Viêm Họng Kéo Dài

Viêm họng kéo dài là bệnh lý mãn tính, gây ra nhiều tác động đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bệnh nhân những thông tin cần thiết về nguyên nhân cũng như cách điều trị viêm họng trong thời gian ngắn.

Viêm họng kéo dài là bệnh gì?

Viêm họng là một trong những bệnh liên quan đến đường hô hấp phổ biến hiện nay, xuất hiện do viêm nhiễm khiến niêm mạc họng bị tổn thương. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát ở cổ họng, đặc biệt là khi nuốt.

Đau họng kéo dài thuộc dạng bệnh lý mãn tính
Đau họng kéo dài thuộc dạng bệnh lý mãn tính

Thông thường, khi áp dụng các phương pháp điều trị đúng cách, viêm họng có thể được điều trị hoàn toàn sau khoảng 1 tuần. Sau thời gian trên mà chưa khỏi bệnh, đây chính là tình trạng viêm họng kéo dài, khó điều trị dứt điểm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.

Việc viêm họng kéo dài bao lâu tùy thuộc vào từng bệnh nhân khác nhau. Tốt nhất người bệnh nên tìm giải pháp điều trị ngay khi có dấu hiệu bệnh để sớm đẩy lùi bệnh trong thời gian ngắn.

Nguyên nhân gây viêm họng lâu ngày

Tình trạng viêm họng kéo dài có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó gồm các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan cụ thể như sau:

Nguyên nhân khách quan

Theo các chuyên gia, môi trường sống xung quanh có ảnh hưởng lớn đến bệnh viêm họng. Vây tại sao đau họng kéo dài lâu khỏi? Dưới đây là những tác nhân gây nên tình trạng này:

  • Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Thường xuyên làm việc, tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi, chất thải chính là nguyên nhân dẫn đến đau họng kéo dài không khỏi. Đặc biệt là với trẻ nhỏ và người có sức đề kháng kém, tình trạng viêm họng mãn tính rất dễ xảy ra.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột: Khi thời tiết thay đổi đột ngột trong thời điểm giao mùa, cơ thể sẽ không kịp thích nghi với môi trường sống dẫn đến vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm vòm họng.

Nguyên nhân chủ quan gây đau họng kéo dài không khỏi

Cùng với những nguyên nhân khách quan, một số nguyên nhân chủ quan khiến đau họng kéo dài không khỏi gồm có:

  • Người bệnh mắc viêm họng nhưng không thực hiện thăm khám, uống thuốc hoặc tự điều trị tại nhà không hiệu quả khiến bệnh kéo dài và ngày càng nặng hơn.
  • Chế độ ăn uống kém khoa học, thường xuyên sử dụng đồ ăn, đồ uống lạnh hoặc các chất kích thích.
  • Người thường xuyên đau họng và tự ý mua thuốc bên ngoài không có sự tư vấn của bác sĩ. Điều này dẫn đến tính trạng nhờn thuốc, không phát huy được tối đa công dụng của thuốc trong điều trị bệnh.
  • Viêm họng kéo dài có thể do người bệnh mắc các bệnh lý như viêm xoang, trào ngược dạ dày, viêm amidan…

Các dấu hiệu nhận biết viêm họng kéo dài

Thông thường, người mắc viêm họng kéo dài sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Có cảm giác vướng trong cổ họng, nóng rát họng.
  • Ho lâu ngày, ho khan hoặc ho có đờm dẫn tới viêm họng khàn tiếng kéo dài.
  • Soi họng thấy sưng to, khi sờ bên ngoài có thể có cảm giác nổi hạch dưới cằm.
  • Thường xuyên muốn khạc nhổ vì có dịch đờm vướng cổ gây cảm giác khó chịu.
  • Các biểu hiện này thường lặp đi lặp lại ở người bị đau họng kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Bệnh nhân ngứa họng, luôn muốn khạc nhổ, cùng một số biểu hiện khác của viêm họng mạn tính quá phát.

Khi mắc bệnh viêm họng kéo dài có nguy hiểm không?

Dù bị đau họng trong thời gian dài, nhiều người vẫn chủ quan cho rằng bệnh sẽ tự khỏi và không gây nguy hiểm. Thực tế, nếu không được điều trị đúng cách bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng xấu đối với sức khỏe như:

