Mề Đay Cholinergic
Mề đay Cholinergic nghe thì lạ nhưng là một trong những căn bệnh viêm da phổ biến nhất hiện nay. Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng, lứa tuổi và thời điểm nào trong năm. Vậy, liệu nổi mề đay Cholinergic có nguy hiểm không và làm sao để nhận biết các nguyên nhân và dấu hiệu của nó?
Mề đay Cholinergic là gì? Phân loại bệnh
Mề đay Cholinergic hay còn gọi là mề đay do cholin, là một trong những loại mề đay thường gặp. Dấu hiệu nhận biết đặc trưng là các nốt ngứa, mẩn đỏ, sần phù trên da.
Nổi mẩn ngứa do Cholinergic chủ yếu xuất hiện do người bệnh tiếp xúc với các yếu tố kích ứng da làm cơ thể tiết nhiều mô hôi và tăng nhiệt. Khi thân nhiệt và lượng bài tiết mồ hôi tăng cao đột ngột, các acetylcholine sẽ được giải phóng đồng thời kích thích cơ thể phóng thích histamin, gây tổn thương cho da.
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh: Khác với các bệnh mề đay khác, mề đay Cholinergic có thể phát sinh một số biểu hiện toàn thân. Tuy nhiên ban đầu chúng thường xuất hiện trên cổ và ngực của bạn. Sau đó các vết sưng, sần đỏ mới bắt đầu lan rộng ra các khu vực khác.
Tình trạng này xuất hiện trong vòng từ một đến vài tiếng, hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Sau đó chúng có thể tự mất như chưa hề có gì xảy ra mà không cần chữa trị. Tuy nhiên một số trường hợp mà mề đay Cholinergic kéo dài không khỏi, liên tục quay trở lại gây ra tình trạng mãn tính.
Dựa trên nguyên nhân tác động, gây bệnh mà người ta chia mề đay Cholinergic được chia thành 4 loại sau:
- Mề đay Cholinergic tự phát.
- Mề đay Cholinergic do bị tắc lỗ chân lông.
- Mề đay Cholinergic do bị dị ứng mồ hôi.
- Mề đay Cholinergic do mắc chứng giảm tiết mồ hôi.
Nguyên nhân gây ra mề đay Cholinergic là gì?
Mề đay Cholinergic thường khởi phát khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi hoặc thân nhiệt tăng cao. Tuy nhiên cũng có trường hợp ghi nhận bệnh phát sinh do nhiều nguyên nhân khác, hoặc do tổ hợp các nguyên nhân cùng lúc. Vì vậy rất khó có thể xác định đâu là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này.
Nhưng nhìn chung, theo các bác sĩ da liễu mề đay Cholinergic thường hình thành do các yếu tố dưới đây:
- Mồ hôi: Việc đổ nhiều mồ hôi hoặc giảm tiết mồ hôi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh mề đay Cholinergic. Một số hoạt động như: Tắm nước nóng, tập thể dục, xông hơi, ngồi điều hòa quá lạnh, độ ẩm thấp, ăn đồ cay nóng,… đều có thể khiến cơ thể giảm tiết hoặc tăng tiết mồ hôi. Khi đó da bị bít tắc lỗ chân lông, lâu ngày viêm nhiễm, ngứa ngáy, tăng nguy cơ mắc mề đay Cholinergic.
- Do nhiệt độ: Nhiệt độ cũng là nguyên nhân tác động trực tiếp đến sự bùng phát của bệnh. Thông thường mề đay Cholinergic sẽ bùng phát khi nhiệt độ bên ngoài và trên trong cơ thể có sự chênh lệch và thay đổi lớn, khiến quá trình thoát nhiệt bị ảnh hưởng.
- Cơ địa nhạy cảm: Những người có cơ địa nhạy cảm, hay dị ứng hoặc mắc các bệnh về da sẽ có nguy cơ mắc mề đay do cholin cao hơn người bình thường.
Yếu tố di truyền: Thực tế cho thấy nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh mề đay Cholinergic thì con sinh ra có nguy cơ mắc đến 25% và con số này có thể lên đến 50% nếu cả bố và mẹ đều mắc. - Dị ứng thuốc: Một số loại thuốc chống viêm, kháng sinh có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Theo số liệu thống kê có khoảng 25% các bệnh nhân bị nhiễm mề đay do Cholin đã từng có tiền sử dùng Aspirin thường xuyên trong vòng vài tuần.
