Viêm Da
Trẻ em, người lớn đều là đối tượng của bác bệnh lý viêm da. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh khó chịu, bứt rứt, trầm cảm,… Chứng viêm da có những loại nào, nhận biết ra sao và điều trị như thế nào cho đúng.
Viêm da là gì?
Viêm da là tên gọi chung cho các bệnh lý ngoài da có triệu chứng kích ứng, ửng đỏ, ngứa rát, nổi ban đỏ, một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện mụn mủ, mụn nước trên da.
Các bệnh lý ngoài da này rất dễ khởi phát và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, do nhiều nguyên nhân nội sinh, ngoại sinh gây nên. Phần lớn bệnh viêm xảy ra là do dị ứng với một số chất, thành phần hoặc sự tích đọng tĩnh mạch dưới da.
Bệnh không quá nguy hiểm, thường không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe và tính mạng. Tuy nhiên chứng viêm da có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, chất lượng cuộc sống suy giảm và có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bệnh được chia thành khá nhiều loại khác nhau, điển hình là:
- Viêm da cơ địa: Xuất hiện ở những đối tượng có tiền sử người thân mắc các bệnh liên quan đến yếu tố dị ứng. Bệnh thường tiến triển theo từng đợt, thường hình thành từ lúc nhỏ và là một căn bệnh mãn tính.
- Viêm da dị ứng: Là bệnh lý được coi là phổ biến hàng đầu, có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào từ trẻ nhỏ đến người lớn. Bệnh có thể bắt đầu ở dạng cấp tính và tiến triển thành mãn tính. Bệnh khởi phát khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân từ ngoài môi trường như lông thú vật, thực phẩm bẩn,…
- Viêm da tiếp xúc: Là hiện tượng nổi ban, ngứa ngáy khi tiếp xúc với một số yếu tố gây dị ứng, các dấu hiệu của bệnh khá tương tự với tình trạng viêm da cơ địa.
- Viêm da tiết bã: Là một bệnh mãn tính, thường xảy ra ở các vùng da tiết nhiều dầu nhờn, mồ hôi như cánh mũi, lưng, ngực, da đầu,…
- Viêm da đồng tiền: thường được gọi là chàm đồng tiền là sự tổn thương trên da gây vết loét thành hình bầu dục, hình tròn. Thường các vết chàm này sẽ rất ngứa ngáy và không có dấu hiệu dừng lại khiến người bệnh rất khó chịu.
- Viêm da thần kinh: Là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa dữ dội theo từng đợt. Bệnh thường có biểu hiện là những vết viêm dạng mảng liken cứng, cộm.
- Viêm da ứ máu: Bệnh xảy ra do sự suy yếu của tĩnh mạch khiến lưu thông máu kém, áp lực mao mạch tăng khiến dịch bị rò rỉ gây tổn thương cho da.
Có thể thấy, bệnh có rất nhiều loại, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Các triệu chứng của bệnh lại tương tự nhau và rất khó phân biệt. Điều này dễ dẫn đến những nhầm lẫn trong chẩn đoán. Người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để bắt đúng bệnh và chữa đúng cách.
Nguyên nhân bị viêm da
Thực tế, mỗi loại sẽ do một nhóm tác nhân gây nên. Tuy nhiên, nói chung đây là các nguyên nhân gây viêm da phổ biến nhất:
Da bị khô
Làn da khô ráp rất dễ bị bong tróc và tổn thương đồng thời làm mất đi khả năng kháng khuẩn của các tế bào da. So với một làn da đủ ẩm, da khô sẽ dễ bị các loại mụn mủ, mụn trứng cá cũng như các bệnh lý liên quan về da hơn. Hơn nữa, một khi có bệnh, làn da khô rất khó để làm lành vết thương, lại càng tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập sâu hơn.
Ngoài ra, da khô thường sẽ rất dễ kích ứng nhạy cảm. Bất kì thành phần hóa chất nào tiếp xúc gần cũng có thể gây dị ứng, gây viêm và nhiễm trùng tế bào dưới da khiến chức năng da bị suy giảm.
Điều kiện môi trường không sạch sẽ
Bụi bẩn tồn tại trong không khí có thể có kích thước siêu nhỏ, có thể len lỏi vào sâu trong lớp da biểu bì khiến khả năng kháng viêm của da bị suy giảm gây nên các kích ứng và bệnh lý về da như mụn, nám, viêm da.
Bên cạnh chất lượng không khí, chất lượng nước sinh hoạt cũng là một vấn đề môi trường đáng báo động. Ai cũng phải dùng nước sinh hoạt hàng ngày, nếu nước không đảm bảo, làn da của bạn lại quá nhạy cảm có thể gây ra rất nhiều bệnh lý ngoài da nguy hiểm.
