Viêm Xoang Sàng Sau Mãn Tính Có Chữa Khỏi Được Không?
Viêm xoang sàng sau mãn tính có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy những kiến thức tổng quan về bệnh dưới đây sẽ giúp bạn đọc sớm phát hiện và có giải pháp chữa trị trước khi bệnh nặng hơn.
Viêm xoang sàng sau mãn tính là bệnh gì? Nguy hiểm không?
Theo cấu trúc xoang, xoang sàng sau nằm ở vị trí phía trong xương hàm (dưới trán, phía trên hốc mũi và giữa 2 mắt). Bên trong có 4 hốc thông với nhau và thông với mũi nên. Có vị trí như vậy nên dễ bị viêm nhiễm, tổn thương do virus, vi khuẩn hoặc nấm, nhất là khi sức đề kháng yếu.
Viêm xoang sàng sau mãn tính là tình trạng xoang sàng sau bị tổn thương, viêm nhiễm kéo dài trên 12 tuần bao gồm cả khi điều trị hay không điều trị. Khi đó dấu hiệu bệnh thường xuyên tái phát và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày.
Ở giai đoạn cấp tính, bệnh viêm xoang sàng sau chỉ bộc phát vào một số thời điểm nhất định và không gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi bệnh mãn tính việc chữa trị gặp nhiều khó khăn và có thể gây ra biến chứng như:
- Biến chứng đường hô hấp: Viêm xoang sàng sau có thể gây chèn ép lên các vách ngăn mũi, tăng tiết dịch và tạo mủ dẫn đến tình trạng ngạt mũi, tắc mũi, viêm thanh quản, viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi,…
- Biến chứng ở giác mạc: Xoang và các hốc xoang có các mạch máu liên kết trực tiếp với hốc mắt. Vì vậy, khi tình trạng viêm kéo dài sẽ ảnh hưởng đến ổ mắt và mí mắt. Biến chứng về mắt có thể gặp phải là giảm sút thị lực, giác mạc sưng, phù nề, hốc mắt đau nhức, lồi nhãn cầu, viêm dây thần kinh,… Tình trạng bệnh nguy hiểm có thể để lại di chứng về khả năng nhìn.
- Biến chứng viêm tai: Nếu mủ xâm nhập vào tai có thể làm gia tăng áp lực và gây thủng màng nhĩ, điếc tạm thời. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến biến chứng viêm màng não mủ đe dọa đến tính mạng.
- Biến chứng ở tĩnh mạch hang: Nếu bệnh ảnh hưởng đến tĩnh mạch hang sẽ dẫn đến các triệu chứng ồ ạt như cơ thể mệt mỏi, sốt rét, đau nhức đầu, nhãn cầu lồi,… Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, nếu không xử lý kịp thời sẽ lan nhanh ra hai mắt và dẫn đến tử vong.
- Biến chứng về não: Dịch viêm lâu ngày sẽ bám vào dây thần kinh, từ đó tác động lên màng não và vỏ não. Sau một thời gian có thể dẫn đến viêm màng não, áp xe não hoặc bại liệt não.
Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang sàng sau mãn tính
Bệnh viêm xoang sàng sau là do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan mang lại:
Nguyên nhân chủ quan:
- Tình trạng lạm dụng hoặc sử dụng không đúng liệu trình các loại thuốc kháng sinh, thuốc cảm, thuốc đau đầu,… là nguy cơ khiến viêm xoang trở nặng hơn, mãn tính, khó điều trị.
- Sức đề kháng cơ thể suy giảm, từ đó khả năng ngăn ngừa bệnh yếu đi, một số trường hợp còn tạo cơ hội cho mầm bệnh phát triển nặng hơn.
- Mắc các bệnh lý về hô hấp nhưng không tiến hành điều trị kịp thời.
Nguyên nhân khách quan:
- Vi khuẩn, virus, nấm tấn công lớp niêm mạc xoang gây ra bệnh.
- Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, nấm mốc là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về hô hấp trong đó có xoang sàng sau.
- Một số nguyên nhân khác còn là do dị ứng, mặt hoặc mũi bị chấn thương, mũi có polyp, bệnh răng miệng, cảm lạnh hoặc vật thể lạ trong mũi.
Dấu hiệu nhận biết viêm xoang sau mãn tính
Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm ở giai đoạn mãn tính là:
- Vị trí của xoang sàng sau nằm ở ngay sau xương hàm, mắt, dưới trán do đó triệu chứng dễ nhận biết nhất là đau nhức nhức ở hai hốc mắt, gáy và đỉnh đầu.
- Dịch mủ nhiều, thường chảy xuống họng, từ đó người bệnh có biểu hiện viêm sưng tấy họng, đau họng, khàn tiếng, ho nhiều,… Kèm theo đó còn khiến người bệnh bị nghẹt mũi, tắc ứ mũi, mất khả năng ngửi tạm thời.
- Dịch mủ có mùi hôi khó chịu và màu sắc biến đổi nhiều so với giai đoạn cấp (xanh, vàng).
- Một số dấu hiệu khác có thể gặp phải như sốt nhẹ hoặc cao do viêm nhiễm, khẩu vị kém, ngủ không ngon giấc, khó tập trung khi làm việc,…
Các tình trạng trên cho thấy bệnh viêm xoang đang ở giai đoạn nặng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi cơ thể xuất hiện một trong các dấu hiệu này, người bệnh cần thăm khám và điều trị nhanh chóng.
Cách điều trị bệnh viêm xoang sàng sau mãn tính
Viêm xoang sàng sau ở giai đoạn mãn tính có thể điều trị bằng một số cách sau:
Điều trị bệnh tại nhà
Áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà là giải pháp chữa bệnh đơn giản, an toàn và không gây tốn kém. Người bệnh có thể áp dụng một số mẹo giảm viêm xoang sàng mãn tính sau:
Dùng nước muối
Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% để rửa mũi tại nhà được các chuyên gia cho là giải pháp khá hiệu quả. Cách dùng nước muối rửa mũi trị bệnh viêm xoang sàng sau tại nhà thực hiện như sau:
- Đổ dung dịch nước muối sinh lý ra một chiếc bát sạch.
- Sau đó thực hiện hít nước muối ở bên mũi phải và thải dung dịch sang bên mũi trái.
- Đổi lại hít nước muối ở bên mũi trái để dung dịch thải ra bên mũi phải.
- Người bệnh tiến hành rửa mũi bằng nước muối sinh lý như vậy 2 – 3 lần/ngày.
- Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên dùng xi lanh 20cc hút dung dịch nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ. Cách làm: Để đầu trẻ nghiêng sang bên trái, sau đó bơm nước muối một cách dứt khoát vào hốc mũi phải.
Cách thực hiện này mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên người bệnh không nên quá lạm dụng nước muối rửa mũi. Nếu áp dụng với tần suất cao có thể gây khô mũi, kích ứng niêm mạc mũi gây khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên dùng nước muối sinh lý để súc họng sát khuẩn, giúp hạn chế tình trạng sưng viêm họng.
Sử dụng hoa ngũ sắc
Cây hoa ngũ sắc có khoảng 0,16% tinh dầu đặc, với thành phần chính là: Cadinen, caryophyllen, demetoxygeratocromen geratocromen. Loại cây này có tác dụng chống viêm, phù nề, chống dị ứng cấp và mạn tính vì vậy thường được sử dụng để chữa bệnh viêm xoang sàng sau.
Mẹo trị viêm xoang sàng bằng cây thuốc hoa ngũ sắc như sau:
- Lấy cây dược liệu tươi, rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát, vắt lấy nước cốt.
