Nổi mề đay vào ban đêm: Hướng dẫn điều trị bệnh tại nhà ai cũng nên biết
Nổi mề đay vào ban đêm là một bệnh da liễu phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tình trạng này gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy tại sao lại bị nổi mề đay vào ban đêm và cách xử lý như thế nào? Bạn đọc có thể biết tìm hiểu thêm thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.
Nổi mề đay vào ban đêm là gì? Có nguy hiểm không?
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa II Lê Phương – Phó GĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện, nguyên PGĐ bệnh viện YHCT Hà Đông cho biết: Nổi mề đay vào ban đêm là bệnh lý thuộc chứng mề đay thông thường. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do có sự phản ứng của mao mạch tới da, dẫn đến tình trạng phù cấp mãn tính ở trung bì, khiến da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy và xuất hiện các mảng xung huyết.
Theo quan điểm của y học, nổi mề đay vào ban đêm được chia thành hai cấp độ:
- Mề đay cấp tính: Thời gian khởi phát và lành bệnh diễn ra rất nhanh chóng. Triệu chứng bệnh có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày sẽ hết. Nguyên nhân chủ yếu là do dị ứng với đồ ăn, lông động vật, thời tiết ô nhiễm hay dị ứng với thuốc…
- Mề đay mãn tính: Người mắc bệnh mề đay mãn tính xuất hiện các triệu chứng dai dẳng, khó điều trị. Triệu chứng thường gặp là buồn nôn, sốt cao, mệt mỏi… Trong trường hợp này khó xác định được nguyên nhân, gây khó khăn trong việc điều trị và ngăn ngừa tái phát.
TTƯT, BSCKII Lê Phương nhấn mạnh: Nổi mề đay vào ban đêm tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng cũng làm ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống người bệnh. Tình trạng ngứa ngáy, khó chịu dễ dẫn đến mất ngủ, gây mệt mỏi, kiệt sức, giảm hiệu suất công việc. Chính vì vậy, người bệnh cần chủ động trong công tác phòng ngừa và xử lý kịp thời trước khi xuất hiện các biến chứng nguy hiểm khác như: Sưng môi, sưng lưỡi hay sưng mí mắt, …
Nguyên nhân bị nổi mề đay vào ban đêm
Nền y học hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến bệnh nổi mề đay vào ban đêm là gì. Tuy nhiên, qua nhiều lần khảo sát nghiên cứu, các bác sĩ cũng đã chỉ ra một vài tác nhân điển hình có thể dẫn đến căn bệnh này như:
- Dị ứng với thời tiết: Thời tiết hanh khô hay thời điểm giao mùa là khoảng thời gian da dễ bị dị ứng nhất. Nếu bạn không giữ vệ sinh sạch sẽ, dưỡng ẩm da cẩn thận, da sẽ rất dễ bị mề đay, nổi mẩn đỏ.
- Những người bị dị ứng với thực phẩm, điển hình như hải sản, đậu phộng, sữa, trứng… cũng có nguy cơ nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy.
- Dị ứng với thuốc Tây y cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay. Đó là tác dụng phụ mà các vị thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc penicillin, thuốc tránh thai… gây ra.
- Tình trạng suy gan, yếu thận khiến độc tố không được đào thải ra ngoài. Chúng tích tụ ở trong cơ thể và khi hàm lượng đủ lớn sẽ gây ngứa ngáy, nổi mề đay.
- Những người có làn da nhạy cảm cũng dễ bị dị ứng với lông động vật. Khi tiếp xúc gần thú cưng cũng khiến họ nổi nốt đỏ, khó chịu.
- Người có sức khỏe yếu, hệ miễn dịch kém, có bệnh lý nền ẩn náu bên trong cơ thể như: Viêm xoang, viêm họng, lupus ban đỏ hay tiểu đường là những đối tượng cũng thường xuyên bị bệnh mề đay. Bởi vì đó là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc tấn công lên làn da của họ.
