Khám Phá Top 9 Thuốc Trị Nổi Mề ĐayThuốc Trị Nổi Mề Đay Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Nổi mề đay là một trong những vấn đề da liễu phổ biến, gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Để giảm bớt triệu chứng và kiểm soát tình trạng này, việc sử dụng thuốc đúng cách là rất quan trọng. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại thuốc trị nổi mề đay phổ biến, cách sử dụng và những lưu ý khi điều trị để đạt được kết quả tốt nhất.

Những loại thuốc trị nổi mề đay hiệu quả nhất

Dưới đây là những loại thuốc giúp giảm triệu chứng mề đay hiệu quả nhất mà chúng tôi đã tổng hợp được.

Thuốc trị nổi mề đay Hydroxyzine

Hydroxyzine được sử dụng để điều trị các triệu chứng nổi mề đay, thuộc nhóm kháng histamin. Loại thuốc này hoạt động bằng cách cạnh tranh với histamin tại các thụ thể H1, từ đó giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng.

Thành phần: Hydroxyzine HCL 10mg chứa thành phần chính là Hydroxyzine Hydrochloride, kết hợp với các tá dược vừa đủ trong mỗi viên nén.

Công dụng: Thuốc ngăn chặn quá trình sản xuất histamin, chất gây ra các phản ứng dị ứng. Nhờ đó, Hydroxyzine giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa và nổi mề đay trên cơ thể.

Cách sử dụng: Thuốc có thể được sử dụng bằng đường uống hoặc tiêm, tùy thuộc vào dạng bào chế. Liều lượng cụ thể:

  • Người lớn: 25-100mg mỗi lần, có thể uống lại sau 4-6 giờ, nhưng không quá 600mg mỗi ngày.
  • Trẻ em: 0,6mg/kg mỗi lần, có thể lặp lại sau 6 giờ nếu cần thiết.

Lưu ý:

  • Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc này cùng với các loại thuốc ức chế thần kinh. Những người dị ứng với Hydroxyzine Hydrochloride, phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh sử dụng.
  • Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng Hydroxyzine bao gồm đau đầu, buồn ngủ, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, khô miệng, khô họng và đau nhức khớp.

Giá bán: Khoảng 70.000 – 80.000 VNĐ cho mỗi hộp gồm 10 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên.

Thuốc Hydroxyzine thuộc nhóm kháng histamin
Thuốc Hydroxyzine thuộc nhóm kháng histamin

Thuốc Dexclorpheniramin

Dexclorpheniramin là một loại thuốc kháng histamin H1, được sử dụng để điều trị nổi mề đay. Thuốc có thành phần chính là Dexchlorpheniramine maleate, giúp nhanh chóng loại bỏ các triệu chứng dị ứng và mề đay, mang lại cảm giác thoải mái cho người bệnh. Thuốc có hai dạng bào chế: viên nén 2mg và viên nén 6mg.

Thành phần: Bao gồm hoạt chất Dexchlorpheniramine maleate.

Công dụng:

  • Làm giảm tối đa các triệu chứng mề đay và dị ứng.
  • Điều trị phát ban và các triệu chứng dị ứng đi kèm như ho, hắt hơi, sổ mũi.

Cách dùng:

  • Trẻ em 6-12 tuổi: Uống ½ viên nén 2mg, hai lần mỗi ngày.
  • Người trên 12 tuổi: Uống 1 viên, ba lần mỗi ngày.
  • Người trên 15 tuổi: Uống 1 viên nén 6mg, hai lần mỗi ngày (sáng và tối).

Lưu ý:

  • Chống chỉ định: Nếu có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bạn không nên sử dụng.
  • Tác dụng phụ: Buồn ngủ, khô miệng, táo bón, mệt mỏi. Trong một số trường hợp hiếm gặp, có thể gây phát ban, mề đay, giảm tiểu cầu, khó thở và sốc phản vệ.

Giá bán: Thuốc được đóng gói theo hộp, mỗi hộp gồm 2 vỉ hoặc 10 vỉ, mỗi vỉ có 15 viên. Giá bán lẻ khoảng 170 đồng mỗi viên.

Acrivastine

Acrivastine là một loại thuốc thuộc nhóm kháng histamin H1, được sử dụng phổ biến để điều trị các triệu chứng dị ứng như mề đay và viêm mũi dị ứng. Thuốc sẽ giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng mẩn ngứa và nổi ban đỏ, đồng thời cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Thành phần: Hoạt chất chính Acrivastine.

