Trẻ Bị Nổi Mề Đay Tắm Lá Gì? 10 Loại Lá Giảm Mẩn Ngứa Nhanh

Mề đay là tình trạng da phổ biến ở trẻ em gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người truyền tai nhau phương pháp tắm lá dược liệu để chữa mề đay cho trẻ. Liệu cách thức này có thực sự hiệu quả hay không? Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? Những vấn đề này sẽ được chuyên gia Da Liễu tại Bệnh Viện Quân Dân 102 giải đáp trong bài viết sau.

Chữa mề đay cho trẻ bằng tắm lá dược liệu hiệu quả không?

Nổi mề đay ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân nhưng đều gây ra các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, châm chích da,… Ngoài điều trị bằng Tây y, phương pháp cho trẻ tắm lá dược liệu cũng được nhiều người lựa chọn. Vậy chữa mề đay cho trẻ bằng tắm lá hiệu quả không?

Chuyên gia Da liễu tại Bệnh Viện Quân Dân 102 khẳng định phương pháp này mang lại hiệu quả tốt, giúp cải thiện triệu chứng bệnh nổi mề đay hiệu quả như:

  • Giảm ngứa rát, khó chịu do mề đay: Các hoạt chất trong lá giúp làm dịu da, giảm kích ứng, mang lại cảm giác dễ chịu cho trẻ.
  • Hỗ trợ sát khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng: Một số loại lá có đặc tính sát khuẩn, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào da tổn thương do mề đay.
  • Giảm sưng tấy, mẩn đỏ: Các hoạt chất chống viêm trong lá giúp giảm sưng tấy, mẩn đỏ.

Bên cạnh đó, phương pháp tắm lá cũng có nhiều ưu điểm như ít gây tác dụng phụ so với việc sử dụng thuốc, lá cây dễ dàng tìm thấy và không tốn kém, giúp tiết kiệm chi phí tối ưu.

Chữa mề đay cho trẻ bằng tắm lá dược liệu mang lại hiệu quả cao
Chữa mề đay cho trẻ bằng tắm lá dược liệu mang lại hiệu quả cao

Xem thêm: Nổi Mề Đay Có Nguy Hiểm Không? Biến Chứng Có Thể Gặp

Tuy nhiên, hiệu quả phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Loại lá sử dụng: Mỗi loại lá sở hữu công dụng khác nhau, cần lựa chọn phù hợp với tình trạng da của trẻ.
  • Cách pha chế và sử dụng: Cần pha lá đúng cách, đảm bảo vệ sinh để tránh kích ứng da.
  • Cơ địa của trẻ: Không phải tất cả trẻ em đều có phản ứng tích cực với tắm lá. Hiệu quả có thể khác nhau giữa từng trẻ bởi sự khác biệt về cơ địa.
  • Nguy cơ dị ứng: Một số trẻ có thể bị dị ứng với các thành phần trong lá cây, gây phản ứng ngược lại như ngứa hơn hoặc nổi mẩn đỏ.

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? 10 lá được khuyến nghị sử dụng

Dưới đây chuyên gia hướng dẫn cha mẹ cách sử dụng 10 loại lá tắm cho trẻ nhỏ để giảm nhẹ tình trạng ngứa ngáy, sưng tấy da do nổi mề đay.

Lá khế

Theo Y học cổ truyền, lá khế có tính mát, giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy, mang lại cảm giác dễ chịu khi sử dụng nên được sử dụng trong điều trị các bệnh da liễu như mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt,…

Y học hiện đại cũng phân tích trong lá khế chứa các hoạt chất như flavonoid và phenolic có khả năng chống viêm, giúp giảm sưng tấy, mẩn đỏ do mề đay gây ra. Bên cạnh đó, lá khế có đặc tính kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào da tổn thương do mề đay, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá khế tươi (khoảng 30 lá).

