Ngứa lòng bàn chân: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
Ngứa lòng bàn chân là tình trạng khá phổ biến, xảy ra do dị ứng, thay đổi nội tiết, hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh da liễu, gan, thận,… Do đó, người bệnh cần nắm rõ chi tiết thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý để chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Ngứa lòng bàn chân – Nguyên nhân do đâu?
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh da liễu cho biết: ngứa lòng bàn chân xảy ra do nhiều nguyên nhân. Đó là thể là phản ứng bình thường khi da bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Nhưng có không ít trường hợp, tình trạng này là triệu chứng của một bệnh lý viêm da nào đó của cơ thể.
Dị ứng
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến lòng bàn chân bàn tay bị ngứa. Cụ thể, 3 trường hợp phổ biến nhất gồm:
- Tiếp xúc dị nguyên: Khi cơ thể tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn, lông thú nuôi, các hóa chất,… Đây đều là những chất gây ra kích ứng, ngứa ngáy trên da.
- Dị ứng thời tiết: Thời tiết quá khô hay quá ẩm hoặc thay đổi đột ngột làm cho không ít người bị ngứa và bong da chân.
- Dị ứng thức ăn: Người có cơ địa nhạy cảm khi ăn hải sản, trứng, đậu phộng,… có thể bị ngứa bàn tay bàn chân.
Thay đổi nội tiết
Triệu chứng ngứa ngáy toàn thân có thể xảy ra do nội tiết tố thay đổi đột ngột. Tình trạng này thường diễn ra ở phụ nữ mang thai, tiền mãn kinh, chị em mới bước vào tuổi dậy thì,…
Chức năng gan, thận suy giảm
Gan và thận là cơ quan chính giúp đào thải độc tố cho cơ thể. Khi chức năng của chúng bị suy giảm sẽ khiến độc tố tích tụ lại khiến cho toàn bộ cơ thể bị nổi mẩn đỏ ngứa ngáy.
Ứ mật
Lượng axit mật bị ứ đọng sẽ đi trực tiếp vào màu khiến cách đầu của dây thần kinh cảm giác bị kích thích. Lúc này, cơ thể sẽ xuất hiện hiện tượng ngứa ngáy ngoài da, trong đó có ngứa gan bàn tay bàn chân cực kỳ khó chịu.
Nghiêm trọng hơn, tình trạng ứ mật không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hệ quả viêm ống mật và xơ gan. Khi đó, người bệnh không chỉ bị ngứa mà còn mệt mỏi, khô mắt, khô miệng,…
Bệnh lý da liễu
Không thể không nhắc đến một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra ngứa lòng bàn chân là các bệnh lý da liễu. Có thể kể ra như:
- Mề đay: Bệnh mề đay xảy ra khi tay chân tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng. Khi đó, trên da xuất hiện các nốt sẩn ngứa màu đỏ hoặc trắng nhạt, ngứa ngáy dữ dội.
- Viêm da tiếp xúc: Khi chân, tay chạm trực tiếp vào dị nguyên sẽ nổi các mẩn đỏ, mụn nước, kèm theo cảm giác châm chích, ngứa dữ dội.
- Viêm da cơ địa: Bệnh lý mãn tính có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, người bệnh nhận biết bằng cách quan sát trên da có vết ban hồng, lâu lần có mụn nước chứa dịch, ngứa ngáy.
- Bệnh ghẻ: Bệnh xảy ra do ký sinh trùng tấn công da, gây ngứa tay chân, khiến người bệnh cực kỳ khó chịu.
- Bệnh Lupus ban đỏ: Khi vi khuẩn, nấm tấn công tiêu diệt các tế bào da khỏe mạnh làm cho người bệnh bị phát ban, ngứa ngáy, mệt mỏi.
- Bệnh vảy nến: Trên da người bệnh xuất hiện các mảng đỏ hoặc hồng, bong tróc thành vảy trắng và ngứa ngáy khi bị vảy nến á sừng.