Công dụng:

  • Acrivastine được sử dụng để điều trị các triệu chứng dị ứng như nổi mề đay, viêm mũi dị ứng.
  • Thuốc giúp làm giảm mẩn ngứa, nổi ban đỏ trên da do các phản ứng dị ứng gây ra.
  • Trong một số trường hợp nổi mề đay mãn tính vô căn, Acrivastine có thể được sử dụng để giảm triệu chứng ngứa trên da.
  • Giảm phản ứng với các vết cắn của côn trùng.

Cách sử dụng:

  • Người trưởng thành nên dùng 1-3 lần mỗi ngày, mỗi lần 8mg.
  • Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi và người già trên 65 tuổi không được khuyến cáo sử dụng Acrivastine do có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Tác dụng phụ: Người bệnh có thể gặp tình trạng sưng môi, tim đập nhanh bất thường, chóng mặt hay thậm chí là khó thở.

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng cho những người có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với thành phần thuốc.
  • Bệnh nhân suy thận nặng hoặc rối loạn chức năng thận nặng.
  • Người bị động kinh hoặc có hội chứng co giật.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Người trên 65 tuổi.

Giá bán: 500.000 VNĐ/ hộp 5 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên nén.

XEM THÊM: Top 3 Thuốc Trị Nổi Mề Đay Cho Trẻ An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Acrivastine là một loại thuốc thuộc nhóm kháng histamin H1
Acrivastine là một loại thuốc thuộc nhóm kháng histamin H1

Thuốc Prednisolon

Prednisolon là thuốc chống viêm thuộc nhóm Corticosteroid, có nhiều dạng bào chế khác nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng. Các dạng bào chế bao gồm viên nén (với hàm lượng từ 2-50mg), dung dịch tiêm, viên đặt trực tràng, siro uống và dịch nhỏ mắt. Việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu do nổi mề đay gây ra.

Thành phần: Prednisolone acetate cùng các tá dược khác là colloidal silicon dioxide, anhydrous lactose, crospovidone, docusate sodium, magnesium stearate, sodium benzoate, D&C Yellow No.10, FD&C Yellow No. 6,

Công dụng:

  • Giảm sưng, ngứa và nổi mẩn đỏ do dị ứng hoặc nổi mề đay.
  • Điều trị các trường hợp bị vảy nến và dị ứng phấn hoa.
  • Giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, hen phế quản, phản ứng dị ứng nặng.

Cách sử dụng:

  • Người lớn: Uống 2-4 lần mỗi ngày, tối đa 60mg/ngày.
  • Trẻ em: Uống 0,14-2mg/kg cân nặng mỗi ngày, chia làm 4 lần uống.

Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc, bạn có thể sẽ gặp các tác dụng phụ như kích động thần kinh, mất ngủ, chảy máu cam, đục thủy tinh thể.

Lưu ý:

  • Phụ nữ mang thai: Không khuyến cáo sử dụng Prednisolon. Trong trường hợp bắt buộc, cần tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc kỹ lưỡng mức độ ảnh hưởng.
  • Phụ nữ cho con bú: Có thể sử dụng nhưng cần chú ý liều lượng vì thuốc có thể tiết vào sữa mẹ.

Giá bán: Prednisolon có giá khoảng 10.000 VNĐ/vỉ/10 viên.

Eumovate

Eumovate là một loại thuốc dùng ngoài da, chứa Clobetasone Butyrate, thuộc nhóm Corticosteroid, có khả năng kháng viêm mạnh mẽ, giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng ngứa ngáy và mẩn đỏ trên da.

Thành phần: Hoạt chất chính bao gồm Clobetasone butyrate 0.05% kl/kl, cùng các tá dược Glycerol, Glycerol monostearate, Cetostearyl alcohol, Beeswax substitute 6621, Arlacel 165, Dimeticone 20, Chlorocresol, Sodium citrate, Citricacid monohydrate, Nước tinh khiết.

Công dụng:

  • Đạt tình trạng ngứa ngáy, da xuất hiện mẩn đỏ do nổi mề đay.
  • Điều trị viêm da cơ địa, hăm da, viêm da tiết bã nhờn và viêm da tiếp xúc.
  • Hỗ trợ trong các phản ứng ngoài da do tiếp xúc với dị nguyên, đặc biệt là nọc độc côn trùng.

Cách sử dụng:

  • Làm sạch và lau khô vùng da bị mẩn ngứa.
  • Bôi thuốc trực tiếp lên da, tối đa 2 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng giảm hẳn.

Tác dụng phụ: Teo da, rối loạn sắc tố da, phát ban, cảm giác bỏng rát tại vùng da bôi thuốc.