Dị ứng thực phẩm
Có rất nhiều người bị dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định. Đây là một phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể đối với một số thành phần trong loại thực phẩm đó.
Thực phẩm khi được dung nạp, phản ứng với kháng thể khiến tế bào bạch cầu bị phá vỡ, khiến một số chất tràn ra ngoài và gây bệnh lý viêm da dị ứng. Một số loại thực phẩm rất dễ gây dị ứng như: sữa bò, trứng, hải sản, lạc, các loại hạt,…
Dị ứng hóa mỹ phẩm
Hầu hết mọi người đều sử dụng một số loại hóa mỹ phẩm hàng ngày như xà phòng, sữa tắm, dầu gội,… Đặc biệt các chị em phụ nữ sử dụng mỹ phẩm nước hoa sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến việc dị ứng với hóa mỹ phẩm, dễ thấy nhất là do da nhạy cảm, sản phẩm kém chất lượng, sử dụng không đúng cách, làm sạch da sơ sài,.. Thông thường dị ứng hóa mỹ phẩm sẽ xuất hiện ngay lập tức khi dùng sản phẩm trên da. Dị ứng nặng có thể khiến da bị tổn thương, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý viêm da.
Dị ứng kim loại
Kim loại có tỉ lệ gây dị ứng cao nhất là niken, bệnh nhân bị dị ứng kim loại cũng xảy ra tương tự như các loại dị ứng khác. Ban đầu vùng da tiếp xúc với kim loại sẽ có dấu hiệu ửng đỏ, nổi ban và ngứa ngáy.
Khi bị ngứa bệnh nhân sẽ có gãi và khiến da bị tổn thương. Lúc này các loại vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào vùng da hở và gây nên nhiều bệnh lý khác.
Di truyền
Rất nhiều bệnh lý về da là do di truyền. Những người có người thân có tiền sử mắc các bệnh lý dị ứng da sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác. Tỉ lệ di truyền bệnh ở mỗi trường hợp là khác nhau, liên quan đến việc bố hoặc mẹ hoặc cả hai.
Đối với một số bệnh như viêm da cơ địa còn có tính di truyền chéo. Tức là dù bố mẹ không mắc bệnh mà có người thân mắc bệnh thì con sinh ra vẫn có nguy cơ mắc.
Lạm dụng kem bôi ngoài da Corticosteroid
Là một loại thuốc sử dụng nhằm làm giảm các triệu chứng viêm, sưng, ngứa, dị ứng da. Thuốc sử dụng theo kê đơn của bác sĩ trong nhiều trường hợp. Là thuốc trị viêm da nhưng nếu quá lạm dụng vào nó, thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ khiến tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn.
Một số tác dụng phụ khi quá lạm dụng kem bôi ngoài da Corticosteroid đó là da bị mài mòn, sạm da, dễ sinh bầm tím, rạn da, vỡ mạch máu dưới da, nhiễm trùng da,…
Rối loạn nội tiết
Những rối loạn nội tiết bên trong cơ thể thường sẽ không chỉ gây nên tình trạng mụn trứng cá, mụn viêm mà còn là tác nhân gây bệnh. Một số trường hợp viêm da thể nhẹ chỉ có triệu chứng ngứa ngáy.
Tuy nhiên nếu trong khi làn da đang nhạy cảm, hệ miễn dịch suy yếu khiến vi khuẩn có cơ hội tấn công thì viêm da nội tiết có thể gây ửng đỏ, phát ban, lở loét,…
Ngoài những nguyên nhân điển hình như trên thì việc cơ thể thường xuyên căng stress cũng có thể là một yếu tố nguy cơ khiến bệnh khởi phát, tái phát.
Đối tượng bệnh lý
- Gia đình có người mắc bệnh viêm da
- Người có tiền sử bị dị ứng
- Người làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi
- Người bị suy giảm sức đề kháng
- Người bị hen suyễn
Triệu chứng khi bị viêm da
Trước hết, để có nhận định chính xác nhất về bệnh và kịp thời thăm khám. Bạn đọc có thể để ý đến một vài triệu chứng thường thấy của các chứng viêm da điển hình nhất sau đây:
Triệu chứng viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa có rất nhiều biểu hiện khác nhau, thay đổi theo độ tuổi và giai đoạn phát bệnh, nhưng đây là những triệu chứng thường gặp nhất:
- Da có dấu hiệu khô, nứt nẻ
- Da sần sùi, nhạy cảm hơn so với bình thường
- Sưng ở một số vị trí ngoài da, kèm theo mủ
- Da có cảm giác dày lên, bong vảy
- Ngứa ngáy liên tục, nhất là ban đêm
- Các vị trí thường gặp: mặt, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, mắt cá,…
Dấu hiệu viêm da tiếp xúc
Đối với bệnh lý này, ở mỗi vị trí trên cơ thể sẽ có những biểu hiện khác nhau, người bệnh cần để ý kỹ để không bị nhầm lẫn:
- Vùng da đầu: Da đầu tróc vảy, sinh ra gàu, bụi li ti kèm theo ngứa ngáy.
