Top 4+ Nhóm Thuốc Chữa Viêm Họng Thông Dụng Nhất Hiện Nay
Thuốc chữa viêm họng là lựa chọn cần thiết khi gặp phải cảm giác khó chịu vùng họng cũng như ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc nào, liều dùng ra sao phải có sự hướng dẫn của bác sĩ. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu những loại thuốc thông dụng nhất trong điều trị viêm họng để người bệnh tham khảo.
4+ nhóm thuốc chữa viêm họng hiệu quả nhất
Khi mắc viêm họng, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị từ tự nhiên cũng như thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để góp phần trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, để trị bệnh dứt điểm và ngừa các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần lựa chọn các loại thuốc có tính đặc trị viêm họng cao.
Nhóm thuốc chữa viêm họng có tác dụng giảm đau
Các loại thuốc giảm đau thường được sử dụng với mục đích giảm đau và hạ sốt viêm họng. Cùng với đó, thuốc còn có khả năng cải thiện triệu chứng khó nuốt, giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn. Hiện nay, một số thuốc giảm đau không kê đơn thường dùng để chữa đau họng gồm có:
Ibuprofen
Ibuprofen thuộc nhóm thuốc giảm đau được sử dụng nhiều trong điều trị viêm họng.
Công dụng: Giảm sưng, đau, sốt và ngăn ngừa quá trình sản xuất các chất tự nhiên gây viêm.
Cách dùng: Liều lượng sử dụng thuốc tùy vào tình trạng bệnh và đối tượng dùng thuốc. Thông thường, các chuyên gia khuyến cáo sử dụng Ibuprofen với liều lượng như sau:
- Người lớn: Sử dụng với liều lượng 200 – 400 mg x 3 – 4 lần/ngày nhưng không quá 3,2g/ngày.
- Trẻ em: Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi dùng 3 – 4 lần mỗi ngày, liều lượng 5 – 10mg/kg/lần. Trẻ trên 3 tháng tuổi dùng 3 – 4 lần mỗi ngày, 5 – 10mg/kg/lần.
Chống chỉ định:
- Những người dị ứng hoặc quá mẫn với thành phần thuốc Ibuprophen.
Có tiền sử mắc bệnh dạ dày, dị ứng với aspirin và thuốc kháng viêm không steroid khác. - Phụ nữ có thai dưới 12 tuần không sử dụng Ibuprofen làm thuốc chữa viêm họng.
- Những người huyết áp cao, suy tim, rối loạn chức năng thận cần thận trọng khi dùng thuốc.
Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ thường gặp trong quá trình dùng thuốc có thể kể đến như: Tăng huyết áp, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, xuất huyết tiêu hóa, vàng da…
Viêm họng uống thuốc gì? – Aspirin
Khi điều trị đau họng, Aspirin cũng phát huy khá tốt hiệu quả trong việc khắc phục triệu chứng bệnh trong thời gian ngắn.
Công dụng: Aspirin có khả năng cải thiện tình trạng đau rát họng từ nhẹ đến trung bình.
Cách dùng:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Sử dụng 325-650 mg mỗi 4 giờ khi cần thiết, tuy nhiên không quá 4g/ngày.
- Trẻ em từ 2-12 tuổi: Sử dụng 10-15 mg/kg mỗi 4-6 giờ khi cần thiết, tuy nhiên không quá 4g/ngày.
Chống chỉ định:
- Người bị dị ứng với thành phần của thuốc Aspirin.
- Người mắc các bệnh như hen phế quản, loét dạ dày, suy gan, suy thận.
- Người mắc một số bệnh như ưa chảy máu, giảm tiểu cầu… cũng không nên dùng thuốc.
- Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thuốc aspirin có nguy cơ làm gia tăng hội chứng Reye ở trẻ em. Do đó, tuyệt đối sử dụng thuốc chữa viêm họng này cho trẻ nhỏ dưới 16 tuổi nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
Tác dụng phụ: Trong trường hợp sử dụng Aspirin với liều thấp và thời gian ngắn, thuốc gần như không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc liều cao hoặc trong thời gian dài, thuốc thường gây ra một số phản ứng như khó thở, phát ban, đau dạ dày, đau đầu, sưng phù mặt…
Thuốc giảm đau, hỗ trợ chữa viêm họng Paracetamol
Hiện nay, Paracetamol được bán trên thị trường với nhiều dạng khác nhau như dạng viên, dạng nước, viên sủi hay dạng tiêm. Tuy nhiên, sản phẩm dạng viên vẫn được người dùng lựa chọn phổ biến hơn cả.
