Trào Ngược Dịch Mật
Trào ngược dịch mật là một bệnh lý với nhiều triệu chứng khó chịu và biến chứng nguy hiểm, cần được chẩn đoán cũng như điều trị sớm. Hãy tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này qua bài viết sau để nhận biết sớm dấu hiệu và có phương pháp chữa trị phù hợp.
Tình trạng trào ngược dịch mật là bệnh lý gì?
Trào ngược dịch mật là tình trạng trào ngược dịch mật và thức ăn từ tá tràng vào dạ dày và thậm chí lên thực quản. Bệnh lý này rất dễ nhầm lẫn với trào ngược acid dạ dày, tuy nhiên đây là 2 tình trạng riêng biệt và đều cần được điều trị sớm.
Dịch mật là gì? Chức năng ra sao?
Dịch mật là chất dịch tiết ra từ gan, có màu hơi xanh hoặc vàng, vị đắng gắt và tính kiềm với độ pH từ 7 – 7.7. Trung bình gan người mỗi ngày sẽ tiết ra khoảng 700 – 800ml dịch mật, được di chuyển đến dự trữ tại túi mật thông qua ống dẫn mật.
Khi ăn thức ăn, túi mật sẽ co bóp để đưa dịch mật từ túi mật di chuyển đến tá tràng nhằm hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Lượng dịch mật được tiết ra trong bữa ăn sẽ phụ thuộc vào lượng mỡ được tiêu thụ, nếu trong thức ăn không có mỡ thì lượng dịch mật sẽ giảm.
Chức năng cụ thể của dịch mật đối với cơ thể người là:
- Giúp tiêu hóa chất béo có trong thức ăn, hỗ trợ đường ruột hấp thụ những nhóm vitamin tan trong dầu (A, D, E , K).
- Kích thích quá trình tiết dịch ruột, dịch tụy.
- Tạo môi trường kiềm trong đường ruột và kích thích nhu động ruột hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn lên men thối để ngăn chặn sự mất cân bằng vi khuẩn trong ruột.
- Hỗ trợ loại bỏ Bilirubin – sắc tố mật chính tạo nên bởi sự thoái giáng của heme của tế bào hồng cầu.
Bệnh trào ngược dịch mật là gì và phân loại như thế nào?
Giữa dạ dày và tá tràng sẽ có van môn vị (vòng cơ dày nằm ở phần cuối dạ dày) với chức năng đóng – mở khi đưa thức ăn xuống ruột theo hướng 1 chiều. Van môn vị mỗi lần mở chỉ thường chỉ đủ để chuyển khoảng 3.5 ml thức ăn hóa lỏng từ dạ dày xuống tá tràng để trộn cùng dịch mật tại đây. Van môn vị sẽ chỉ mở thời gian ngắn theo tác động lực co bóp để đảm bảo ngăn chặn tình trạng thức ăn và dịch mật ở tá tràng và ruột di chuyển quay lại vào dạ dày.
Tuy nhiên, nếu van môn vị bị đóng không kín, thoái hóa, lỏng hoặc mở liên tục do một nguyên nhân nào đó thì sẽ xuất hiện tình trạng trào trào ngược dịch mật và thức ăn từ tá tràng lên dạ dày và thậm chí là lên thực quản.
Hiện nay, tình trạng trào ngược dịch mật dạ dày được phân loại thành 2 dạng sau:
- Trào ngược dịch mật lên dạ dày: Xuất hiện tình trạng dịch mật đổ ở tá tràng cùng thức ăn hóa lỏng dịch chuyển ngược chiều lên dạ dày do chức năng van môn vị bị rối loạn. Tình trạng này xảy ra thường xuyên thường dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày trào ngược dịch mật.
- Trào ngược dịch mật kèm acid vào thực quản: Xuất hiện khi xảy ra song song tình trạng dịch chuyển ngược hướng của dịch mật từ tá tràng lên dạ dày và của acid từ dạ dày lên thực quản kiến dịch mật trào ngược lên thực quản. Nguyên nhân thường do rối loạn chức năng van môn vị đi kèm sự yếu đi, co giãn bật thường của cơ ngăn cách giữa thực quản và dạ dày.