- Vùng da mặt: Ngứa kèm theo nổi mẩn đỏ ở vùng tiết nhiều bã nhờn như trán, vùng chữ T. Nguy hiểm hơn có thể sinh mụn mủ.
- Vùng da gần mắt: Sưng mắt, phù nề ở hai mí mắt, viêm kết mạc mắt có thể ảnh hưởng đến thị lực.
- Vùng da gần miệng: Bong tróc da môi, nứt nẻ, chảy máu kèm theo ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ xung quanh viền môi.
- Vùng dái tai: Da khô căng, bong tróc, có thể kèm theo dịch tiết ở mụn nước.
- Vùng bàn tay, bàn chân: Tróc da, nổi nhiều mụn nước li ti có dịch.
Triệu chứng viêm da dị ứng
Bệnh lý này có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn với những triệu chứng cụ thể như:
- Da có biểu hiện khô cứng
- Ngứa ngáy diễn ra một cách dữ dội, liên tục đặc biệt là về đêm
- Các vùng da bị ngứa có màu đỏ, nâu, xám
- Nhiều vết sưng, sần, có thể kèm theo dịch tiết
- Bề mặt da dày hơn, nứt nẻ, bong vảy
- Da nhạy cảm hơn so với bình thường
- Thường xảy ra ở các vùng da bàn tay, bàn chân, đầu gối, da dầu, ngực, mí mắt, cổ tay,…
Triệu chứng viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã thường đi kèm với nhiều chứng bệnh khác với các triệu chứng như:
- Xuất hiện vảy trên da kèm theo chứng bong tróc
- Da dễ bị tổn thương
- Vảy da dày và nhiều cả một mảng da
- Da có dấu hiệu nhờn và tiết nhiều dầu hơn
- Ngứa trên da kèm theo ửng đỏ, chảy máu khi gãi
- Rụng tóc
Chuẩn đoán bệnh học
Thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán viêm da thông qua các triệu chứng quan sát được trên da và một số xét nghiệm:
- Kiểm tra dị ứng trên da
- Tiến hành kỹ thuật sinh thiết da
- Soi tươi KOH để chẩn đoán nấm trên da
- Kiểm tra Patch test
Bệnh có điều trị được không?
Những triệu chứng viêm da thường khiến người bệnh cảm thấy ái ngại tiếp xúc với người khác vì sợ lây nhiễm. Vậy, thực tế viêm da có thể lây từ người sang người không?
Theo nhận định của nhiều thầy thuốc, bác sĩ, bệnh viêm da thường không có tính chất lây nhiễm giữa người với người, ngoại trừ việc di truyền.
Tuy vậy, những triệu chứng viêm da này lại có thể lan từ vùng da này sang vùng da khác trên toàn bộ cơ thể. Việc tiếp xúc dịch tiết giữa các vùng da khiến nhiều vị trí trên cơ thể cùng lúc bị viêm. Điều này có thể kéo dài thời gian điều trị và khiến người bệnh stress trầm trọng.
Viêm da có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh, nhất là với viêm da mặt. Người bệnh thường cảm thấy tự ti, mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Lâu dài tình trạng này có thể gây tự kỷ, trầm cảm.
Tương tự nhiều bệnh lý khác, viêm da cũng tiến triển quá nhiều giai đoạn từ cấp độ nhẹ đến nặng. Thời điểm là một yếu tố quyết định trong hiệu quả chữa các bệnh liên quan đến viêm da.
VIÊM DA HOÀN TOÀN CÓ THỂ CHỮA KHỎI. Thời gian khỏi bệnh có thể kéo dài từ 1 – 2 tháng thậm chí là lâu tùy vào nguyên nhân phát bệnh và cơ địa mỗi người.