  • Gây nhiễm trùng cho vùng họng và một số cơ quan liên quan như amidan, viêm xoang, viêm tai giữa hay viêm mũi.
  • Tác nhân gây viêm họng có thể tấn công phổi và phế quản. Lúc này, phổi viêm nhiễm sẽ gây xuất hiện các dịch nhầy trong các phế nang làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và tăng nguy cơ tử vong.
  • Một số người mắc viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận.
  • Trẻ em bị viêm họng kéo dài sẽ giảm sức đề kháng dẫn tới suy nhược cơ thể, kém phát triển về thể chất cũng như trí não.
  • Vi khuẩn, virus có thể gây tổn thương các tế bào tại niêm mạc vòm họng, khiến các tế bào bị phá hủy và làm tăng nguy cơ gây ung thư họng.
Nhiều nguy cơ biến chứng có thể xảy ra khi mắc viêm họng
Nhiều nguy cơ biến chứng có thể xảy ra khi mắc viêm họng

Với những nguy cơ trên, khi cơ thể có dấu hiệu của viêm họng, người bệnh nên thăm khám để được hướng dẫn điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Phương pháp chẩn đoán viêm họng kéo dài

Khi thăm khám tại các cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, soi họng và xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh tình của bệnh nhân. Các bước chẩn đoán sẽ được thực hiện như sau:

Tiến hành thăm khám lâm sàng

Người viêm họng có thể bị sốt cao với nhiệt độ từ 38 – 39 độ C, có lúc cao trên 40 độ C. Kèm theo đó là cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, mệt mỏi, kém ăn, xuất hiện hạch ở dưới hàm và sờ thấy đau.

Người bệnh cảm thấy đau họng, có thể ho từng cơn, ho có đờm hoặc ngạt mũi, chảy mũi. Khi soi họng sẽ thấy niêm mạc họng đỏ, mao mạch nổi rõ, amidan khẩu cái sưng to lên và đôi khi xuất hiện mủ trắng.

Xét nghiệm để chẩn đoán bệnh

Mặc dù viêm họng đi kèm những triệu chứng đặc trưng, có thể chẩn đoán chính xác thông qua thăm khám. Tuy nhiên với các trường hợp bệnh nặng, tình trạng bệnh kéo dài, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ của bệnh.

Cách điều trị đau họng kéo dài không khỏi

Viêm họng kéo dài có thể được điều trị triệt để nếu người bệnh kiên trì và tìm được phương pháp phù hợp. Người bệnh có thể tham khảo 3 phương pháp điều trị viêm họng được áp dụng phổ biến hiện nay là các mẹo dân gian, Tây y và Đông y.

Sử dụng mẹo dân gian trị viêm họng kéo dài

Các bài thuốc dân gian thường sử dụng nguyên liệu tự nhiên, gần gũi với đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, hiệu quả của bài thuốc không được đánh giá quá cao. Người bệnh nên kết hợp các mẹo dân gian cùng với phác đồ điều trị của bác sĩ để tăng thêm khả năng trị bệnh trong thời gian ngắn.

Sử dụng mật ong

Trong mật ong có chứa các hoạt chất mang khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus gây viêm họng. Bên cạnh đó, mật ong còn góp phần xoa dịu cổ họng, giúp hồi phục niêm mạc vùng họng bị tổn thương do viêm họng kéo dài lâu ngày.

Mật ong làm dịu cổ họng và trị bệnh hiệu quả
Mật ong làm dịu cổ họng và trị bệnh hiệu quả

Chuẩn bị: Mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Hòa tan 2 thìa mật ong nguyên chất cùng 1 cốc nước ấm và uống 2 lần/ngày vào sáng sớm ngay sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.
  • Cách 2: Ngậm 1 thìa mật ong và nuốt dần để cổ họng hấp thụ dược chất từ mật ong tốt nhất.

Sử dụng củ tỏi

Trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất allicin mang khả năng ức chế, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Bên cạnh đó, sử dụng tỏi còn giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus gây viêm họng đã kháng thuốc để góp phần đắc lực trong việc điều trị bệnh.

Chuẩn bị: 1 củ tỏi.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Tỏi để nguyên vỏ và nướng trên bếp than, bếp củi khoảng 10 phút. Khi tỏi chín, bạn bóc vỏ, thêm một ít nước để nghiền nát. Cuối cùng, hãy chắt nước tỏi và uống 2 lần/ngày.
  • Cách 2: Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, để ráo nước sau đó đem nghiền, dập nát. Đem tỏi chưng cách thủy khoảng 15 phút, trộn cùng 1 thìa mật ong và ngậm cả phần nước lẫn xác. Người bệnh nên dùng 1-2 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất

Sử dụng gừng

Theo quan điểm Đông y, gừng là loại gia vị mang tính ấm, vị cay nồng nên có khả năng trị cảm lạnh, ho, viêm họng…. Trong khi đó, các tài liệu y học hiện đại cũng chỉ ra rằng trong gừng chứa nhiều chất Gingerol mang khả năng chống viêm, giảm đau hiệu quả. Bởi thế, loại gia vị này thích hợp điều trị bệnh viêm họng cấp tính và mãn tính.

