Ngứa Mu Bàn Chân Là Bệnh Gì? Làm Sao Chữa Khỏi?

Ngứa mu bàn chân là bệnh da liễu khá phổ biến, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh vẫn chưa hiểu rõ về tình trạng này, cách điều trị ra sao. Đừng bỏ lỡ thông tin quan trọng được tổng hợp trong bài viết để có đầy đủ kiến thức về vấn đề trên.

Ngứa mu bàn tay bàn chân là bệnh gì?

Ngứa mu bàn chân xảy ra khá thường xuyên, thông thường sẽ tự thuyên giảm sau vài giờ nên người bệnh thường bỏ qua. Tuy nhiên, có không ít trường hợp tình trạng này kéo dài trong vài ngày không khỏi. Lúc này, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan vì đây là triệu chứng cảnh báo một số bệnh sau:

Bệnh viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa có thể xảy ra ở bất cứ ai, đối tượng phổ biến nhất là trẻ em và người có cơ địa nhạy cảm. Người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như da khô ráp, dễ kích ứng, bong vảy trắng, có nổi mẩn đỏ li ti chứa dịch, cảm giác ngứa châm chích rất khó chịu.

Ngứa mu bàn chân là triệu chứng điển hình của bệnh viêm da cơ địa
Ngứa mu bàn chân là triệu chứng điển hình của bệnh viêm da cơ địa

Bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa thường xảy ra do dị ứng theo mùa hoặc tâm lý căng thẳng. Biểu hiện đặc trưng rất dễ nhận biết đó là trên da nổi các mụn rộp mọng nước và rất ngứa. Nếu vô tình làm vỡ sẽ giải phóng chất dịch khiến da cứng và nứt gây đau đớn. Người bệnh mất khoảng vài tuần đến vài tháng điều trị mới có thể làm lành da.

Viêm da tiếp xúc

Người bệnh bị viêm da tiếp xúc khi để da tiếp xúc với các dị nguyên như hóa chất, thực phẩm,… sẽ tác động đến hệ miễn dịch. Khi đó, cơ thể phản ứng lại bằng cách nổi mẩn, ngứa dữ dội kèm theo hoa mắt, buồn nôn, hắt hơi,…

Mu bàn chân bị ngứa do bệnh vảy nến

Vảy nến xảy ra do hệ miễn dịch kém, các tác nhân tấn công liên tục vào tế bào da khiến vòng tuần hoàn từ lúc da hình thành đến khi chế đi nhanh gấp 8 – 10 lần bình thường. Khi đó, trên da xuất hiện các lớp vảy trắng dày, đồng thời hình thành viêm sưng. Người bệnh không chỉ cảm thấy ngứa mà còn đau rát rất khó chịu.

Bệnh nấm da chân

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngứa mu bàn chân đó là do bệnh nấm. Hai tác nhân chính là nấm Trichophyton rubrum và nấm candida. Lúc này, trên da có hiện tượng bong tróc, đóng thành từng mảng trắng. Cảm giác ngứa ngáy khó chịu khiến người bệnh khó chịu nhưng nếu càng gãi càng khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Nhiễm ký sinh trùng – ghẻ

Đây là căn bệnh cực kỳ khó chịu, lại dễ tái phát, xảy ra do ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei hominis. Trên da xuất hiện các đám mụn nước, nhiều nhất ở kẽ tay chân, mu bàn chân, rốn,… Bệnh có tính chất lan rộng nhanh, có thể lây trực tiếp từ người qua người bằng đường tiếp xúc.

Người thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm dễ bị ngứa do bệnh ghẻ
Người thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm dễ bị ngứa do bệnh ghẻ

Lupus ban đỏ hệ thống

Đây là bệnh tự miễn ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả cơ quan trong cơ thể như xương, huyết học, tim, phổi, thận, thần kinh,…Trong đó, triệu chứng về da liễu là phổ biến và dễ nhận biết nhất. Da có nhiều vết ban đỏ, cảm thấy ngứa ngáy, bứt rứt rất khó chịu.

Mề đay

Bàn chân và tay là hai bộ phận dễ bị nổi mề đay nhất. Khi đó, trên da sẽ xuất hiện các mảng sần phù, kèm cảm giác ngứa khó chịu. Thông thường, triệu chứng này chỉ xuất hiện từ vài giờ đến vài ngày nhưng rất dễ tái phát theo mùa.

