Đau họng nổi hạch là bệnh gì? Biện pháp chẩn đoán và điều trị

Đau họng nổi hạch có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng này thường đi kèm các triệu chứng như đau họng, sưng tấy, niêm mạc họng phù nề, người mệt mỏi, nổi những nốt hạch nhỏ ở cổ. Có trường hợp bệnh sẽ hết sau vài ngày, nhưng có trường hợp bệnh kéo dài mãi không khỏi, ảnh hưởng đến tính mạng.

Đau họng nổi hạch là gì?

Đau họng nổi hạch được coi là một trong những triệu chứng của bệnh viêm họng. Biểu hiện này thường khá hiếm gặp, gần như khi xuất hiện là bệnh đang chuyển biến xấu.

Khi gặp phải tình trạng này, không ít người thắc mắc: “Viêm họng có nổi hạch không”. Thực tế, viêm họng nổi hạch là tình trạng người bệnh bị viêm họng có hạch nổi lên ở vùng cổ. “Hạch” là một tổ chức lympho, tác dụng lưu trữ và sản sinh các tế bào bạch cầu cùng các kháng thể, chống lại các tác nhân gây hại. Hạch nổi lên là biểu hiện cơ thể đang chống lại vi khuẩn, virus.

Đau họng nổi hạch là cánh bảo của một số bệnh lý nguy hiểm
Đau họng nổi hạch là cánh bảo của một số bệnh lý nguy hiểm

Thông thường, hạch có thể lặn sau vài ngày. Thế nhưng, nếu hạch bị xơ hoá sẽ không thể nhỏ lại, luôn tồn tại ở vị trí nổi. Đây được xem là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng rất nguy hiểm.

Với bệnh viêm họng, hạch thường nổi ở các vị trí sau:

  • Viêm họng nổi hạch sau tai.
  • Viêm họng nổi hạch ở cổ.
  • Đau họng nổi hạch dưới hàm.

Đau họng nổi hạch là bệnh gì?

Trên thực tế, có những bệnh gây nổi hạch không đáng lo, sẽ biến mất sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên cũng có trường hợp hạch bám ở một chỗ trong thời gian dài, không biến mất. Thì đó lại là dấu hiệu cảnh báo những bệnh nguy hiểm. Cụ thể như:

1. Viêm họng cấp

Viêm họng cấp là tình trạng cổ họng bị viêm, triệu chứng đi kèm như sưng tấy, đau rát cổ họng rất khó chịu. Có trường hợp hạch nổi ở cổ và có thể tự biến mất sau vài ngày. Khi bị bệnh, người bệnh có thể dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ.

2. Cơ thể bị nhiễm siêu vi

Người bệnh bị nhiễm siêu vi, vùng cổ sẽ nổi hạch nhỏ. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em đang trong độ tuổi phát triển.

3. Viêm amidan

Khi bị viêm amidan, viêm tuyến nước bọt cũng có thể dẫn đến đau họng nổi hạch ở cổ. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể chữa khỏi triệt để.

Viêm amindan là một trong nguyên nhân dẫn đến đau họng nổi hạch ở cổ
Viêm amindan là một trong nguyên nhân dẫn đến đau họng nổi hạch ở cổ

4. Bệnh về máu

Người bệnh mắc một số triệu chứng về đường máu như bệnh bạch cầu cấp hay bạch cầu mãn. Những bệnh này có thể gây ra hiện tượng đau họng nổi hạch cổ.

5. Ung thư tuyến giáp

Viêm họng nổi hạch ở cổ lâu ngày, viêm họng khàn tiếng kéo dài không được chữa trị, không loại trừ khả năng người bệnh đã bị ung thư tuyến giáp. Bệnh có một số triệu chứng đi kèm là khó khăn khi nuốt đồ ăn, khó thở, khan tiếng dài ngày, đau nhức hai bên tai.

6. Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là bệnh vô cùng nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến tử vong. Một số triệu chứng của bệnh như đau đầu, nghẹt mũi, ngứa rát một bên vùng họng, khàn tiếng, khó nuốt,… kéo dài. Hạch thường nổi ở cạnh góc hàm, ở giai đoạn cuối hạch cứng và không có cảm giác đau đớn.

Ở giai đoạn di căn, bệnh sẽ phát triển rất nhanh. Khi đó, hạch sẽ nổi to hơn, chạy đi các vị trí khác nhau trên cơ thể. Người bệnh dần mất hết cảm giác tại vùng mũi họng. Giai đoạn này bệnh kèm theo hiện tượng như mũi chảy máu, chảy mủ, đầu đau khủng khiếp, khả năng nghe bị hạn chế đi nhiều.

Ung thư vòm họng có nguy cơ cao dẫn đến tử vong 
Ung thư vòm họng có nguy cơ cao dẫn đến tử vong

7. Cảm lạnh, cảm cúm

Cảm lạnh, cảm cúm do nhiễm siêu vi có thể khiến nổi hạch ở cổ. Tình trạng này thường thì không đáng lo ngại. Bệnh nhân thường có biểu hiện nghẹt mũi, sổ mũi, ho khan, ho đờm, hạch nổi ở cổ, sau gáy, đau nhói tai, đau xoang hoặc sốt nhẹ.

8. Sởi, Rubella

Virus gây ra bệnh sởi, rubella nguy hiểm hơn lạnh, cảm cúm. Bởi bệnh này gây nhiều biến chứng về mắt, viêm màng não, viêm phổi,… Bệnh nhân xuất hiện tình trạng phát ban ở đầu rồi lan xuống cơ thể, kéo dài từ 2 – 3 ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng gặp các triệu chứng đau đầu, sốt, sổ mũi, đau họng nổi hạch cổ hoặc sau tai.

9. Nhiễm trùng tai

Người bệnh bị nhiễm trùng tai thường bị nổi hạch ở sau tai, cùng bên tai bị viêm. Ngoài ra, bệnh nhân còn khó cử động cơ hàm, đau họng, nhai nuốt thức ăn khó khăn.

10. Nhiễm trùng răng

Bệnh nhiễm trùng răng có thể khiến các hạch ở vùng cổ sưng to. Các dấu hiệu đi kèm điển hình là đau họng, đau răng. Mặc dù tình trạng này không gây nguy hiểm, nhưng người bệnh nên đi điều trị ngay để không phải chịu đau đớn.

11. Bệnh bạch cầu đơn nhân

Bạch cầu đơn nhân là bệnh do nhiễm virus gây ra sốt, đau họng, sưng amidan, phát ban và nổi hạch ở vùng cổ. Đây là bệnh không quá nguy hiểm, nhưng người đã mắc bệnh bạch cầu đơn thân sẽ tạo được kháng thể miễn dịch với virus suốt đời.

Bệnh bạch cầu đơn thân gây nổi hạch ở vùng cổ
Bệnh bạch cầu đơn thân gây nổi hạch ở vùng cổ

Bị viêm họng nổi hạch có nguy hiểm không?

Tình trạng đau họng nổi hạch cổ là biểu hiện cho thấy sức khoẻ đang có dấu hiệu suy yếu. Cảnh báo cơ thể đang có nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm. Nếu hạch lâu ngày không lặn, có thể là nó đã bị xơ hoá, kích thước đang lớn dần lên. Tình trạng này có nguy cơ chuyển biến xấu rất cao.

Nghiên cứu cho thấy các hạch cổ nổi khi viêm họng đa phần là hạch lành. Chúng có khả năng di động, rất ít bám dính vào các mô xung quanh. Thường hạch này sẽ tự lặn trước khi tình trạng viêm họng giảm.

Tuy nhiên, khi gặp tình trạng viêm họng kèm theo hạch nổi ở cổ không nên chủ quan. Bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng xấu.

