Viêm amidan có sốt không? Cách xử lý khi bị sốt do viêm amidan
Viêm amidan có sốt không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thực tế, đa số các trường hợp viêm amidan đều có biểu hiện sốt. Tuy nhiên, mức độ sốt còn tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng của người bệnh. Song người bệnh cũng không nên quá lo lắng bởi có nhiều cách xử lý nhanh cơn sốt do viêm amidan.
Viêm amidan có sốt không? Triệu chứng
Vùng cổ sưng to, mưng mủ trong vòm họng, nổi hạch ở cổ và sốt là những dấu hiệu viêm amidan. Do đó, câu trả lời cho câu hỏi “viêm amidan có gây sốt không?” là có. Bệnh nhân có thể sốt từ 38 – 39 độ và tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Lúc này sức đề kháng của người bệnh bị yếu đi.
Thông thường, bệnh nhân viêm amidan bị sốt chỉ tăng từ 1 – 2 độ. Khi đó áp dụng các biện pháp điều trị hạ sốt tại nhà sẽ nhanh chóng cho hiệu quả. Nhưng có nhiều trường hợp bị sốt rất cao, mất nước, tiêu chảy và gặp nhiều biến chứng khác.
Nguyên nhân có sự khác nhau này là do thể trạng, mức độ và khả năng kháng virus của cơ thể mạnh hay yếu. Đối tượng trẻ em và người già khi bị viêm amidan thường sốt rất cao. Trường hợp này cần sử dụng thuốc hạ sốt và nằm viện để điều trị dài ngày.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp viêm amidan không sốt. Thực tế thì sốt là một biểu hiện bình thường của cơ thể khi bị vi khuẩn, virus tấn công vào thành họng, amidan. Khi gặp tình trạng này, bệnh nhân cần nhanh chóng xử lý cơn sốt, không để sốt quá cao và kéo dài trong nhiều ngày.
Trường hợp để viêm amidan gây sốt quá cao, kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Gồm các biến chứng như viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi,… Đặc biệt, trẻ nhỏ bị sốt cao có thể gây co giật, bại liệt não và liệt người,…
Một số triệu chứng khi bị sốt do viêm amidan như:
- Cơ thể tăng nhiệt từ 1 – 2 độ, dùng nhiệt kế để đo chính xác.
- Ngủ li bì trong trạng thái cơ thể mê man.
- Cơ thể vã mồ hôi, cảm thấy khát nước do mất nước, mệt mỏi.
- Cổ họng sưng to, khô rát, khó khăn khi nuốt.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Viêm amidan hành sốt khi nào nên đến bệnh viện?
Viêm amidan có sốt không và khi nào cần đến bệnh viện? Bất kể đối tượng nào cũng cần được quan tâm khi có các biểu hiện của bệnh. Viêm amidan có thể trị dứt điểm nếu điều trị đúng phác đồ từ sớm. Vậy nên khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Nếu viêm amidan có sốt và kèm các biểu hiện sau thì người bệnh cần đến bệnh viện gặp bác sĩ ngay:
- Sốt cao liên tục từ 39 – 40 độ, dai dẳng từ 3 – 4 ngày mà không có dấu hiệu giảm. Người bệnh đã được áp dụng các biện pháp hạ sốt mà không có hiệu quả.
- Đau vòm họng nặng nề, cảm giác khó thở, khó nuốt, bị nghẹn khi nuốt. Các triệu chứng này ngày càng nặng hơn, diễn biến khó lường.
- Bệnh nhân sốt trên 40 độ C, cần đưa đến bệnh viện ngay và phòng ngừa biểu hiện co giật.
- Người bệnh không ăn, không uống được, cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi và mất hết sức lực.
- Trẻ nhỏ bị sốt trong 1 ngày, liên tục quấy khóc, không ăn, không bú. Chỉ cần triệu chứng này cần đưa bé đến bệnh viện luôn.
Trong trường hợp viêm nhiễm nặng, tổn thương không thể hàn gắn bằng các phương pháp thông thường, bác sĩ có thể xem xét và chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cắt amidan.
Viêm amidan gây sốt cao cần làm gì?
Câu hỏi: “Viêm amidan có sốt không?” đã có lời giải đáp. Nhưng cần làm gì để hạ sốt? Tình trạng sốt cao, sốt kéo dài gây khó chịu cho người bệnh nhất là với trẻ nhỏ. Thậm chí, sốt nhiều còn có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trí não.
Thông thường khi bị sốt lên đến 38,5 độ, người bệnh sẽ sử dụng các loại thuốc để hạ sốt nhanh. Tuy nhiên, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến từ dược sĩ, bác sĩ. Bởi thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ và ngộ độc nếu dùng quá liều. Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng những cách làm dưới đây giúp hạ sốt hiệu quả và an toàn:
Hạ sốt
Vấn đề đầu tiên cần quan tâm khi bị sốt do viêm amidan là hạ sốt. Một số cách dưới đây thường được áp dụng tại nhà, đơn giản mà cho hiệu quả nhanh chóng.
- Dùng một cái khăn bông thấm nước lạnh hoặc bọc đá, rồi chườm lên trán bệnh nhân, dùng khăn ẩm lau khắp người. Cũng có thể sử dụng miếng dán hạ sốt, tiện lợi và không lo bị rơi khăn khi xoay người.
- Bệnh nhân dễ bị đổ mồ hôi khi bị sốt, dùng khăn bông để thấm lên người. Nên thay quần áo thường xuyên và chọn những bộ đồ rộng, thông thoáng mồ hôi.