Lưu ý: Liều lượng thuốc cần điều chỉnh phù hợp với từng vùng da:

  • Vùng da dưới cánh tay, bàn tay và bàn chân: Sử dụng lượng thuốc bằng nửa đốt ngón tay.
  • Vùng da lớn như lưng, bụng, đùi và cẳng chân: Sử dụng lượng thuốc bằng khoảng 2 đốt ngón tay.

Giá bán: Một tuýp thuốc bôi 15g có giá khoảng 20.000 – 25.000 VNĐ.

ĐỪNG BỎ LỠ: 9 Mẹo Chữa Mề Đay Sau Sinh Đơn Giản Tại Nhà Cho Mẹ Bỉm

Eumovate thuộc nhóm Corticosteroid
Eumovate thuộc nhóm Corticosteroid

Diphenhydramine

Diphenhydramine là một loại thuốc kháng histamin, được sử dụng để điều trị nổi mề đay và các triệu chứng dị ứng trên da. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế sự sản sinh histamin, giúp nhanh chóng cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy và sưng tấy.

Thành phần: Diphenhydramine, Kẽm acetate, Allantoin,…

Công dụng:

  • Giảm nồng độ histamin, giúp loại bỏ các triệu chứng ngứa ngáy và sưng tấy do mề đay gây ra.
  • Được sử dụng để điều trị các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt do dị ứng.

Cách dùng:

  • Người lớn: 25-50mg/lần, có thể lặp lại sau 4-6 giờ nếu cần, nhưng không vượt quá 300mg/ngày.
  • Trẻ em trên 6 tuổi: 12,5-25mg/lần, có thể lặp lại sau 4-6 giờ nếu cần, nhưng không vượt quá 150mg/ngày.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: 6,25-12,5mg/lần, có thể lặp lại sau 4-6 giờ nếu cần, nhưng không vượt quá 150mg/ngày.

Lưu ý:

  • Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai và cho con bú nên thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Tác dụng phụ: Ức chế hệ thần kinh trung ương, gây ngủ gật, nhức đầu, buồn nôn và mệt mỏi. Một số trường hợp có thể bị co thắt phế quản, dẫn đến suy hô hấp.

Giá bán: Hiện tại, giá của Diphenhydramine chưa được niêm yết cụ thể. Người bệnh nên liên hệ với bệnh viện hoặc các đơn vị cung cấp thuốc uy tín để biết giá chính xác.

Phenergan

Phenergan là một loại thuốc kháng histamin, được sử dụng để điều trị nổi mề đay. Thuốc có tác dụng ức chế hệ miễn dịch tự nhiên, giúp giảm các triệu chứng mề đay và ngăn chặn các phản ứng viêm, mang lại cảm giác thoải mái cho người bệnh.

Thành phần: Promethazin.

Công dụng:

  • Cải thiện các triệu chứng ngoài da như mẩn ngứa, nổi mề đay và ban đỏ.
  • Có thể sử dụng để an thần và hỗ trợ cho bệnh nhân bị say tàu xe.

Cách dùng:

  • Vùng da bị nổi mề đay cần được làm sạch thật nhẹ nhàng trước khi sử dụng thuốc.
  • Lấy một lượng kem phù hợp và thoa đều lên vùng da cần điều trị.
  • Bạn sẽ thấy được kết quả sau khi kiên trì sử dụng  3-4 lần mỗi ngày.

Lưu ý:

  • Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, trẻ em dưới 2 tuổi, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi sử dụng thuốc.
  • Tác dụng phụ: Có thể gây mẩn ngứa, dễ bị tác động bởi ánh nắng mặt trời, cần tránh ánh sáng trực tiếp.

Giá bán: Khoảng 15.000 VNĐ/tuýp 10g.

Phenergan có tác dụng ức chế hệ miễn dịch tự nhiên
Phenergan có tác dụng ức chế hệ miễn dịch tự nhiên

Dexclorpheniramin trị mề đay

Dexclorpheniramin là một loại thuốc chống mề đay có khả năng giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, giúp cải thiện tế bào da tổn thương và tăng cường khả năng đề kháng cho da. Dexchlorpheniramine hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của histamine, một chất được giải phóng trong cơ thể khi bị dị ứng. Histamine gây ra các triệu chứng dị ứng như ngứa, sưng và đỏ da.

Thành phần chính: Bào chế với hoạt chất chính là Dexchlorpheniramine Maleate.

Công dụng:

  • Giảm các biểu hiện ngứa ngáy, mẩn đỏ và làm dịu các vết sần trên da.
  • Trị các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi và ho.

