Bật mí 6 loại thuốc điều trị viêm xoang cấp hiệu quả bác sĩ khuyên dùng

Các loại thuốc điều trị viêm xoang cấp thường được sử dụng dưới sự hướng dẫn và đơn thuốc của bác sĩ với tác dụng cải thiện triệu chứng và phòng ngừa viêm nhiễm lan rộng hơn. Người bệnh phải kết hợp nhiều loại dược phẩm khác nhau để đạt được kết quả hồi phục tốt nhất. Bạn đọc quan tâm đến chủ đề này hãy cùng tìm hiểu những loại thuốc được dùng để điều trị viêm xoang phổ biến nhất hiện nay.

Các loại thuốc điều trị viêm xoang cấp tốt và an toàn nhất

Viêm xoang cấp tính thường xảy ra khi người bệnh bị cảm cúm, cảm lạnh hoặc dị ứng thời tiết với các triệu chứng xuất hiện đột ngột. Tình trạng này ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể tự khỏi sau khoảng 1 đến 2 tuần. 

Tuy nhiên, trong trường hợp các dấu hiệu như nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau hốc mắt,… Khiến người bệnh khó chịu thì có thể sử dụng các loại thuốc điều trị viêm xoang cấp dưới đây:

1. Thuốc kháng sinh penicillins

Penicillins là nhóm kháng sinh diệt khuẩn có tác dụng ức chế sự phát triển của vi sinh vật nhờ vào khả năng làm gián đoạn quá trình tổng hợp mucopeptide tế bào của chúng. Không những vậy, penicillins kết hợp với các tác nhân miễn dịch trong cơ thể để vô hiệu hóa enzyme beta-lactamase của vi khuẩn gây viêm xoang, khiến chúng không còn sinh sôi và lan rộng sang các khu vực khác.

Một số loại penicillins thường dùng trong đơn thuốc viêm xoang cấp có thể kể đến là: Amoxicillin, Penicillins VK, Augmentin,…

Thuốc kháng sinh penicillins dùng trong trường hợp viêm xoang cấp do vi khuẩn
Thuốc kháng sinh penicillins dùng trong trường hợp viêm xoang cấp do vi khuẩn
  • Cách dùng: Kháng sinh được điều chế dưới dạng viên nén nên có thể dùng trực tiếp qua đường uống. Liều lượng ở người lớn là từ 1 đến 2 viên/ngày, đối với trẻ nhỏ nên trao đổi thêm với bác sĩ.
  • Chống chỉ định: Phụ nữ có thai và cho con bú, người dị ứng với thành phần thuốc hoặc không gặp phải các vấn đề liên quan đến vi khuẩn.
  • Lưu ý: Thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ táo bón, đau bụng, mẩn ngứa,… Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Nhóm kháng sinh cephalosporins

Đối với các trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể sử dụng thêm nhóm thuốc kháng sinh beta – lactam cephalosporins. Nhóm thuốc điều trị viêm xoang cấp này có khá nhiều điểm tương đồng với penicillins về cấu trúc sinh học hay dược lý nhưng có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ hơn, đặc biệt là vi khuẩn gram âm và gram dương.

Theo các nhà nghiên cứu, cephalosporins hoạt động bằng cách ức chế sự tổng hợp dinh dưỡng ở thành tế bào vi khuẩn, khiến vi khuẩn không thể phát triển và tự tiêu diệt. Cephalosporins có nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau, tiêu biểu có thể kể đến như Cefprozil, Cefuroxime, Suprax,…

  • Cách dùng: Thuốc được bào chế dạng viên nang nên được sử dụng qua đường uống, liều lượng phụ thuộc vào từng trường hợp bệnh cụ thể và ý kiến chuyên gia. 
  • Chống chỉ định: Người có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với thuốc hoặc phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú.
  • Lưu ý: Thuốc cần được sử dụng đúng liều, đúng lộ trình. Nếu phát sinh bất kỳ dấu hiệu bất thường trong khi uống thuốc Cephalosporins, người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ.