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, sau đó tẩm bông vào nước cốt hoa ngũ sắc rồi nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15 – 20 phút thì rút bông ra. Sau khi rút bông nên xì nhẹ nhàng để chất nhầy loại khỏi hốc xoang.
- Kiên trì áp dụng cách trị bệnh này tình trạng viêm xoang sẽ nhanh chóng suy giảm.
Xông mũi bằng tinh dầu
Có thể dùng một số loại tinh dầu để xông mũi khi bị viêm xoang sàng sau mãn tính như: Húng chanh, hương thảo, khuynh diệp, bạc hà, tràm trà,… Các loại tinh dầu này đều có tính ấm, vị cay, quy vào Thận, Can, Phế, Tỳ.
Cách thực hiện như sau:
- Cách 1: Nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu vào nước sôi sau đó tiến hành xông mũi trong khoảng 15 phút.
- Cách 2: Trộn 2 – 3 loại tinh dầu với nhau, sau đó pha với nước rồi thực hiện xông mũi trong khoảng 15 phút.
- Cách 3: Nhỏ vài giọt tinh dầu vào đèn xông hoặc máy khuếch tán tinh dầu, có thể trộn 2 – 3 loại tinh dầu khác nhau để tăng hiệu quả.
Lưu ý:
- Mỗi ngày chỉ nên xông tinh dầu 1 – 2 lần và không áp dụng liên tục quá 10 ngày.
- Không được xông quá nhiều tinh dầu bạc hà vì loại tinh dầu này có khả năng ức chế đường hô hấp, gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.
- Đối với trẻ nhỏ, trước khi thực hiện cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại tinh dầu phù hợp.
ĐỌC NGAY: Hiệu quả THỰC SỰ đằng sau các giải pháp trị xoang dân gian tại nhà
Điều trị bằng Tây y
Sau khi tiến hành thăm khám, dựa vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, người bị viêm xoang sàng sau mãn tính sử dụng các loại thuốc để trị bệnh.
Điều trị viêm xoang sàng sau mãn tính bằng thuốc
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị viêm xoang sàng đó đó người bệnh được chỉ định các loại thuốc giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng bệnh. Khi kết hợp nhiều loại thuốc theo đúng phác đồ sẽ đạt được hiệu quả nhanh chóng.
Một số thuốc trị viêm xoang thường dùng là:
- Corticosteroid xịt mũi: Các loại thuốc phổ biến là Fluticasone, Budesonide, Mometasone, Triamcinolone và Beclomethasone. Tác dụng nhóm thuốc này là ngăn ngừa và điều trị tình trạng viêm.
- Corticosteroid dạng uống hoặc tiêm: Các loại thuốc này chỉ được sử dụng khi viêm xoang nghiêm trọng, đặc biệt khi có polyp mũi. Hai loại thuốc tiêu biểu thường được sử dụng nhất là Prednisone và Methylprednisolone. Corticosteroid dạng uống có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng lâu dài, do đó người bệnh chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc thông mũi: Nhóm thuốc này có dạng kê toa và dạng không cần kê toa. Các loại thuốc được sử dụng nhiều nhất là Sudafed Actifed, Oxymetazoline và phenylephrine. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ nên dùng trong một vài ngày, nếu dùng thời gian dài có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
- Các loại thuốc giảm đau: Acetaminophen, Ibuprofen hoặc Aspirin là các loại thuốc giảm đau thông thường được bác sĩ kê đơn sử dụng.
- Thuốc kháng sinh: Đây là nhóm dễ để lại tác dụng phụ cho cơ thể nhất, vì vậy chỉ được bác sĩ chỉ định khi có dấu hiệu nhiễm trùng vi khuẩn. Một số loại thuốc thường kê đơn là Amoxicillin, Doxycycline hoặc kết hợp trimethoprim – sulfamethoxazole.
Sử dụng thuốc Tây có thể giảm triệu chứng nhanh chóng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên không nên lạm dụng các loại thuốc này vì chúng có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Trường hợp bị nhờn thuốc sẽ khiến bệnh trở nên nặng và khó điều trị hơn.
