Da Bị Nổi Mụn Nước Và Ngứa Cảnh Báo Bệnh Gì? Cách Điều Trị
Da bị nổi mụn nước và ngứa là bệnh lý ngoài da không hiếm gặp và có thể tự khỏi. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và mất thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti. Vậy dấu hiệu nhận biết tình trạng trên là gì? Làm cách nào để điều trị? Cùng chúng tôi tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp chi tiết.
Da bị nổi mụn nước và ngứa cảnh báo bệnh gì?
Da bị nổi mụn nước và ngứa khiến người bệnh khó chịu, mất tự tin và lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe. Da nổi mụn nước ngứa như lời cảnh báo bạn có thể đang mắc các căn bệnh da liễu cần điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như:
- Thủy đậu: Da bị nổi mụn nước kèm cảm giác ngứa ngáy là dấu hiệu rõ rệt của bệnh thủy đậu. Bên trong mụn nước chứa nhiều chất lỏng, nếu không may bị vỡ sẽ lây lan sang vùng da khỏe mạnh hoặc lây cho người khác.
- Bệnh tổ đỉa: Tên khoa học là Dysidrose, thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân hoặc cạnh bàn tay/chân hoặc ngón chân. Bệnh lý này khiến da bị ngứa và nổi mụn nước ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Bệnh chàm: Bệnh lý này gây ra nhiều mụn nước kèm vết nứt nẻ, đóng vảy rồi bong tróc, thậm chí có thể bị chảy dịch.
- Bệnh Herpes: Đây là một trong những bệnh lý ngoài da thường gặp, gây tình trạng tổn thương da và nổi mụn nước. Người bị mắc Herpes hiếm khi gặp phải biến chứng nặng, ngoại trừ phụ nữ mang thai.
- Bệnh chốc lở: Cả người lớn và trẻ em đều có thể mắc bệnh lý ngoài da này. Dấu hiệu của bệnh là mụn nước, bọng nước đi kèm da ửng đỏ. Nếu không may mụn nước bị vỡ thì da sẽ bị loét dẫn đến viêm nhiễm nặng.
Dấu hiệu của da bị nổi mụn nước và ngứa
Da bị nổi mụn nước và ngứa có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Dưới đây là một vài dấu hiệu cụ thể, bạn đọc nên tham khảo để sớm phát hiện bệnh:
- Mụn nhỏ li ti xuất hiện ở kẽ tay, chân, bàn tay hoặc bàn chân rồi lớn dần theo thời gian.
- Mụn nước có thể sưng đỏ kèm ngứa ngáy gây khó chịu.
- Trong mụn có nước hoặc mủ vàng, xanh.
- Vết mụn nước bị vỡ sẽ để lại sẹo thâm. Đặc biệt, trường hợp mụn không được xử lý đúng cách khi vỡ sẽ dễ gây viêm nhiễm, mưng mủ hoặc lây lan sang vùng da khỏe mạnh.
Vậy bị ngứa nổi mụn nước gây nguy hiểm không? Thực tế, tình trạng này không nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe nhưng về lâu dài sẽ gây mệt mỏi, khó chịu khiến chất lượng cuộc sống giảm sút. Nếu nguyên nhân dẫn đến da bị ngứa nổi mụn nước là do các bệnh lý đã đề cập ở trên thì người bệnh nên chú ý để điều trị sớm và triệt để, tránh gây biến chứng nguy hiểm ngoài ý muốn.
Khi thấy xuất hiện những biểu hiện sau, người bệnh nên chủ động liên hệ cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị:
- Mụn nước nổi khắp người, mụn bị vỡ, sưng đau và có nguy cơ nhiễm trùng.
- Da nổi mụn nước gây ngứa hoặc không ngứa kèm chóng mặt, khó thở, sưng lưỡi, môi.
- Mụn nước gây ngứa xuất hiện ở trong miệng, lỗ tai hoặc khu vực gần mắt.
Nguyên nhân gây da bị nổi mụn nước và ngứa
Bên cạnh những bệnh lý ngoài da kể trên, da bị nổi mụn nước và ngứa còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra như:
- Tác động của nhiệt độ: Ở nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, vi khuẩn, bụi bẩn và mồ hôi dễ dàng tích tụ trên da dẫn đến hình thành nhiều mụn nước.
