Mách Bạn 4 Thuốc Trị Thận Yếu Hiệu Quả Nhất Hiện Nay [CẬP NHẬT]
Thuốc trị thận yếu nào cho hiệu quả ổn định và lâu dài? Hiện nay có khá nhiều loại thuốc dùng trong điều trị bệnh thận yếu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nên uống thuốc gì và uống như thế nào cho hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến một số thông tin quan trọng giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Top 4 thuốc trị thận yếu phổ biến được bác sĩ chỉ định
Thận là cơ quan có vai trò quan trọng trong cơ thể. Nó đảm nhiệm chức năng đào thải độc tố, chất cặn bã đồng thời hỗ trợ quá trình sản sinh hồng cầu, kiểm soát huyết áp, cân bằng nồng độ chất điện giải.
Do đó, khi bị thận yếu, các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng lớn. Nếu không điều trị kịp thời có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm như cao huyết áp, đái tháo đường, ung thư bàng quang.
Dùng thuốc điều trị là biện pháp phổ biến và cho hiệu quả nhanh chóng, ngăn ngừa được triệu chứng diễn tiến nghiêm trọng. Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc trị thận yếu hiệu quả như:
Thuốc cân bằng acid uric
Thuốc cân bằng acid uric – thành phần cấu tạo nên RNA, DNA. Người bệnh bị thận yếu có nồng độ acid uric tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc như Allopurinol, Colchicin…
Thuốc chống thiếu máu
Hầu hết các bệnh nhân bị thận yếu đều gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Nguyên nhân là do thận không đủ hormone để kích thích cơ thể sản xuất hồng cầu gây thiếu máu. Do đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống thiếu máu như Darbe epo beta, sắt, alpha…
Thuốc điều hòa huyết áp
Cao huyết áp là triệu chứng điển hình của bệnh. Nếu dấu hiệu này không được kiểm soát và điều chỉnh kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số loại thuốc trị thận yếu được sử dụng để điều hòa huyết áp là Quinapril, Perindopril, Calci phospho, Amlodipine, Felodipine, Atenolol…
Thuốc lợi tiểu – Thuốc trị thận yếu cần thiết
Một trong những cách làm giảm áp lực cho thận là đào thải nước, độc tố, chất cặn bã qua đường tiểu tiện. Do đó, khi điều trị thận yếu, bác sĩ sẽ kê các nhóm thuốc có tác dụng lợi tiểu. Hiện nay, có 3 nhóm phổ biến là:
- Thuốc lợi tiểu Thiazid: dùng trong trường hợp người bệnh bị suy tim, cao huyết áp. Một số thuốc phổ biến như Chlorothiazide; Methylchlorothiazide;…
- Thuốc lợi tiểu giữ kali: bác sĩ chỉ định uống khi xét nghiệm thấy lượng kali trong cơ thể thấp. Người bệnh thường dùng Amiloride; Triamterene;…
- Thuốc lợi tiểu Furosemid: người bệnh bị phù thũng chân tay thường dùng thuốc này
Ngoài những nhóm thuốc chữa thận yếu trên, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác. Đơn thuốc điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe.
Ưu và nhược điểm của thuốc chữa thận yếu
Phương pháp dùng thuốc trị thận yếu được khá nhiều người quan tâm và thực hiện bởi những ưu điểm như sau:
- Hiệu quả nhanh: thuốc trị thận yếu có dược tính cao nên có thể làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
- Dạng viên nén tiện lợi, dễ uống: khi sử dụng thuốc Tây chữa thận yếu, người bệnh hoàn toàn không phải thực hiện bất cứ quá trình chế biến thuốc mà có thể uống luôn và mang theo người khi ra ngoài.
- Dễ mua: các loại thuốc trị thận yếu đã được đề cập đến đều có thể mua tại bất cứ hiệu thuốc nào trên toàn quốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Được Bộ Y tế cấp phép: thuốc Tây y nói chung và thuốc chữa thận yếu nói riêng đều được nghiên cứu và thực nghiệm trong thời gian dài trước khi công bố. Do đó, bộ Y tế đã tiến hành rà soát, kiểm tra quá trình này cực kỳ nghiêm ngặt mới cấp phép được bán cho người bệnh.
Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp này vẫn còn một số điểm hạn chế lớn như:
- Những loại thuốc trên không phải thuốc đặc trị chữa bệnh thận yếu. Thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng và tình trạng bệnh. Do đó, bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần khi ngưng thuốc.