Như vậy, trào ngược dịch mật thường bị nhầm lẫn là trào ngược acid dạ dày vì 2 hiện tượng này thường xảy ra cùng lúc. Tuy nhiên, nếu quá trình trào ngược có sự xuất hiện của dịch mật sẽ gây tổn thương lớn hơn cho dạ dày, thực quản so với khi chủ có hiện tượng trào ngược acid dạ dày. Tình trạng trào ngược dịch mật có thể dẫn đến viêm loét niêm mạc dạ dày.
Nhận biết triệu chứng khi bị trào ngược dịch mật
Việc phát hiện sớm tình trạng trào ngược dịch mật sớm rất quan trọng để kiểm soát triệu chứng, xác định nguyên nhân sớm, từ đó ngăn chặn biến chứng bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh lý trào ngược dịch mật:
- Đau tức hoặc quặn từng cơn vùng thượng vị kèm cảm giác nóng rát, cồn cào vùng dạ dày, bụng trên, ngực và cổ họng.
- Ợ nóng, cảm giác đắng miệng và có thể kèm ợ chua.
- Buồn nôn, nôn ra chất lỏng đắng màu vàng hoặc hơi xanh.
- Ho khan, đau họng, viêm rát cổ họng và khàn giọng.
- Thường xuyên bị đầy bụng, chướng khí và khó tiêu.
- Xuất hiện tình trạng viêm loét niêm mạc dạ dày hoặc cả thực quản, sụt cân do ăn uống – tiêu hóa kém.
Đọc thêm: Gợi Ý 7 Mẹo Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Gừng Hiệu Quả Nhất
3 nguyên nhân phổ biến dẫn tới trào ngược dịch mật
Có nhiều nguyên nhân có thể gây nên bệnh lý đau dạ dày này. Dưới đây là 3 nguyên nhân chính có thể dẫn đến việc dịch mật bị trào ngược từ tá tràng lên dạ dày – thực quản:
Viêm loét dạ dày – tá tràng
Nếu dạ dày và tá tràng bị tổn thương dẫn đến viêm loét sẽ khiến hoạt động tiêu hóa thức ăn bị giảm sút. Dần dần điều này sẽ dẫn đến hiện tượng ứ đọng thức ăn lâu trong dạ dày, từ đó gây áp lực lớn đến cơ môn vị và cơ tâm vị. Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng rối loạn chức năng van dạ dày – tá tràng cùng van dạ dày – thực quản khiến tình trạng trào ngược dịch mật xuất hiện.
Như vậy, nếu bệnh nhân bị viêm loét dạ dày hay tá tràng lâu ngày, không được điều trị đúng cách sẽ gây nên biến chứng trào ngược acid dạ dày và dịch mật.
Biến chứng hậu phẫu thuật cắt bỏ dạ dày
Phẫu thuật dạ dày sẽ thực hiện cắn bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày của bệnh nhân với mục đích điều trị ung thư, bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng hoặc giảm cân cho người bị béo phì. Một trong những biến chứng sau phẫu thuật này chính là rối loạn hoặc suy giảm chức năng môn vị, dẫn đến hiện tượng đóng – mở van không khít làm dịch mật trong tá tràng rò rỉ ngược lên dạ dày hoặc cả thực quản.
Phẫu thuật cắt bỏ túi mật
Nhiều nguyên cứu đã chỉ ra nguy cơ bệnh nhân từng phẫu thuật cắt bỏ túi mật bị trào ngược dịch mật cao hơn những người chưa từng thực hiện loại phẫu thuật này. Đó là bởi dịch mật không được dự trữ trong túi mật để tiết ra đều đặn theo nhu cầu hỗ trợ tiêu hóa chất béo trong thức ăn.
Lúc này, gan sẽ phải thực hiện xuất dịch mật ngay khi ăn để tiết trực tiếp. Điều này dễ gây nên tình trạng quá tải hoặc ùn ứ dịch mật trong đường tiêu hóa, tăng nguy cơ trào lên dạ dày và thực quản.