Công dụng: Paracetamol một trong những loại thuốc phổ biến trong điều trị viêm họng. Giúp loại bỏ các triệu chứng viêm họng như đau họng, sốt, khó nuốt.
Cách dùng:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Sử dụng 1 viên nén 500g trong 4 – 6 giờ để giảm đau.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: Sử dụng thuốc chữa viêm họng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Chống chỉ định:
- Những người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc Paracetamol.
- Người mắc các bệnh về tim, phổi, thận hoặc gan.
- Những người thiếu máu hay thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase.
Tác dụng phụ: Mặc dù Paracetamol là thuốc chữa viêm họng dễ sử dụng, cho hiệu quả cao. Tuy nhiên người dùng cũng có thể gặp phải những tác dụng phụ như khó thở, buồn nôn, phát ban, sưng mặt lưỡi, môi…
Viêm họng uống thuốc gì? – Nhóm thuốc giảm tiết axit dạ dày
Nhóm thuốc giảm tiết axit dạ dày được sử dụng trong trường hợp các cơn đau họng xuất hiện do chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Lúc này, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc dưới đây.
Thuốc Alusi – thuốc chữa viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản
Trong trường hợp người bệnh bị đau họng do trào ngược dạ dày thực quản, các loại thuốc chữa viêm họng do trào ngược đáng để cân nhắc. Trong đó Alusi là lựa chọn phù hợp.
Công dụng: Giảm đau dạ dày, ợ nóng, ợ chua, đau họng.
Cách dùng: Thuốc Alusi phù hợp với người lớn với liều dùng 3 lần/ngày, mỗi lần dùng 30ml từ 1 – 3 giờ sau các bữa ăn và trước khi ngủ.
Chống chỉ định:
- Người mẫn cảm với nhôm hydroxyd hay có dấu hiệu giảm phosphat máu.
- Người mắc suy thận hay nguy cơ nhiễm độc nhôm.
Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc Alusi là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, tắc ruột…
XEM THÊM:
Thuốc Nizatidine
Thông thường, Nizatidine được các bác sĩ chỉ chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Đây cũng là loại thuốc chữa viêm họng được chỉ định trong nhiều trường hợp.
Công dụng: Nizatidine giúp trung hòa axit dạ dày có khả năng làm giảm lượng dịch vị có hại để cải thiện hiệu quả các vấn đề xảy ra ở dạ dày. Thuốc góp phần cải thiện triệu chứng ợ nóng, đau họng, khó nuốt, buồn nôn,… do trào ngược gây ra. Cùng với đó, thuốc góp phần ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh tấn công vào hệ tiêu hóa với hiệu quả cao.
Cách dùng:
- Người lớn: 150-300 mg chia thành hai lần uống mỗi ngày.
- Trẻ em từ 4 đến 11 tuổi: 6mg/kg/ngày chia làm hai liều.
Chống chỉ định: Người mắc bệnh thận, gan, phụ nữ mang thai.
Tác dụng phụ: Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, ho, sốt cao, chảy mũi…
Thuốc Famotidine (Pepcid)
Đây là loại thuốc trung hòa axit dạ dày có thể sử dụng qua hai dạng chính là dạng uống hoặc tiêm. Famotidine (Pepcid) thường được chỉ định cho bệnh nhân viêm họng trào ngược.
Công dụng: Với viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản, Famotidine là thuốc chữa viêm họng cho hiệu quả cao.
Cách dùng:
- Sử dụng 1 viên thuốc với một ly nước trước khi ăn 30 phút.
- Liều dùng phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ bệnh nên người bệnh cần tham khảo ý kiến từ phía bác sĩ.
Chống chỉ định:
- Người mắc các bệnh về gan, thận hoặc ung thư dạ dày.
