Nổi Mề Đay Ở Tay

Nổi mề đay ở tay là một vấn đề da liễu phổ biến và gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu kéo dài. Nghiêm trọng hơn, bệnh này có thể ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp, gây khó thở và nhiều biến chứng khác. Vậy, nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị chính xác cho bệnh này là gì?

Nổi mề đay ở tay trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người với cảm giác ngứa ngáy kéo dài dai dẳng
Nổi mề đay ở tay trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người với cảm giác ngứa ngáy kéo dài dai dẳng

Nổi mề đay ở tay là gì?

Nổi mề đay ở tay là tình trạng vùng da tay bị phản ứng gây ngứa ngáy, đau rát, khó chịu. Bệnh lý này có thể biểu hiện dưới các dạng như nổi mề đay bàn tay, nổi mề đay cánh tay, nổi mề đay tay chân… với sự xuất hiện của các mụn nước, mụn mủ kèm theo những nốt tròn nhỏ sưng tấy.

Tỷ lệ nổi mề đay ở cánh tay khá cao và đa phần trong đó có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần. Phụ nữ từ 20 – 40 tuổi được xem là đối tượng lý tưởng mắc bệnh. Ngoài ra, mề đay không có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh tuy nhiên lại có khả năng di truyền, vì vậy nếu trong gia đình có người từng bị mề đay thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn.

Mề đay ở tay do đâu?

Mề đay ở tay xuất hiện khi cơ thể gặp phải các tác nhân gây kích ứng, chúng đến từ yếu tố bên ngoài hoặc nội sinh ngay trong cơ thể. Việc nhận biết chính xác những căn nguyên này giúp ích trong hoạt động điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.

Bệnh có thể khởi phát do các tác nhân kích ứng bên ngoài hoặc nội sinh bên trong 
Bệnh có thể khởi phát do các tác nhân kích ứng bên ngoài hoặc nội sinh bên trong

Một số lý do chính làm bệnh lý này khởi phát phải kể đến như sau:

  • Do di truyền, theo nghiên cứu nếu trong gia đình có người từng bị mề đay thì tỷ lệ thế hệ sau mắc bệnh là khá cao.
  • Do tiếp xúc với các tác nhân như hóa chất, mỹ phẩm, phấn hoa, lông động vật… làm xuất hiện phản ứng kích thích, cơ thể giải phòng chất trung gian khiến mề đay xuất hiện.
  • Ảnh hưởng từ biến đổi thời tiết, cơ thể không kịp có những điều chỉnh thích nghi.
  • Do tâm lý cẳng thẳng, người bệnh ở trong trạng thái stress kéo dài. Điều này ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương, làm hệ miễn dịch suy giảm.
  • Là triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng cấp như sốt phát ban, viêm họng cấp, sởi…
  • Tác động tiêu cực từ các chất kích thích có hại như rượu, bia, thuốc lá…
  • Là hệ quả của các bệnh lý như Lupus ban đỏ, tiêu đường loại 1, bệnh Celiac…
  • Ảnh hưởng tiêu cực do sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không có Steroid…

Triệu chứng điển hình của bệnh

Nổi mề đay ở tay có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động, cầm, nắm của người bệnh. Nghiêm trọng hơn, nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, bệnh có thể lan sang các vùng da khác thậm chí đe dọa khả năng hoạt động của đường thở gây khó thở. Bên cạnh đó, mề đay còn làm suy giảm giá trị thẩm mỹ và để lại sẹo sau này.

Một số dấu hiệu điển hình giúp nhận biết bệnh sớm từ đó loại bỏ nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Nổi mề đay ở lòng bàn tay, cánh tay… với các đốm nhỏ đỏ, mọc thành mảng gây sưng tấy.
  • Gây cảm giác ngứa ngáy dữ dội, người bệnh khó chịu.
  • Người bệnh có thể bị sưng môi, đau họng, sưng mí mắt… hoặc thậm chí gây viêm sưng và phù mạch.
  • Một số trường hợp nặng, người bệnh cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện nếu xuất hiện các triệu chứng như khó thở, buồn nôn, choáng váng, nhịp tim bất thường, mất thăng bằng…

Phương pháp điều trị mề đay ở tay hiệu quả cao

Nổi mề đay ở tay có thể tự thuyên giảm mà không cần can thiệp y tế. Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều trường hợp bệnh diễn biến kéo dài, trở thành mãn tính và tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, ngay từ khi nhận thấy các dấu hiệu khởi phát, người bệnh nên chủ động trong việc thực hiện các biện pháp chữa trị.