XEM THÊM:

Phương pháp chẩn đoán

Khi đi thăm khám, người bệnh cần nói rõ các triệu chứng để bác sĩ dễ dàng trong việc phát hiện và đưa ra chỉ định điều trị.

  • Thăm khám: Bác sĩ sẽ tiến hành quan sát vùng cổ, hàm để kiểm tra các hạch. Sau đó sẽ quan sát các cơ quan trọng miệng như lưỡi, vòm họng.
  • Nội soi họng: Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nội soi chuyên dụng, tiến hành nội soi để phát hiện các bất thường trong vòm họng. Khi khối u phát triển lớn, thường gây ra các tổn thương cho tế bào khỏe mạnh, khiến các tế bào này sưng lên. Tiến hành phương pháp nội soi cổ họng giúp phát hiện vị trí và kích thước khối u.
  • Chụp X-Quang:Thông qua hình ảnh chụp X-quang, bác sĩ có thể xác định các chi tiết liên quan đến khối u gồm kích thước, hình dạng, mức độ tác động đến các mô mềm. Để xác định chính xác hơn, bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT cắt lớp, có thể cả siêu âm.
Người bệnh nên đi thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác 
Người bệnh nên đi thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác

Cách chữa trị đau họng nổi hạch hiệu quả

Mỗi bệnh gây ra đau họng nổi hạch sẽ có biện pháp điều trị khác nhau. Khi xuất hiện các triệu chứng viêm họng nổi hạch ở cổ, người bệnh nên đi thăm khám để xác định hạch là lành tính hay ác tính. Từ đó sẽ tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Mẹo dân gian chữa đau họng nổi hạch

Ngày nay, khi ý học hiện đại phát triển thì khá nhiều người vẫn tin dùng phương pháp chữa đau họng nổi hạch bằng mẹo dân gian. Bài thuốc dân gian sử dụng nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên, nên an toàn và không gây tác dụng phụ.

Hành tây

Hành tây chứa đến 25 thành phần chống oxy hoá, có tác dụng giảm viêm sưng. Hành tây còn có khả năng ức chế và kiểm soát một số vi khuẩn thường gặp. Sử dụng mẹo trị bệnh đau họng tại nhà với hành tây chữa viêm họng nổi hạch còn ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.

Chuẩn bị: Hành tây, đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Cắt hành tây làm 4 phần rồi cho vào chén cùng một ít đường phèn.
  • Đem đi hấp cách thuỷ trong 15 phút, chắt lấy nước uống 2 – 3 lần mỗi ngày.

Trà mật ong và chanh

Sử dụng trà mật ong và chanh có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm, tác dụng làm dịu cổ họng. Mật ong cũng có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, ức chế hoạt động của virus và vi khuẩn có hại.

Trong khi đó, chanh chứa hàm lượng lớn vitamin C và khoáng chất. Có tác dụng làm loãng đờm, cải thiện hệ miễn dịch và giảm cơn ho. Vì vậy, khi sử dụng bài thuốc này, tình trạng đau họng nổi hạch sẽ thuyên giảm đáng kể.

Trà mật ong và chanh giúp thuyên giảm tình trạng bệnh đáng kể
Trà mật ong và chanh giúp thuyên giảm tình trạng bệnh đáng kể

Chuẩn bị: Mật ong, chanh.

Cách thực hiện: Dùng 2 thìa mật ong, 1 quả chanh hòa cùng 300ml nước ấm. Dùng uống hàng ngày.

Gừng tươi

Gừng chứa hợp chất Gingerol có công dụng chống oxy hóa, chống viêm và kháng virus RSV. Sử dụng gừng tươi có thể cải thiện tình trạng viêm hầu họng, ức chế virus gây nhiễm trùng, tiêu đờm. Bên cạnh đó, gừng có thể ức chế một số loại vi khuẩn có hại gây bệnh sâu răng, viêm nướu và viêm nha chu.

Chuẩn bị: Gừng tươi, muối hột.