- Bệnh tổ đỉa: Triệu chứng bệnh gồm ngứa lòng bàn chân bàn tay, có nổi mụn nước li ti,… do vi khuẩn tấn công lên da.
Ngứa lòng bàn chân có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ
Các bác sĩ da liễu cho biết, trường hợp ngứa lòng bàn chân phần lớn chỉ gây khó chịu chứ không nguy hiểm đến tính mạng. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày. Bên cạnh đó, những tổn thương da nếu không được xử lý đúng cách có thể để lại vết sẹo thâm mất thẩm mỹ.
Tuy nhiên, một số trường hợp chủ quan không điều trị sẽ tăng nguy cơ bội nhiễm hoặc nhiễm trùng da rất nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần chủ động khám chữa càng sớm càng tốt, đặc biệt là khi trên da xuất hiện những triệu chứng sau:
- Tình trạng ngứa lòng bàn chân kéo dài, ngày càng nghiêm trọng hơn dù đã thực hiện một số cách xử lý ngay tại nhà.
- Nốt mẩn đỏ, mụn nước và tổn thương da lan ra những vị trí khác hoặc xuất hiện toàn cơ thể.
- Trên da có mủ, các mảng lở loét bị sưng tấy, có nguy cơ nhiễm trùng.
- Đau nhức, có hiện tượng sốt kéo dài.
Chi tiết các cách điều trị ngứa lòng bàn chân
Để điều trị ngứa gan bàn tay bàn chân, người bệnh có thể lựa chọn một trong 3 phương pháp gồm: Mẹo dân gian, Tây y, Đông y tùy thuộc vào tình trạng và mong muốn. Dưới đây là thông tin chi tiết các cách để người bệnh tham khảo và áp dụng.
Chữa bệnh ngứa lòng bàn chân bàn tay tại nhà
Khi thấy xuất hiện triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng như ngứa lòng bàn chân, người bệnh có thể thực hiện ngay các cách dưới đây:
- Thoa kem dưỡng: Các loại kem dưỡng ẩm hiện nay có tác dụng giảm ngứa, ngăn thâm sẹo, đồng thời thúc đẩy phục hồi mô da bị tổn thương. Người bệnh chỉ cần thoa một lớp kem mỏng lên lòng bàn chân.
- Dùng lá khế: Người bệnh rửa sạch 200g lá khế tươi bằng nước muối loãng, vò nhẹ rồi đun sôi cùng 1 lít nước. Sau đó, người bệnh loại bỏ lá, hòa thêm nước lạnh để ngâm rửa chân.
- Lá kinh giới: Người bệnh dùng cả thân và ngọn lá kinh giới, rửa sạch rồi rang trên chảo cho đến khi héo, để nguội bớt rồi chườm trực tiếp lên chân đang bị ngứa.
Có thể thấy, những cách điều trị ngứa lòng bàn chân trên đều thực hiện rất đơn giản, nguyên liệu quen thuộc, chi phí rất thấp. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính truyền miệng, dù an toàn nhưng hiệu quả giảm ngứa không cao.
Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên áp dụng khi triệu chứng bệnh còn nhẹ. Trong quá trình thực hiện cần chú ý theo dõi tình trạng chân, nếu thấy không thuyên giảm thì nên đi khám ngay.
Điều trị bằng thuốc Tây y
Đây là cách điều trị ngứa lòng bàn chân bàn tay phổ biến nhất hiện nay. Sau khi thăm khám da, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và kê đơn từ một trong những loại sau:
- Thuốc kháng histamin H1: Thuốc có thể giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, nổi mẩn đỏ trên chân hiệu quả.
- Thuốc chứa Corticoid: Tác dụng chống viêm, giảm ngứa, thúc đẩy các tổn thương da nhanh lành.
- Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp ngứa lòng bàn chân kèm viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh để kiểm soát tình trạng bệnh.
