Da Nhiễm Corticoid Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết & Cách Khắc Phục

Da nhiễm Corticoid là tình trạng da liễu tương đối phổ biến, chủ yếu xuất hiện ở những người thường xuyên lạm dụng các loại mỹ phẩm hoặc thuốc chữa bệnh ngoài da. Khi da bị nhiễm độc do Corticoid có thể dẫn đến nhiều vấn đề như viêm da tiết bã nhờn, viêm da giãn mạch, viêm da mất nước… Do vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu da nhiễm độc Corticoid là rất cần thiết.

Da bị nhiễm Corticoid là gì?

Da nhiễm Corticoid được hiểu là tình trạng da có biểu hiện viêm sau khi sử dụng thuốc, mỹ phẩm chứa Corticoid. Da bị nhiễm Corticoid không phải là bệnh da liễu hiếm gặp và đang ngày càng trở nên phổ biến do Corticoid được sử dụng rất rộng rãi trong sản xuất các loại mỹ phẩm làm đẹp, thuốc bôi ngoài da chữa bệnh.

Hình ảnh soi da bị nhiễm Corticoid ở một bệnh nhân nữ
Hình ảnh soi da bị nhiễm Corticoid ở một bệnh nhân nữ

Các bác sĩ da liễu cho biết, sau khoảng vài ngày sử dụng sản phẩm chứa Corticoid làn da của bệnh nhân “hồi sinh”, trở nên láng mịn, vết sưng viêm cũng thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu người bệnh lạm dụng hoặc các sản phẩm chứa nồng độ Corticoid vượt mức cho phép, làn da sẽ có biểu hiện bị “ngộ độc”. Cũng chính vì vậy mà Corticoid được Bộ Y tế xếp vào nhóm “Thuốc độc bảng B”.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Corticoid tuy giúp kiểm soát tốt tình trạng viêm sưng, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh da liễu nhưng luôn tiềm tàng nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ. Đây thực sự là “con dao hai lưỡi” trong ngành dược phẩm, do vậy việc sử dụng luôn phải được kiểm soát chặt chẽ.

Nguyên nhân khiến da bị nhiễm Corticoid

Đa số các trường hợp có da nhiễm Corticoid nhẹ hay nặng đều liên quan đến việc sử dụng thuốc chữa bệnh hoặc quá lạm dụng mỹ phẩm. Trong đó, các nguyên nhân chủ yếu khiến da bị nhiễm Corticoid gồm:

  • Lạm dụng thuốc Corticoid trong trị bệnh da liễu: Các bệnh lý ngoài da như tổ đỉa, vảy nến, á sừng, viêm da tiết bã, viêm da dị ứng, Eczema,… thường được điều trị bằng thuốc bôi ngoài chứa Corticoid. Tuy nhiên, việc thoa quá nhiều kem, thuốc mỡ sẽ dễ khiến da bị nhiễm độc ngay sau khi ngừng sử dụng.
  • Dùng các loại mỹ phẩm chứa Corticoid trong thời gian dài: Các loại kem tắm trắng, trị tàn nhang, trị mụn…, trôi nổi, không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm định bởi Bộ Y tế có thể làm đẹp da, giúp da trắng sáng sau 2-3 ngày. Tuy nhiên, ngay sau khi ngừng sử dụng, da nhanh chóng có dấu hiệu bị “ngộ độc” và có khả năng gây nên nhiều tổn thương nghiêm trọng.
Sử dụng các sản phẩm chứa Corticoid sai cách là nguyên nhân chủ yếu khiến da bị nhiễm chất Corticoid
Sử dụng các sản phẩm chứa Corticoid sai cách là nguyên nhân chủ yếu khiến da bị nhiễm chất Corticoid

Do vậy, để không gặp phải tình trạng da bị nhiễm độc Corticoid, mỗi người tuyệt đối không nên lạm dụng các loại thuốc, mỹ phẩm. Nên sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và bác sĩ chuyên khoa.

