sưng to có nguy hiểm không?

Amidan to nhưng không đau, sưng amidan bên trái, sưng amidan bên phải đều là những dấu hiệu nhận biết cần được quan tâm. Amidan sưng to có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào bệnh lý mà người bệnh gặp phải. Thực tế, không phải mọi bệnh lý có dấu hiệu khiến amidan bị sưng đều nguy hiểm. Thế nhưng có những bệnh lý nếu không chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Sưng amidan thường sẽ giảm sau vài tuần và không gây ra bất kỳ triệu chứng khó chịu nào. Tuy nhiên, nếu không tiến hành chữa trị khối sưng có thể lớn dần, chuyển nặng và gây biến chứng nguy hiểm dưới đây:

  • Gây đau họng và nuốt đau: Hiện tượng đau nhức diễn ra ở vòm họng. Người bệnh còn cảm thấy khó chịu, nuốt vướng, đau khi nuốt. Tình trạng này dẫn đến việc người bệnh sẽ lười ăn uống vì tâm lý sợ đau. Dẫn đến bệnh nhân bị thiếu hụt dinh dưỡng, khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi và suy nhược.
  • Gây biến chứng về thận và tim: Trường hợp bị viêm amidan do nhiễm khuẩn trong thời gian dài mà không được khắc phục sớm sẽ dẫn đến tình trạng viêm họng liên cầu khuẩn. Bệnh này nếu không được cải thiện tốt sẽ gây ra các vấn đề về thận và tim.
  • Ngưng thở khi ngủ: Tình trạng ngừng thở diễn ra trong khoảng thời gian ngắn khi ngủ. Nguyên nhân là do sưng amidan, kích thước lớn dần dẫn đến tình trạng chèn ép cuống họng, làm cản trở sự lưu thông không khí qua vùng hầu họng. Đây là một trong những tình trạng nghiêm trọng làm phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe. Cụ thể như gây mệt mỏi, đau tim, suy tim sung huyết, nhịp tim bất thường, thải đổi tâm trạng, huyết áp cao,…
  • Biến chứng khác: Như đau tai, nhiễm trùng tai, hôi miệng hoặc thay đổi giọng nói,… Ở một số đối tượng bệnh còn gặp phải các biến chứng khác như áp xe Peritonsillar. Chứng áp xe này thường xảy ra ở người lớn và hiếm gặp ở trẻ em.
Hiện tượng amidan sưng to nếu không điều trị có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm
Hiện tượng amidan sưng to nếu không điều trị có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm

Biện pháp chữa trị amidan bị sưng

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được sử dụng để chữa hiện tượng sưng amidan. Đôi khi chỉ cần một phương pháp, nhưng có cũng khi cần sự kết hợp của cả 3 phương pháp Đông y, Tây y, bài thuốc dân gian. Dưới đây là các biện pháp điều trị cụ thể.

Mẹo dân gian chữa sưng amidan

Có nhiều loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh lý gây sưng amidan khá tốt. Các mẹo dân gian chỉ có tác dụng trong thời gian đầu bệnh khởi phát. Tuy nhiên, việc sử dụng các bài thuốc dân gian trong thời gian dài khá hiệu quả. Nên có nhiều người tin dùng các mẹo này ngay khi vừa phát hiện amidan bị sưng.

Mật ong

Mật ong được xem là một loại kháng sinh tự nhiên, có vị ngọt, được cả người lớn và trẻ em sử dụng. Nguyên liệu này có tính sát khuẩn và bồi bổ sức khỏe tốt, hỗ trợ loại bỏ dấu hiệu bị amidan. Lưu ý không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ra ngộ độc.

Mật ong là một trong những nguyên liệu chữa các bệnh đường hô hấp rất tốt
Mật ong là một trong những nguyên liệu chữa các bệnh đường hô hấp rất tốt

Chuẩn bị: Mật ong, quả quất.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch quất, cắt làm đôi.
  • Cho mật ong và quất vào bát rồi đem hấp cách thuỷ.
  • Lọc sạch phần cặn rồi uống sau bữa ăn 30 phút, mỗi ngày thực hiện 3 lần.

Rau diếp cá

Rau diếp cá là dược liệu quen thuộc, có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh về amidan. Dược liệu này có tính kháng viêm, giải độc, tiêu sưng rất tốt.

Chuẩn bị: Rau diếp cá, muối.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rau diếp cá, ngâm trong nước muối loãng 20 phút.
  • Cho lá diếp cá và một ít muối vào cối, giã nát.
  • Thêm một chút nước ấm vào tráng cối, chắt lấy phần nước cốt.
  • Chia nước cốt làm 2 phần, uống 2 lần/ngày.

Điều trị sưng amidan bằng Tây y

Amidan bị sưng xuất hiện trong các bệnh lý liên quan đến amidan và đường hô hấp như viêm nhiễm, gia tăng kích thước bất thường,… Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc hoặc có can thiệp ngoại khoa.

Sử dụng thuốc nội khoa

Biện pháp sử dụng thuốc Tây y cần được dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không tự ý mua thuốc, sử dụng thuốc khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ hay dược sĩ. Các loại thuốc được dùng cho bệnh nhân thường gồm các loại sau:

  • Thuốc kháng sinh: Giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Các loại thường được kê là Amoxicillin, Penicillin, Clarithromycin,… Đây là loại kháng sinh phổ rộng, lành tính, tiêu diệt được nhiều vi khuẩn, an toàn cho người sử dụng.
  • Thuốc chống viêm, tiêu sưng: Các loại thuốc thường dùng như Betamethasone, Corticoid,… Loại thuốc này người bệnh cần tuyệt tuân theo chỉ định của bác sĩ. Dùng quá liều có thể gây ngộ độc, nguy hiểm tới tính mạng.
  • Thuốc hạ sốt: Paracetamol dùng cho cả người lớn và trẻ em, Ibuprofen dùng cho người lớn,…

Phẫu thuật cắt amidan

Nếu sưng amidan tiến triển nặng nề, làm cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt như miệng quá hôi, viêm sưng amidan tái phát thường xuyên, ngừng thở trong lúc ngủ,… thì nên cân nhắc phương pháp cắt bỏ amidan.