Những biến chứng nguy hiểm của chứng trào ngược dịch mật
Việc dịch mật trào ngược lên dạ dày và thực quản thường xuyên sẽ gây nên tình trạng kích ứng, viêm loét niêm mạc phần trên của đường tiêu hóa. Tình trạng kéo dài không được điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm sau:
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Bệnh nhân bị trào ngược dịch mật từ tá tràng và dạ dày lâu ngày thường dẫn đến tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày cũng như van khóa giữa dạ dày và thực quản. Theo thời gian, bệnh nhân sẽ bị viêm đau dạ dày, tăng cơ gây ra các cơn trào ngược acid dạ dày lên thực quản, tức bệnh trào ngược dạ dày.
- Barrett thực quản (Barrett’s Esophagus): Đây là một chứng bệnh tiêu hoá điển hình gây ra khi xuất hiện sự tổn thương thực thể tế bào lót ở phần dưới của thực quản kèm triệu chứng thay đổi màu sắc. Hiện các nhà khoa học chưa thể xác định chính xác nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh lý này, tuy nhiên các nhà khoa học đã phát hiện bệnh xuất hiện nhiều ở những người bị chứng trào ngược dịch tiêu hoá lâu ngày.
- Ung thư thực quản và dạ dày: Trào ngược dịch mật lên dạ dày và thậm chí là thực quản gây tổn thương niêm mạc ống tiêu hóa, làm rối loạn chức năng các cơ quan, từ đó tạo môi trường thuận lợi để các mầm bệnh, tác nhân gây hại tấn công dạ dày và thực quản. Điều này làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản hoặc ung thư dạ dày ở bệnh nhân.
Cách chẩn đoán bệnh trào ngược dịch mật
Hiện nay, để chẩn đoán chính xác bệnh nhân có bị trào ngược dịch mật hay không và mức độ ra sao, nguyên nhân gây ra do đâu nhằm xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa về tiêu hóa – dạ dày để thăm khám với các bác sĩ có chuyên môn.
Quá trình chẩn đoán chính xác cho bệnh nhân bị trào ngược dịch mật theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế hiện nay cần có các bước sau:
- Bước 1: Chẩn đoán tình trạng trào ngược dịch tiêu hoá thông quá quá trình hỏi bệnh giữa bác sĩ và bệnh nhân. Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng điển hình như ợ chua, ợ nóng thường xuyên, đau vùng thượng vị, buồn nôn,… để bước đầu chẩn đoán được tình trạng bệnh nhân bị trào ngược dịch tiêu hóa
- Bước 2: Bác sĩ tiếp tục xác định tình trạng và vị trí trào ngược để phân biệt với chứng trào ngược acid dạ dày. Để chẩn đoán chính xác trong bước này, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện một số bài kiểm tra và xét nghiệm để loại trừ nguyên nhân và phân biệt 2 bệnh lý.
- Bước 3: Ngoài xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ cần đánh giá cụ thể mức độ tổn thương của ống tiêu hóa và tầm soát ung thư.
Trong bước thứ 2 – chẩn đoán phân biệt trào ngược dịch mật và trào ngược acid dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số phương pháp sau:
- Nội soi tiêu hóa: Bác sĩ sẽ thực hiện nội soi có gắn thiết bị ghi hình ảnh theo ống tiêu hóa từ miệng xuống thực quản, tiếp đến dạ dày rồi đến tá tràng để quan sát các vết viêm loét, sự xuất hiện của các chất dịch trong đường tiêu hóa. Kết quả hình ảnh quan sát sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn nguyên nhân và tình trạng trào ngược.
- Test lưu động acid (Ambulatory acid test): Đây là một kỹ thuật sử dụng một ống nhỏ để thông từ mũi xuống dưới thực quản, thực hiện trong 24 giờ. Đầu ống nhỏ này có gắn cảm biến pH để xác định mức độ và thời điểm trào ngược acid dạ dày, từ đó giúp loại trừ bệnh nhân bị GERD.
- Test trở kháng thực quản (Esophageal impedance): Phương pháp này giúp bác sĩ xác định có sự xuất hiện của lượng khí và chất lỏng không chứa tính acid (như dịch mật) đã trào ngược lên thực quản. Bài kiểm tra này thường được làm kèm theo Test lưu động acid giúp phân loại chính xác bệnh nhân chỉ bị GERD, chỉ mắc trào ngược dịch mật hay bị cả 2 bệnh.