[pr_middle_post]

Sớm tiến hành điều trị là giải pháp hoàn hảo giúp chữa bệnh hiệu quả và ngăn cản các biến chứng xấu xuất hiện
Sớm tiến hành điều trị là giải pháp hoàn hảo giúp chữa bệnh hiệu quả và ngăn cản các biến chứng xấu xuất hiện

Điều trị tại nhà đơn giản bằng mẹo dân gian

Trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển, các mẹo dân gian vẫn luôn khẳng đinh được tính hiệu quả và an toàn. Với nổi mề đay ở tay, người bệnh có tham khảo một số mẹo chữa trị nổi mề đay tại nhà như sau:

  • Sử dụng bột yến mạch: Bột yến mạch trộn chung cùng sữa chua và mật ong sau đó đem đắp lên vùng da bị tổn thương.
  • Sử dụng nha đam: Nha đam đem rửa sạch, bỏ vỏ, cạo lấy phần gel rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
  • Sử dụng giấm táo: Pha giấm táo với nước ấm theo tỷ lệ 1:1 rồi thoa đều hỗn hợp lên da. Sau khoảng 5 – 10 phút, người bệnh tiến hành rửa sạch lại da với nước ấm.

Lưu ý, người bệnh cần làm sạch da trước khi thực hiện các phương pháp này nhằm tăng hiệu quả và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, trị bệnh dân gian có dược lực thấp, nên sử dụng với tình trạng bệnh nhẹ ở giai đoạn với mới khởi phát.

Trị bệnh bằng Tây y

Trị nổi mề đay bằng Tây y thông qua việc sử dụng thuốc nhằm kiểm soát nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy và mẩn đỏ. Trong đó, một số loại thuốc Tây được sử dụng phổ biến trong phác đồ điều trị mề đay ở tay là:

  • Thuốc Histamin H1 giúp ức chế giải phóng Histamin từ đó ngăn chặn các triệu chứng của bệnh.
  • Thuốc chống viêm chứa Corticoid thường được sử dụng với trường hợp nổi mề đay nặng, bệnh nhân bị phù mạch…
  • Thuốc ức chế miễn dịch, điển hình như Tacrolimus và Cyclosporine.
  • Thuốc chống trầm cảm, thường được sử dụng trong trường hợp bệnh khởi phát do cẳng thẳng, stress, áp lực…

Lưu ý, thuốc Tây chữa nổi mề đay ở tay được bào chế từ các chất hóa học, có khả năng làm phát sinh  tác dụng phụ ngoài mong muốn. Vì vậy, người bệnh chỉ nên dùng thuốc sau khi được bác sĩ tiến hành kiểm tra, thăm khám và kê đơn.

Một số lưu ý khi mắc nổi mề đay ở tay

Tương tự bất cứ một bệnh lý nào khác, trong suốt quá trình mắc nổi mề đay ở tay, người bệnh cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn dùng thuốc dựa theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh tuyệt đối tình trạng cào, gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, làm sạch da dịu nhẹ, nên ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học.
  • Giữ da luôn sạch sẽ, thoáng mát đồng thời chú ý tránh đề da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như hóa chất, bụi bẩn, phấn hoa…
  • Xây dựng khẩu phần ăn lành mạnh, chú ý tránh xa các loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng như hải sản, thịt bò, các loại đậu, sữa…
  • Tránh tuyệt đối việc dung nạp vào cơ thể các loại đồ uống có cồn, thuốc lá hoặc bất cứ một chất kích thích nào khác.
  • Giữ trạng thái tinh thần cân bằng, tránh để cơ thể stress hoặc ngủ không đủ giấc mỗi ngày.

Nổi mề đay ở tay tuy không phải bệnh quá nguy hiểm nhưng lại gây nhiều tác động tiêu cực lên sức khỏe vì vậy người mắc không nên chủ quan. Tốt nhất, người bệnh cần tiến hành thăm khám ngay khi phát hiện các triệu chứng song song với tiến hành điều trị tích cực.