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá khế tươi, vò nát hoặc thái nhỏ.
  • Cho lá khế đã vò nát vào nồi nước, đun sôi khoảng 15 phút. Có thể thêm một ít muối biển để tăng hiệu quả sát khuẩn.
  • Để nước nguội bớt đến nhiệt độ ấm vừa phải, sau đó pha loãng với nước lạnh và tắm cho trẻ.

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? Lá kinh giới

Khi tắm lá kinh giới, lượng hoạt chất và tinh dầu trong lá sẽ thấm vào da, giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy châm chích cho trẻ. Nghiên cứu cũng chỉ ra trong lá này chứa các hoạt chất như rosmarinic acid và flavonoid có khả năng kháng khuẩn và chống viêm, giúp giảm triệu chứng viêm nhiễm và sưng đỏ trên da. Thành phần chống oxy hóa trong lá kinh giới giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại, hỗ trợ quá trình phục hồi và tái tạo da.

Nguyên liệu:

  • Lá kinh giới tươi: 1 nắm.
  • Nước: 3 lít.
  • Muối hạt: 1 muỗng cà phê.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá kinh giới.
  • Cho lá kinh giới vào nồi nước, đun sôi trong 15 phút.
  • Tắt bếp, để nước nguội bớt, thêm muối hạt rồi cho trẻ tắm. .
  • Có thể dùng phần bã lá kinh giới chà nhẹ lên da để nâng cao hiệu quả.
Lá kinh giới giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy hiệu quả
Lá kinh giới giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy hiệu quả

Lá trầu không

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? Chuyên gia khuyến nghị cha mẹ nên cho trẻ tắm nước lá trầu không. Đây là một trong những loại thảo dược được sử dụng trong y học dân gian để điều trị nhiều bệnh lý về da, bao gồm cả mề đay.

Các hợp chất phenol và polyphenol trong lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng, đồng thời còn giúp bảo vệ da khỏi tổn thương do các gốc tự do, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi da.

Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
  • Cho lá trầu không vào nồi nước, đun sôi trong 10 phút.
  • Để nước nguội bớt đến nhiệt độ ấm vừa phải hoặc pha loãng với nước lạnh.
  • Tắm cho trẻ bằng nước lá trầu đã pha loãng trong khoảng 10 phút.

Lá chè xanh

Theo Y học hiện đại, các hoạt chất trong lá trà xanh như catechin, flavonoid và tanin có tác dụng làm sạch da, tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm nhiễm, sưng đỏ trên da. Ngoài ra, hàm lượng cao EGCG (Epigallocatechin Gallate) trong lá chè xanh mang khả năng chống oxy hóa mạnh, bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường và hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh hơn.

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá chè tươi và 1 thìa muối hạt.

Cách thực hiện: 

  • Hái một nắm lá chè xanh tươi, rửa sạch để loại bỏ đất cát và tạp chất.
  • Cho lá chè xanh vào nồi, đổ thêm 3 lít nước rồi đun sôi.
  • Sau khi nước sôi, giảm lửa và đun tiếp khoảng 15 phút để các tinh chất trong lá tiết vào nước​.
  • Đổ nước lá chè xanh ra một cái chậu sạch, cho thêm một ít muối hạt và đợi nước nguội bớt hoặc pha thêm nước lạnh để đạt nhiệt độ ấm vừa phải.
  • Dùng nước lá chè tắm cho trẻ, có thể dùng phần bã lá chà nhẹ lên da để nâng cao hiệu quả​ giảm ngứa.
Tắm lá chè xanh cải thiện mề đay hiệu quả
Tắm lá chè xanh cải thiện mề đay hiệu quả

Xem thêm: 9 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Tía Tô Hiệu Quả Ngay Tại Nhà

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? Lá ổi

Trẻ bị nổi mề đay được khuyến nghị tắm nước lá ổi để giảm nhẹ triệu chứng. Hiệu quả đến từ các hoạt chất có trong lá ổi như berbagia, polyphenol, tanin và eugenol mang tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, giúp làm dịu da, giảm ngứa và khó chịu do mề đay gây ra.

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm ngọn lá ổi.