- Nhiễm ký sinh trùng: Cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng như giun, sán cũng có khả năng bị nhiễm bệnh. Do sau khi vào cơ thể các ký sinh trùng này sẽ tìm đường di chuyển vào máu hoặc cơ quan nội tạng. Để ngăn chặn các kháng nguyên lạ xâm nhập, cơ thể sẽ phát ra các hoạt chất bảo vệ. Đây chính là nguyên nhân khiến da bị kích ứng và mắc căn bệnh mề đay Cholinergic.
Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến trên thì mê đay Cholinergic còn do nhiều tác nhân khác như: Tiếp xúc với dị nguyên, ô nhiễm môi trường, dị ứng mỹ phẩm,… Do đó, người bệnh cần trang bị đầy đủ cho mình các biện pháp phòng tránh cũng như điều trị hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết mề đay Cholinergic
Không khó để có thể nhận biết bệnh mề đay Cholinergic bằng mắt thường thông qua các dấu hiệu đặc trưng tại chỗ và toàn thân.
Triệu chứng tại chỗ
Ban đầu bệnh thường xuất hiện tại những vùng nhất định với triệu chứng như:
- Da bị mẩn ngứa, châm chích, nóng rát, khó chịu.
- Xuất hiện các nổi sần đỏ có kích thước từ 1-4mm.
- Tổn thương xuất hiện chủ yếu tại cổ, ngực. Các vùng da bị tổn thương có bờ giới hạn rõ ràng, chúng thường mọc gần nhau hoặc liên kết với nhau thành từng mảng lớn.
Phần lớn các triệu chứng này thường xuất hiện từ 30 phút đến vài giờ, sau đó có xu hướng tự thuyên giảm mà không cần điều trị.
Triệu chứng toàn thân
Khác với các bệnh ngứa da thông thường, ngoài việc gây ra các triệu chứng cơ năng mề đay Cholinergic còn có thể gây ra các triệu chứng toàn thân như:
- Khó thở, rối loạn hơi thở hoặc phát sinh cơn hen.
- Bị phù mạch, môi và họng sưng to.
- Xuất hiện cảm giác buồn nôn, nôn, kèm sốt nhẹ.
- Toát mồ hôi lạnh, bị hoa mắt, chóng mặt, người mệt mỏi.
- Rối loạn tiêu hóa, xuất hiện tình trạng đau bụng, đi ngoài phân lỏng.
- Một số ít trường hợp có ghi nhận, mề đay do Cholin còn có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ. Vì vậy nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng nguy kịch như: Khó thở, khò khè, mệt lừ, sốt cao,.. bạn nên gọi ngay 115 hoặc đến các cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất.
Theo các bác sĩ da liễu mề đay Cholinergic có thể tái phát nhiều lần trong vài năm (trung bình từ 3 – 16 năm). Tuy nhiên ở một số đối tượng nhạy cảm, bệnh có thể kéo dài và tái phát liên tục trong khoảng 30 năm.
Đối tượng dễ mắc mề đay Cholinergic
Theo các chuyên gia thì tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, giới tính đều có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên một số trường hợp dễ mắc hơn cả như:
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: Đây là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Làn da yếu, sức đề kháng kém là điều kiện thuận lợi để các tác nhân kích ứng da có thể xâm nhập và gây bùng phát mề đay Cholinergic ở trẻ nhỏ.
- Người già: Những người già, người mới ốm dậy, người thường xuyên sử dụng kháng sinh, có cơ địa yếu cũng là đối tượng dễ mắc căn bệnh này nhất.
- Phụ nữ mang thai, sau sinh: Theo bác sĩ da liễu nội tiết tố của phụ nữ thay đổi nhiều nhất vào thời kỳ mang thai và cho con bú (sau sinh). Do đó đây cũng là thời điểm mà nhóm đối tượng này thường xuyên mắc các bệnh ngoài da trong đó có mề đay do Cholin.
Ngoài những đối tượng trên thì những người gia đình có tiền sử bị mề đay, người bị suy giảm chức năng tuyến mồ hôi, người thường xuyên làm việc ngoài trời sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Mề đay Cholinergic có gây nguy hiểm không?