Một số nguyên nhân khác

Trường hợp người bệnh bị ngứa mua bàn chân nhưng không nổi mụn nước và ban đỏ, rất có thể tình trạng này xảy ra do những nguyên nhân sau:

  • Da khô, thiếu ẩm: Khi không cung cấp đủ nước cho da, nhất là vào mùa đông sẽ gây ra hiện tượng kích ứng và ngứa ngáy.
  • Thay đổi nội tiết: Tình trạng ngứa mua bàn chân có thể xảy ra khi nội tiết tố thay đổi mạnh, thường ở phụ nữ mang thai và tiền mãn kinh.
  • Xơ gan ứ mật: Đây là hai bộ phận chính đảm nhận vai trò loại bỏ chất độc và cặn bã trong cơ thể. Khi chúng bị ảnh hưởng, độc tố tích tụ lâu ngày sẽ đào thải qua da gây ngứa dai dẳng, vàng da, mệt mỏi.

Tham Khảo Thêm: Ngứa lòng bàn chân: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Ngứa mu bàn chân có nguy hiểm không?

Ngứa mu bàn chân xảy ra chủ yếu do chịu tác động từ bên ngoài hoặc các bệnh lý gây ra. Các bác sĩ cho biết, tình trạng này không đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.

Nếu không điều trị nhanh chóng sẽ ảnh hưởng giấc ngủ, kéo theo đó là các sinh hoạt hàng ngày bị trì hoãn. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể xảy ra viêm nhiễm trên da, để lại sẹo vĩnh viễn rất mất thẩm mỹ.

Ngứa mu bàn chân nếu không chăm sóc tốt rất dễ để lại sẹo
Ngứa mu bàn chân nếu không chăm sóc tốt rất dễ để lại sẹo

Do đó, mỗi người cần chủ động hơn trong việc phòng ngừa và đi khám ngay khi thấy dấu hiệu sau:

  • Ngứa dai dẳng kéo dài trên  ngày dù đã thực hiện các cách chăm sóc da tại nhà.
  • Trên da xuất hiện mẩn đỏ, mụn nước dày hoặc mụn mủ.
  • Da sưng đỏ, lở loét gây đau rát.
  • Ngứa dữ dội về đêm.
  • Kèm triệu chứng sốt nhẹ.

XEM NGAY:

  • Chuyên gia tư vấn phương pháp chữa bệnh VIÊM DA hiệu quả, KHỎI sau MỘT LIỆU TRÌNH

Cách chữa bệnh ngứa mu bàn chân đơn giản, hiệu quả

Khi bị ngứa mu bàn chân, người bệnh có thể điều trị bằng những cách gồm: Mẹo dân gian tại nhà, sử dụng thuốc Đông y hoặc thực hiện phương pháp Tây y. Mỗi phương pháp sẽ có đặc điểm riêng, tùy vào từng trường hợp và mong muốn mà mỗi người sẽ đưa ra lựa chọn điều trị khác nhau.

Các mẹo dân gian tại nhà

Trường hợp tình trạng ngứa mu bàn chân mới khởi phát, người bệnh có thể áp dụng ngay các mẹo dân gian để giảm các triệu chứng khó chịu. Bài thuốc sử dụng nguyên liệu đơn giản như muối ăn, bạc hà, trà xanh, lá trầu,..qua vài thao tác đơn giản. Có thể kể ra như:

  • Lá trầu không: Tinh chất saponin trong lá trầu không có công dụng diệt khuẩn, khám viêm, giảm ngứa khá tốt. Người bệnh rửa sạch một nắm lá, đun với nước rồi dùng ngâm chân hàng ngày.
  • Bạc hà: Tình trạng ngứa mu bàn chân có thể được kiểm soát bằng cách dùng lá bạc hà. Bởi trong thảo dược này có chứa thành phần diệt nấm, vi khuẩn, chống viêm nhiễm. Mỗi ngày, người bệnh rửa sạch 1 nắm bạc hà tươi với nước muối loãng, giã nát rồi đắp lên chân, sau 15 – 20 phút thì rửa sạch.
  • Muối ăn: Người bệnh ngâm chân bằng nước muối ấm trong 10 – 15 phút mỗi ngày giúp sát khuẩn, giảm ngứa, ngăn ngừa tổn thương da nghiêm trọng hơn.
Ngâm chân trong nước lá trầu không giúp giảm ngứa
Ngâm chân trong nước lá trầu không giúp giảm ngứa

Tuy nhiên, các mẹo trên không còn đạt hiệu quả tốt trong trường hợp bệnh nặng. Trong quá trình thực hiện, người bệnh cần chú ý không được chà xát mạnh làm tổn thương da. Đồng thời, hãy theo dõi diễn biến tình trạng sức khỏe, nếu có biểu hiện bất thường cần gặp bác sĩ da liễu để thăm khám cụ thể.

Điều trị bằng thuốc Tây

Nếu tình trạng ngứa mu bàn chân không thuyên giảm sau vài ngày, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám. Các bác sĩ da liễu sẽ kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân và kê đơn thuốc bôi hoặc thuốc uống phù hợp.