Cách thực hiện:

  • Gừng tươi thái lát, dùng ngậm trực tiếp với một chút muối.
  • Người bệnh thực hiện đều đặn 3 – 5 lần mỗi ngày.

Sử dụng thuốc Tây chữa đau họng viêm họng nổi hạch

Sử dụng thuốc Tây để chữa đau họng nổi hạch cho tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Các loại thuốc được sử dụng chủ yếu là kháng sinh và giảm đau.

  • Thuốc kháng sinh: Hai loại được sử dụng phổ biến nhất là Penicillin, Amoxicillin. Trường hợp bệnh nhân bị dị ứng hai loại thuốc này, sẽ chuyển sang cephalosporin (cephalexin), Erythromycin, Azithromycin (Zithromax).
  • Thuốc giảm ho: Sử dụng các loại thuốc có chứa Codein, Alimemazin, Toplexil, Dextromethorphan, có tác dụng giảm ngứa rát cổ họng, giúp người bệnh đỡ mệt.
  • Thuốc long đờm: Các loại thuốc phổ biến được sử dụng như Acetylcystein, Carbocistein, Ambroxol.
  • Thuốc giảm đau giảm sốt: Ibuprofen (Advil, Motrin), Acetaminophen (Tylenol), Aspirin là những thuốc phổ biến.
  • Thuốc xịt họng hoặc viêm ngậm: Các loại thuốc có chứa thành phần Hexylresorcinol, Benzydamine, Benzocaine, Dequalinium chloride, Amylmetacresol, 2,4-dichlorobenzyl alcohol, Anasthetics, có thể là thuốc được bào chế từ thảo dược Đông y.

Người bệnh cần chú ý sử dụng thuốc đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. Bởi thuốc kháng sinh nếu sử dụng sai hàm lượng và cách thức sẽ rất nguy hiểm, gây tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ em là những đối tượng có sức đề kháng yếu.

Thuốc Tây cho tác dụng nhanh chóng nhưng cần dùng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ
Thuốc Tây cho tác dụng nhanh chóng nhưng cần dùng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ

Viêm họng nổi hạch nên ăn gì, kiêng gì?

Đau họng nổi hạch gây ra tình trạng đau rát họng, khiến người bệnh khó khăn khi nuốt, chán ăn. Chế độ ăn uống lại có vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của bệnh viêm họng. Việc thoải mái trong ăn uống đôi khi vô tình làm tổn thương hầu họng, khiến bệnh trở nặng hơn.

Thực phẩm nên ăn

Để giúp tình trạng đau họng nổi hạch mau phục hồi, bạn nên ăn các món mềm, dễ tiêu hoá, giúp tăng cường miễn dịch. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý về thực phẩm nên bổ sung dưới đây:

  • Bột yến mạch: Thực phẩm này chứa nhiều chất xơ hoà tan và hàm lượng protein cao. Trong yến mạch có chứa beta-glucane giúp tế bào miễn dịch xác định được vị trí nhiễm trùng.
  • Cà rốt: Rất giàu vitamin A, C, K, chất xơ và kali. Cà rốt luộc vừa mềm vừa tốt cho sức khoẻ khi bị viêm họng.
  • Trứng: Khi bị viêm họng, trứng luộc là gợi ý rất tốt cho người bệnh. Bởi trứng giàu protein, giúp tăng cường hệ miễn dịch, lại dễ tiêu hoá. Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn trứng chiên vì chứa nhiều dầu mỡ dễ gây kích thích cổ họng, làm bệnh thêm nặng.
  • Sữa chua: Sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn, giúp kích thích tiêu hoá, tăng cường đề kháng, bảo vệ niêm mạc họng. Thực phẩm này ở dạng mềm, mát, trơn, có thể làm dịu cổ họng, mang lại cảm giác ngon miệng.
  • Thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn: Nghệ, gừng, thì là, mật ong, sả,… là những thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus.
Chế động ăn uống đóng vai quan trọng trong việc điều trị đau họng
Chế động ăn uống đóng vai quan trọng trong việc điều trị đau họng

