Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ 2 Tuổi
Trào ngược dạ dày là một hiện tượng rối loạn tiêu hoá phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Trong đó, trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi là chứng bệnh về hệ tiêu hoá phổ biến nhất ở độ tuổi này. Trào ngược dạ dày thực quản không chỉ gây ra những khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt của trẻ mà còn có thể biến chứng nghiêm trọng thành bệnh lý với những hậu quả khôn lường. Để hạn chế tình trạng nghiêm trọng xảy ra, cha mẹ có con trong độ tuổi này mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản cần lưu ý những vấn đề dưới đây.
Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi là hiện tượng gì? Có những dấu hiệu nào nhận biết trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày?
Trước hết, cha mẹ cần nắm vững như thế nào là trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi và có những dấu hiệu nào để nhận biết hiện tượng này.
Như thế nào là hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi?
Trào ngược dạ dày là hiện tượng thức ăn và dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thức ăn chủ yếu ở dạng lỏng hoặc nhuyễn, đồng thời cơ quan tâm vị đóng chức năng là van khóa một chiều khóa thức ăn ở dạ dày chưa phát triển đầy đủ dẫn đến việc thức ăn bị lọt qua khe hở cơ quan tâm vị và trào ngược lên thực quản.
Tuy nhiên, tình trạng trào ngược dạ dày có thể cải thiện khi trẻ đạt 6 tháng tuổi do lúc này hệ cơ quan tiêu hoá đã phát triển và không còn non nớt như giai đoạn sơ sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng trào ngược dạ dày vẫn tiếp tục diễn ra thường xuyên sau giai đoạn này, cha mẹ cần lưu ý và thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời.
Dấu hiệu nào để nhận biết trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi?
Trẻ 2 tuổi nhiều khi vẫn sẽ nôn trớ sau khi ăn. Điều này là một hiện tượng bình thường và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi trẻ xuất hiện những biểu hiện dưới đây, cha mẹ có thể nghĩ đến chứng trào ngược dạ dày:
- Trẻ thường xuyên nôn trớ sau khi ăn trong thời gian dài.
- Trẻ có những dấu hiệu như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, nấc cụt.
- Trẻ thở khò khè không dứt và miệng trẻ có mùi khó chịu.
- Trẻ ngủ không sâu, thường tỉnh giấc và quấy khóc vào ban đêm.
- Tình trạng ho khan kéo dài và xuất hiện tình trạng bị khàn tiếng.
- Trẻ kén ăn, biếng ăn, chậm tăng cân, sụt cân, bị suy dinh dưỡng.
Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ 2 Tháng Tuổi: Nguyên Nhân Và Cách Chữa
Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán nhằm hạn chế biến chứng nghiêm trọng trong tương lai.
Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi do đâu mà ra?
Trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ, nhưng có thể phân loại thành 2 nhóm nguyên nhân: nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.
Nguyên nhân sinh lý
Những yếu tố sinh lý dẫn đến vấn đề trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ bao gồm:
- Hệ tiêu hoá chưa phát triển đầy đủ: Tuy hệ tiêu hoá ở trẻ 2 tuổi đã phát triển đến một mức độ nhất định, song chưa hoạt động ổn định như người trưởng thành dẫn đến các biểu hiện của rối loạn tiêu hoá như trào ngược axit dạ dày.
- Cơ quan tâm vị còn yếu: Cơ quan tâm vị đóng vai trò là “lá chắn” ngăn cách dạ dày và thực quản, ngăn cách thức ăn sau khi xuống dạ dày lại đi ngược lên thực quản. Cơ quan tâm vị của trẻ còn yếu và xốp, tạo điều kiện cho thức ăn lọt qua các khe hở và trào ngược lên thực quản.
- Chế độ ăn uống: Một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cơ quan trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi là chế độ ăn uống không phù hợp. Những loại thức ăn như thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị hay cho trẻ uống sữa công thức không phù hợp, ăn dặm không phù hợp,… cũng gây áp lực lên hệ tiêu hoá của trẻ, gây ra tình trạng trào ngược.