Câu hỏi thường gặp
Bệnh Phong Ngứa Có Lây Không

Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng mãn tính, gây ra do vi trùng phong. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện - điều trị sớm có thể để lại di chứng hoặc tàn tật suốt đời. Vì thế, nhiều người thường cảm thấy lo lắng và sợ tiếp xúc với những người mắc bệnh lý này. Vậy trên thực tế, bệnh phong có lây hay di truyền không, làm sao để điều trị bệnh hiệu quả?  Bệnh phong ngứa có lây không? Có chữa được không? Thắc mắc “bệnh phong ngứa có lây không, có di...

Xem chi tiết
Trẻ Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Hết

Trẻ nổi mề đay bao lâu thì hết được nhiều bậc phụ huynh quan tâm khi con trẻ không may mắc bệnh lý này. Mề đay là bệnh da liễu phổ biến và có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên thường phổ biến hơn ở trẻ nhỏ. Để giải đáp cho vấn đề trên, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây cùng Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102. Trẻ nổi mề đay bao lâu thì hết? Nổi mề đay ở trẻ là tình trạng mao mạch dưới da, niêm mạc phản...

Xem chi tiết
Nổi Mề Đay Có Kiêng Gió Không

Theo dân gian cho rằng, khi bị nổi mề đay cần tránh gió và không nên nằm quạt. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề này để đưa ra câu trả lời chính xác. Vậy, nổi mề đay có kiêng gió không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết này từ các chuyên gia về bệnh mề đay. Nổi mề đay có kiêng gió không? Nổi mề đay là tình trạng mao mạch trên da phản ứng với các yếu tố gây phù cấp, mãn tính ở trung bì. Triệu chứng...

Xem chi tiết
Nổi Mề Đay Có Được Nằm Quạt Không

Nổi mề đay là một vấn đề da liễu, gây khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ cho người bệnh. Để có thể chấm dứt tình trạng này, người bệnh sẽ cần phải kiêng khem nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ. Vậy nếu vào mùa hè nóng bức, người bệnh nổi mề đay có được nằm quạt không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, để xem liệu việc nằm quạt có thể gây tác động gì tới tình trạng nổi mề đay hay không. Tư vấn nổi mề đay có được nằm quạt...

Xem chi tiết
Nổi Mề Đay Kiêng Gì

Ngoài việc sử dụng các bài thuốc, việc tuân thủ các quy tắc sinh hoạt và kiêng cữ trong ăn uống là rất quan trọng để chữa bệnh mề đay và ngăn ngừa sự tái phát. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi người ta tìm kiếm thông tin về "nổi mề đay kiêng gì để khỏi bệnh?" Bài viết này sẽ cung cấp ý kiến chính xác từ chuyên gia da liễu. Nổi mề đay kiêng gì để khỏi bệnh? Mề đay là bệnh lý ngoài da rất phổ biến, triệu chứng đặc trưng là các nốt đỏ...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng

Giải Mã Công Dụng Các Vị Thuốc “VÀNG” Trong Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Tiêu ban hoàn bì thang là bài thuốc đặc trị mề đay nổi tiếng nhờ giúp hơn 30.000 bệnh nhân...

Phác Đồ ĐẶC TRỊ Mề Đay 3 TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN Của Nhất Nam Y...

Hiện nay, phác đồ đặc trị mề đay với Tiêu ban hoàn bì thang của Tổ hợp Y tế Cổ...

XUA TAN nỗi lo Dị ứng thời tiết nổi mề đay với liệu trình 3...

Hiện nay, liệu trình xử lý dị ứng thời tiết, nổi mề đay với Tiêu ban hoàn bì thang là...

Liệu trình chữa nổi mề đay an toàn, hiệu quả của Nhất Nam Y Viện

Nhất Nam Y Viện là đơn vị nổi tiếng hiện nay nhờ điều trị bệnh bằng các phương pháp, bài...

NSƯT Thanh Hiền chữa khỏi nổi mề đay mãn tính tại Nhất Nam Y Viện

“Tôi đã từng có những ngày tháng khổ sở vì căn bệnh mề đay mẩn ngứa. Nhiều đêm mất ngủ...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top