Thông thường ở mức độ nhẹ, khởi phát mề đay Cholinergic có thể tự thuyên giảm chỉ sau vài ngày hoặc vài giờ. Tuy nhiên không phải vì thế mà người bệnh được phép chủ quan, lơ là.
Vì ở cấp độ cấp tính tuy chưa nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh vẫn phải đối mặt với cảm giác ngứa ngáy, sưng đỏ, nóng rát, khô da. Thậm chí những tổn thương và trầy xước khi gãi có thể để lại thâm sẹo gây ảnh hưởng đến ngoại hình và giảm chất lượng cuộc sống.
Mặt khác với những trường hợp mãn tính, tổn thương da và các triệu chứng toàn thân kéo dài và tái phát liên tục trong vòng vài năm kéo theo hàng loạt các hậu quả khôn lường như:
- Sưng mạch, phù nề đường hô hấp gây khó thở, ngạt thở.
- Sưng phù mặt, môi và mí mặt.
- Rối loạn nhịp tim, hoa mắt, chóng đầu.
- Bội nhiễm, ngứa toàn thân dữ dội.
- Một số trường hợp gặp phản ứng sốc vệ, tụt huyết áp, giãn mạch, đột quỵ,… có thể gây tử vong.
Do đó khi gặp phải căn bệnh này người bệnh nên tìm cách điều trị và khắc phục càng sớm càng tốt.
Mề đay Cholinergic có lây không? Bao lâu thì khỏi?
Theo các bác sĩ da liễu, dù có thể gây tái phát nhiều lần nhưng mề đay Cholinergic không có tính chất lây truyền từ người này sang người khác. Trên thực tế, thì các trung tâm da liễu vẫn thường ghi nhận nhiều bệnh nhân trong cùng một gia đình bị xuất hiện tình trạng bệnh với cùng một khoảng thời gian.
Tuy nhiên đó không phải do lây truyền. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do sống trong cùng một môi trường nên cơ địa của những người trong gia đình sẽ có sự tương đồng nhất định. Mặt khác họ lại cùng tiếp xúc với các dị nguyên kích ứng trong nhà nên việc khởi phát mề đay Cholinergic cùng lúc là điều đương nhiên.
Một lý do nữa không thể bỏ qua là mề đay Cholinergic có tính di truyền. Vì vậy người trong cùng một gia đình có thể bị mề đay giống nhau.
Hầu hết các trường hợp nổi mề đay mẩn ngứa Cholinergic hiện nay đều có thể chữa khỏi. Tuy nhiên để trả lời cho câu hỏi “thời gian khỏi là bao lâu” thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Cơ địa mỗi người, nguyên nhân gây bệnh,tình trạng hiện tại,…
Phần lớn các ca bệnh có thể tự khỏi sau vài giờ hoặc vài ngày nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Song, có đến khoảng trên dưới 5% ca bệnh kéo dài, tái phát nhiều lên, chuyển qua giai đoạn mãn tính đòi hỏi quá trình điều trị dài lâu, phức tạp.
Các cách điều trị mề đay Cholinergic hiệu quả
Mề đay Cholinergic có thể chữa khỏi bằng nhiều cách như: Dùng thuốc Tây, dùng mẹo vặt hoặc áp dụng các bài thuốc Đông y. Tuy nhiên mỗi phương pháp điều trị lại có những ưu điểm, nhược điểm riêng của mình. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc kỹ và lựa chọn cho mình phương pháp thích hợp.
Uống thuốc Tây
Nếu sau vài giờ mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh một vài nhóm thuốc dưới đây.
- Acid nicotinic: Thuốc này được chỉ định để giúp giảm nhanh các triệu chứng trên da do mề đay Cholinergic. Tuy nhiên khi sử dụng loại thuốc này người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng liều vì thuốc có thể gây mất sắc tố da trong thời gian sử dụng.
- Thuốc kháng Histamin như: Cetirizine, Loratadine, Acrivastin, Desloratadine,.. cũng có thể được cân nhắc để giảm mẩn ngứa, kích ứng cho da.