- Tư thế ăn không đúng cách: Tư thế ăn, đặc biệt là tư thế nằm ngang, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hoá thức ăn của trẻ. Khi nằm, dạ dày và thực quản ở vị trí ngang bằng nhau, dẫn đến việc thức ăn đi vào thực quản không chảy xuống được dạ dày hoặc chảy xuống được nhưng bị trào ngược lên.
- Vận động quá mạnh sau khi ăn: Trẻ 2 tuổi tương đối hiếu động, do đó, nhiều trẻ không thể ngồi yên trong lúc ăn hoặc sau khi ăn xong. Các hoạt động của trẻ có thể gia tăng áp lực lên hệ tiêu hoá, gây xóc nảy trong dạ dày và đẩy ngược axit ra khỏi dạ dày.
Tìm hiểu ngay: Trẻ 7 Tuổi Bị Trào Ngược Dạ Dày: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Xử Lý
Nguyên nhân bệnh lý
Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi cũng có nguồn gốc bệnh lý, trong đó một số vấn đề bệnh lý có liên hệ trực tiếp với hiện tượng trào ngược axit dịch vị là:
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Cơ quan dạ dày của trẻ chưa được ổn định như chúng ta, do đó, dễ bị tổn thương hơn. Trẻ bị viêm dạ dày mạn tính có thể kèm theo những biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản.
- Thoát vị cơ hoành: Một số trẻ bẩm sinh có hệ cơ quan ở bụng cao hơn bình thường, “dâng” lên vị trí khoang ngực, từ đó dẫn đến tình trạng thức ăn thoát ra ngoài dễ dàng hơn và tạo thành các cơn trào ngược dạ dày.
- Sa dạ dày: Trái với thoát vị cơ hoành, sa dạ dày là hiện tượng dạ dày nằm ở vị trí thấp hơn bình thường, gia tăng áp lực lên hệ tiêu hoá của trẻ, gây ra các vấn đề rối loạn tiêu hoá như trào ngược dạ dày.
Bên cạnh những bệnh lý kể trên, một số vấn đề bệnh lý khác liên quan đến tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi có thể kể đến như: dị ứng, nhiễm trùng, viêm đường ruột, viêm phổi,… Với trẻ có những vấn đề bệnh lý khác, cha mẹ cần kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống và sinh hoạt của trẻ để hạn chế nguy cơ mắc trào ngược dạ dày bệnh lý.
Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi có những ảnh hưởng gì?
Tuy trào ngược dạ dày là hiện tượng phổ biến và không quá nghiêm trọng, song vẫn để lại những hậu quả nghiêm trọng đặc biệt đối với trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Những ảnh hưởng của trào ngược dạ dày có thể kể đến:
- Các bệnh lý về hệ tiêu hoá: Trào ngược dạ dày ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng và hoạt động của các cơ quan tiêu hoá và hình thành nên các bệnh lý về thực quản. Trong đó, viêm thực quản và nghiêm trọng nhất là barrett thực quản, hẹp thực quản gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động lưu thông thức ăn giữa dạ dày và thực quản. Các bệnh lý thực quản ở mọi mức độ đều ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và sinh hoạt của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
- Các bệnh lý về hô hấp: Các cơn trào ngược còn gây áp lực lên hoạt động của hệ cơ quan hô hấp, gây ra một số bệnh lý như ho mạn tính, thở khò khè. Axit và dịch chua trong dạ dày cũng ảnh hưởng đến thanh quản của trẻ, khiến trẻ bị khàn giọng. Thậm chí, trào ngược dạ dày cũng dẫn đến tình trạng hen suyễn và khiến trẻ khó thở.
- Các bệnh lý tai – mũi – họng: Các triệu chứng của trào ngược dạ dày có thể gây viêm xoang, viêm họng, ho khan kéo dài, viêm tai giữa,… ở trẻ 2 tuổi mắc chứng bệnh này.