3. Thuốc điều trị viêm xoang cấp – Thuốc thông mũi

Người bệnh viêm xoang dù là dạng cấp tính hay mãn tính đều phải đối mặt với cảm giác nghẹt mũi do chất nhầy tích tụ trong lỗ mũi, hốc xoang. Triệu chứng này rất khó chịu và đôi khi gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của người bệnh. Trong những trường hợp như thế này, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chữa viêm xoang cấp kèm theo thuốc thông mũi.

Các thuốc thông mũi hoạt động bằng cách khiến thành mạch của hốc xoang và khoang mũi co lại, từ đó giảm tình trạng viêm sưng, khiến đường thở thông thoáng và dễ chịu hơn. Thuốc thông mũi có thể được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, ví dụ như Phenylephrine và Oxymetazoline, giúp giảm cảm giác nghẹt mũi một cách nhanh chóng. 

Trong khi đó, thuốc thông mũi dạng viên nén như Clorpheniramin phải sử dụng trong 10 đến 14 ngày để giải phóng mặt bằng niêm mạc và giúp dẫn lưu không khí tốt hơn.  

Clorpheniramin là thuốc điều trị viêm xoang cấp giúp thông mũi dang viên uống
Clorpheniramin là thuốc điều trị viêm xoang cấp giúp thông mũi dang viên uống
  • Cách dùng: Với dạng thuốc nhỏ thì người bệnh sử dụng bằng cách nhỏ từ 1 đến 2 giọt vào lỗ mũi, ngày dùng từ 1 đến 2 lần/ còn với dạng viên nén thì người bệnh dùng qua đường uống, ngày từ 1 đến 2 viên hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chống chỉ định: Người dị ứng với thành phần thuốc, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai, cho con bú nên tham khảo tư vấn từ chuyên gia
  • Lưu ý: Thuốc thông mũi phải được sử dụng đều đặn mới thu được kết quả tốt nhất. Nếu quên liều, người bệnh không nên tự ý tăng số lượng thuốc vào lần sử dụng tới mà nên dùng thuốc như bình thường.

4. Các loại thuốc xịt mũi

Các loại thuốc điều trị viêm xoang cấp cũng bao gồm cả thuốc xịt mũi, ví dụ như nước muối sinh lý, nước biển sâu Sea Vimax, Benita,… là cách chữa viêm xoang hiệu quả được nhiều người áp dụng. Những loại thuốc này thường có thành phần thảo dược hoặc đơn giản là dung dịch natri clorua, có tác dụng chính là làm ẩm khoang mũi, giảm phù nề cho niêm mạc hốc xoang và giảm sự hình thành chất dịch nhầy khó chịu.

Các chuyên gia đánh giá đây là phương pháp điều trị lành tính, ít có khả năng gây kích ứng và có thể giúp bệnh nhân viêm xoang cấp cải thiện triệu chứng một cách nhanh chóng.

  • Cách dùng: Các loại thuốc này đều được sản xuất dưới dạng dung dịch lỏng, người bệnh chỉ cần cho ống xịt vào mũi và thực hiện xịt thuốc là được. Mỗi ngày, người bệnh nên xịt từ 2 đến 3 lần.
  • Chống chỉ định: Người dị ứng với thành phần thuốc xịt mũi. Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh nên tham khảo hướng dẫn từ bác sĩ trước khi dùng.
  • Lưu ý: Sau khi sử dụng xong thuốc xịt, người bệnh nên lau sạch vòi xịt để tránh chất nhầy chứa vi khuẩn viêm nhiễm trong mũi lây lan.

5. Thuốc điều trị viêm xoang cấp giúp tiêu chất nhầy

Người bệnh viêm xoang nặng thường xuyên gặp phải tình trạng chảy nước mũi, sổ mũi hoặc chất dịch nhầy bám trên thành hốc xoang gây khó thở, tắc nghẽn. Trong những trường hợp này, các bác sĩ có thể kê thêm thuốc tiêu chất nhầy, ví dụ như Guaifenesin. 