- Thuốc kháng Histamin liều mạnh: Trong trường hợp thuốc kháng Histamin H1 không đáp ứng tốt, các bác sĩ buộc phải cân nhắc tăng hàm lượng cho thuốc bằng cách chỉ định các loại thuốc Histamin liều mạnh như: Hydroxyzine Pamoate, Doxepin,…
- Các loại thuốc khác: Ngoài ra tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác như: Thuốc kiểm soát mồ hôi Montelukast, thuốc chẹn Beta, thuốc ức chế miễn dịch và nhiều loại thuốc khác.
- Ngoài thuốc uống, người bệnh có thể được chỉ định tiêm Carbamyl cholin 0,002% 0,05ml để giảm nhẹ triệu chứng.
Lưu ý: Khi áp dụng phương pháp này người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều nếu chưa được có sự đồng ý của các chuyên gia.
Bên cạnh đó, việc dùng thuốc Tây nhiều có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ cho gan, thận và dạ dày. Vì vậy, tốt nhất bạn không nên quá lạm dụng nhóm thuốc này, nhất là phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Mẹo vặt tại nhà
Ngoài việc dùng thuốc Tây người bệnh có thể tự điều trị mề đay Cholinergic bằng các phương pháp dân gian tại nhà.
- Chườm đá lạnh: Lấy 1-3 viên đá cho vào túi chườm hoặc khăn sạch rồi lăn nhẹ lên vùng da đang bị mẩn ngứa để làm dịu và giảm kích ứng cho da.
- Tắm lá khế: Đây là phương pháp chữa mề đay Cholinergic được nhiều người áp dụng và thấy hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá khế, đun sôi với nước lọc rồi dùng để tắm hoặc rửa lên vùng da bị mẩn ngứa.
- Bôi gel nha đam: Cách thực hiện khá đơn giản chỉ cần lấy 1 lá nha đam to, bóc bỏ lớp vỏ ngoài, cạo lấy phần gel bên trong rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh để cấp ẩm, giảm ngứa cho da hiệu quả.
- Bổ sung nước: Nhớ bổ sung đầy đủ ngày 2,5 lít nước để cân bằng điện giản, hỗ trợ đào thải các chất độc hại ra ngoài, giúp da khỏe từ bên trong.
- Giải tỏa căng thẳng: Bạn nên giữ cho tâm trạng được thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress để nội tiết tố trong cơ thể được cân bằng, giúp điều trị bệnh nhanh và hiệu quả.
Lưu ý: Các biện pháp dân gian này chỉ thích hợp với những ca bệnh mề đay Cholinergic cấp tính. Đối với trường hợp mãn tính, dai dẳng người bệnh cần đi gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị chuyên sâu.
Mề đay Cholinergic nên ăn gì? Kiêng gì?
Một trong những nguyên nhân khiến mề đay Cholinergic dai dẳng mãi không khỏi là do chế độ ăn uống không hợp lý. Do đó để bệnh mau dứt điểm, ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị người bệnh cũng cần lưu ý đến thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
Những thực phẩm người bị mề đay Cholinergic nên tăng cường bổ sung:
- Rau xanh: Tăng cường bổ sung rau xanh nhất là các loại rau có màu xanh đậm, nhiều vitamin và chất xơ như diếp cá, súp lơ xanh, khoai lang, bí đỏ,…
- Thực phẩm giàu vitamin C như: Cam, quýt, bưởi, dâu tây cũng nên ưu tiên để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Những thực phẩm có chứa chất chống viêm như: Hành, nghệ, tỏi cũng cần được bổ sung trong giai đoạn này.
- Các loại thức ăn giàu Omega -3 như: Cá hồi, dầu đậu nành, đậu hũ,.. sẽ giúp da khỏe mạnh, giảm tổn thương sâu.
- Các loại thức ăn chứa chất chống oxy hóa như: Lựu, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều… sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ tế bào da tốt.
Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung thì người bệnh nổi mề đay Cholinergic cũng nên hạn chế nhóm thực phẩm dưới đây:
- Thực phẩm dễ bị dị ứng như: Hải sản, thực phẩm giàu đạm, đậu phộng, mè,… nên cần được hạn chế nhất là những người có tiền sử dị ứng hoặc dễ kích ứng.
- Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và gia vị cũng có thể khiến tình trạng mề đay Cholinergic trở nên trầm trọng hơn.
- Tuyệt đối hạn chế đồ uống có cồn hoặc caffeine như rượu, bia, cafe,… Vì chúng có thể khiến cơn ngứa trở lên dữ dội hơn.