- Nổi mề đay vào ban đêm cũng có thể là do bị dị ứng với mỹ phẩm, phấn hoa hay tiếp xúc với môi trường sống ô nhiễm…
Do vậy, khi bị mề đay, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng trên.
>>> ĐỌC NGAY: Chuyên gia da liễu CẢNH BÁO 6 SAI LẦM dẫn đến mề đay mãn tính, khiến bệnh mãi không khỏi
Dấu hiệu nhận biết bệnh nổi mề đay vào ban đêm
Những người bị nổi mề đay vào ban đêm thường xuất hiện 2 dấu hiệu đặc trưng như sau:
Da nổi mẩn đỏ, sưng phù: Khi người bệnh bị nổi mề đay thì trên da sẽ xuất hiện những nốt đỏ, kích thước không đồng đều, mọc sát nhau. Từ đó, khiến người bệnh thấy tự ti về làn da, ngoại hình của mình.
Ngứa ngáy, khó chịu: Đây là triệu chứng điển hình khi mắc bệnh mề đay. Những cơn ngứa bùng phát kích thích người bệnh cào, gãi. Nhưng càng làm như thế sẽ càng khiến da bị tổn thương và các nốt ngứa lan rộng ra.
Ngoài ra, nổi mề đay vào ban đêm có thể kèm theo các triệu chứng như tụt huyết áp, nóng da, sốt nhẹ, đau bụng, rối loạn nhịp tim…Nếu thấy tình trạng bệnh nghiêm trọng, nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và theo dõi kịp thời.
Các phương pháp điều trị nổi mề đay vào ban đêm
Nổi mề đay vào ban đêm là bệnh da liễu thường gặp, gây bứt rứt, khó chịu cho người bệnh. Vậy để điều trị dứt điểm các cơn ngứa cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát, bạn đọc có thể tham khảo những phương pháp chữa bệnh sau:
Dùng thuốc Tây y chữa nổi mề đay vào ban đêm
Dùng thuốc Tây y chữa nổi mề đay mang lại hiệu quả chữa bệnh nhanh chóng, hiệu quả cao. Chính vì vậy, đây là phương pháp điều trị được nhiều người tin dùng. Một số loại thuốc chữa nổi mề đay vào ban đêm thông dụng nhất hiện nay như:
- Thuốc kháng histamin H1 như Acrivastin (Semprex), Loratadin (Claritin), Cetirizin (Zyrtec).
- Thuốc Tây y thuộc nhóm corticoid dạng uống hoặc dạng tiêm.
- Thuốc bôi để làm dịu da, giảm ngứa.
Tuy nhiên, thành phần trong thuốc Tây y cũng có thể gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh chỉ dùng thuốc khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.
>>> ĐỌC NGAY: Tuyệt chiêu điều trị mề đay không kháng sinh của nữ tiếp viên hàng không
Chữa nổi mề đay vào ban đêm bằng mẹo dân gian
Khi tình trạng nổi mề đay vào ban đêm mới khởi phát với những triệu chứng còn nhẹ thì người bệnh có thể áp dụng các bài mẹo dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh. Một vài phương pháp chữa bệnh có thể kể đến như:
- Tắm bằng nước nóng: Việc tắm bằng nước ấm nóng có tác dụng làm dịu da, đẩy lùi những cơn ngứa. Hơn thế nữa, nó còn giúp lưu thông máu, giúp nhanh chóng phục hồi những vùng da đang bị tổn thương.
- Uống trà gừng, mật ong: Theo quan điểm của Đông y, gừng có vị cay ấm giúp kháng khuẩn, giải biểu, tiêu viêm.
- Còn mật ong có tính giữ ẩm, chống viêm. Khi kết hợp 2 thảo dược này lại với nhau sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm da, dị ứng do bệnh nổi mề đay gây ra.