Guaifenesin giúp tiêu chất nhầy và làm thông thoáng đường thở cho người bệnh
Guaifenesin giúp tiêu chất nhầy và làm thông thoáng đường thở cho người bệnh

Những loại thuốc này có tác dụng làm loãng chất dịch đặc, nhờ đó mà người bệnh dễ dàng đào thải chúng ra khỏi lỗ mũi, giúp đường thở thông thoáng hơn. Thuốc tiêu chất nhầy được bào chế dưới dạng viên nén, người bệnh dùng trực tiếp qua đường miệng.

  • Cách dùng: Uống với nước lọc, liều lượng với người lớn là 1 đến 2 viên/ngày. Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai, đang cho con bú nên tham khảo ý kiến chuyên gia về liều dùng. 
  • Chống chỉ định: Người có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc có vấn đề về gan, thận.
  • Lưu ý: Trong khi sử dụng đơn thuốc viêm xoang cấp này có thể gặp phải một số tác dụng phụ như nôn mửa, buồn nôn, đau đầu, ngứa ngáy, chóng mặt, đau dạ dày,… 

XEM THÊM: CẢNH BÁO các biến chứng viêm xoang và giải pháp “đẩy lùi” bệnh không kháng sinh, không phẫu thuật

6. Nhóm thuốc chống viêm corticosteroid

Nhóm thuốc điều trị viêm xoang cấp corticosteroid đôi khi được bác sĩ kê đơn nhằm giúp người bệnh cải thiện tình trạng sưng niêm mạc xoang, sốt, tắc nghẹt mũi, đau nhức quanh hốc mắt và gò má. Loại thuốc này thường không được sử dụng đơn lẻ mà dùng kết hợp thuốc kháng sinh đường uống.

Một số thuốc thuộc nhóm corticosteroid chống viêm đường hô hấp có thể kể đến là: Beclomethasone, Flunisolide,… Các loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế co thắt phế quản, tạo ra sự giãn nở cơ trơn và làm giảm số lượng cùng hoạt tính của tế bào gây viêm trong cơ thể.

Corticosteroid cũng được sử dụng trong đơn thuốc chữa viêm xoang cấp tính
Corticosteroid cũng được sử dụng trong đơn thuốc chữa viêm xoang cấp tính
  • Cách dùng: Nhóm thuốc corticosteroid được bào chế dạng phun xịt, mỗi ngày người bệnh có thể xịt trực tiếp vào lỗ mũi từ 1 đến 2 lần.
  • Chống chỉ định: Người mẫn cảm với thành phần thuốc hoặc người vừa mới trải qua phẫu thuật mũi.
  • Lưu ý: Lắc đều bình thuốc trước khi sử dụng. Nếu gặp phải các triệu chứng kích ứng mũi họng như phù nề, ngứa ngáy, chảy nước mắt liên tục,… thì nên liên hệ với bác sĩ nay để có biện pháp xử lý.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm xoang cấp

Trong quá trình sử dụng các loại thuốc điều trị viêm xoang cấp, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Dùng thuốc đúng đơn kê và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì nên liên hệ trực tiếp với chuyên gia để nhận được sự giải đáp đầy đủ nhất.
  • Các loại thuốc điều trị phải phù hợp với triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Bệnh nhân không nên sử dụng quá nhiều loại thuốc khác nhau cùng lúc vì có thể gây ra những tương tác thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Đọc kỹ thông tin về thành phần và cách sử dụng thuốc có in trên bao bì sản phẩm. Điều này giúp người bệnh hạn chế tối đa nguy cơ dị ứng hoặc gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không tự ý tăng giảm liều lượng và thời gian sử dụng dược phẩm. Nếu đơn thuốc chữa viêm xoang cấp không phát huy hiệu quả sau khi dùng từ 5 đến 7 ngày, bệnh nhân nên nhanh chóng báo với bác sĩ để thay đổi phương pháp điều trị.

Trên đây là một số các thông tin tổng hợp có liên quan đến các loại thuốc điều trị viêm xoang cấp, hy vọng có thể giúp ích phần nào cho bạn trong quá trình chữa bệnh. Bên cạnh việc dùng thuốc đường uống, thuốc xịt mũi, người bệnh cũng cần chú ý đến việc chăm sóc hệ thống hô hấp bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài và tăng cường luyện tập thể thao để cải thiện sức khỏe.