Bị mề đay Cholinergic khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Dù có thể tự khỏi sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên mề đay Cholinergic vẫn có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó người bệnh không nên chủ quan mà cần đi gặp bác sĩ sớm nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau:
- Tình trạng ngứa da, nổi mẩn kéo dài liên tục sau vài tuần liên tiếp mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Sau khi áp dụng các biện pháp dân gian tại nhà nhưng không hiệu quả.
- Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng dữ dội như: Ngứa da, sốt cao, khó thở, đau nhức toàn thân.
Cách phòng ngừa mề đay Cholinergic hiệu quả
Mề đay Cholinergic có thể tái phát nhiều lần, gây khó chịu cho người bệnh. Do đó người bệnh nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa dưới đây.
- Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên như: Phấn hoa, lông độc vật, nấm mốc,…
- Lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da như: Sữa tắm, sữa rửa mặt tự nhiên không có hóa chất.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên làm sạch các vật dụng cá nhân như: Khăn mặt, khăn tắm, gối đầu.
- Hạn chế ngồi điều hòa quá lạnh, độ ẩm thấp hoặc tắm nước quá nóng.
- Thường xuyên cung cấp độ ẩm cho da bằng các loại kem dưỡng phù hợp với tính chất da.
Mề đay Cholinergic là bệnh da liễu thường gặp và phổ biến ở mọi lứa tuổi. Do bệnh có thể tái phát nhiều lần và để lại các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nên người bệnh không nên chủ quan. Tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
ArraySau khi sinh bị nổi mề đay là tình trạng phổ biến mà nhiều bà mẹ phải đối mặt do thay đổi nội tiết tố và hệ miễn dịch. Trong trường hợp này, nhiều người lo lắng liệu nổi mề đay sau sinh có tự khỏi không. Ở bài viết dưới đây, chuyên gia da liễu sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về vấn đề này, đồng thời tư vấn một số lưu ý ngăn ngừa nổi mề đay cho những bà mẹ bỉm sữa, đảm bảo an toàn và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Nổi...
Xem chi tiếtMề đay mãn tính là một tình trạng da liễu phổ biến nhưng không kém phần phức tạp, gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Đặc trưng bởi các nốt sần, mảng đỏ và ngứa kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm. Mề đay mãn tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vì thế, câu hỏi "mề đay mãn tính có chữa được không?" được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu...
Xem chi tiếtNổi mề đay là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là những người nhiễm HIV. Câu hỏi "nổi mề đay HIV có ngứa không?" luôn là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân cũng như người thân của bệnh nhân. Hiểu rõ về triệu chứng này không chỉ giúp người bệnh có cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe của mình mà còn giúp họ tìm được phương pháp điều trị hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá nguyên nhân gây ngứa khi nổi mề đay do...
Xem chi tiếtNổi mề đay là tình trạng da bị kích ứng, gây ra các triệu chứng ngứa, đỏ và sưng phù, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc là liệu bị nổi mề đay có được ra gió không? Việc hiểu rõ tác động của gió và các yếu tố môi trường đến tình trạng nổi mề đay là rất quan trọng để người bệnh có thể bảo vệ sức khỏe da và giảm bớt khó chịu. Bài viết này của Tổ hợp Y tế Cổ...
Xem chi tiếtMề đay là tình trạng da phổ biến ở trẻ em gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người truyền tai nhau phương pháp tắm lá dược liệu để chữa mề đay cho trẻ. Liệu cách thức này có thực sự hiệu quả hay không? Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? Những vấn đề này sẽ được chuyên gia Da Liễu tại Bệnh Viện Quân Dân 102 giải đáp trong bài viết sau. Chữa mề đay cho trẻ bằng tắm lá dược liệu hiệu quả không? Nổi mề đay ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân nhưng đều gây...
Xem chi tiếtBình luận (65)
Mề đay có ăn được đồ hải sản không vậy mọi người, em nghe người ta đồn là ăn đồ hải sản vào là sẽ bị ngứa nhiều hơn, khó chịu hơn nữa ấy, không biết thực hư như nào ạ?