Chuẩn bị: 1 củ gừng.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái thành các lát mỏng và đập dập. Sau đó, người bệnh ngậm trực tiếp lát gừng cho đến khi thấy hết cay thì nuốt bã.
  • Cách 2: Gừng cạo vỏ, rửa sạch, đập dập rồi hãm chung với 200ml nước sôi. Sau khoảng 15 phút, người bệnh cho thêm 2 thìa mật ong, khuấy đều và uống khi còn ấm.

XEM THÊM:

Trị viêm họng bằng Tây y

Nhiều người bệnh tin tưởng, lựa chọn thuốc Tây y trong điều trị viêm họng do sự hiệu quả và tác dụng nhanh chóng, tức thì của nó. Thông thường, các triệu chứng như đau họng, rát cổ, ho khan, khàn tiếng… sẽ sớm được loại bỏ sau một thời gian điều trị.

Tuy nhiên, dù có khả năng mang đến hiệu quả cao nhưng phương pháp này cũng tồn tại những nhược điểm nhất định. Khi dùng thuốc Tây y trong thời gian dài có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày.

Thuốc Tây cho khả năng trị bệnh hiệu quả
Thuốc Tây cho khả năng trị bệnh hiệu quả

Để tránh gặp phải những nguy cơ tiềm ẩn khi dùng thuốc Tây, người bệnh nên thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tùy tiện mua thuốc bên ngoài về dùng. Hiện nay, các nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm họng kéo dài gồm có:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có khả năng chặn và tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus gây viêm họng. Thông thường, các bác sĩ sẽ kê đơn với những loại thuốc như: Cephalexin, amoxicillin.
  • Thuốc hạ sốt, giảm ho: Khi bệnh kéo dài có thể gây ra những cơn sốt kèm theo ho do niêm mạc vòm họng bị viêm nhiễm. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm ho để giảm các triệu chứng này cho người bệnh.
  • Thuốc chống viêm corticoid: Thuốc có khả năng ngăn ngừa viêm nhiễm, giúp hồi phục niêm mạc vòm họng bị tổn để điều trị dứt điểm viêm họng kéo dài.

Ngoài 3 nhóm thuốc chính nói trên, tùy thuộc vào tình trạng, thể chất của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ có thể sẽ kê thêm những loại vitamin, thuốc bổ khác. Những loại thuốc này sẽ góp phần tăng sức đề kháng, giúp cơ thể nhanh hồi phục sau quá trình điều trị lâu dài.

Bị viêm họng kéo dài ăn gì, kiêng gì?

Ngoài việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, người mắc viêm họng lâu ngày không khỏi nên chú ý sử dụng và kiêng sử dụng một số loại thực phẩm để nhanh phục hồi sức khỏe và tránh bệnh tái phát.

Thực phẩm nên dùng

Danh sách các thực phẩm nên sử dụng khi điều trị viêm họng lâu ngày gồm có:

  • Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, dưa hấu và các loại quả có tính mát như bí xanh, rau đay, rau má,…
  • Ưu tiên sử dụng thực phẩm chứa nhiều protein, kali như trứng, ngao, sò, hàu.
  • Uống từ 1,5-2l nước mỗi ngày giúp hạn chế tình trạng khô rát họng và góp phần thanh lọc cơ thể.
  • Nên sử dụng các món ăn luộc, món ăn mềm như cháo, súp… để bảo vệ cổ họng đang bị tổn thương do viêm họng.

    Cháo là món ăn được khuyến cáo sử dụng
    Cháo là món ăn được khuyến cáo sử dụng

Thực phẩm không nên dùng

Người bệnh cần chú ý tránh sử dụng hoặc hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như:

  • Các đồ ăn cay nóng như ớt, hạt tiêu, đồ chiên rán hay những thực phẩm cứng như hạt hướng dương, hạnh nhân…
  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích gây ảnh hưởng xấu đến cổ họng.
  • Không uống và sử dụng các món ăn lạnh.

Biện pháp phòng tránh viêm họng kéo dài

Để có thể chữa viêm họng kéo dài và phòng tránh bệnh tái phát trở lại, người bệnh cần chú ý nhiều hơn đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Một số lưu ý được các chuyên gia khuyến cáo gồm có:

  • Không nên sử dụng điều hòa với nhiệt độ ở mức thấp quá lâu, cố gắng duy trì mức nhiệt độ trên 26 độ C.
  • Cần giữ ấm cơ thể nói chung và cổ họng nói riêng khi trời trở lạnh
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng mỗi ngày, đặc biệt hãy súc miệng bằng nước muối sinh lý từ 2-3 lần/ngày.
  • Khi bị viêm họng không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Cần thăm khám và điều trị triệt để các bệnh lý về đường hô hấp ngay khi xuất hiện.
  • Sử dụng khẩu trang khi đi ra đường, có ý thức bảo vệ bản thân khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.