Dấu hiệu da nhiễm Corticoid phổ biến

Theo các chuyên gia da liễu, dấu hiệu da nhiễm Corticoid tương đối đa dạng. Các triệu chứng điển hình nhất là:

  • Da đen sạm, mỏng dần: Khi Corticoid tiếp xúc với da trong thời gian dài làm cho lượng protein của da bị suy thoái. Lâu dần làn da ngày càng bị bào mòn, suy giảm sắc tố và trở nên sạm đen ngay sau khi bệnh nhân ngừng sử dụng sản phẩm.
  • Da nhăn nheo, bong tróc: Các Corticoid dễ làm tăng sinh keratin tại lớp biểu bì của da, đồng thời ngăn chặn quá trình tổng hợp collagen tại lớp hạ bì. Điều này làm giảm lượng axit hyaluronic khiến da bị khô, bong tróc có vảy trắng rồi trở nên nhăn nheo, thậm chí là teo lại.
  • Da mặt nổi bong bóng nước: Tình trạng này rất dễ gặp ở những người da mặt bị nhiễm Corticoid do sử dụng các loại mỹ phẩm không an toàn. Sau khoảng 2-3 tuần lạm dụng, hiện tượng nổi bong bóng nước sẽ bắt đầu xảy ra. Khi những bong bóng này vỡ ra sẽ gây đau nhức, rất dễ mưng mủ.
  • Giãn mạch máu: Khi tiếp xúc với da trong thời gian dài, Corticoid làm kích thích giải phóng một lượng lớn oxit nitric, điều này khiến các mao mạch dưới da giãn nở bất thường. Vì vậy mà vùng da sử dụng thuốc chứa Corticoid sẽ bị nóng ran, đỏ bừng, khô ráp và luôn bị châm chích.
  • Da trở nên nhờn hơn, liên tục nổi mụn: Corticoid luôn khiến làn da phải hoạt động “hết công suất” để tiết bã nhờn. Khi tình trạng này kéo dài có thể gây thoái hóa biểu mô, tạo điều kiện cho các vi khuẩn kỵ khí cùng một số ký sinh Demodex phát triển mạnh mẽ. Từ đó khiến làn da của người bệnh nổi mụn, đây thường là biểu hiện khi da mặt bị nhiễm độc Corticoid.
  • Da bỏng rát, phồng rộp: Ở các bệnh nhân có da nhiễm Corticoid, tình trạng nóng rát, đau đớn, da dày lên và đóng vảy thâm sạm, kèm tiết dịch vàng cũng có thể xảy ra. Khi những dấu hiệu này cùng lúc xuất hiện nghĩa là người bệnh đang phải đối mặt với nguy cơ nhiễm độc da. Đây được xem là hiện tượng da nhiễm Corticoid nặng, cần được chữa trị sớm để tránh biến chứng.

Những triệu chứng kể trên được sắp xếp theo mức độ da bị nhiễm Corticoid nhẹ đến nặng. Trong trường hợp người bệnh chỉ bị bong tróc nhẹ hoặc nổi bong bóng nước được coi là tình trạng viêm da cấp tính, có thể được xử lý.

Còn các triệu chứng ở những cấp độ tiếp theo như da bắt đầu bị giãn mạch máu là biểu hiện da nhiễm Corticoid nặng. Các dấu hiệu này có thể dần thuyên giảm sau khoảng 2-4 tuần khi người bệnh ngừng tiếp xúc với Corticoid.

Các thể bệnh viêm da do nhiễm Corticoid

Việc lạm dụng thuốc bôi ngoài da, các loại mỹ phẩm có nhiều Corticoid khiến da nhanh chóng bị nhiễm độc. Từ đó gây nên hàng loạt bệnh lý viêm da như:

1. Viêm da mất nước

Viêm da mất nước được xem là thể bệnh nhẹ nhất khi da nhiễm Corticoid. Đa số các trường hợp bệnh nhân gặp phải tình trạng này là do lạm dụng thuốc bôi ngoài có thành phần là Corticoid hoặc dùng phải mỹ phẩm “rởm” trong thời gian ngắn với nồng độ thấp.