Cách thực hiện:

  • Ngâm ngọn lá ổi vào nước muối loãng nhằm sát khuẩn sạch sẽ.
  • Rửa sạch lá rồi cho vào nồi, đun với 3 lít nước trong 15 phút.
  • Đổ nước lá ổi ra chậu, đợi cho nguội bớt rồi tắm cho trẻ.

Lá tía tô

Lá tía tô chứa hàm lượng cao các hợp chất chống viêm như rosmarinic acid, quercetin, giúp làm dịu da, giảm sưng tấy và mẩn đỏ do mề đay gây ra. Ngoài ra, chuyên gia cũng nghiên cứu và phát hiện trong dược liệu có vitamin C, vitamin A và các khoáng chất giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân gây dị ứng, hạn chế tái phát mề đay.

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá tía tô và 1 thìa muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch để loại bỏ tạp chất trên lá, nên ngâm nước muối khoảng 15 phút để diệt khuẩn hoàn toàn.
  • Cho lá tía tô vào nồi, thêm 2 lít nước và đun đến khi sôi thì tắt bếp.
  • Rót nước đun lá tía tô ra chậu, đợi nguội rồi cho trẻ tắm.
  • Dùng bã lá chà nhẹ nhàng lên vùng da bị nổi mề đay để giúp tăng hiệu quả trị bệnh.
Lá tía tô chứa các hoạt chất tốt giúp giảm mề đay hiệu quả
Lá tía tô chứa các hoạt chất tốt giúp giảm mề đay hiệu quả

Lá đinh lăng

Lá đinh lăng chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm như Saponin, Alkaloid, Flavonoid,… Các hoạt chất này không chỉ giúp tiêu diệt hại khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng mà còn tác dụng trực tiếp lên các thụ thể thần kinh cảm giác ngứa, giúp giảm cảm giác ngứa hiệu quả.

Lá đinh lăng cung cấp vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó da khỏe mạnh và ít bị mẩn ngứa hơn.

Chuẩn bị nguyên liệu: 300g lá đinh lăng.

Cách thực hiện:

  • Rửa lá đinh lăng sạch và ngâm với nước muối loãng.
  • Cho lá đinh lăng vào nồi, đổ 2 lít nước vào và đun sôi.
  • Tắt bếp, để nước lá đinh lăng nguội bớt rồi tắm cho trẻ.

Lá ngải cứu giảm ngứa hiệu quả

Theo Y học cổ truyền, Lá ngải cứu có tác dụng thanh nhiệt, đào thải độc tố ra ngoài, từ đó giảm bớt các triệu chứng của mề đay mẩn ngứa. Bên cạnh đó, loại dược liệu này có tính ấm, giúp làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp da khỏe mạnh và hạn chế tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa do ứ trệ khí huyết.

Trong khi đó, theo nghiên cứu, lá ngải cứu chứa hàm lượng lớn Azulene, sesquiterpene lactones, flavonoid,… Các hoạt chất này giúp giảm viêm da, giảm ngứa rát, sưng tấy và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây hại trên da, cải thiện tình trạng mề đay mẩn ngứa.

Chuẩn bị: 500g lá ngải và 1 thìa muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá ngải cứu với nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất và vi khuẩn.
  • Cho lá ngải cứu vào nồi cùng với 2 lít nước sạch, đun sôi.
  • Thêm 1 thìa muối biển vào nồi nước, tắt bếp và để nước nguội bớt đến nhiệt độ ấm vừa phải.
  • Tắm cho con bằng nước lá ngải cứu, chú ý massage nhẹ nhàng lên da để các hoạt chất trong lá ngải cứu thấm sâu vào da.
Tắm lá ngải cứu giúp giảm ngứa hiệu quả
Tắm lá ngải cứu giúp giảm ngứa hiệu quả

Xem thêm: TOP 5 Cách Trị Mề Đay Bằng Muối Đơn Giản Hiệu Quả Tại Nhà

Tắm sài đất giảm mẩn ngứa mề đay

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? Cha mẹ có thể dùng lá sài đất tắm hằng ngày cho con. Hiệu quả cải thiện bệnh đã được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại chứng minh.