Mình thấy có ăn hay không ăn hải sản thì ngứa vẫn hoài ngứa kkk, không phải do ăn hải sản đâu bạn nhưng mà mình cũng được khuyên là cơ địa dị ứng không nên ăn đồ hải sản, dễ gây kích ứng, ngứa lắm, nên né được thì không nên ăn.
Em không biết mọi người làm sao chứ em thấy cứ hở là vào mùa hè thì người em lại bị nổi mẩn đỏ ngưa ngứa, nổi mề đay. Hôm nọ người nhà em cũng có giới thiệu cho em dùng loại tiêu ban hoàn bì thang đây nhưng mà khổ nổi lúc đấy chưa bị tái lại nên không quan tâm lắm. Mọi người có ai dùng loại này chưa ạ? Thuốc có ổn không ạ?
Sao em không thử dùng loại tiêu ban hoàn bì thang xem sao em nhỉ. Chị cũng biết loại này nhờ một người quen thôi, mề đay nổi ngứa không chịu được nhưng mà dùng loại đây thì lại thấy da mát hơn, không còn ngứa với phồng rộp cũng giảm nhiều lắm em ạ. Em cứ dùng thử đi.
Mình đang dùng thuốc tiêu ban hoàn bì thang của bên tt Nhất Nam đây, dùng cũng được hơn tháng rồi này, cũng là do người quen gthieu một phần với tìm hiểu trên mạng thấy rất nhiều thông tin về thuốc, feedback của người bệnh cũng tốt. Đi khám về rồi uống thuốc thấy ưng bụng ghê vậy đó, mấy nốt đỏ mảng sần sùi lặn bớt dần, cảm giác ngứa ngáy khó chịu cngx không còn nữa. Bạn tham khảo nha.
Con em nó sang Hàn du học nay cũng 4 năm rồi mọi người ạ, thời gian trước bé vẫn khỏe mạnh bình thường tự nhiên dạo đây call về với em bảo bị mề đay ngứa quá mà bôi kem bên đấy không khỏi, cũng lâu hôm giờ rồi, hỏi em có cách nào chữa không, em có bày bé chữa mẹo dân gian mà cũng không thấm vào đâu. Giờ Hàn đang lạnh lắm, da dẻ bé bong tróc hết cả. Em đọc bài thấy có thuốc đông y tiêu ban hoàn bì thang đây, không biết thuốc có hỗ trợ vận chuyển qua bên nước ngoài không mọi người. Phải làm sao để đặt đây?
Đợt con mình cũng ở nc ngoài nhưng vẫn liên hệ được với bác sĩ đấy bạn, bạn nhắn cháu có thể liên hệ qua facebook của nhất nam y viện, cái facebook có tick xanh là chính chủ., gần 400k người follow đấy. Nhắn vào đấy là có người kết nối với bác sĩ, video call để trao đổi tình hình trước rồi bác sĩ họ mới kê thuốc được đấy.
Thuốc đây đặt hàng ở việt nam xong giao ở việt nam rồi người nhà mới vận chuyển sang bên nước ngoài đúng không mọi người? Vậy thuốc giao hàng trong nước thì khoảng bao lâu nhận được hàng, em ở Hải Phòng mọi người ạ.
Hải Phòng thì độ tầm 3 4 ngày cô ạ, bên đây giao bưu điện nên cũng nhanh, cháu ở xa hơn cô mà cũng 3 4 ngày là nhận được rồi. Chuyển phát trong nước thì cô có thể an tâm vì nhanh được cô ạ.