Phẫu thuật trị bệnh viêm xoang sàng sau mãn tính
Khi áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật. Đối với phương pháp này, bác sĩ cần phải tiến hành thăm khám và chẩn đoán vị trí vùng xoang sau đó mới đưa ra biện pháp phẫu thuật phù hợp.
Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định áp dụng phương pháp phẫu thuật cổ điển đó là mổ nạo vùng viêm xoang và phẫu thuật nội soi xoang. Đây được cho là phương pháp loại bỏ nhanh dịch viêm, tránh biến chứng. Tuy nhiên, nếu không kết hợp các biện pháp chăm sóc đúng cách tình trạng bệnh có thể tái phát trở lại.
Biện pháp ngăn ngừa viêm xoang sàng sau mãn tính
Để ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm xoang sàng sau mãn tính tốt nhất, người bệnh nên:
- Vệ sinh mũi thường xuyên, tốt nhất nên dùng nước muối sinh lý.
- Cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, đặc biệt là khi tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, không khí ẩm mốc, có hóa chất độc hại,…
- Vệ sinh nhà cửa và giữ cho nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.
- Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện thể dục đều đặn để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.
- Trường hợp bệnh kéo dài, áp dụng các biện pháp mà triệu chứng viêm không suy giảm cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị.
Viêm xoang sàng sau mãn tính là bệnh rất khó điều trị khỏi hoàn toàn nếu không kiên trì và áp dụng đúng biện pháp. Vì vậy người bệnh cần tìm hiểu kỹ về bệnh để phát hiện và điều trị tình trạng viêm dứt điểm ngay từ giai đoạn cấp tính.
Array
Bệnh viêm xoang có chữa được không là thắc mắc của không ít người bệnh hiện nay. Các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên nhanh chóng đi thăm khám ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên để có biện pháp điều trị kịp thời. Bởi nếu kéo dài quá lâu có thể khiến việc xử lý gặp khó khăn đồng thời làm gia tăng nguy cơ biến chứng ở người bệnh xoang. Bệnh viêm xoang có chữa được không? Bệnh viêm xoang xảy ra khi lớp niêm mạc của hốc xoang - khu vực nằm bên trong...
Xem chi tiếtViêm xoang có gây ho không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Mặc dù đây là bệnh về đường hô hấp gây nên các triệu chứng đặc trưng ở mũi nhưng đôi khi các vấn đề ở vùng hầu họng cũng cảnh báo bạn đang bị mắc bệnh về viêm xoang. Bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu tại sao viêm xoang lại dẫn đến ho và biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Viêm xoang có gây ho không? Nguyên nhân do đâu? Với thắc mắc bệnh viêm xoang có gây ho không? Các...
Xem chi tiếtViêm xoang có bị ù tai không là một trong những vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Trong một số trường hợp, bệnh nhân xoang bị ù tai có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm đã lan rộng sáng một số vị trí khác ngoài hốc xoang. Vậy làm thế nào để có thể phòng ngừa tình trạng này hiệu quả nhất? Viêm xoang có bị ù tai không? Viêm xoang thường xảy ra khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào các mô trong hốc xoang và khiến chúng bị kích ứng. Hậu quả...
Xem chi tiếtViêm xoang là bệnh lý liên quan tới đường hô hấp, do các tác nhân như vi khuẩn, virus, yếu tố môi trường… gây nên. Điều này khiến xoang mũi của người bệnh tích trữ nhiều dịch nhầy, bị viêm nhiễm và gây khó khăn cho đường thở. Vậy bệnh viêm xoang lây qua đường nào? Phòng ngừa bệnh ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ những thông tin sau. Bệnh viêm xoang lây qua đường nào? Viêm xoang là một căn bệnh có khả năng lây nhiễm từ người sang người, đặc biệt nếu...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!