- Chậm lớn hoặc suy dinh dưỡng: Trẻ 2 tuổi đang phát triển mắc chứng trào ngược dạ dày sẽ bị rối loạn ăn uống và tiêu hoá. Trẻ xuất hiện các biểu hiện như kén ăn, chán ăn, nôn mửa,… gây ra các vấn đề như suy dinh dưỡng, chậm phát triển, sụt cân,… Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và hạn chế sự phát triển toàn diện của trẻ.
Cha mẹ nên xử lý như thế nào khi trẻ 2 tuổi xuất hiện triệu chứng trào ngược dạ dày?
Đối với trẻ mắc chứng trào ngược dạ dày, dù trào ngược sinh lý hay bệnh lý, cha mẹ hoàn toàn không được chủ quan mà cần phải có những biện pháp tức thời. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ có dấu hiệu trào ngược dạ dày:
Kết hợp một số thực phẩm thiên nhiên có chức năng ức chế các cơn trào ngược dạ dày
Một số thực phẩm lợi khuẩn, có chức năng cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày mà cha mẹ có thể tham khảo như:
- Nghệ tươi: Nghệ là một thành phần quen thuộc trong nhiều loại thuốc đông y được sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày. Trong nghệ có thành phần Curcumin, có chức năng kháng khuẩn và chống viêm, bảo vệ dạ dày khỏi tình trạng viêm loét và ức chế các cơn trào ngược hiệu quả. Cha mẹ có thể pha bột nghệ tươi với mật ong và cho trẻ uống để cải thiện các vấn đề rối loạn tiêu hoá của trẻ.
- Trà gừng: Gừng có tính nóng cao, do đó có hiệu quả đặc biệt trong trung hoà axit dịch vị dạ dày, điều hoà các hoạt động tiết dịch vị dạ dày và hạn chế nguy cơ bị trào ngược dạ dày ở trẻ. Trà gừng còn có thể giải cảm và tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Sữa chua: Sữa chua có nhiều thành phần lợi khuẩn tự nhiên lành tính tăng cường sức đề kháng của hệ tiêu hoá và cải thiện hoạt động tiêu hoá ở trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần tham khảo với chuyên gia để được tư vấn về lượng sữa chua mà trẻ có thể tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm: TOP 16 Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Của Nhật Tốt Nhất Hiện Nay
Massage vùng bụng cho trẻ giúp điều hoà các hoạt động trong khoang bụng
Massage vùng bụng cho trẻ là hoạt động có hiệu quả tăng cường chức năng của cơ hoành, giúp kéo dãn cơ hoành và cải thiện chức năng co giãn của cơ hoành. Điều này giúp các hoạt động của dạ dày được thực hiện tốt hơn, đồng thời hạn chế tình trạng tiết dịch vị quá mức gây trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi.
Cha mẹ nên thực hiện massage vùng bụng cho trẻ cách bữa ăn ít nhất 1 tiếng đồng hồ, tránh ảnh hưởng đến dạ dày khi dạ dày đang trong quá trình tiêu hoá thức ăn. Khi massage có thể sử dụng thêm các loại tinh dầu như dầu như dầu oliu hoặc dầu dừa để làm ấm vùng bụng của trẻ. Phụ huynh tiến hành massage với lực vừa đủ theo hình tròn trong khoảng 5-10 phút.
Cải thiện tư thế nằm và ăn uống của trẻ tránh gây áp lực lên dạ dày
Tư thế của trẻ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động tiêu hoá của trẻ, vì vậy, duy trì một tư thế hợp lý cho trẻ có thể phòng ngừa khả năng diễn ra tình trạng trào ngược dạ dày. Cha mẹ không nên để trẻ nằm khi cho trẻ ăn mà cho trẻ vào bàn tập ăn hoặc để trẻ ngồi khi ăn.