Đọc bài thấy có nhắc tới thuốc tiêu ban hoàn bì thang nhưng mà thuốc đây có thực sự an toàn không vậy? Da dẻ của mình khá là nhạy cảm ấy, thuốc uống vào người nên cũng cần thận trọng, an toàn mình mới dám uống ấy/
Hồi đợt mình cũng có đi khám về mề đay bên trung tâm này, lúc hỏi họ nói là thuốc được giao trồng ở trong nước mình luôn đấy chứ không phải nhập khẩu từ đâu đâu nên là an toàn ấy chứ. Lúc họ nói trồng ở đâu nhờ, hình như là ở hải phòng hay tam đảo gì đó mình cũng không nhớ lắm, nhưng có cái là uống thuốc ở đây cảm thấy hiệu quả, mà tgian điều trị ba tháng lận nên mọi người cần chuẩn bị trước tâm lý là điều trị về lâu về dài để bệnh khỏi hẳn được
Giờ biết nguồn gốc thuốc cũng thấy an tâm hơn một xí nhưng mà dùng rồi có bị tác dụng phụ gì không bạn? Mình thấy vài loại thuốc đông y uống vào làm cơ thể mỏi mệt, đờ đẫn rồi còn gây ra buồn ngủ, mất tập trung làm việc nữa nên hơi băn khoăn
Nào có đâu, như thuốc tây uống thì mới có tác dụng phụ còn đây thuốc đông y toàn bộ đều là dược liệu tự nhiên, có kháng sinh thì cũng là kháng sinh tự nhiên an toàn lành tính. Tôi uống nay được gần tháng rồi không thấy có chỗ nào bất ổn cả, uống vào cơ thể còn thấy mát nữa đây này, nếu bạn còn thắc mắc thì bấm vào đây đọc thêm nè
Bị mề đay cholinergic có cần thiết phải đi khám bác sĩ không hay là để thì nó tự hết ạ? Con gái em còn nhỏ, bé bị mề đay nhưng hơn một tuần nay chưa lặn, giờ em thấy bé còn sốt nữa nên là em lo quá mọi người ơi
Ôi trời nếu mà mề đay thường hành sốt thì có khi là chuyển nặng rồi đó, bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế nào gần nhà nhất khám đi, để bác sĩ kiểm tra coi, chứ nhiều trường hợp mình thấy cũng chủ quan mà dẫn tới tử vong luôn đó, bệnh gì cũng có cái nguy hiểm của nó hết đó
Nên đi khám rồi đó bạn, con mình cũng mề đay đây mà tiến chuyển nặng luôn rồi, bé sốt mê man sợ quá nên nửa đêm vợ chồng mình bế con vào nhà thương luôn đây. Thấy bệnh nhẹ nên nhiều cha mẹ chủ quan, giờ mình thấy con mình vậy mình sợ lắm, nên là mong mọi người chú ý đến trẻ nhiều hơn, mỗi lần bệnh là mỗi lần nặng hơn người lớn đó
Em nge bảo cứ bị mề đay thì đi tiêm thuốc chữa là khỏi ấy, tiêm cái gì mà điều hòa miễn dịch thì phải, nghe đâu tiêm vào là bệnh khỏi cũng ít có quay trở lại nữa, ở đây có ai từng tiêm loại đấy chưa v ạ?
Theo mình thì vẫn là nên hạn chế tiêm thuốc tây vs trường hợp mề đay mẩn ngứa là do ký sinh trùng mình thải độc ký sinh trùng và bổ sung lợi khuẩn là ổn vừa rẻ vừa an toàn vì được làm từ thảo dược. Mình và con gái đã dùng và có kết quả rất tốt từ ngày thải độc xong không còn phải gãi suốt ngày đêm nữa
Tiêm thuốc vào nó được thời gian xong nó lại tái lại à bạn. Stress khá nhiều, quan trọng là phải đào thải được nguyên tố gây bệnh ra bên ngoài và làm tăng lợi khuẩn trong cơ thể chứ nếu cứ tiêm không thì bệnh cũng chẳng có khỏi được đâu, vẫn tái đi tái lại như thường thôi
Mề đay này nếu như không chữa thì có bị làm sao không mọi người, thường tôi lại chẳng muốn chữa, cứ để đấy, đôi khi nó cũng tự lặn nhưng cũng có lúc nó chẳng thèm lặn luôn. Nếu không quá nguy hiểm thì chắc tôi cũng chẳng chữa đâu.
Bác không chữa thì thôi, tôi thấy cũng bình thường, ngày xưa ông bà ta bị những chứng bệnh còn nậng hơn thế nữa mà cũng có thấy than van gì đâu, để đấy cũng tự nó hết, vài ngày là lại khỏi ngay ấy mà.
Hồi đợt lúc tui đi khám, có một ca nằm trong phòng bệnh mà cô này nghe đâu là cổ bị biến chứng mề đay, phù mao mạch ấy ghê lắm, như kiểu mặt sưng phù, môi sưng, mắt sưng, sưng họng nữa. Cái sưng họng dễ gây tắt thở, tử vong lắm á. Mình thấy bị bệnh thì nên chữa chứ đừng nuôi bệnh bạn ạ.