Viêm da mất nước là tình trạng cấp tính, chưa nguy hiểm
Viêm da mất nước là tình trạng cấp tính, chưa nguy hiểm

Các bệnh nhân bị viêm da mất nước thường gặp phải một số triệu chứng cơ bản như: Khô da, ngứa ngáy bất thường đôi khi còn có hiện tượng bong tróc và có vảy trắng. Những dấu hiệu như nóng rát, ửng đỏ, nổi mụn trên da rất ít khi xuất hiện, chỉ cần kiêng khem và điều trị trong 1-2 tháng tình trạng viêm da sẽ được cải thiện.

2. Viêm da tăng tiết nhờn

Sau vài ngày dừng sử dụng các loại mỹ phẩm, thuốc bôi có nồng độ Corticoid cao, tuyến nhờn trên da sẽ lập tức hoạt động mạnh, khiến các nốt mụn nổi lên. Đây có thể là những dấu hiệu của tình trạng viêm da tăng tiết bã nhờn.

Bởi trong suốt thời gian sử dụng những sản phẩm kể trên, làn da gần như bị lệ thuộc. Nếu ngừng dùng, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái rối loạn nội tiết, kích thích hoạt động của tuyến nhờn khi tham gia vào sản xuất dầu thừa gây bít tắc lỗ chân lông.

Các dấu hiệu phổ biến nhất của tình trạng viêm da tăng tiết bã nhờn là làn da bị bóng nhờn, đen sạm, các nốt mụn viêm, mụn bọc mọc khắp mặt. Hơn nữa, da mặt sẽ dễ bị tổn thương hơn với các nốt sẹo lõm, sẹo thâm.

3. Viêm da kích thích

Sau khoảng 2-3 tuần không sử dụng mỹ phẩm, thuốc bôi ngoài da chứa nhiều Corticoid viêm da kích thích có thể xuất hiện. Ngay khi ngừng dùng những dược phẩm, mỹ phẩm kể trên da mặt của người bệnh có thể lập tức bị ửng đỏ, sừng hóa kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Triệu chứng của viêm da kích thích thường bao gồm bong tróc da, bề mặt da bị khô rồi mọc các mụn nước li ti theo từng mảng. Những mụn nước này khi vỡ chảy dịch vàng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và lan rộng ra những vùng da lân cận.

4. Viêm da giãn mạch

Ở các bệnh nhân lạm dụng thuốc điều trị, mỹ phẩm chứa hoạt chất Dexamethasone kéo dài rất dễ gây ra tình trạng viêm da giãn mạch. Theo các bác sĩ, phải mất khoảng 1 năm thì Dexamethasone mới bắt đầu gây ra các triệu chứng trên da. Tình trạng này khiến bệnh nhân luôn có cảm giác nóng rát, làm da đỏ ửng khi vận động mạnh hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Khi da bị nhiễm độc Dexamethasone cũng có thể gây viêm da giãn mạch
Khi da bị nhiễm độc Dexamethasone cũng có thể gây viêm da giãn mạch

Do lúc này làn da của người bệnh đã bị bào mòn tương đối nhiều, các mạch máu cũng đã giãn nở nên da mặt của người bệnh hiện rõ từng mạch máu li ti. Kèm theo đó, bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy châm chích, phù nề, căng tức… Những biểu hiện này cho thấy da bị nhiễm Corticoid nặng, phải mất rất nhiều thời gian để phục hồi lại từ đầu.