- Tiếp xúc nhiều với hóa chất: Đôi khi da ngứa nổi mụn nước là do ảnh hưởng của hóa chất trong mỹ phẩm, dung môi hoặc chất tẩy rửa.
- Ma sát: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến da bị nổi mụn nước và ngứa. Mụn sẽ xuất hiện ở những vùng da thường xuyên gặp tác động lặp đi lặp lại bởi các hoạt động thường ngày như tay, chân, lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
- Bệnh lý về gan, thận: Khi gan, thận bị tổn thương, chất độc bị tích tụ khiến cơ thể nóng, dễ phát mụn ra vùng da bên ngoài.
- Vỡ mạch máu dưới da: Mạch máu bị vỡ khiến máu bị rò rỉ vào khoảng trống dưới da và hình thành nốt mụn phồng rộp.
- Vệ sinh da kém: Da không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách sẽ trở thành môi trường thích hợp để vi khuẩn, virus sinh sôi gây ra da ngứa nổi mụn nước.
Các phương pháp điều trị da bị nổi mụn nước và ngứa
Dù da bị nổi mụn nước và ngứa có thể tự khỏi, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu điều trị sai cách thì nguy cơ để lại biến chứng nguy hiểm rất cao. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể lựa chọn mẹo dân gian hoặc thuốc Tây y dựa theo mức độ bệnh lý cụ thể.
Mẹo dân gian
Những người da nổi mụn nước ngứa thể nhẹ có thể áp dụng mẹo dân gian để điều trị, vừa an toàn, lành tính vừa mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí. Một số mẹo bạn đọc tham khảo để điều trị tại nhà:
- Chườm khăn lạnh: Phương pháp này thường được dùng để giảm tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy. Bạn chỉ cần dùng 1-2 viên đá, đặt trong khăn sạch rồi chườm trực tiếp lên vùng da tổn thương. Sau khoảng 3-4 phút, các bớt đỏ – cơn ngứa sẽ được giảm dần. Thực hiện chườm lạnh lên da nhiều lần trong ngày để nhanh cải thiện nhanh hơn.
- Bôi gel nha đam: Rửa sạch một nhánh nha đam, bỏ phần vỏ xanh bên ngoài rồi bôi trực tiếp phần ruột bên trong lên vùng da bị nổi mụn nước và ngứa. Dùng nước sạch rửa lại da rồi lau khô bằng khăn mềm. Các vitamin, khoáng chất cùng nước trong nha đam có tác dụng cấp ẩm cho da, làm giảm cơn ngứa hiệu quả.
- Sử dụng dầu dừa: Vệ sinh sạch sẽ vùng da nổi mụn nước ngứa rồi thoa một ít dầu dừa lên, massage nhẹ nhàng từ 2-3 phút. Bạn nên bôi trước khi đi ngủ và rửa lại da vào sáng hôm sau. Thực hiện đều đặn giúp cân bằng độ ẩm, giảm viêm da nổi mụn nước ngứa và ngăn ngừa bị nhiễm trùng.
- Dùng nước chè xanh: Ngâm lá chè xanh cùng nước muối pha loãng, để khoảng 10 phút rồi rửa sạch và vò nát. Đun sôi khoảng 1.5 lít nước, sau đó cho lá chè đã vò vào nấu thêm 5 phút. Để nguội, đổ ra chậu sạch và dùng nước rửa sạch vùng da bị mụn nước và ngứa. Thực hiện liên tục mỗi ngày khoảng 2-3 lần.
Lưu ý, mặc dù mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu đơn giản, dễ tìm nhưng thời gian điều trị lâu nên người bệnh cần kiên trì, thực hiện đều đặn mỗi ngày.
Sử dụng thuốc Tây y
Người bị ngứa nổi mụn nước điều trị bằng mẹo dân gian nhưng không mang lại hiệu quả như ý muốn có thể cân nhắc sử dụng thuốc Tây theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa. Các loại thuốc thường được chỉ định sử dụng để điều trị tình trạng da bị nổi mụn nước và ngứa phải kể đến như:
- Thuốc kháng Histamin: Loại thuốc này có công dụng ức chế hoạt động của chất trung gian gây dị ứng da, hỗ trợ làm giảm viêm đỏ và ngứa ngáy. Thông thường, thuốc kháng Histamin được chỉ định cho các trường hợp da bị ngứa nổi mụn nước do mắc các bệnh lý dị ứng.