Thực tế, bệnh viêm họng kéo dài thường rất khó điều trị dứt điểm. Vì vậy người bệnh cần chú ý để phát hiện bệnh kịp thời, áp dụng các phương pháp điều trị đúng cách để không gây ra các biến chứng nguy hiểm và tránh lây lan cho những người xung quanh.

NỘI DUNG LIÊN QUAN:

Câu hỏi thường gặp
Viêm Họng Hạt Gây Hôi Miệng

Viêm họng hạt là bệnh thường gặp nhưng khó trị dứt điểm, tái phát nhiều lần và đặc biệt là dễ gây hôi miệng. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu nguyên nhân viêm họng hạt gây hôi miệng cũng như giải pháp đánh bay mùi hôi hiệu quả trong thời gian ngắn. Chuyên gia lý giải viêm họng hạt có gây hôi miệng không? Tại sao? Viêm họng hạt là một thể bệnh viêm họng mãn tính, khó điều trị dứt điểm và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Đặc trưng của bệnh là viêm...

Xem chi tiết
Đau Họng Uống Gì

Đau họng là vấn đề không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn khi giao tiếp mà còn mang đến nhiều bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Việc tìm hiểu đau họng uống gì, ăn gì là điều cần thiết, giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát được tình trạng đau rát cổ họng trong thời gian ngắn. Đau họng uống gì tốt nhất? Với người mắc viêm họng, đau họng, chế độ ăn uống vốn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc ưu tiên sử dụng một số loại thực phẩm nhất định,...

Xem chi tiết
Viêm Họng Mãn Tính Có Nguy Hiểm Không

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không và cách chữa trị dứt điểm như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia Tai - Mũi - Họng, nếu không điều trị đúng cách bệnh có thể biến chứng thành ung thư vòm họng, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Bệnh viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Nhiều bệnh nhân lo lắng “viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?” và làm thế nào để chữa trị dứt điểm, an toàn. Thực tế, bệnh viêm họng mãn tính sẽ không gây...

Xem chi tiết
Uống Nước Đá Có Gây Viêm Họng Không

Uống nước đá có gây viêm họng không là thắc mắc, câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi theo quan điểm của đa số mọi người, uống nước đá lạnh là nguyên nhân bị viêm họng. Nhiều người cũng cho rằng khi bị viêm họng mà uống nước đá, đồ ăn lạnh sẽ làm bệnh nghiêm trọng hơn, bệnh sẽ dai dẳng lâu khỏi. Uống nước đá có gây viêm họng không? Nước đá lạnh là thức uống giải nhiệt ngày hè nóng nực phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên, đa số mọi người lại cho rằng chính...

Xem chi tiết
Viêm Họng Hạt Có Nguy Hiểm Không

Viêm họng hạt là bệnh liên quan đến đường hô hấp có thể xuất hiện ở bất cứ ai, trong mọi lứa tuổi. Khi mắc bệnh, liệu rằng viêm họng hạt có nguy hiểm không là nỗi băn khoăn, lo lắng của mọi bệnh nhân. Bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc liên quan đến căn bệnh này. Khi mắc bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không? Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính, xuất hiện khi niêm mạc họng bị tổn...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Bài thuốc Thanh Hầu bổ phế thang chi phí bao nhiêu? Bao lâu thì khỏi?

Thanh hầu bổ phế thang chữa viêm họng, viêm amidan, ho bao lâu thì khỏi?...

Thanh Hầu bổ phế thang là bài thuốc nam phục dựng từ tinh hoa 150 năm YHCT triều Nguyễn. Với...
Con gái anh Thanh sau khi khỏi bệnh ngày càng hoạt bát, đáng yêu

Bí Quyết KHỎI HẲN Viêm Họng Mủ Bằng Bài Thuốc Thảo Dược

Hành trình hơn 6 năm tìm cách chữa khỏi căn bệnh viêm họng mủ cho đứa con gái 10 tuổi...
Thanh hầu bổ phế thang điều trị bệnh gì? Dùng như thế nào? Ai nên sử dụng?

Thanh Hầu Bổ Phế Thang Điều Trị Bệnh Gì? Dùng Cho Đối Tượng Nào?

Thanh hầu bổ phế thang là bài thuốc nghiên cứu đặc trị các bệnh viêm đường hô hấp phổ biến...
Bài thuốc Thanh Hầu bổ phế thang đặc trị viêm họng mãn tính, viêm họng hạt

Thanh Hầu Bổ Phế Thang Chữa Viêm Họng DỨT ĐIỂM, Ngừa Tái Phát

Thanh Hầu bổ phế thang là bài thuốc kế thừa tinh hoa YHCT Thái y viện triều Nguyễn suốt 150...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top