- Phụ nữ đang mang thai không sử dụng Famotidine.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng quá liều hoặc dị ứng thuốc, người bệnh sẽ gặp phải những tác dụng phụ như khó thở, phát ban, sưng mặt, bầm tím hoặc chảy máu…
Đau rát họng uống thuốc gì? – Lựa chọn Corticosteroid liều thấp
Thuốc Corticosteroid liều thấp được bác sĩ kê đơn trong một số trường hợp nhưng với liều lượng thấp để hạn chế tối đa tác dụng phụ có thể xảy ra. Dưới đây là danh sách một số loại thuốc Corticosteroid liều thấp thường được kê đơn.
Thuốc Dexamethasone
Dexamethasone được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh liên quan đến hệ hô hấp, viêm họng, rối loạn hệ miễn dịch,…
Công dụng: Thuốc có khả năng giảm thiểu tình trạng sưng tấy, phản ứng dị ứng. Trong một số trường hợp, thuốc được sử dụng để kiểm soát tình trạng nôn mửa, buồn nôn đối với bệnh nhân điều trị hóa trị trong ung thư.
Cách dùng:
- Người lớn: Uống với liều lượng 0,75 – 9 mg/ngày, chia làm 2 – 4 liều.
- Trẻ em: Uống với liều lượng 0,024 – 0,34 mg/kg/ngày, chia làm 4 liều.
Chống chỉ định:
- Người mẫn cảm với bất cứ với thành phần nào của thuốc Dexamethasone. Bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, loét dạ dày – tá tràng.
- Người mắc bệnh đái tháo đường, huyết áp cao không phù hợp với Dexamethasone.
Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện khi sử dụng thuốc gồm khó thở, đổ mồ hôi, buồn nôn, đau đầu…
Thuốc Betamethason
Với khả năng chống viêm, chống dị ứng và chống thấp khớp, từ lâu Betamethason được sử dụng như một loại thuốc chữa viêm họng. Ngoài ra, thuốc cho khả năng điều trị hiệu quả đối với các bệnh liên quan đến hô hấp, dị ứng.
Công dụng: Giảm đau, kháng viêm loại bỏ các triệu chứng của bệnh.
Cách dùng:
- Người lớn: 0,5-5 mg/ngày tùy loại bệnh
- Trẻ em: 17,5-250 mcg/kg/ngày.
Chống chỉ định:
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, những người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Người bị nhiễm trùng hoặc rối loạn miễn dịch.
Tác dụng phụ: Việc sử dụng Betamethason trong thời gian dài thường gây ra các tác dụng phụ như mất ngủ, suy giảm tâm lý trầm trọng, suy yếu cơ,…
Thuốc Prednisolon
Khi tìm kiếm thuốc chữa viêm họng trong nhóm thuốc Corticosteroid liều thấp, Prednisolon chính là cái tên được sử dụng phổ biến hàng đầu hiện nay.
Công dụng: Thuốc có công dụng giảm viêm, giảm sưng, giảm phản ứng dị ứng hiệu quả. Bên cạnh việc được sử dụng để điều trị bệnh viêm họng, thuốc Prednisolon còn điều trị các bệnh như dị ứng, rối loạn máu, viêm khớp, viêm loét đại tràng, viêm giác mạc…
Cách dùng:
- Người lớn: Từ 5 đến 60 mg/ngày, chia làm 2 – 4 lần mỗi ngày.
- Trẻ em: Từ 0,14 – 2 mg/kg/ngày chia làm 4 lần.
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng hoặc quá mẫn với prednisolon.
- Người bị nhiễm trùng da do virus, nấm hoặc người đang sử dụng vaccin virus sống.
Tác dụng phụ: Prednisolone có thể gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng với liều cao gồm đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, tăng đường huyết, thay đổi tiết dịch âm đạo…
Nhóm thuốc kháng sinh chữa viêm họng
Khi được hỏi: “Đau họng nên uống thuốc gì” các bác sĩ ít khi chỉ định kháng sinh vì nó có thể gây tác dụng phụ. Nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn. Các loại thuốc kháng sinh hiện được sử dụng gồm có:
Amoxicillin
Amoxicillin là loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh Penicillin được sử dụng nhiều trong điều trị viêm họng.
Công dụng: Có khả năng ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn để điều trị viêm họng hiệu quả.
Cách dùng:
- Người lớn: Sử dụng 250 – 500 mg/lần, sau mỗi 8 giờ.