Thực phẩm cần kiêng

Đau họng nổi hạch kiêng gì là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Bởi một số thực phẩm nếu sử dụng trong thời gian mắc bệnh có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh nên tránh xa những thực phẩm dưới đây:

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: Món chứa nhiều dầu mỡ như xào, rán, chiên cần tránh xa khi bị viêm họng. Những món này thường khô cứng, khiến tình trạng viêm thêm trầm trọng, triệu chứng bệnh nặng hơn, dẫn đến lâu khỏi.
  • Đồ ăn cứng, giòn: Loại đồ ăn này có thể cọ xát vào niêm mạc họng khi ăn, khiến tình trạng viêm họng tồi tệ hơn.
  • Thức ăn nhiều đường, quá mặn: Thực phẩm nhiều đường không tốt cho việc điều trị viêm họng, gây khó thở, triệu chứng nặng thêm. Ngoài ra, còn tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mỡ máu. Ăn nhiều thức ăn quá mặn khiến lượng muối dư thừa, gây tích nước trong cơ thể, khiến tình trạng ho đờm nặng hơn.
Người bệnh nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh đau họng nổi hạch
Người bệnh nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh đau họng nổi hạch

Biện pháp phòng tránh viêm họng nổi hạch cổ hữu hiệu

Đau họng nổi hạch là một căn bệnh khá nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, đời sống sinh hoạt của người bệnh. Do đó, để hạn chế tối đa khả năng nhiễm bệnh, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh hữu hiệu.

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý.
  • Thường xuyên đeo khẩu trang ở nơi công cộng, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất.
  • Tránh tiếp xúc, dùng chung vật dụng cá nhân với người đang mắc bệnh viêm họng.
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, lau chùi bụi bẩn thường xuyên.
  • Khi thời tiết thay đổi, ngày trời lạnh chú ý giữ ấm vùng họng, giữ ấm cơ thể.
  • Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều nước lọc.
  • Sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ, đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.

Đau họng nổi hạch là bệnh lý khá nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu điều trị kịp thời, đúng cách. Do đó, khi phát hiện triệu chứng bệnh viêm họng bạn cần đi thăm khám để xác định rõ nguyên nhân và tình trạng bệnh để tránh bệnh lan rộng, gây ra biến chứng xấu với sức khỏe.

NỘI DUNG LIÊN QUAN:

Chia sẻ

Triệu chứng
Con gái anh Thanh sau khi khỏi bệnh ngày càng hoạt bát, đáng yêu

Bí Quyết KHỎI HẲN Viêm Họng Mủ Bằng Bài Thuốc Thảo Dược

Hành trình hơn 6 năm tìm cách chữa khỏi căn bệnh viêm họng mủ cho đứa con gái 10 tuổi...
Bài thuốc Thanh Hầu bổ phế thang chi phí bao nhiêu? Bao lâu thì khỏi?

Thanh hầu bổ phế thang chữa viêm họng, viêm amidan, ho bao lâu thì khỏi?...

Thanh Hầu bổ phế thang là bài thuốc nam phục dựng từ tinh hoa 150 năm YHCT triều Nguyễn. Với...
Thanh hầu bổ phế thang điều trị bệnh gì? Dùng như thế nào? Ai nên sử dụng?

Thanh Hầu Bổ Phế Thang Điều Trị Bệnh Gì? Dùng Cho Đối Tượng Nào?

Thanh hầu bổ phế thang là bài thuốc nghiên cứu đặc trị các bệnh viêm đường hô hấp phổ biến...
Bài thuốc Thanh Hầu bổ phế thang đặc trị viêm họng mãn tính, viêm họng hạt

Thanh Hầu Bổ Phế Thang Chữa Viêm Họng DỨT ĐIỂM, Ngừa Tái Phát

Thanh Hầu bổ phế thang là bài thuốc kế thừa tinh hoa YHCT Thái y viện triều Nguyễn suốt 150...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top