- Kem bôi steroid: Chúng giúp cấp ẩm, làm dịu da, đồng thời giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, không còn ngứa ngáy.
Thuốc Tây y được nhiều người tin tưởng sử dụng bởi hiệu quả điều trị nhanh chóng. Các triệu chứng khó chịu ở lòng bàn chân được giải quyết ngay sau khi sử dụng. Người bệnh rất tiện lợi trong việc tìm mua và sử dụng thuốc uống hoặc kem bôi.
Tuy nhiên, người bệnh cần cẩn trọng khi sử dụng bởi thuốc Tây có thể gây ra tác dụng phụ như hoa mắt, buồn nôn, chóng mặt,… Hãy tuân thủ tuyệt đối đơn thuốc được kê, đồng thời theo dõi tình trạng bệnh để báo ngay cho bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường trên da.
Bị ngứa lòng bàn chân nên ăn gì và kiêng gì?
Trong trường hợp bị ngứa lòng bàn chân bàn tay, ngoài việc điều trị, người bệnh cần chú ý chế độ dinh dưỡng khoa học. Hãy bổ sung những thực phẩm sau đây để thúc đẩy tổn thương nhanh hồi phục:
- Uống đủ nước mỗi ngày để thanh nhiệt, giải độc và cung cấp độ ẩm cho da. Người bệnh có thể uống 2 – 2,5 lít nước lọc mỗi ngày, đồng thời bổ sung thêm nước ép trái cây hoặc các loại sinh tố.
- Thực phẩm giàu vitamin như cam, dâu tây, cà chua, ổi,… để kháng viêm, giảm triệu chứng ngứa da và tăng cường miễn dịch.
- Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa có thể kể đến như hạt điều, lựu, dầu ô liu, yến mạch…giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, viêm đỏ trên da, ngăn ngừa lão hóa và tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
- Thực phẩm có Omega 3 điển hình như cá thu, cá hồi, quả óc chó,.., có tác dụng kiểm soát ngứa và mẩn đỏ trên da, thúc đẩy phục hồi tổn thương và giúp da khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần hạn chế một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng, không tốt cho sức khỏe như:
- Thực phẩm dễ gây dị ứng bao gồm trứng, hải sản, trứng, đậu phộng…bởi chúng kích thích sản sinh Histamin làm cho da ngứa ngáy dữ dội, tình trạng viêm đỏ ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị bởi chúng không chỉ kích hoạt triệu chứng ngứa, viêm nhiễm và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Thực phẩm giàu đạm gồm thịt dê, cừu, bò,…có thể làm ngứa lòng bàn chân nghiêm trọng và lây lan nhanh hơn.
- Chất kích thích, đồ uống có cồn khiến hệ miễn dịch phản ứng quá mẫn khiến mẩn đỏ và ngứa nặng nề hơn, đồng thời tác động nghiêm trọng đến sức khỏe.
Ngứa lòng bàn tay bàn chân nên khám ở đâu tốt?
Bị ngứa lòng bàn chân nên khám ở đâu tốt nhất là câu hỏi được người bệnh cực kỳ quan tâm. Dưới đây là top 4 địa chỉ được nhiều người tin tưởng lựa chọn khám chữa bệnh về da liễu nhất hiện nay:
Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (trực thuộc Nhất Nam Y Viện)
Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (trực thuộc Nhất Nam Y Viện) là phòng khám chuyên khoa YHCT hàng đầu hiện nay, sở hữu độc quyền bài thuốc NHẤT NAM AN BÌ THANG được VTV2 và hàng loạt báo chí uy tín đưa tin, người bệnh tin tưởng sử dụng. Đây cũng là đơn vị đạt được nhiều giải thưởng uy tín trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe toàn dân, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn như Thầy thuốc ưu tú Lê Phương, Tiến sĩ, bác sĩ Vân Anh,…
Là đơn vị phục dựng tinh hoa YHCT Thái Y Viện triều Nguyễn trong điều trị các bệnh da liễu, Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam luôn tuân thủ quy tắc TAM QUY – NGŨ CHUẨN, trong đó:
- TAM QUY: Bắt bệnh chính xác – Hiệu quả đặc trị cao – Bảo mật thông tin khách hàng
- NGŨ CHUẨN: Dược liệu thuần khiết – Vị thuốc thượng đẳng – Bào chế tinh diệu – Bài thuốc chuẩn mực – Liều lượng tối ưu
Tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, mỗi người bệnh sẽ được thăm khám kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa và nhận tư vấn phác đồ điều trị riêng. Trung tâm cam kết xây dựng liệu trình điều trị khoa học và tối ưu nhất cho người bệnh.