- Trẻ em trên 10 tuổi: 125 – 250mg/lần, sau mỗi 8 giờ.
- Trẻ nhỏ dưới 20kg: 20 – 40 mg/kg trọng lượng/ngày.
Chống chỉ định:
- Người có tiền sử dị ứng penicillin, mắc bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.
- Bệnh nhân suy thận, phụ nữ có thai và người đang cho con bú cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc chữa viêm họng này.
Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng, Amoxicillin có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, phát ban…
Cephalexin
Cephalexin là thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm họng do nhiễm các loại vi khuẩn nhạy cảm, vi khuẩn gram.
Công dụng: Có khả năng chặn đứng sự phát triển của vi khuẩn gây viêm họng.
Cách dùng:
- Người lớn: 500mg/lần, mỗi 12 giờ nhưng không quá 4g/ngày.
- Trẻ em: 250mg mỗi 6 giờ nhưng không quá 4g/ngày.
Chống chỉ định:
- Người tiền sử dị ứng với nhóm kháng sinh penicillin
- Những người mắc bệnh thận nên cẩn trọng khi dùng thuốc.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng quá liều, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy…
Thuốc Erythromycin
Erythromycin là một trong những loại thuốc chữa viêm họng được bán theo đơn, có khả năng điều trị viêm họng do nhiễm khuẩn nói chung, điển hình là viêm họng liên cầu khuẩn nhóm A.
Công dụng: Khi kiên trì dùng thuốc, Erythromycin sẽ làm giảm các tổn thương ở cổ họng và giúp bệnh sớm phục hồi.
Cách dùng:
- Người lớn: Từ 250mg – 800mg mỗi ngày. Trường hợp nặng cần tham khảo ý kiến từ phía bác sĩ chuyên khoa.
- Trẻ em: Từ 20mg/kg – 50mg/kg mỗi ngày.
Chống chỉ định:
- Người quá mẫn cảm với các thành trong thuốc Erythromycin.
- Người bị thiếu máu, mất cân bằng điện giải, mắc các bệnh lý về tim.
Tác dụng phụ: Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc gồm đau bụng, buồn nôn, khó thở, tim đập nhanh, mệt mỏi…
Lưu ý khi mua và sử dụng thuốc chữa viêm họng
Trong quá trình sử dụng thuốc trị viêm họng, người bệnh nên chú ý đến những yếu tố sau đây:
- Không sử dụng nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid và thuốc NSAID cho những người mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Nên mua thuốc theo đơn của bác sĩ và tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ chuyên khoa để tránh trường hợp thuốc gây tác dụng phụ.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc ngừng thuốc đột ngột khi chưa có sự đồng ý của nhân viên y tế.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng nước muối thường xuyên mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn gây viêm họng.
- Giữ ấm cơ thể đặc biệt là trong những ngày trời lạnh hay khi thời tiết giao mùa.
Hy vọng rằng với những thông tin trên đây sẽ giúp người bệnh hiệu rõ hơn về các loại thuốc chữa viêm họng phổ biến hiện nay. Từ đó, bạn hãy chú ý sử dụng thuốc phù hợp, đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát và điều trị bệnh tốt nhất.
ArrayNỘI DUNG HỮU ÍCH:
Viêm họng hạt là bệnh thường gặp nhưng khó trị dứt điểm, tái phát nhiều lần và đặc biệt là dễ gây hôi miệng. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu nguyên nhân viêm họng hạt gây hôi miệng cũng như giải pháp đánh bay mùi hôi hiệu quả trong thời gian ngắn. Chuyên gia lý giải viêm họng hạt có gây hôi miệng không? Tại sao? Viêm họng hạt là một thể bệnh viêm họng mãn tính, khó điều trị dứt điểm và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Đặc trưng của bệnh là viêm...
Xem chi tiếtĐau họng là vấn đề không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn khi giao tiếp mà còn mang đến nhiều bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Việc tìm hiểu đau họng uống gì, ăn gì là điều cần thiết, giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát được tình trạng đau rát cổ họng trong thời gian ngắn. Đau họng uống gì tốt nhất? Với người mắc viêm họng, đau họng, chế độ ăn uống vốn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc ưu tiên sử dụng một số loại thực phẩm nhất định,...