Giải pháp điều trị
Sau khi tiến hành xét nghiệm xác định nguyên nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định phương án chữa trị phù hợp nhất với từng ca bệnh. Một số phương pháp điều trị viêm da điển hình được áp dụng:
Mẹo dân gian chữa viêm da hiệu quả
Dân gian phát hiện ra nhiều loại cây thuốc có chứa thành phần kháng viêm, kháng khuẩn, Những loại cây thuốc này vừa dễ kiếm, dễ dùng lại an toàn và chi phí rẻ. Có thể áp dụng hàng ngày mà không sợ phản ứng phụ.
- Lá chè xanh: Hoạt chất chống oxy hóa ECG, EGCG có trong là chè giúp kháng khuẩn, giảm ngứa, làm dịu da hiệu quả. Những trường hợp ngứa ngáy do dị ứng, viêm da, kích ứng da đều có thể sử dụng nước đun lá chè tươi để rửa vết thương.
- Lá trầu không: Superoxide effutase và catalase trong lá trầu không chính là 2 thành phần có công dụng thúc đẩy collagen sinh ra, làm lành các vết thương trên da và giúp da khỏe mạnh hơn. Đun sôi lá trầu với một chút muối hạt tồi dùng tắm để làm sạch da tự nhiên, rửa kỹ hơn ở vùng da bị ngứa, viêm để đẩy nhanh hiệu quả điều trị.
- Tỏi: Rất nhiều hoạt chất kháng viêm được tìm thấy trong loại gia vị phổ biến này. Tỏi không chỉ giúp ngừa viêm da mà còn có thể tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật rất hiệu quả. Có rất nhiều cách sử dụng củ tỏi, có thể ăn sống, thêm vào các món ăn hoặc ngâm với mật ong, rượu đều dùng lâu dài.
- Nha đam: Là thần dược làm đẹp của nhiều chị em, gel nha đam đặc biệt có công hiệu làm dịu da, phục hồi những tổn thương do viêm da, dị ứng da,… Sử dụng gel nha đam tươi để thoa lên vùng da tổn thương. Lưu ý gọt bỏ sạch lớp vỏ xanh bên ngoài để tránh làm ngứa da.
- Lá khế: Loại lá cây đặc biệt được sử dụng trong điều trị viêm da cơ địa nhờ nhiều thành phẩm kháng khuẩn. Lá khế đem vò nát rồi đun với nước trắng cùng một chút muối biển rồi dùng tắm hằng ngày. Nên giữ lại phần bã để chà lên vùng da bị viêm.
- Lá bàng: Sử dụng lá bàng đun nước rồi dùng ngâm rửa vùng da bị viêm sẽ nhanh chóng có tác dụng giảm ngứa, tái tạo mô tổn thương, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vết viêm.
Mặc dù an toàn tuy nhiên các mẹo dân gian chữa viêm da này chỉ phù hợp với bệnh ở giai đoạn khởi phát, chưa lan ra nhiều vị trí, tình trạng sưng đỏ, ngứa đang trong tầm kiểm soát.
Sử dụng thuốc Tây y chữa viêm da
Viêm da chủ yếu sẽ khởi phát ngay tại thời điểm tiếp xúc với thành phần gây dị ứng và theo từng đợt (đối với viêm da cơ địa). Trong thời điểm viêm da diễn ra, hầu hết các bệnh nhân đều cảm thấy ngứa ngáy khó chịu.
Không thể tránh khỏi việc gãi, vì thế rất dễ gây ra tổn thương nặng trên da. Để hạn chế vấn đề này, các sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc giúp giảm ngứa, làm khô vết thương hở để vết thương nhanh chóng hồi phục.
Một vài nhóm thuốc điển hình thường dùng như:
- Thuốc làm dịu bề mặt da, kháng khuẩn trên bề mặt: Chlorhexidine, Hexamidine,… Giúp tạo nên lớp màng bảo vệ da, hạn chế nhiễm khuẩn và phục hồi những vết thương hở nhỏ trên da.
- Thuốc bôi chứa corticoid: Triamcinolone, Hydrocortisone, Fluocinolone, Betamethasone, Fluocinolon acetonid, Betamethasone valerate,… giúp chống dị ứng và cải thiện tình trạng ngứa trên da. Tuy là thuốc chống viêm da nhưng các loại thuốc bôi chứa corticoid lại có thể gây phản ứng phụ khiến da bị kích ứng nếu lạm dụng quá mức.
- Thuốc uống corticoid: Là một trong những nhóm thuốc chữa viêm da cơ địa phổ biến, các loại thuốc thường gặp là Dexamethason, Prednisolon, Methylprednisolon,…
- Thuốc kháng sinh: Zinc Acetate, Isotretinoin, Benzoyl Peroxide,… với công dụng hỗ trợ kháng viêm, giảm sưng đỏ và ngăn ngừa tổn thương mô tế bào da.