  • Kem bôi chứa corticoid như Phenergan, Triamcinoclone, Flucinar, Enote,…khi thẩm thấu sâu vào da sẽ giảm ngứa, chống viêm nhiễm hiệu quả.
  • Thuốc uống kháng histamine phổ biến gồm Diphenhydramine, Chlopheniramin, Hydroxyzine, Loratadine,…có công dụng ngăn chặn tế bài bạch cầu sản xuất histamine khi tiếp xúc với dị nguyên. Từ đó, người bệnh thuyên giảm nhanh các triệu chứng như ngứa ngáy, phát ban, ngạt mũi,…
  • Thuốc kháng sinh chỉ được kê đơn khi tình trạng ngứa mu bàn chân có dấu hiệu lở loét, nhiễm trùng.

Điều trị bằng thuốc Tây y cho hiệu quả rất nhanh chóng, tính tiện lợi rất cao. Tuy nhiên, người bệnh sẽ phải đối mặt với những tác dụng phụ không mong muốn như ảnh hưởng đến dạ dày, buồn ngủ, đau đầu,… Do vậy, thuốc Tây y cần tuân thủ đúng hướng dẫn được bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng hoặc ngừng thuốc.

Ngứa mu bàn chân nên ăn gì kiêng gì?

Các chuyên gia cho biết, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh về da. Bởi các thành phần dưỡng chất có trong thức ăn khi hấp thụ vào cơ thể sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của các cơ quan. Người bị ngứa mu bàn chân nên ăn nhiều các nhóm thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu vitamin A như cà chua, gan bò, cá chép,…thúc đẩy tái tạo những tế bào da mới thay thế vùng bị tổn thương.
  • Thực phẩm nhiều vitamin B gồm chuối, óc chó,…không chỉ củng cố lớp “hàng rào” bảo vệ da mà còn tăng cường miễn dịch và giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Vitamin C cụ thể là dâu tây, cam, bưởi, ổi, khoai tây,.. giúp thải độc, giảm ngứa trên da nhờ ngăn cản cơ thể giải phóng histamine, tăng cường đề kháng rất tốt.
  • Vitamin E có trong hạnh nhân, khoai lang, hướng dương,…có tác dụng giảm IgE – Nguyên nhân gây dị ứng và ngứa ngáy.
  • Magie ở hạt điều, hạnh nhân,…kháng histamine làm cho da bị ngứa và nổi mẩn đỏ.
  •  Thực phẩm giàu Omega 3 gồm cá thu, cá trích, dầu oliu, hạt óc chó,…có khả năng giảm  mẩn đỏ, viêm da, ngứa ngáy.
  • Tỏi  – “Kháng sinh tự nhiên” giúp diệt khuẩn, giảm sưng viêm và triệu chứng ngứa ngáy trên da.
Tỏi rất tốt cho người bị ngứa mu bàn chân
Tỏi rất tốt cho người bị ngứa mu bàn chân

Bên cạnh việc bổ sung nhóm trên, người bệnh cần tránh xa các thực phẩm có tác động không tốt đến quá trình điều trị gồm:

  • Hải sản như tôm, mực, cua,…là thực phẩm chứa nhiều histamin gây kích ứng, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy trên da.
  • Thực phẩm giàu đạm gồm bơ, trứng, sữa,…
  • Đường, muối, cay: Món ăn quá mặn, quá ngọt hoặc cay nóng sẽ kích hoạt triệu chứng dị ứng trên da.
  • Đồ ăn lên men.
  • Thực phẩm đóng hộp.
  • Các chất kích thích là nhóm chất tuyệt đối kiêng kị bởi nó không chỉ tăng ngứa ngáy mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Top 4 địa chỉ khám ngứa mu bàn chân tốt nhất

Hiện nay có khá nhiều bệnh viện, phòng khám da liễu để người bệnh lựa chọn. Dựa vào các yếu tố về đội ngũ bác sĩ, cơ sở vật chất, công nghệ khám và đánh giá của người bệnh, dưới đây là top 6 địa chỉ uy tín nhất có thể tin tưởng tìm đến:

Bệnh viện Da Liễu Trung Ương (Hà Nội)

Những người ở khu vực Hà Nội và lân cận có thể khám ngứa mu bàn chân tại bệnh viện da liễu Trung ương. Đây là bệnh viện hàng đầu cả nước hiện nay chuyên tư vấn, chẩn đoán và chữa trị tất cả vấn đề về da. Không chỉ có đội ngũ bác sĩ giỏi, bệnh viện còn trang bị máy móc, công nghệ hiện đại nhất.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: Số 15A Phương Mai.
  • Điện thoại: 024. 3576 4627.
  • Lịch làm việc:  5h45 – 18h00 thứ 2 – thứ 6 và 7h – 17h30 hai ngày cuối tuần (chỉ khám theo yêu cầu).