Cách sử dụng:

  • Trẻ trên 6 tuổi: Uống 1mg mỗi lần, cách nhau 4-6 giờ.
  • Người lớn: Uống 2mg mỗi lần, cách nhau 4-6 giờ.

Tác dụng phụ: Sử dụng quá liều có thể gây ra nôn, buồn nôn, chóng mặt, mất ngủ, đau đầu, táo bón, khô miệng và tiêu chảy.

Giá bán: Khoảng 17.000 VNĐ/hộp.

Thuốc trị nổi mề đay Cetirizin

Cetirizin là một loại thuốc được chỉ định phổ biến cho các bệnh nhân bị dị ứng, da mẩn ngứa và viêm mũi dị ứng. Thuốc có hai dạng bào chế chính: viên nén (5mg, 10mg) và dung dịch tiêm (1mg/ml).

Thành phần: Cetirizin hydroclorid 10mg, cùng các tá dược khác như talc, dầu thầu dầu, tinh bột sắn, titan oxyd, aerosil, màu Ponceau 4R,…

Công dụng:

  • Điều trị mề đay mãn tính.
  • Giảm triệu chứng viêm kết mạc và viêm mũi dị ứng.

Cách sử dụng: Đối với người từ 6 tuổi trở lên dùng khoảng 10mg/ngày, chia làm 2 lần.

Lưu ý:

  • Chống chỉ định: Không sử dụng cho người dị ứng với Cetirizin. Phụ nữ mang thai, cho con bú, bệnh nhân suy thận cần báo với bác sĩ để điều chỉnh liều lượng phù hợp.
  • Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây mệt mỏi, đau nhức đầu và suy nhược tinh thần.

Giá bán: Khoảng 30.000 VNĐ/hộp (10 vỉ x 10 viên/vỉ).

Cetirizin được chỉ định cho các bệnh nhân bị dị ứng
Cetirizin được chỉ định cho các bệnh nhân bị dị ứng

Thuốc Loratadine

Cetirizin là một giải pháp hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng dị ứng và mề đay. Tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng sẽ giúp đạt hiệu quả tốt nhất và giảm thiểu các tác dụng phụ.

Thành phần: Loratadine 10mg, ethanol 96%, microcrystalline cellulose, magnesi stearat, bột talc, maize starch,… và nước tinh khiết đủ 1 viên.

Công dụng:

  • Loratadine hoạt động bằng cách ức chế sự sản sinh histamin, một chất gây ra các triệu chứng dị ứng như ngứa ngáy và sần đỏ trên da.
  • Thuốc có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng như ngứa mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt.
  • Loratadine cũng hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như hắt hơi, ngứa mũi và chảy nước mũi.

Cách sử dụng:

  • Đối với trẻ từ 2-12 tuổi: Sử dụng 5-10ml mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ triệu chứng của trẻ.
  • Đối với người trên 12 tuổi: Uống 1 viên 10mg mỗi ngày.

Lưu ý:

  • Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai, cho con bú và người bị dị ứng không nên sử dụng Loratadine, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Tác dụng phụ: Hắt hơi, khô mũi, khô miệng, đau đầu

Giá bán: Khoảng 12.000 VNĐ/hộp 2 vỉ x 10 viên/vỉ.

Thuốc Loratadine điều trị các triệu chứng dị ứng và mề đay
Thuốc Loratadine điều trị các triệu chứng dị ứng và mề đay

Các lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc trị nổi mề đay

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng các loại thuốc điều trị mề đay:

  • Luôn tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng trên bao bì thuốc. Tuyệt đối không nên giảm hoặc tăng liều lượng sử dụng khi chưa được bác sĩ cho phép.
  • Sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Bạn cần chia sẻ với bác sĩ chi tiết về những loại thuốc mà mình đang sử dụng.
  • Tránh sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc kháng histamin hoặc thuốc có tác dụng tương tự để tránh nguy cơ quá liều hoặc tương tác thuốc không mong muốn.
  • Quan sát cơ thể để phát hiện sớm các dấu hiệu phản ứng phụ như buồn nôn, chóng mặt, phát ban, khó thở, mệt mỏi hoặc các triệu chứng bất thường khác.
  • Ngừng sử dụng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ phản ứng phụ nào.
  • Bệnh nhân có các bệnh lý nền như suy thận, bệnh tim mạch, tiểu đường,…Cần hết sức cẩn thận khi sử dụng và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không băng kín vùng da sau khi bôi thuốc trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Một số thuốc trị nổi mề đay có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, do đó không nên lái xe hoặc vận hành máy móc nếu bạn cảm thấy không tỉnh táo sau khi dùng thuốc.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ cao và để thuốc xa tầm tay trẻ em.