>>> ĐỌC NGAY: Học mẹ trẻ chữa mề đay mẩn ngứa cho con bằng bài thuốc thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính không tác dụng phụ
- Chườm lá kinh giới hoặc lá khế: Lấy một nắm lá khế ( lá kinh giới) đem đi rửa sạch. Tiếp đến, cho vào chảo sao nóng cùng với một ít muối trắng. Cho hỗn hợp đó vào một chiếc khăn mỏng rồi chườm lên vùng da bị tổn thương. Di chuyển chiếc khăn liên tục để tránh bị bỏng. Duy trì thực hiện hằng ngày cho đến khi tình trạng bệnh không còn nữa.
- Uống trà hoa cúc: Người bệnh có thể hãm một ấm trà hoa cúc để uống trước khi ngủ. Điều đó có tác dụng an thần, giảm cảm giác khó chịu, ngứa ngáy giúp bệnh nhân thoải mái, ngủ ngon hơn.
Các bài mẹo dân gian chữa bệnh mề đay tại nhà thường chỉ có tác dụng kiểm soát các triệu chứng chứ không có tác dụng điều trị tận gốc. Nếu tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng, khó điều trị thì bệnh nhân nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời.
Địa chỉ khám chữa bệnh nổi mề đay vào ban đêm uy tín
Hiện nay, có rất nhiều cơ sở y tế hành nghề chữa bệnh nổi mề đay vào ban đêm. Người bệnh có thể tham khảo một số bệnh viện, phòng khám sau:
Bệnh viện da liễu trung ương
Đây là địa chỉ uy tín, hàng đầu trong việc điều trị chuyên sâu các bệnh về da liễu. Bệnh viện hội tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, có thể chẩn đoán và điều trị toàn diện các bệnh lý về da. Hơn thế nữa, bệnh viện cũng được xây dựng hệ thống thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất khang trang, đảm bảo cho việc thăm khám của mọi đối tượng bệnh nhân.
- Địa chỉ: Số 15A, Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
- Số điện thoại: 19006951.
- Thời gian mở cửa: Từ thứ 2- thứ 6 (7h30 – 16h30). Riêng thứ 7 và chủ nhật ( 7h30 – 17h30).
Bệnh viện Đại học y Hà Nội
Nếu bạn đang thắc mắc “ chữa mề đay ở đâu hiệu quả nhất” thì có thể tham khảo bệnh viện Đại học y Hà Nội. Đây là địa chỉ khám chữa bệnh đáng tin cậy cho những người ở khu vực miền Bắc. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ là các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành được đào tạo bài bản, chuyên sâu, đảm bảo chất lượng trong việc khám chữa bệnh.
- Địa chỉ: Số 1, Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội.
- Số điện thoại: 1900 6422
- Thời gian mở cửa: Các ngày trong tuần
Cách phòng ngừa bệnh nổi mề đay vào ban đêm
Nổi mề đay vào ban đêm thường khởi phát đột ngột và dễ dàng tái phát. Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Vệ sinh phòng ngủ, chăn gối sạch sẽ, tránh bụi bặm, ô nhiễm.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để tránh làm khô da, kích ứng da.
- Những người đang bị nổi mề đay nên hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm, sữa tắm vì chúng có thể làm da bạn dị ứng nghiêm trọng hơn.
- Uống đủ 2l nước mỗi ngày để cấp ẩm từ bên trong cho da. Nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh và hạn chế dùng rượu bia, thuốc lá trong quá trình điều trị.
- Luyện tập thể thao thường xuyên, rèn luyện sức khỏe để giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường sức đề kháng.
- Sử dụng thuốc theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng để tránh tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc.
- Người dị ứng với một số loại thực phẩm hay lông động vật thì cần tránh xa tác nhân gây bệnh này ra.
Trên đây là những thông tin hữu ích và đầy đủ nhất về bệnh nổi mề đay vào ban đêm. Bạn đọc có thể tham khảo và tìm cho mình phương pháp điều trị và phòng ngừa thích hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học. Bởi vì đó là cách ngăn ngừa bệnh tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!