Array

Câu hỏi thường gặp
Bệnh Viêm Xoang Có Chữa Được Không

Bệnh viêm xoang có chữa được không là thắc mắc của không ít người bệnh hiện nay. Các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên nhanh chóng đi thăm khám ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên để có biện pháp điều trị kịp thời. Bởi nếu kéo dài quá lâu có thể khiến việc xử lý gặp khó khăn đồng thời làm gia tăng nguy cơ biến chứng ở người bệnh xoang. Bệnh viêm xoang có chữa được không? Bệnh viêm xoang xảy ra khi lớp niêm mạc của hốc xoang - khu vực nằm bên trong...

Xem chi tiết
Viêm Xoang Có Gây Ho Không

Viêm xoang có gây ho không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Mặc dù đây là bệnh về đường hô hấp gây nên các triệu chứng đặc trưng ở mũi nhưng đôi khi các vấn đề ở vùng hầu họng cũng cảnh báo bạn đang bị mắc bệnh về viêm xoang. Bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu tại sao viêm xoang lại dẫn đến ho và biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Viêm xoang có gây ho không? Nguyên nhân do đâu? Với thắc mắc bệnh viêm xoang có gây ho không? Các...

Xem chi tiết
Viêm Xoang Có Bị Ù Tai Không

Viêm xoang có bị ù tai không là một trong những vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Trong một số trường hợp, bệnh nhân xoang bị ù tai có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm đã lan rộng sáng một số vị trí khác ngoài hốc xoang. Vậy làm thế nào để có thể phòng ngừa tình trạng này hiệu quả nhất?  Viêm xoang có bị ù tai không? Viêm xoang thường xảy ra khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào các mô trong hốc xoang và khiến chúng bị kích ứng. Hậu quả...

Xem chi tiết
Viêm Xoang Sàng Sau Mãn Tính

Viêm xoang sàng sau mãn tính có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy những kiến thức tổng quan về bệnh dưới đây sẽ giúp bạn đọc sớm phát hiện và có giải pháp chữa trị trước khi bệnh nặng hơn. Viêm xoang sàng sau mãn tính là bệnh gì? Nguy hiểm không? Theo cấu trúc xoang, xoang sàng sau nằm ở vị trí phía trong xương hàm (dưới trán, phía trên hốc mũi và giữa 2 mắt). Bên trong có 4 hốc thông với nhau và thông với mũi...

Xem chi tiết
Viêm Xoang Lây Qua Đường Nào

Viêm xoang là bệnh lý liên quan tới đường hô hấp, do các tác nhân như vi khuẩn, virus, yếu tố môi trường… gây nên. Điều này khiến xoang mũi của người bệnh tích trữ nhiều dịch nhầy, bị viêm nhiễm và gây khó khăn cho đường thở. Vậy bệnh viêm xoang lây qua đường nào? Phòng ngừa bệnh ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ những thông tin sau. Bệnh viêm xoang lây qua đường nào? Viêm xoang là một căn bệnh có khả năng lây nhiễm từ người sang người, đặc biệt nếu...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Thuốc chữa
Viêm xoang nặng

Viêm Xoang Nặng Nguy Hiểm Không? Cách Trị Bệnh Hiệu Quả Nhất

Viêm xoang nặng là một trong những giai đoạn báo hiệu tình trạng viêm xoang trở nên mãn tính, khó...
Bài thuốc trị viêm xoang Tiêu Xoang linh dược thang

Hết Viêm Xoang Ngay Sau Một Liệu Trình Tiêu Xoang Linh Dược Thang

Viêm xoang là một trong những bệnh lý có tính chất dai dẳng, dễ tái phát, được nhiều người cho...
Viêm xoang gây đau răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm xoang gây đau răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm xoang gây đau răng thường xảy ra khi người bệnh bị nhiễm trùng xoang hàm. Theo các bác sĩ,...
Chi phí mổ viêm xoang mũi tốn kém bao nhiêu? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP]

Chi phí mổ viêm xoang mũi tốn kém bao nhiêu? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP]

Chi phí mổ viêm xoang mũi, khi nào nên phẫu thuật viêm xoang đang là những vấn đề nhận được...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top