Người bệnh đang có triệu chứng viêm da, hãy liên hệ ngay với Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ về liệu trình điều trị:
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội.
- SĐT: 0972196616 – 0903047368
- Thời gian khám: vào thứ 2 – thứ CN sẽ khám từ 8h – 12h và 13h30 – 17h30
Bệnh viện da liễu Trung Ương
Đây là bệnh viện hàng đầu cả nước, chuyên khám và điều trị tất cả các bệnh về da cho mọi đối tượng. Hầu hết các bệnh nhân ở Hà Nội và vùng lân cận đều tìm đến đây nên người bệnh cần đến sớm để lấy số. Sau khi thăm khám bởi các chuyên gia, bác sĩ da liễu hàng đầu, người bệnh sẽ mua thuốc ở bệnh viện để điều trị.
- Địa chỉ: 15A Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội
- SĐT: 04. 3576 4627
- Thời gian khám: vào thứ 2 – thứ 6 sẽ khám từ 5h45 – 12h và 13h30 – 18h. Riêng chủ nhật và ngày lễ sẽ tiếp nhận khám theo yêu cầu vào 7h – 12h và 14h – 17h30.
Bệnh viện Da liễu Hà Nội
Sẽ thấy thiếu sót nếu không đề cập đến bệnh viện Da liễu Hà Nội khi cần khám chữa ngứa dưới lòng bàn chân. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành, cùng với sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị hiện đại, cam kết chất lượng dịch vụ tốt nhất cho người bệnh.
- Địa chỉ: Bệnh viện có 3 cơ sở ở Hà Nội, trụ sở chính tại 79B Nguyễn Khuyến – Văn Miếu, cơ sở 2 ở 20 Bế Văn Đàn – Hà Đông và Khoa Điều trị Nội trú Quốc Oai -huyện Quốc Oai.
- SĐT: 0967 691 616.
- Thời gian khám: Thứ 2 – thứ 6 hoạt động từ 6h30 – 17h30, chỉ khám theo yêu cầu vào thứ 7 và chủ nhật từ 7h30 – 17h30.
Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ khám bệnh da liễu nói chung và ngứa lòng bàn chân nói riêng được nhiều người tin tưởng lựa chọn đó là bệnh viện Bạch Mai. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Dị ứng – Da liễu giỏi, giàu kinh nghiệm, thiết bị đầy đủ, phương pháp điều trị hiện đại là 3 yếu tố nổi bật nhất của bệnh viện.
- Địa chỉ: Tầng 2 nhà A2, A4 thuộc khu A bệnh viện, số 78 Giải Phóng – Đống Đa.
- SĐT: 094 876 76 76
- Thời gian khám: Từ thứ 2 đến thứ 6 lúc 6h30 – 18h ở khu khám thường, khu khám bệnh theo yêu cầu hoạt động cả thứ 7 và chủ nhật.
Biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả
Người bệnh cần chủ động phòng tránh ngứa lòng bàn chân để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Các chuyên gia da liễu đã đưa ra một số biện pháp cụ thể như sau:
- Giữ cho cơ thể nói chung và chân nói riêng luôn sạch sẽ.