Bên cạnh đó, tình trạng trào ngược dạ dày cũng thường xuyên diễn ra trong lúc ngủ hoặc trong ngày khi trẻ nằm chơi. Cha mẹ có thể sử dụng gối chống trào ngược ở góc nghiêng từ 15 đến 20 độ kể cả khi ngủ. Điều này có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ và hạn chế áp lực đẩy axit từ dạ dày lên thực quản.
Củng cố chế độ dinh dưỡng hợp lý và các thói quen sinh hoạt lành mạnh
Đối với trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi, cha mẹ cần thật sự để tâm đến chế độ ăn uống và điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt của trẻ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Một số thói quen ăn uống sinh hoạt mà cha mẹ nên luyện cho bé bao gồm:
- Hạn chế ăn quá nhiều một lần, chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày.
- Hạn chế trẻ tiếp xúc với các đồ ăn không tốt cho sức khoẻ như đồ ăn dầu mỡ, nhiều gia vị, đồ ngọt, nước ngọt có ga,…
- Tập cho trẻ thói quen sử dụng bàn tập ăn, không di chuyển trong khi ăn và không vận động mạnh sau khi ăn.
- Đảm bảo đủ số giờ ngủ của trẻ, cho trẻ đi ngủ đúng giờ và kê cao gối khi ngủ cho trẻ.
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi bắt đầu có dấu hiệu hoặc khi tình trạng không được cải thiện
Đối với các cơn trào ngược sinh lý nhẹ, cha mẹ thường có thái độ chủ quan và tự điều trị cho trẻ tại nhà bằng các mẹo dân gian hoặc tự ý mua thuốc sử dụng cho trẻ. Điều này có thể phản tác dụng và tác động tiêu cực đến tình trạng bệnh nói riêng và sức khỏe của trẻ. Khi trẻ mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng dù ở mức độ nhẹ, cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được khám và hướng dẫn điều trị và chăm sóc đúng cách.
Đối với trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi, cha mẹ không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ bởi trẻ nhỏ cực kì dễ bị tổn thương với các thành phần thuốc không phù hợp. Trước khi cho trẻ sử dụng thuốc, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và không được phép điều chỉnh liều lượng sử dụng khi chưa được phép.
Trong quá trình điều trị, nếu trẻ có những biểu hiện bất thường hoặc tình trạng trào ngược không được cải thiện, cha mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời, hạn chế những tình huống không mong muốn xảy ra trong tương lai.
Cần chú ý rằng, những lưu ý kể trên đều chỉ nhằm mục đích hỗ trợ cha mẹ trong chăm sóc, phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi. Để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ trong tương lai, bệnh cần phải được điều trị dứt điểm. Do đó, cha mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị đúng cách
Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi là một vấn đề phổ biến ở lứa tuổi này, tuy nhiên, cha mẹ hoàn toàn được chủ quan lơ là trước vấn đề này bởi những hậu quả và biến chứng có thể xảy đến với trẻ nếu không được chữa trị kịp thời. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp phụ huynh có con nhỏ nắm rõ kiến thức để xử lý khi bé 2 tuổi bị trào ngược.
ArrayĐọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Đau Họng Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Thế Nào?
Trào ngược dạ dày là một bệnh lý về tiêu hoá phổ biến và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong xã hội hiện tại, đặc biệt ở nhóm người trong độ tuổi đi làm. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, cần được nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời nhằm hạn chế các rủi ro phát sinh sau này. Tuy nhiên, khám trào ngược dạ dày ở đâu là uy tín nhất? Dưới đây là 17 địa chỉ đáng tin để bạn tham khảo. Làm thế nào để nhận biết địa chỉ khám trào...
Xem chi tiếtTrào ngược dạ dày - thực quản hiện nay ngày càng trở nên phổ biến. Một vấn đề được quan tâm nhất chính là: Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Hãy tìm hiểu về mức độ nguy hiểm cũng như khó chịu của bệnh, đồng thời tìm hiểu thời điểm cần thăm khám bác sĩ và quy trình chẩn đoán qua bài viết sau. Bệnh GERD - Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh lý liên quan đến dạ dày và thực quản. Hiện tượng này...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!