Cụ thể, theo quan điểm Y học cổ truyền, lá sài đất có vị ngọt, tính hàn, quy vào kinh tỳ, phế. mang tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tiêu viêm. Vậy nên loại lá này thường được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da như mề đay, mụn nhọt, rôm sảy, lở loét,…

Bên cạnh đó, Y học hiện đại cũng phát hiện trong loại lá này có chứa hàm lượng lớn hoạt chất flavonoid, saponin, alkaloid mang tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, sưng tấy.

Nguyên liệu: 200g lá sài đất tươi và 2 lít nước.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá sài đất, loại bỏ cọng già và lá úa.
  • Cho lá sài đất vào nồi, đổ nước vào đun sôi.
  • Đun nhỏ lửa trong khoảng 15 phút cho đến khi nước ngả màu vàng nâu.
  • Tắt bếp để nước nguội bớt.
  • Dùng nước lá sài đất đã pha loãng để tắm.

Nên cho con tắm bằng nước lá sài đất 1 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng giảm bớt.

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? Lá mần trầu

Cỏ mần trầu có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, và làm mát gan. Những tác dụng này rất hữu ích trong việc giảm các phản ứng dị ứng và các triệu chứng mề đay liên quan đến sự tích tụ nhiệt và độc tố trong cơ thể. Bên cạnh đó, nhờ thành phần chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi nên tắm lá mần trầu còn giúp da trẻ mềm mại, mịn màng hơn.

Chuẩn bị nguyên liệu: 100g lá mần trầu tươi.

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch lá mần trầu rồi ngâm nước muối pha loãng khoảng 5 – 10 phút.
  • Cho lá vào nồi nước, thêm 2 lít nước và đun sôi.
  • Để nước giảm đến nhiệt độ ấm vừa phải thì thêm 1 thìa muối hạt, khuấy đều và tắm cho trẻ.
Trẻ bị nổi mề đay nên tắm lá mần trầu
Trẻ bị nổi mề đay nên tắm lá mần trầu

Lưu ý an toàn khi cho trẻ bị nổi mề đay tắm lá

Khi cho trẻ tắm lá dược liệu cải thiện nổi mề đay, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn cho con.

  • Không tự ý sử dụng lá lạ: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng bất kỳ loại lá nào.
  • Kiểm tra dị ứng trước khi sử dụng: Rửa một vùng da nhỏ trên tay hoặc chân trẻ bằng nước lá, sau 24 giờ nếu không có kích ứng mới sử dụng cho toàn thân.
  • Vệ sinh dụng cụ sạch sẽ: Rửa sạch lá, nồi đun nước và bồn tắm trước khi sử dụng.
  • Tắm nước ấm, không quá nóng: Nước quá nóng có thể làm da trẻ nhạy cảm hơn, cha mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ nước trong khoảng 37 – 38 độ C.
  • Thời gian tắm: Tắm khoảng 10 phút, không nên tắm quá lâu có thể khiến trẻ bị cảm lạnh hoặc khiến da nhạy cảm hơn.
  • Lau khô da nhẹ nhàng: Sau khi tắm, lau khô da trẻ bằng khăn mềm, không chà xát mạnh.
  • Theo dõi tình trạng da của trẻ: Nếu sau khi tắm lá mà tình trạng mề đay không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

Bài viết giải đáp chi tiết câu hỏi trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì. Tắm lá dược liệu có thể hỗ trợ giảm ngứa, sưng tấy trong mề đay ở trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn lá phù hợp, sử dụng đúng cách và theo dõi tình trạng da của trẻ. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị y khoa hiệu quả.

Xem thêm: Giải Đáp: Khi Bị Nổi Mề Đay Có Được Ra Gió Không?