- Khi tiếp xúc với bụi bẩn, đất cát hay chất hóa học, người bệnh nên đi giày, ủng để bảo vệ da.
- Thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm cho tay và chân để bảo vệ da khỏi tác động của thời tiết.
- Không nên đi tất dày hoặc giày quá chật, sau mỗi lần đi thì phải thay tất và rửa sạch chân với xà phòng.
- Nên lựa chọn các sản phẩm tẩy rửa có chiết xuất thiên nhiên, dịu nhẹ và kiểm tra rõ ràng nguồn gốc.
- Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, tránh để cho tâm lý căng thẳng, stress quá độ.
- Thường xuyên khám sức khỏe tổng quát định kỳ, trong đó có kiểm tra da để nắm bắt tình trạng của cơ thể và được hướng dẫn chăm sóc phù hợp nhất.
Hy vọng những thông tin đề cập trong bài viết này về tình trạng ngứa lòng bàn chân đã giúp bạn đọc có đầy đủ kiến thức để chăm sóc da. Từ đó, mỗi người có thể áp dụng vào thực tế để phòng ngừa, phát hiện sớm, xử lý đúng cách nhất.
ArrayBình luận (72)
Cả nhà cho em hỏi ạ , bé nhà mình 12 tuổi bé bị tổ đỉa khắp tay khắp chân có cách nào khoỉ được không ạ, bé cung bôi một số thuốc bôi nhug bôi khỏi một thời gian lại bị lại ạ ,Mong cả nhà chỉ giúp ạ. Còn bài thuốc Nhất nam an bì thang có ai dùng chưa ạ, em đọc thấy cũng ổn nhưng chưa biết mng dùng ntn.
Bị tổ đỉa tay chân bạn nấu nước tía tô , kinh giới nhớ cho chút muối ngâm tay khi nước còn ấm nóng khoảng 30 phút rồi bôi thuốc hoặc loại kem dưỡng ẩm. Lát tôi tìm lại xem còn vỏ thuốc không tôi ib nhé.
Chắc bé bị tổ đỉa rồi . thuốc bôi chỉ tác động được bên ngoài thôi chứ bệnh bày phải điều trị từ trong ra mới khỏi được, bác thử cho bé dùng Nhất nam an bì thang xem sao. Mình thấy thuốc này họ ghi là bào chế từ thảo dược nên chắc cũng an toàn cho các bé đó mà lại dễ uống nữa, không bị đắng hay gì đâu. Mình đọc review thấy nhiều bé dùng cái này cũng chữa được tổ đỉa rồi đó b
Thuốc Nhất nam an bì thang này dùng bao lâu thì khỏi được vậy mọi người , mình bị tổ đỉa mấy tháng nay rồi, có uống kháng sinh và cả bôi kem, ngâm nước muối mà không đỡ
Cũng tùy theo bệnh của bạn bị nặng hay nhẹ mà bs kê đơn nữa. Bạn mới bị mấy tháng thôi thì khả năng còn nhẹ đó, chắc uống khoảng 2 tháng là được nhưng mà nếu tổ đỉa nó mọc nhiều với to hơn thì phải dùng lâu hơn đó
“Đêm muộn rồi nhưng nhìn vào cánh tay và người mà e vừa ngứa vừa buồn mà sốt ruột.