Phòng tránh bệnh học
Có thể thấy, viêm da hoàn toàn có thể chủ động trong phòng ngừa. Một số biện pháp có thể áp dụng để ngăn chặn viêm da tái phát và lan rộng như sau:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Những vi khuẩn từ môi trường rất dễ bám lên da và thừa cơ xâm nhập sâu vào biểu bì khi có cơ hội. Vệ sinh cá nhân hàng ngày kỹ càng là cách loại bỏ nhanh các loại vi khuẩn này. Đặc biệt ở trẻ nhỏ thường rất hiếu động nên việc chú ý vệ sinh mỗi ngày là cực kỳ quan trọng.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm lạ: Một số thực phẩm dễ gây dị ứng là thịt bò, đậu phộng, hải sản, đậu nành,… Với những người có cơ địa dễ bị dị ứng không nên ăn nhiều các món ăn lạ, có thể thử một ít trước khi có ý định ăn. Nếu phát hiện dị ứng nên chủ động không ăn về sau.
- Chú ý với các hóa mỹ phẩm thường dùng: Với những người bị dị ứng với hóa mỹ phẩm sẽ thường có triệu chứng ngay sau khi tiếp xúc. Do vậy nên loại bỏ sớm những hóa mỹ phẩm gây dị ứng. Khi lựa chọn sản phẩm trên da nếu có những thành phần hương liệu mạnh nên hết sức cẩn thận.
- Không dùng thuốc bôi ngoài da khi chưa có chỉ định: Phần lớn thuốc bôi có thể gây kích ứng nếu lạm dụng. Người bệnh không nắm được điều này sẽ không hiểu được vì sao bôi thuốc mà bệnh không hề thuyên giảm, lại có triệu chứng nặng hơn. Vì thế, cần đặc biệt lưu ý điều này.
- Giữ độ thông thoáng, độ ẩm cho da: Nên dưỡng ẩm hàng ngày, hạn chế để mỹ phẩm quá lâu trên da, sử dụng các loại quần áo chất liệu cotton thoáng khí,…
- Giữ tinh thần thoải mái: Điều này sẽ hạn chế nguy cơ bệnh nặng hơn và tái phát trở lại sau điều trị.
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp chữa viêm da từ các bài thuốc đông y hoặc phương pháp chưa từ dân gian. Tuy nhiên cần thăm khám và điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh uy tín, có đội ngũ y bác sĩ được đào tạo chuyên môn và giàu kinh nghiệm.
Array
Viêm da dị ứng là một bệnh lý da liễu mãn tính gây nhiều khó chịu với các triệu chứng như ngứa, khô da, và viêm đỏ. Việc kiểm soát bệnh không chỉ dựa vào các biện pháp điều trị mà còn cần chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nhiều yếu tố có thể làm tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được kiêng khem đúng cách. Vậy, người bị viêm da dị ứng nên kiêng gì để giảm thiểu nguy cơ tái phát và cải thiện tình...
Xem chi tiếtViêm da tiếp xúc là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, thường xảy ra khi da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng từ môi trường. Nhiều người thắc mắc liệu viêm da tiếp xúc có tự khỏi không và cần làm gì để điều trị bệnh này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự hồi phục của viêm da tiếp xúc cũng như các biện pháp cần thiết để đảm bảo sức khỏe làn da. Bệnh viêm da tiếp xúc có tự khỏi...
Xem chi tiếtViêm da là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người với các triệu chứng như đỏ da, ngứa và bong tróc. Một câu hỏi thường gặp là liệu viêm da có tự hết không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự phục hồi của da, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và khi nào cần tìm kiếm sự can thiệp y tế để đạt được kết quả tốt nhất cho tình trạng da của bạn. Bệnh viêm da có tự hết không? Rất nhiều...
Xem chi tiếtViêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài. Đây là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy,.... Nhiều người thường băn khoăn không biết "viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?". Cùng tìm kiếm câu trả lời chi tiết ngay trong nội dung bài viết sau. Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Viêm da tiếp xúc là tình trạng da...
Xem chi tiếtViêm da tiết bã là một bệnh da liễu khá phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Bệnh kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, da bị khô, bong tróc, mẩn đỏ,... rất khó chịu. Căn bệnh này tuy lành tính nhưng thường kéo dài dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần. Vậy viêm da tiết bã có lây không? Trong quá trình điều trị bệnh cần lưu ý những gì? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông tin về bệnh qua nội dung dưới đây. Viêm da tiết bã có lây không? Viêm da...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!