- Kháng thuốc là tình trạng thường gặp phải khi dùng thuốc Tây y không theo chỉ định, đặc biệt là bệnh lý cần điều trị trong thời gian dài như bệnh thận yếu. Lúc này, muốn điều trị bệnh, bạn bắt buộc phải thay đổi loại thuốc hoặc tăng liều lượng cao lên.
- Thuốc gây ra khá nhiều tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt….và ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan khác như gan, dạ dày…
Lưu ý khi dùng thuốc trị thận yếu
Phương pháp dùng thuốc chữa thận yếu có mặt tích cực và tiêu cực. Do đó, bạn nên đi thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ khi quyết định lựa chọn. Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả điều trị cũng như hạn chế rủi ro, người bệnh cần chú ý điều sau:
- Chỉ sử dụng khi được bác sĩ thăm khám và kê đơn. Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, xét nghiệm chuyên sâu để có thể kê đơn phù hợp. Việc tùy tiện sử dụng thuốc chỉ khiến bệnh nặng thêm và gây nguy hiểm đến sức khỏe.
- Thực hiện theo đúng phác đồ dùng thuốc mà bác sĩ đưa ra. Người bệnh không tự ý thay đổi loại thuốc, kết hợp nhiều thuốc với nhau khi chưa có chỉ định phù hợp bởi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Tránh lạm dụng thuốc để hạn chế tác dụng ngoài ý muốn cũng như ảnh hưởng xấu đến các cơ quan gan, dạ dày
- Mỗi loại thuốc sẽ có liều lượng, thời gian sử dụng riêng. Bác sĩ sẽ dựa vào yêu cầu của thuốc, tình trạng bệnh và sức khỏe người bệnh để kê đơn. Do đó, bạn không được phép tự ý điều chỉnh mà không có sự cho phép của bác sĩ điều trị.
- Không nên nằm để uống thuốc bởi nó dễ gây dính vào thực quản. Bên cạnh đó, thuốc Tây thường được hấp thụ hoàn toàn sau 30 – 60 phút nên bạn cần tránh các hoạt động mạnh sau khi uống.
- Lựa chọn mua thuốc ở những đơn vị uy tín, có chứng nhận từ cơ quan Y tế có thẩm quyền.
- Nếu dị ứng với thành phần nào trong thuốc thì phải báo ngay với bác sĩ điều trị. Điều này cực kỳ quan trọng bởi dị ứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhiều trường hợp nguy hiểm tính mạng do vấn đề này.
- Trong quá trình uống thuốc, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì phải lập tức ngừng dùng thuốc và đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
- Trường hợp phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ mới sinh thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc riêng.
Ngoài ra, người bị thận yếu cần có chế độ dinh dưỡng riêng và lối sống khoa học. Theo các chuyên gia và bác sĩ bệnh thận, muốn hiệu quả cần tuân thủ nguyên tắc sau:
- Người bệnh có chế độ dinh dưỡng cân bằng các khoáng chất như vitamin, đạm, tinh bột. Một số thực phẩm rất tốt cho người bị thận yếu là rau xanh, khoai lang, ớt chuông, lòng trắng trứng gà, cá hồi, các loại đậu…
- Người bị thận yếu nên uống nước gì? – Bác sĩ khuyến khích người bệnh nên dùng khoảng 2 – 2,5 lít/ngày. Bên cạnh đó, đừng quên uống các loại nước có lợi như nước dừa, trà bồ công anh, nước củ dền, nước cà rốt ép…
- Hạn chế thực phẩm không tốt cho người bị thận yếu như đồ dầu mỡ, thực phẩm nhiều kali, photpho, đồ cay nóng…
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá và đồ uống chứa nhiều caffein…
- Không nhịn tiểu tránh gây áp lực lên thận.
- Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần luôn thoải mái để đẩy lùi bệnh.
- Hạn chế thức khuya, căng thẳng kéo dài.
- Tập thể dục, thể thao mỗi ngày khoảng 30 phút như chạy bộ, bơi lội….Ngoài ra, bạn nên thực hiện các bài tập hỗ trợ điều trị thận yếu như yoga, massage,…
- Thường xuyên tái khám để theo dõi sức khỏe hiện tại. Khi đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết.
Sử dụng đúng cách thuốc trị thận yếu giúp phục hồi chức năng thận và người bệnh sớm khỏe mạnh. Tuy vẫn còn một số nhược điểm nhưng không thể phủ nhận đây là phương pháp điều trị cho hiệu quả tích cực.
Chủ động đi thăm khám khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh và điều trị theo phác đồ bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó, bạn phải tuyệt đối ghi nhớ và thực hiện một số lưu ý quan trọng đã được đề cập trong bài để quá trình điều trị hiệu quả, nhanh chóng.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!