Khoảng từ đầu tháng 1, cánh tay và người e xuất hiện vài nốt(3-4 nốt rất nhỏ) liti mọc thành cụm,e có đi ra tiệm thuốc khá lớn mua thuốc uống và bôi thì nta bảo e bị nấm và kê thuốc, tuy nhiên e chữa mãi mà k khỏi lại còn bị lan ra nhiều hơn. E cũng dùng qua thuốc bôi Đông y và tắm lá thuốc. Trong khoảng tgian đó đến tận bây h, e đã đi nhiều phòng khám như pk Bạch Mai họ kê thuốc uống và thuốc bôi, phòng khám Đông Phương ( họ làm xét nghiệm máu và soi nấm thì ko phát hiện nấm, kết luận bị viêm da tiếp xúc, e có ngâm thải độc và tia laze ở đây nhưng k khỏi dứt điểm.) . Sau khi HN ổn dịch e có đi khám ở bv da liễu HN thì họ soi ra nấm, có kê thuốc uống+ bôi+ sữa tắm,,… nhưng e k cảm thấy đỡ hơn. Trong khoảng tgian bị bệnh, e đã kiêng k tắm xà bông, k để da bệnh tiếp xúc da bệnh, cũng kiêng các món ăn như thịt, hải sản. Thực sự e rất tuyệt vọng ..Có ai bị như e mà khỏi rồi có thể tiếp thêm động lực cho e ko huhu!”
C dùng thử vitamin C sủi để tăngd đê kháng cho cơ thể xem sao? Em cũng bị nhưng nhẹ hơn c. E cố gắng k gãi. Ngày uống 2 viên vitamin C sủi tăng đề kháng với 400ml nước ( e hay uống thay trà :))) ) thấy cũng ổn hơn
Bệnh viện da liễu tw kết luôn bạn bị bệnh gì. Mình cũng bị như này khám da liễu bác sĩ kết luận vảy phấn hồng. Cũng kê thuốc uống thuốc bôi và sữa tắm. Mình dùng 1 tuần rồi mà k cải thiện cho lắm
E nghĩ thuốc thì ko có mà bôi nhiều mòn da , nên mọi người có thể hạn chế ăn chất đạm , chất kích thích nếu a chay được 1 vài tháng thì tốt, tập dịch cân kinh , bôi dưỡng ẩm bằng dầu dừa hoặc mè, không tắm gội bằng xà phòng và dầu gội có thành phầm hoá chất , năng uống nước dừa hoặc nấm linh chi nếu có điều kiện . Bôi thuốc Sorion hàng ngày d nghĩ sẽ kiểm soát 90% . Kinh nghiệm của bà mẹ có con từng bị
Vài tuần rồi da e cũng bị nổi 1 đốm đỏ hơi ngứa, e đi da liễu bs kê đơn thuốc này sagamome 20mg lúc đầu thì sợ bị nấm nên bs kêu xét nghiệm test nấm ko ra, e thấy trong đơn thuốc để viêm da cơ địa. C thử xem thế nào. E bôi đc 1 hôm đầu là đỡ hơn nhiều. Với c tắm sữa tắm cho da bị viêm cơ địa á
Nghe nói bên Nhất nam có bs Phương chữa mấy bệnh ngoài da mát tay lắm, ai chữa bs Phương rồi cho tôi ít đánh giá với, tiện thể bày cho tôi cách đặt lịch khám với bác sĩ luôn
Bác nghe ai nói mà chuẩn thế, không những mát tay mà bs Phương bên đó còn rất nhiệt tình gần gũi với người bệnh lắm. Mình đợt đó đi khám về bs còn gọi thăm hỏi mấy lần cơ mà, công nhận mấy người như bs Phương giờ hiếm thật, chắc đợt tới mình qua Nhât nam y viện khám lại rồi cảm ơn bs luôn
Bs Phương thì uy tín rồi, đang làm phó giám đốc chuyên môn Nhất nam y viện thì phải, có đợt còn thấy lên vtv 2 nữa . Còn đặt lịch bs thì đơn giản lắm, anh vào trang này điền thông tin họ tên ngày giờ bs là được thui
Bên nhất nam y viện bs tốt như vậy rồi thì dịch vụ, nhân viên bên đó có ổn không cả nhà, chứ mình đi nhiều phòng khám mà lễ tân mình bước vào mà cũng không biết chào hỏi gì hết
Dịch vụ bên này thì khỏi phải bàn luôn, mình cực thích thái độ nhân viên bên chỗ Nhất nam này. vừa thân thiện lại nhiệt tình nữa, mình đến khám mà chưa biết quy trình như nào họ chỉ cho hiểu mới thôi, công nhận dịch vụ nhân viên bên này mình cho 10 điểm
Một năm trở lại đây tay mình bị tróc da tróc vảy liên tục , ban đầu từ một ngón rồi lan ra hết cả bàn tay. Có những hôm nứt chảy cả máu rất đau, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc rất nhiều. Mình cũng bôi một số loại thuốc nhưng không khỏi được, dù dưỡng ẩm và hạn chế xà phòng nhưng cũng không hết. Có ai bị giống mình và chữa khỏi chưa ạ, chia sẻ cách giúp mình với. Cảm ơn mn rất nhiều!