Tham khảo: Trào Ngược Dạ Dày Ban Đêm: Làm Sao Nhận Biết Và Hướng Điều Trị
Các phương pháp điều trị trào ngược dịch mật hiệu quả
Sau khi chẩn đoán chính xác tình trạng, nguyên nhân bị trào ngược dịch mật cũng như mức độ tổn thương của đường tiêu hóa của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số phương pháp cải thiện triệu chứng và đặc trị mà bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân bị trào ngược dịch mật:
Xây dựng lối sống lành mạnh
Đây là một phương pháp điều trị phối hợp không sử dụng thuốc hay phẫu thuật mà thông qua xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cùng lối sinh hoạt khoa học, từ đó giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng trào dịch tiêu hóa (bao gồm cả dịch mật và acid dạ dày), tăng tốc độ phục hồi các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa. Lưu ý, những phương pháp thay đổi thói quen sinh hoạt trên chỉ có thể cải thiện triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh.
Một số hướng dẫn các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân bị trào ngược dịch mật cần tuân thủ gồm:
- Không uống rượu bia, thức uống chứa cồn, chứa gas hay cà phê.
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không bao giờ để bụng quá đói hoặc quá no.
- Ngừng hút thuốc lá – tác nhân gây tăng tiết acid dạ dày và giảm lượng nước bọt bảo vệ, làm ẩm thực quản.
- Hạn chế các loại thực phẩm kích thích quá trình trào ngược như: Các loại thực phẩm có tính acid cao, các gia vị cay nóng, các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ,…
- Sau khi ăn không được nằm nghỉ hay ngủ ngay mà cần ngồi nghỉ hoặc đi bộ thong thả trong ít nhất 10 phút. Khi ngủ nên gối đầu cao hơn chân từ 10 – 15cm và nên nằm nghiêng sang trái để hạn chế tình trạng trào ngược dịch tiêu hóa.
- Tập luyện thể dục đúng cách kèm chế độ dinh dưỡng khoa học để kiểm soát trọng lượng cơ thể hợp lý, nhất là đối với bệnh nhân bị béo phì. Tuy nhiên cần lưu ý hạn chế các bài tập vặn xoắn cơ bụng quá nhiều vì có thể tăng khả năng trào ngược.
- Luôn giữ tâm lý thoải mái, làm việc khoa học sẽ cho hạn chế căng thẳng thường xuyên.
- Không nên thức quá khuya và ngủ thiếu giấc.
Đọc ngay: Trào Ngược Dạ Dày Nghẹn Cổ Họng: Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện
Điều trị triệu chứng bệnh bằng thuốc Tây
Đối với bệnh nhân có tình trạng trào ngược dịch mật nghiêm trọng kèm các bệnh lý tiêu hóa khác, bác sĩ sẽ cần chỉ định thuốc Tây y. Các loại thuốc hiện nay không có tác dụng điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh mà chủ yếu giúp kiểm soát triệu chứng khó chịu của bệnh.
Một số loại thuốc Tân dược có thể được kê đơn cho bệnh nhân gồm:
- Thuốc ức chế bơm Proton: Đây là một loại thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân bị trào ngược acid dạ dày song song trào dịch mật vì. Thuốc có công dụng ngăn tiết acid
- Acid Ursodeoxycholic: Đây là một loại thuốc có tác dụng thúc đẩy tiết và lưu thông dịch mật để đảm bảo hỗ trợ hệ tiêu hóa, trong một số thời điểm giúp giảm tần suất triệu chứng.
- Thuốc cô lập dịch mật: Đây là một loại thuốc có tác dụng gián đoạn tạm thời quá trình lưu thông dịch mật để giảm triệu chứng trào ngược. Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc này vì có thể kèm tác dụng phụ và biến chứng nghiêm trọng.
Không được tự ý mua và uống thuốc mà không có chỉ định cụ thể của bác sĩ. Các loại thuốc này giúp giảm nhanh triệu chứng khiến nhiều người lạm dụng quá mức nhằm giảm cảm giác khó chịu do bệnh gây ra. Điều này có thể gây nên ngộ độc hoặc các hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe người bệnh.
Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật nối ống mật và hỗng tràng ở phần sau của tá tràng được coi là biện pháp điều trị tình trạng trào ngược dịch mật hiệu quả nhất. Tuy nhiên, các điều trị ngoại khoa này có nhiều rủi ro và đi cùng nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, phẫu thuật chỉ được chỉ định cho các bệnh nhân có triệu chứng nghiêm trọng, biến chứng nặng và nguy cơ cao thay đổi thành tiền ung thư.
Đối với điều trị bằng cách phẫu thuật nối ống mật và hỗng tràng, bác sĩ sẽ khám, tư vấn kỹ thuật phù hợp và hiệu quả nhất. Hiện nay có những dạng phẫu thuật sau:
- Phẫu thuật chuyển hướng: Đây là loại phẫu thuật phù hợp với những người bệnh bị trào ngược dịch mật đã từng thực hiện phẫu thuật dạ dày và cắt bỏ môn vị. Bác sĩ sẽ tạo một đường dẫn lưu dịch mật bên trong mật non nhằm đào thải dịch mật bị trào ngược hoặc tích tụ trong dạ dày.
- Phẫu thuật chống trào ngược: Đây là kỹ thuật củng cố van giữa thực quản và dạ dày để ngăn chặn tình trạng trào ngược cả acid và dịch mật, giảm thương tổn thực quản. Bác sĩ sẽ thực hiện cuốn rồi khâu phần cơ thắt thực quản để làm khít và tăng lực đóng của van này.
Tìm hiểu ngay: Trẻ 7 Tuổi Bị Trào Ngược Dạ Dày: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Xử Lý
Lưu ý cách phòng tránh và áp dụng phương pháp điều trị trào ngược dịch mật
Các bệnh lý về hệ tiêu hóa, đau dạ dày và trào ngược có thể được phòng tránh sớm nếu bạn có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học. Đặc biệt, bệnh nhân có tiền sử trào ngược cần có cách chăm sóc đúng cách trong và sau khi điều trị triệu chứng bệnh để ngăn chặn tái phát.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi chăm sóc, phòng ngừa và điều trị trào ngược dịch mật mà bạn cần biết:
- Phương pháp xây dựng lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ áp dụng cho bệnh nhân đã có triệu chứng trào ngược dịch hay đau dạ dày nghiêm trọng mà nên tất cả mọi người đều nên tuân theo.
- Giảm cân đúng cách nếu bị béo phì.
- Hạn chế stress, tránh xa các thực phẩm và tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực để hệ tiêu hóa, dễ gây nóng dạ dày hoạch kích thích túi mật tiết dịch.
- Thăm khám sớm khi xuất hiện các triệu chứng bệnh hoặc các dấu hiệu bất thường về sức khỏe hệ tiêu hóa để các bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng và chỉ định cách điều trị phù hợp.
- Có thể phối hợp điều trị trào ngược dịch mật bằng cách phương pháp khác nhau, song cần tham vấn ý kiến bác sĩ và không tự ý uống thuốc tại nhà.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh trào ngược dịch mật nguy hiểm mà bạn cần nắm rõ để nhận biết triệu chứng, thăm khám và chữa trị đúng cách, kịp thời. Không chỉ gây nên những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu kéo dài.
Tham khảo: Trào Ngược Dạ Dày Uống Tinh Bột Nghệ Có Hỗ Trợ Chữa Bệnh Không?
Array
Trào ngược dạ dày là một bệnh lý về tiêu hoá phổ biến và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong xã hội hiện tại, đặc biệt ở nhóm người trong độ tuổi đi làm. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, cần được nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời nhằm hạn chế các rủi ro phát sinh sau này. Tuy nhiên, khám trào ngược dạ dày ở đâu là uy tín nhất? Dưới đây là 17 địa chỉ đáng tin để bạn tham khảo. Làm thế nào để nhận biết địa chỉ khám trào...
Xem chi tiếtTrào ngược dạ dày - thực quản hiện nay ngày càng trở nên phổ biến. Một vấn đề được quan tâm nhất chính là: Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Hãy tìm hiểu về mức độ nguy hiểm cũng như khó chịu của bệnh, đồng thời tìm hiểu thời điểm cần thăm khám bác sĩ và quy trình chẩn đoán qua bài viết sau. Bệnh GERD - Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh lý liên quan đến dạ dày và thực quản. Hiện tượng này...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!