Phương pháp phẫu thuật cắt amidan khá tối ưu cho ai muốn điều trị tận gốc bệnh
Phương pháp phẫu thuật cắt amidan khá tối ưu cho ai muốn điều trị tận gốc bệnh

Phẫu thuật cắt amidan đơn giản với tỉ lệ khỏi khá cao, bệnh nhân trên 12 tuổi đã có thể thực hiện. Sau ca cắt amidan người bệnh sẽ không còn sưng trong vòng vài năm. Đây được xem là phương pháp khá tối ưu cho người ai muốn điều trị bệnh tận gốc.

Cần làm gì khi bị sưng amidan?

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học là những yếu tố rất quan trọng đối với người bệnh. Thiết lập lối sống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng vừa giúp người bệnh nâng cao hệ miễn dịch. Đồng thời còn hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát hiệu quả.

  • Thiết lập chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể không mệt mỏi khiến hệ miễn dịch hoạt động yếu kém.
  • Đeo khẩu trang để bảo vệ vùng mũi, họng khỏi các tác nhân gây hại như khói bụi, không khí ô nhiễm, hoá chất.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể thải độc tốt, giúp cổ họng được cấp ẩm, không bị khô rát gây viêm đau họng.
  • Kiêng một số loại thực phẩm gồm: Đồ chua cay, đồ quá nóng, quá lạnh, đồ uống có gas, đồ ăn quá cứng, đồ tái sống, thực phẩm chứa arginine, thực phẩm chứa chất kích thích.
  • Nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các loại giàu protein tốt như thịt nạc, trứng, cá ngừ, cá hồi giúp duy trì năng lượng cho cơ thể. Sử dụng thức ăn dạng lỏng, mềm giúp tiêu hoá tốt hơn.
  • Nên ăn các thực phẩm như: Rau xanh và trái cây giúp hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh. Thực phẩm giàu protein tốt như thịt nạc, trứng, cá ngừ, cá hồi giúp duy trì năng lượng cho cơ thể. Thức ăn dạng lỏng, mềm như cháo, súp sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn.
Người bệnh viêm amidan cần chú yến chế độ ăn uống, sinh hoạt, các biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát
Người bệnh viêm amidan cần chú yến chế độ ăn uống, sinh hoạt, các biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát

Biện pháp phòng tránh amidan sưng

Mặc dù sưng amidan là biểu hiện phổ biến của nhiều bệnh về đường hô hấp. Nhưng hoàn toàn có thể ngăn ngừa nếu thực hiện các biện pháp phòng tránh dưới đây:

  • Súc miệng, đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc tăm xỉa răng ngay sau khi ăn. Việc này giúp loại các thức ăn dư thừa còn sót lại ở miệng.
  • Chăm sóc răng miệng sạch sẽ, đúng cách, tích cực đánh răng sau khi ăn hoặc ít nhất 2 lần một ngày.
  • Sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch súc miệng để làm sạch miệng, họng.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, ra đường nên quàng thêm khăn hoặc áo ấm để bảo vệ cơ thể, đặc biệt giữ ấm vùng cổ họng.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo các dinh dưỡng để có một cơ thể khỏe mạnh.
  • Không để xảy ra tình trạng khát nước, uống đủ nước cho cơ thể.
  • Tăng cường sức khỏe bằng cách luyện tập thể dục như tập yoga, đi bộ, tập gym, …

Sưng amidan là dấu hiệu thường gặp của nhiều bệnh đường hô hấp khác nhau. Các căn bệnh đó nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên thăm khám và làm theo phác đồ điều trị của bác sĩ để hạn chế di chứng xảy ra.

CLICK ĐỌC NGAY:

Array

Chia sẻ

Triệu chứng
5 biến chứng sau cắt amidan và giải pháp phòng tránh

5 Biến Chứng Sau Cắt Amidan Và Giải Pháp Phòng Tránh An Toàn

Biến chứng sau cắt amidan có thể xảy ra ở bất cứ ai, đặc biệt với những bệnh nhân chủ...
Bài thuốc Thanh Hầu bổ phế thang chi phí bao nhiêu? Bao lâu thì khỏi?

Thanh hầu bổ phế thang chữa viêm họng, viêm amidan, ho bao lâu thì khỏi?...

Thanh Hầu bổ phế thang là bài thuốc nam phục dựng từ tinh hoa 150 năm YHCT triều Nguyễn. Với...
Dấu hiệu nhận biết amidan bình thường và amidan bị viêm

Dấu Hiệu Nhận Biết Amidan Bình Thường Và Amidan Bị Viêm

Amidan bình thường có đặc điểm, hình dạng, màu sắc và cách phân biệt với amidan bị viêm như thế...
Bà bầu bị viêm amidan có nguy hiểm không? Các cách điều trị an toàn

Bà bầu bị viêm amidan có nguy hiểm không? Các cách điều trị an toàn

Bà bầu bị viêm amidan không phải là vấn đề hiếm gặp và có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ...

Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Amidan Mà Cha Mẹ Cần Ghi Nhớ

Cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan như thế nào cho đúng luôn là mối bận tâm hàng đầu của...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top