Array
Câu hỏi thường gặp
Nổi Mề Đay Sau Sinh Có Tự Khỏi Không

Sau khi sinh bị nổi mề đay là tình trạng phổ biến mà nhiều bà mẹ phải đối mặt do thay đổi nội tiết tố và hệ miễn dịch. Trong trường hợp này, nhiều người lo lắng liệu nổi mề đay sau sinh có tự khỏi không. Ở bài viết dưới đây, chuyên gia da liễu sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về vấn đề này, đồng thời tư vấn một số lưu ý ngăn ngừa nổi mề đay cho những bà mẹ bỉm sữa, đảm bảo an toàn và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.  Nổi...

Xem chi tiết
Mề Đay Mãn Tính Có Chữa Được Không

Mề đay mãn tính là một tình trạng da liễu phổ biến nhưng không kém phần phức tạp, gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Đặc trưng bởi các nốt sần, mảng đỏ và ngứa kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm. Mề đay mãn tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vì thế, câu hỏi "mề đay mãn tính có chữa được không?" được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu...

Xem chi tiết
Nổi Mề Đay HIV Có Ngứa Không

Nổi mề đay là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là những người nhiễm HIV. Câu hỏi "nổi mề đay HIV có ngứa không?" luôn là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân cũng như người thân của bệnh nhân. Hiểu rõ về triệu chứng này không chỉ giúp người bệnh có cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe của mình mà còn giúp họ tìm được phương pháp điều trị hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá nguyên nhân gây ngứa khi nổi mề đay do...

Xem chi tiết
Giải Đáp: Khi Bị Nổi Mề Đay Có Được Ra Gió Không?

Nổi mề đay là tình trạng da bị kích ứng, gây ra các triệu chứng ngứa, đỏ và sưng phù, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc là liệu bị nổi mề đay có được ra gió không? Việc hiểu rõ tác động của gió và các yếu tố môi trường đến tình trạng nổi mề đay là rất quan trọng để người bệnh có thể bảo vệ sức khỏe da và giảm bớt khó chịu. Bài viết này của Tổ hợp Y tế Cổ...

Xem chi tiết
Nổi Mề Đay Có Lây Không

Nổi mề đay là một tình trạng viêm da phổ biến, đặc trưng bởi các mảng đỏ, ngứa. Chúng có thể xuất hiện đột ngột và thay đổi kích thước, đôi khi kết hợp thành các vùng sưng lớn hơn. Một trong những vấn đề được người bệnh quan tâm là bị nổi mề đay có lây không. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu thông tin câu trả lời chi tiết cho vấn đề này và biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.  Nổi mề đay có lây không? Nổi mề đay xảy ra do cơ thể...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Nhất Nam Y Viện là đơn vị trị bệnh đau dạ dày uy tín hiện nay

Nhất Nam Y Viện chữa mề đay hiệu quả không?

Nhất Nam Y Viện là một trong những địa chỉ khám chữa mề đay mẩn ngứa tin cậy của nhiều...
Quy trình thăm khám Đông - Tây y hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh thoát vị đĩa đệm

Bí Quyết Chữa DỨT ĐIỂM Mề Đay Khi Mang Thai AN TOÀN Từ Thảo Dược

Lần đầu mang thai, niềm vui chưa được bao lâu, chị Vũ Ngọc Diệp (29 tuổi, Hà Nội) đã phải...

Bác Sĩ Lê Phương Chữa Mẩn Đỏ, Ngứa Da Có Hiệu Quả Không?

Bác sĩ Lê Phương hiện đang nắm giữ cương vị Phó Giám đốc chuyên môn tại Nhất Nam Y Viện....

Giải Mã Công Dụng Các Vị Thuốc “VÀNG” Trong Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Tiêu ban hoàn bì thang là bài thuốc đặc trị mề đay nổi tiếng nhờ giúp hơn 30.000 bệnh nhân...
Thành phần dược liệu của bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Phác đồ chữa mề đay của Trung tâm da liễu đông y Việt Nam tốt...

Phác đồ điều trị mề đay của Trung tâm da liễu đông y Việt Nam sử dụng hoàn toàn nam...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top