Xem chi tiếtViêm họng mãn tính có nguy hiểm không và cách chữa trị dứt điểm như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia Tai - Mũi - Họng, nếu không điều trị đúng cách bệnh có thể biến chứng thành ung thư vòm họng, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Bệnh viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Nhiều bệnh nhân lo lắng “viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?” và làm thế nào để chữa trị dứt điểm, an toàn. Thực tế, bệnh viêm họng mãn tính sẽ không gây...
Xem chi tiếtUống nước đá có gây viêm họng không là thắc mắc, câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi theo quan điểm của đa số mọi người, uống nước đá lạnh là nguyên nhân bị viêm họng. Nhiều người cũng cho rằng khi bị viêm họng mà uống nước đá, đồ ăn lạnh sẽ làm bệnh nghiêm trọng hơn, bệnh sẽ dai dẳng lâu khỏi. Uống nước đá có gây viêm họng không? Nước đá lạnh là thức uống giải nhiệt ngày hè nóng nực phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên, đa số mọi người lại cho rằng chính...
Xem chi tiếtViêm họng hạt là bệnh liên quan đến đường hô hấp có thể xuất hiện ở bất cứ ai, trong mọi lứa tuổi. Khi mắc bệnh, liệu rằng viêm họng hạt có nguy hiểm không là nỗi băn khoăn, lo lắng của mọi bệnh nhân. Bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc liên quan đến căn bệnh này. Khi mắc bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không? Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính, xuất hiện khi niêm mạc họng bị tổn...
Xem chi tiếtBình luận (74)
Ủa mọi người cho em hỏi alusi chữa được viêm họng luôn ạ mọi người, em thì đó giờ nghĩ là đây là thuốc hỗ trợ chữa bệnh cho mấy người bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thôi chớ, tại lần em mua thuốc dạ dày thì thấy có một viên thuốc tên y như này luôn =33
Cùng thắc mắc, sao thuốc chữa dạ dày lại chữa luôn được cả viêm họng vậy này? Không hiểu luôn ấy mọi người, còn điều gì mà toi không biết nữa khôngg đây huhu
Chữa được bình thường mọi người ạ, tại vì trào ngược dạ dày thông thường có cảm giác acid trào lên qua thanh quản cũng gây đau họng, viêm họng đó, mình bị cả 2 bệnh nên biết, cứ mỗi lần trào ngược dạ dày tái phát là thể nào cũng đau cổ họng. Chán vậy ấy chứ.
Mình bị viêm họng nhẹ thôi mọi người, thi thoảng trở trời là mình lại bị, mọi người có cách nào chữa bệnh ở nhà không? Tại mình thấy bệnh của mình cũng không nặng, không phải là bệnh lâu năm đến mức mà cần dùng nhiều tới thuốc đông y ấy ạ.
Chị không biết mọi người ra sao chứ chị thì viêm họng ít khi nào chị uống thuốc lắm, chị dùng tía tô thôi, em có thể nấu nước uống hoặc là nấu kèm với cháo, ăn một bát cháo tía tô vào là cảm giác khỏe người ra nhiều lắm ấy, cơn ho cũng sẽ giảm tại tía tô có tính kháng viêm, giảm sưng đau cho cổ họng .
Ngày trước em cũng từ bệnh viêm họng ho nhẹ thôi sau chuyển qua viêm họng mãn tính, là mỗi lần bị là mỗi lần lâu hết ấy mọi người, phải cả tuần hoặc có khi hơn, ho suốt luôn. Có thuốc nào uống mà cho dứt dạc được cơn ho không mọi người? Bày cho em với mọi người ơi.
Nếu mà bồ cảm thấy đã dùng mọi thư rồi mà vẫn không khỏi thì có thể dùng bài thuốc thanh hầu bổ phế thang này này. Bố mình bị viêm họng mãn tính, cũng như bồ, mỗi lần bị là mỗi lần kéo dài lắm, một tgian mới khỏi nhưng mà từ khi biết được bài thuốc này qua một người bạn, sử dụng đều đặn mỗi ngày trong vòng hơn tháng là thấy ổn, cổ họng không còn đau rát mà ăn uống cũng được hơn, giọng nói không có còn bị khàn, khẹt nữa ấy.