- Cứ cách khoảng 1 – 2 giờ lại đo nhiệt kế để kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Trường hợp bệnh nhân sốt quá cao cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Có thể sử dụng một số mẹo dân gian từ nguyên liệu thiên nhiên như rau diếp cá, cây nhọ nồi, quả chanh.
Thay đổi chế độ ăn uống
Khi bị sốt do viêm amidan, chế độ ăn uống cung cấp dưỡng chất cho cơ thể rất quan trọng. Bởi vì chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc có hạ sốt hay không. Bên cạnh đó, cơ thể cũng cần có thức ăn để nuôi dưỡng và ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Cần lưu ý những điều sau về chế độ ăn uống chăm sóc cho người bệnh bị sốt do viêm amidan:
- Cho bệnh nhân ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá như cháo, súp. Không nên ăn đồ quá cứng vì dạ dày rất khó để tiêu hoá.
- Nên cho người bệnh dùng thực phẩm nóng, nấu chín.
- Uống nhiều nước hơn bình thường để bù lại lượng nước đã mất do sốt cao. Ngoài nước khoáng có thể dùng thêm sinh tố, nước ép trái cây để tăng đề kháng.
- Tránh sử dụng đồ ăn nhanh, thức ăn đông lạnh. Tuyệt đối không uống nước đá lạnh, không uống đồ uống có gas.
- Bổ sung cho người bệnh các loại trái cây giàu vitamin C, chất xơ như cam, quýt, rau xanh, sữa,… Những thực phẩm này giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Từ đó người bệnh sẽ có khả năng hạ sốt nhanh hơn.
Chế độ sinh hoạt
“Viêm amidan có sốt không và có cần lưu ý gì về chế độ sinh hoạt không?” là câu hỏi của rất nhiều người. Bởi viêm amidan sốt bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào chế độ sinh hoạt, chăm sóc. Dưới đây là những lưu ý người bệnh nên tham khảo để nhanh khỏi bệnh:
- Bệnh nhân viêm amidan nên nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức. Ngủ đủ giấc, có thể ngủ nhiều hơn bình thường để tinh thần thoải mái.
- Hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ, bởi ánh sáng xanh và sóng từ không tốt khi đang bị sốt cao.
- Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc họng bằng nước muối sinh lý để tống đờm ra ngoài. Cách này còn giúp tiêu diệt vi khuẩn và hạ sốt nhanh chóng.
- Không khạc nhổ khi có đờm vì sẽ khiến xuất huyết vùng niêm mạc thành họng. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây bệnh nặng hơn.
- Người bệnh nên ở trong nhà, tránh gió.
- Khi nhiệt độ cơ thể được hạ bớt, cố gắng đứng dậy và đi lại trong nhà và tập những động tác thể dục nhẹ nhàng.
Như vậy, những thông tin trên đã giải đáp được câu hỏi: “Viêm amidan có sốt không?”. Triệu chứng sốt do viêm amidan còn tùy thuộc vào thể trạng và mức độ bệnh của mỗi người. Để chẩn đoán chính xác và có cách xử lý phù hợp người bệnh nên đi thăm khám sớm. Tránh việc để tình trạng sốt kéo dài có thể gây biến chứng nguy hiểm.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM: Cắt amidan bằng phương pháp nào tốt nhất? [GÓC CHUYÊN GIA]
Array
Bị amidan nên làm gì để nhanh khỏi bệnh là thắc mắc thường gặp hiện nay. Cùng với việc áp dụng các giải pháp điều trị chuyên sâu, giúp bệnh được dứt điểm hoàn toàn. Người bị viêm amidan cần xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học để cơ thể có thể phục hồi nhanh chóng. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề này. [caption id="attachment_7686" align="aligncenter" width="768"] Bị amidan nên làm gì để nhanh khỏi bệnh?[/caption] Bị amidan nên làm gì? Sử...
Xem chi tiếtCắt amidan xong có được đánh răng không là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Theo các bác sĩ, việc vệ sinh răng miệng sau phẫu thuật là vấn đề vô cùng quan trọng. Nếu không chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, bệnh nhân sẽ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng đặc biệt là nhiễm trùng. Bài viết sau đây sẽ giúp người bệnh tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này. Chuyên gia lý giải cắt amidan xong có được đánh răng không? Với câu hỏi cắt amidan có được đánh răng không? Theo các...
Xem chi tiếtViêm amidan hốc mủ có nên cắt không là vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, có không ít bệnh nhân còn băn khoăn không biết khi nào nên cắt amidan và các phương pháp điều trị bảo tồn có thể áp dụng là gì. Bạn đọc muốn đi tìm lời giải đáp đừng bỏ qua những thông tin hữu ích được tổng hợp trong bài viết sau. Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? Viêm amidan hốc mủ xảy ra khi bệnh viêm amidan cấp...
Xem chi tiếtViêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không là một trong những vấn đề liên quan đến sức khỏe nhận được nhiều sự quan tâm. Theo các chuyên gia, bệnh lý này tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể bệnh nhân như áp xe amidan, ngưng thở khi ngủ, thậm chí là ung thư amidan,... nếu người bệnh điều trị muộn. Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Có không ít người thắc mắc liệu bệnh viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm hay không? Theo các...
Xem chi tiếtViêm amidan mãn tính là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến với mọi lứa tuổi khác nhau. Tùy thuộc vào từng giai đoạn, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó, cắt amidan là một phương pháp thường thấy. Nhiều người bệnh cảm thấy hoang mang liệu viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Trong bài viết này, hãy tìm hiểu về viêm amidan mãn tính và những điều cần biết. Người bệnh bị viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Viêm amidan mãn tính kéo dài trên 4 tuần...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!