- Thuốc nhóm Corticoid: Những loại thuốc thuộc nhóm này thường được bác sĩ kê đơn cho người bị nổi mụn nước đỏ kèm viêm da nghiêm trọng.
- Thuốc kháng sinh: Tùy vào cấp độ tổn thương của da, bạn có thể sử dụng thuốc uống, kem bôi hoặc thuốc mỡ để điều trị.
- Dung dịch sát trùng ngoài da: Với công dụng diệt khuẩn, làm sạch da tổn thương và ngăn ngừa nhiễm trùng, thuốc tím, hồ nước và xanh methylen ngày càng được sử dụng phổ biến để cải thiện tình trạng da nổi mụn nước ngứa.
- Thuốc bôi dịu kích ứng da: Để giảm ngứa da, cấp ẩm và thúc đẩy quá trình phục hồi, người bệnh có thể bôi các loại thuốc bôi dịu kích ứng chứa vitamin E, glycerin.
Lưu ý, trong quá trình sử dụng, người bệnh phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không dùng quá liều hoặc tự ý thay đổi loại thuốc. Nếu tình trạng da bị nổi mụn nước và ngứa không cải thiện hoặc xuất hiện bất thường thì người bệnh phải dừng thuốc ngay lập tức, đồng thời liên hệ bác sĩ chuyên khóa để được tư vấn sớm nhất.
Cách phòng ngừa da bị nổi mụn nước và ngứa
Ai cũng có nguy cơ mắc phải tình trạng da bị nổi mụn nước và ngứa nên bạn không được chủ quan. Để hạn chế mắc bệnh, bạn có thể tham khảo một vài cách phòng ngừa sau:
- Không nên tiếp xúc nhiều với xà phòng, nước rửa bát,… hoặc bất kỳ loại hóa chất nào.
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt những vùng dễ tích tụ mồ hôi, bụi bẩn như tay, chân, bàn tay, bàn chân,….
- Đeo găng tay, mặc bảo hộ khi làm việc trong môi trường độc hại để bảo vệ da.
- Uống đủ nước, chăm chỉ cấp ẩm da bằng các loại kem dưỡng phù hợp với tính chất da.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng.
Nếu đang bị ngứa nổi mụn nước thì người bệnh cần chăm sóc da tổn thương đúng cách để nhanh lành và không để lại biến chứng ngoài ý muốn như nhiễm trùng, sẹo,…. Dưới đây là một vài lưu ý khi chăm sóc vùng da bị tổn thương:
- Không cào, gãi hoặc chà mạnh khiến mụn nước bị vỡ, tăng nguy cơ nhiễm trùng và lan sang vùng da khỏe mạnh.
- Thoa kem dưỡng ẩm da mỗi ngày để chống khô da, dịu cơn ngứa và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chọn loại kem dưỡng phù hợp với tính chất da.
- Vệ sinh da và thay quần áo 2 lần/ngày để ngăn ngừa mồ hôi, bụi bẩn tích tụ trên da.
- Không tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như hóa chất, lông mèo, chó, phấn hoa,…..
- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống, giặt giũ chăn màn để ngăn chặn vi khuẩn, virus gây bệnh sinh trưởng.
- Tuyệt đối không dùng mỹ phẩm, phấn trang điểm cho vùng da bị tổn thương cho đến khi phục hồi hoàn toàn.
- Mặc áo chống nắng, đeo khẩu trang cẩn thận khi ra trời nắng.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về da bị nổi mụn nước và ngứa, hi vọng sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng này để đưa ra các biện pháp phòng ngừa và điều trị (nếu gặp phải) phù hợp. Tuy nhiên, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận tư vấn và lộ trình chữa trị phù hợp vừa an toàn, vừa mang lại hiệu quả tối ưu và không lo để lại biến chứng nguy hiểm.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!