mình cũng bị, nặng nhất là đợt 2015 2016 có những lúc da tay mỏng đến nỗi tóe máu, và ko bao giờ chấm công được, khoảng 3 năm nay thì khỏi rồi, mình cũng tìm hiểu và bôi nhiều loại, nhưng lúc đó nó ko hề đỡ, sau mình cũng ko biết sao tự nó khỏi luôn, tóm lại là phải hạn chế tối đa chất tẩy rửa, và dưỡng ẩm nhiều b ạ.
Mình bị 10 năm (mùa đông khóc ra tiếng mán luôn) vì cứ cầm gì mạnh là nó bật máu ra. Thế mà mình đã khỏi nhờ tuýp kem dưỡng tay Tony Moly. Mình nghĩ chắc kem bôi tay nào cũng đc, kiêng xà phòng.
Tay mk này cả 2 bàn tay . Giờ khỏi được 90% rồi . Ai hợp gì thì khỏi thôi. Mk mua lọ thuốc chàm nẻ của trẻ nhỏ ý . 1 lọ to dùng được cả năm mà có hơn 100k. Mk mua ở trên shoppe . Bị 3 năm rồi và giờ cứ bôi cho nó đỡ khô da mềm da vậy mà may sao giờ đỡ có vân tay rồi
Trước đây mình bị hắc lào chữa mãi k khỏi. Da liễu trung ương cũng xuống lấy thuốc 4 lần rồi. Giờ cứ hêys thuốc nó lại lên mấy nốt ngứa như kiểu mụn nước . Mình bị cả mông cả bẹn , cả mặt nữa . Ai có phương phap nao hiệu quả k chỉ mình với
Tất cả bệnh da liễu là đều da vi nấm . Bôi cồn bsi hoặc asa nhà thuốc có bán chỉ 8k bôi khi nào da thâm ko đỏ nữa thì thôi. Đừng mua hàng onl lừa đảo cả thôi
A ơi đừng tin thuốc này thuốc nọ. Loại này khó hết lắm. A nên rửa nước muối rồi dùng dao lam cạo rao cạo sạch lớp vảy đó. Xong rửa lại bằng cồn 90 độ. Ban đầu nó sẽ nổi lên nhiều nhưng sau 2 3 lần sẽ giảm
Chời, cái này dễ tái lắm bạn dùng bôi phải uống thêm chai thanh lọc cơ thể nữa. K thôi tái lại hoài à Đợt mình cũng bị vậy , chữa hơn nửa năm chả nhằm nhòa gì. Sau bà dì mình chỉ dùng cái thải độc gan và cả bôi bên ngoài nữa thì nó khỏi. Bạn cố lên
Con gái mình cũng đã bị như này, bôi 3 loại thuốc thì có 2 loại bôi hết thấy không còn dấu vết tưởng khỏi hẳn, nhưng sau nửa tháng nó lại mọc lên và lan ra khắp người. Mình không dám dùng thêm thuốc tây, mình tắm nước muối cho con kiên trì gần 1 tháng khỏi, muối hạt to, ngâm tắm hoàn toàn tự bản thân làm không phải mua thuốc gì cả