Bệnh viện Da Liễu Hà Nội

Một trong những địa chỉ khám chữa bệnh về da chất lượng tại Hà Nội người bệnh không nên bỏ qua là bệnh viện da liễu Hà Nội. Đội ngũ bác sĩ đầu ngành, làm việc theo quy trình khép kín, ứng dụng công nghệ hiện đại chắc chắn sẽ làm hài lòng bất cứ người bệnh nào đến thăm khám.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 79B Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, Hà Nội.
  • SĐT: 0967 691 616
  • Lịch làm việc: 6h30 – 17h30 thứ 2 – thứ 6, cuối tuần và ngày lễ có mở khu thăm khám theo yêu cầu.

Bệnh viện Da Liễu Tp.HCM

Đây là bệnh viện chuyên khoa hạng I khu vực phía Nam chuyên khám chữa các vấn đề da liễu. Bệnh nhân sẽ được các chuyên gia, bác sĩ giỏi trực tiếp khám, tư vấn cách chăm sóc và điều trị.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Thông.
  • SĐT: 028.39308131 hoặc 028.39301697
  • Lịch làm việc: 7h – 16h thứ 2 – thứ 6 và 7h20 – 15h thứ 7, chủ nhật.

Khoa Da Liễu bệnh viện Chợ Rẫy

Khoa Da Liễu bệnh viện Chợ Rẫy là cơ sở y tế tuyến trung ương nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh. Các bác sĩ có bề dày kinh nghiệm, được sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, cam kết chẩn đoán và điều trị chính xác, hiệu quả nhất.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, tp. HCM.
  • SĐT: (028) 3855 4137.
  • Lịch làm việc: 7h – 16h thứ 2 – thứ 6.

Phòng tránh ngứa mu bàn tay bàn chân

Thay vì việc chịu đựng cơn ngứa khó chịu cũng như mất thời gian, chi phí điều trị, người bệnh nên chủ động phòng ngừa bằng các biện pháp đơn giản sau:

  • Rửa sạch chân mỗi ngày, nhất là sau khi tiếp xúc với bùn đất, hóa chất độc hại.
  • Mang ủng, giày để tránh tác động từ các yếu tố khác bên ngoài môi trường.
  • Giữ ấm cho chân, thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm khi thời tiết đột ngột chuyển lạnh.
  • Lựa chọn xà phòng, sản phẩm tẩy rửa có tính chất dịu nhẹ, không gây kích ứng da.
  • Giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng khí, khô ráo.
  • Uống đủ nước, có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường đề kháng cơ thể.
  • Khám da liễu khi xuất hiện dấu hiệu bất thường không rõ nguyên nhân.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp người bệnh có thông tin đầy đủ, chi tiết nhất về tình trạng ngứa mu bàn chân. Hãy chủ động phòng ngừa, điều trị sớm, xây dựng thực đơn ăn uống và chế độ sinh hoạt để bảo vệ tốt sức khỏe bản thân.

Xem thêm:

  • Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về bài thuốc An Bì Thang chữa viêm da cơ địa
  • Bài thuốc Y học cổ truyền giúp THOÁT KHỎI viêm da cơ địa, được cả VTV giới thiệu
Array

Chia sẻ

Triệu chứng

Bình luận (35)

  1. Hương Fona says: Trả lời

    Chào mọi người. 1 năm nay nó cứ dày vò em mãi uống thuốc thì lặn không uống thì hôm nào nó cũng nổi hết cả chân, sau lan lên cả tay luôn ạ, rầu hết sức. Em đang tính theo mấy phương pháp dân gian trong bài mà chẳng biết phải làm hoài luôn hay làm 1 thời gian là nó khỏi hẳn vậy

    1. Anna Phạm says:

      Thường nguyên nhân là nổi ngứa như vậy là do ăn uống các chất quá nhiều độc tố và tích tụ nên sinh xong cơ thể yếu, khả năng đào thải của gan cũng giảm dần nên phát ra ngoài. Nếu chỉ ngâm rửa theo mấy pp dân gian thì khó mà khỏi hẳn lắm bạn ơi. Mình từng bôi

    2. Elisa Trần says:

      phải xác định được lý do dẫn đến nổi ngứa là gì rồi mới tìm được chữa.

  2. Thư An says: Trả lời

    Có ai bị nổi ngứa từng mảng lớn ở chân, đến khi lành thì lại xuất hiện thâm không? t rầu quá không hiều sao chân cứ nổi ngứa suốt. Hết lứa này nổi đến lứa khác nổi. Chẳng biết giờ nên dùng loại nào để vừa chữa khỏi hẳn mà khi lặn k để lại thâm kh ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top