5. Viêm da phồng rộp

Khi da nhiễm Corticoid thể nặng, các tế bào da đã bị phá hủy trầm trọng gây nên hội chứng Steven Johnson. Tình trạng viêm da phồng rộp chủ yếu xuất hiện ở những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng với các tác nhân bên ngoài.

Bệnh lý viêm da này thường gây ra một loạt các triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi, các mụn nước bị vỡ, nhiều bọng nước xuất hiện trên da rồi dần lan rộng. Trong nhiều trường hợp, các mụn nước còn có thể vỡ rồi hình thành nên nhiều túi mủ “khổng lồ”.

6. Một số tình trạng da liễu khác

Bên cạnh những bệnh lý viêm da kể trên, khi da bị nhiễm Corticoid cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc hàng loạt bệnh lý về da liễu như:

  • Teo da: Nếu như bệnh nhân sử dụng Mometasone với tần suất dày đặc rất dễ làm da bị dị ứng, tăng nguy cơ teo da. Những người bị teo da thường có biểu hiện như da bị nhăn nheo, da mỏng lại, các hắc tố gia tăng và khiến da có màu nâu sẫm.
  • Viêm da mắt, da miệng: Ở những bệnh nhân quá lệ thuộc vào thuốc, mỹ phẩm chứa Corticoid có thể khiến vùng da quanh mắt, quanh miệng bị viêm ngay cả khi mới sử dụng trong thời gian ngắn. Triệu chứng phổ biến nhất là nổi mụn nước kèm theo ngứa ngáy, nếu không can thiệp sớm có thể tiến triển thành mãn tính.
  • Nấm móng: Nếu sử dụng các loại thuốc chứa Corticoid trị bệnh da liễu quá 4-5 lần/tuần trong thời gian dài có thể gây nên tình trạng nấm móng. Người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng như sừng hóa móng, móng giòn dễ gãy, móng bị biến dạng,…
Khi da nhiễm độc Corticoid có thể gây nấm móng
Khi da nhiễm độc Corticoid có thể gây nấm móng

Da bị nhiễm Corticoid có nguy hiểm không?

Nếu như một người thường xuyên sử dụng các sản phẩm chứa Corticoid trong suốt một thời gian dài rất dễ khiến da “nghiện thuốc” và luôn phải lệ thuộc.

Không chỉ gây ra nhiều bệnh lý viêm da, quá trình dùng thuốc, lạm dụng mỹ phẩm có nồng độ Corticoid cao rất dễ làm da bị bào mòn, nhanh chóng chịu các tác động xấu từ môi trường xung quanh. Mặt khác, quá trình chuyển hóa lipid của cơ thể cũng sẽ bị rối loạn, gây ảnh hưởng tới tuyến thượng thận và nội tiết tố,…

Hơn nữa, khi tiếp xúc và tác động lên da trong một thời gian dài, các Corticoid còn giữ lại natri, tích trữ nước và đào thải kali. Đồng thời, loại thuốc độc bảng B này còn thúc đẩy quá trình giải phóng oxit nitric, làm giảm đáng kể lượng hyaluronic, làm các biểu mô nang bắt đầu thoái hóa,…

Do vậy, khi da nhiễm Corticoid, người bệnh sẽ phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về da liễu như: Tăng sắc tố melanin, teo da, nổi mụn, giãn nở mao mạch, mất nước,… cùng nhiều hao tổn khác về sức khỏe.

Khi da bị nhiễm Corticoid phải làm gì?

Hiện tượng da nhiễm Corticoid rất nguy hiểm, không thể xem nhẹ bất cứ triệu chứng nào. Khi gặp phải tình trạng này, trước tiên người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc, mỹ phẩm chứa hoạt chất này, song song với đó là tuân thủ các biện pháp chăm sóc, giúp da nhanh chóng đào thải độc tốc.

Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia da liễu:

Giảm tần suất sử dụng sản phẩm chứa Corticoid rồi dừng hẳn

Khi làn da đang quen được “chăm sóc” bởi các sản phẩm chứa Corticoid, việc đột ngột dừng thuốc có thể khiến làn da phải đối mặt với những vấn đề da liễu nghiêm trọng. Do vậy, nếu đang sử dụng những sản phẩm này và phát hiện da bị nhiễm độc, người bệnh nên giảm tần suất dùng chúng một cách từ từ.

Điều chỉnh tần suất sử dụng các sản phẩm giúp làn da nhanh chóng hồi phục
Điều chỉnh tần suất sử dụng các sản phẩm giúp làn da nhanh chóng hồi phục

Theo khuyến cáo của chuyên gia, trước hết người bệnh nên giảm tần suất trong ngày, rồi trong tuần, sau cùng là dừng hẳn để làn da có thể thích nghi.

Ví dụ: Nếu đang sử dụng thuốc, mỹ phẩm chứa Corticoid mỗi ngày 2 lần thì bạn nên giảm tần suất xuống còn 1 lần/ngày, sau đó là 1 lần/tuần rồi cuối cùng dừng hẳn.

Áp dụng các biện pháp chăm sóc da tại nhà

Bên cạnh việc giảm tần suất sử dụng các sản phẩm chứa Corticoid, người bệnh cũng nên áp dụng thêm các biện pháp chăm sóc da và thải độc cho da. Nếu làn da chỉ bị nhiễm độc nhẹ, các triệu chứng ở mức độ cấp tính mẩn ngứa thông thường thì mỗi người có thể thực hiện các biện pháp sau:

Lựa chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ

Nếu da mặt nhiễm Corticoid, người bệnh nên thay thế các sản phẩm sữa rửa mặt đang sử dụng bằng loại dịu nhẹ hơn nhằm hạn chế các thương tổn cho làn da.

Để ngăn không cho làn da đối mặt với tình trạng nhiễm khuẩn nặng, người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý (loại 0,9% Natri Clorid) để vệ sinh da mặt. Hoặc lựa chọn một số loại sữa rửa mặt không có bọt, không chứa hương liệu như Cetaphil. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến các bác sĩ trước khi dùng.

Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm

Các bệnh nhân bị nhiễm độc Corticoid thường có làn da bong tróc, biểu hiện thiếu nước. Để nhanh chóng loại bỏ tình trạng này, người bệnh nên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm có thành phần là vitamin E hoặc Hyaluronic Axit.

Ngoài ra, KHÔNG sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chứa Paraben, hương liệu công nghiệp. Bởi chúng có thể khiến làn da của bạn phải “tiếp nhận” thêm nhiều tổn thương hơn.

Ngừng sử dụng sản phẩm đặc trị

Khi nhiễm Corticoid, làn da đang bị bào mòn, hư tổn. Do vậy người bệnh nên ngưng sử dụng mọi sản phẩm làm trắng da, trị mụn kể cả khi chúng không chứa Corticoid. Nhiệm vụ quan trọng nhất của mỗi người lúc này là tập trung vào quá trình phục hồi và tái tạo làn da bị tổn thương.

Ngoài những lưu ý như trên, người bệnh cũng có thể hỗ trợ thải độc, kháng viêm cho da bằng cách đắp các loại mặt nạ tự nhiên như: Sữa chua không đường + mật ong, mặt nạ dưa chuột, mặt nạ nha đam, mặt nạ sữa chua + tinh bột nghệ…

Dưới đây là một số công thức mặt nạ người bệnh có thể tham khảo:

  • Mặt nạ tinh bột nghệ: Dùng 1 thìa tinh bột nghệ trộn cùng 1 muỗng mật ong. Dùng hỗn hợp đắp lên mặt trong 15 phút, áp dụng phương pháp này 1-2 lần/tuần để làn da nhanh chóng được cải thiện.
  • Mặt nạ sữa chua không đường: Dùng sữa chua không đường đắp lên mặt trong vòng 15 phút sau đó rửa sạch với nước. Thực hiện 2 lần/tuần sẽ giúp cải thiện tình trạng da nhiễm độc Corticoid.
  • Mặt nạ nha đam: Lấy nha đam gọt bỏ vỏ, rửa qua cho hết nhựa rồi bóp lấy phần gel bên trong. Thoa lượng keo thu được lên da và chờ trong khoảng 15 phút hoặc đến khi khô hẳn thì rửa lại với nước. Nên thực hiện 2-3 lần/tuần để có được hiệu quả tích cực.
Các loại mặt nạ tự nhiên lành tính, giúp làm dịu da
Các loại mặt nạ tự nhiên lành tính, giúp làm dịu da

Một số lưu ý khi da nhiễm Corticoid

Nếu không may để da nhiễm bị Corticoid, ngoài việc áp dụng các biện pháp chăm sóc da, ngừng dùng thuốc/mỹ phẩm thì người bệnh cũng nên chủ động xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Điều này sẽ giúp làn da được nuôi dưỡng từ sâu bên trong, nâng cao khả năng phục hồi chỉ trong thời gian ngắn. Cụ thể như sau:

  • Uống nước đều đặn, mỗi ngày nên dùng từ 1,5-2l nước. Việc uống đủ nước sẽ giúp cấp ẩm cho làn da, cân bằng hoạt động của tuyến bã nhờn, đồng thời thanh lọc cơ thể hiệu quả.
  • Kiêng ăn đồ cay nóng, các chất kích thích để tránh làm da thêm tổn thương.
  • Không sử dụng những thực phẩm giàu tinh bột, nhiều đường, thức ăn quá dầu mỡ. Bởi chúng là những thực phẩm khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, từ đó làm cho tình trạng viêm da thêm trầm trọng.
  • Lựa chọn những thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất, có nhiều vitamin A, C, E nhằm hỗ trợ tối đa quá trình phục hồi da.
  • Tuyệt đối không nặn mụn mủ, mụn viêm trên da để tránh bị bội nhiễm dẫn đến thương tổn trên diện rộng.
  • Chủ động vệ sinh da mặt hằng ngày, hạn chế sờ lên mặt. Khi cần ra ngoài luôn đeo khẩu trang nhằm hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây hại cho da.

Da nhiễm Corticoid có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng nếu như không được can thiệp sớm. Do đó, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường trên làn da, mỗi người nên chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị, tránh để tình trạng diễn biến xấu hơn.

Chia sẻ

Thuốc sắc sẵn tiện dùng dành cho người bệnh

Hướng Dẫn Dùng Tiêu Ban Hoàn Bì Thang Chữa Mề Đay Hiệu Quả Nhất

Sử dụng liệu trình chữa mề đay, phong ngứa Tiêu ban hoàn bì thang của Tổ hợp y tế Cổ...

Phác Đồ ĐẶC TRỊ Mề Đay 3 TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN Của Nhất Nam Y...

Hiện nay, phác đồ đặc trị mề đay với Tiêu ban hoàn bì thang của Tổ hợp Y tế Cổ...
NSƯT Thanh Hiền

NSƯT Thanh Hiền Chữa Bệnh Viêm Da Thành Công Sau 3 Tháng

“Tôi vốn là người kín kẽ, ít chia sẻ về chuyện đời sống riêng tư. Tuy nhiên, hôm nay tôi...

XUA TAN nỗi lo Dị ứng thời tiết nổi mề đay với liệu trình 3...

Hiện nay, liệu trình xử lý dị ứng thời tiết, nổi mề đay với Tiêu ban hoàn bì thang là...

[Tọa đàm] Chuyên gia Da liễu hơn 40 năm kinh nghiệm chia sẻ BÍ QUYẾT...

Với hơn 40 năm kinh nghiệm khám và xử lý các bệnh về da liễu, TTƯT. BS Lê Phương đã...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top