Bài viết trên đây đã tổng hợp cho bạn đọc những loại thuốc trị nổi mề đay hiệu quả nhất, đã được chứng minh bởi các chuyên gia y tế và người sử dụng. Tuy nhiên mỗi sản phẩm sẽ phù hợp với từng triệu chứng của người bệnh cũng như tình trạng sức khỏe cơ thể. Vậy nên trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Xem Thêm: 

Array
Câu hỏi thường gặp
Nổi Mề Đay Sau Sinh Có Tự Khỏi Không

Sau khi sinh bị nổi mề đay là tình trạng phổ biến mà nhiều bà mẹ phải đối mặt do thay đổi nội tiết tố và hệ miễn dịch. Trong trường hợp này, nhiều người lo lắng liệu nổi mề đay sau sinh có tự khỏi không. Ở bài viết dưới đây, chuyên gia da liễu sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về vấn đề này, đồng thời tư vấn một số lưu ý ngăn ngừa nổi mề đay cho những bà mẹ bỉm sữa, đảm bảo an toàn và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.  Nổi...

Xem chi tiết
Mề Đay Mãn Tính Có Chữa Được Không

Mề đay mãn tính là một tình trạng da liễu phổ biến nhưng không kém phần phức tạp, gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Đặc trưng bởi các nốt sần, mảng đỏ và ngứa kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm. Mề đay mãn tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vì thế, câu hỏi "mề đay mãn tính có chữa được không?" được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu...

Xem chi tiết
Nổi Mề Đay HIV Có Ngứa Không

Nổi mề đay là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là những người nhiễm HIV. Câu hỏi "nổi mề đay HIV có ngứa không?" luôn là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân cũng như người thân của bệnh nhân. Hiểu rõ về triệu chứng này không chỉ giúp người bệnh có cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe của mình mà còn giúp họ tìm được phương pháp điều trị hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá nguyên nhân gây ngứa khi nổi mề đay do...

Xem chi tiết
Giải Đáp: Khi Bị Nổi Mề Đay Có Được Ra Gió Không?

Nổi mề đay là tình trạng da bị kích ứng, gây ra các triệu chứng ngứa, đỏ và sưng phù, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc là liệu bị nổi mề đay có được ra gió không? Việc hiểu rõ tác động của gió và các yếu tố môi trường đến tình trạng nổi mề đay là rất quan trọng để người bệnh có thể bảo vệ sức khỏe da và giảm bớt khó chịu. Bài viết này của Tổ hợp Y tế Cổ...

Xem chi tiết
Trẻ Bị Nổi Mề Đay Tắm Lá Gì

Mề đay là tình trạng da phổ biến ở trẻ em gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người truyền tai nhau phương pháp tắm lá dược liệu để chữa mề đay cho trẻ. Liệu cách thức này có thực sự hiệu quả hay không? Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? Những vấn đề này sẽ được chuyên gia Da Liễu tại Bệnh Viện Quân Dân 102 giải đáp trong bài viết sau. Chữa mề đay cho trẻ bằng tắm lá dược liệu hiệu quả không? Nổi mề đay ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân nhưng đều gây...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Thuốc chữa

Đánh Giá Của Người Bệnh Về Bài Thuốc Mề Đay Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Với những ưu điểm về hiệu quả điều trị, mức độ an toàn, lành tính, Tiêu Ban Hoàn Bì Thang...
Nổi Mề Đay Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nguy Hiểm Không?

Nổi Mề Đay Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nguy Hiểm Không?

Nổi mề đay khi mang thai trong 3 tháng đầu là một vấn đề thường gặp đối với nhiều phụ...

Bác Sĩ Lê Phương Chữa Mẩn Đỏ, Ngứa Da Có Hiệu Quả Không?

Bác sĩ Lê Phương hiện đang nắm giữ cương vị Phó Giám đốc chuyên môn tại Nhất Nam Y Viện....

Giải Mã Công Dụng Các Vị Thuốc “VÀNG” Trong Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Tiêu ban hoàn bì thang là bài thuốc đặc trị mề đay nổi tiếng nhờ giúp hơn 30.000 bệnh nhân...
Cách Khắc Phục Tình Trạng Dị Ứng Thuốc Kháng Sinh Nổi Mề Đay

Cách Khắc Phục Tình Trạng Dị Ứng Thuốc Kháng Sinh Nổi Mề Đay

Dị ứng thuốc kháng sinh nổi mề đay là một trong những phản ứng phụ phổ biến và gây khó...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top