Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ 2 Tháng Tuổi

Hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, do đó thức ăn dễ bị dồn nén ở thực quản, gây ra những vấn đề như trào ngược dạ dày. Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi là vấn đề tương đối phổ biến ở độ tuổi này, tuy nhiên, có thể gây ra những rủi ro đến sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số thông tin về hiện tượng này ở trẻ 2 tháng tuổi.

Như thế nào là trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi?

Trước hết, cha mẹ cần nắm được như thể nào là hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi là gì và có những loại trào ngược nào có thể xảy ra ở trẻ.

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thức ăn đi xuống dạ dày nhưng lại bị đẩy ngược lên thực quản. Trào ngược dạ dày là hiện tượng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trào ngược dạ dày có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở những người bệnh, đòi hỏi những biện pháp can thiệp nhanh chóng và kịp thời.

Ở trẻ sơ sinh, trào ngược dạ dày xảy ra trong và sau khi trẻ bú sữa. Hệ tiêu hoá của trẻ chưa phát triển đầy đủ, trong đó, cơ quan tâm vị đóng chức năng là van khóa một chiều ngăn thức ăn trào ngược lên thực quản còn xốp và yếu. Do vậy, hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ em xảy ra thường xuyên hơn và có thể biến chứng trầm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.

Trào ngược dạ dày là vấn đề tiềm tàng những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ
Trào ngược dạ dày là vấn đề tiềm tàng những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ

Phân loại hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ 2 tuổi có thể phân thành 2 loại sau:

  • Trào ngược sinh lý: Nếu hiện tượng trào ngược xuất hiện với tần suất ít, chỉ xảy ra tại những thời điểm cố định như sau khi trẻ bú sữa và không gây ra những triệu chứng nào khác thì khả năng cao trẻ chỉ mắc trào ngược dạ dày sinh lý. Hiện tượng trào ngược dạ dày sinh lý sẽ dần được cải thiện và giảm dần về mặt tần suất khi trẻ được 6 tháng tuổi.
  • Trào ngược bệnh lý: Khi hiện tượng trào ngược xuất hiện với tần suất dày đặc trong thời gian dài kèm theo những triệu chứng khác như nôn trớ, thở khò khè lúc ngủ, quấy khóc liên tục, chậm tăng cân,… thì hiện tượng đã biến chứng thành bệnh lý. Trào ngược dạ dày bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Đối với những trẻ mắc chứng trào ngược bệnh lý, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Triệu chứng của trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi

Đối với trào ngược dạ dày sinh lý, các biểu hiện có thể giảm dần về tần suất và mức độ nghiêm trọng khi trẻ phát triển. Tuy nhiên đối với trẻ có những dấu hiệu bệnh lý trào ngược dạ dày, cha mẹ cần ghi nhớ những biểu hiện sau:

  • Trẻ không muốn ăn, quấy khóc hoặc cáu gắt khi được cho ăn.
  • Trẻ thường xuyên nôn trớ.
  • Thở khò khè không dứt trong thời gian dài.
  • Khó ngủ, bị thức giấc khi ngủ, quấy khóc vào ban đêm.
  • Trẻ chậm phát triển cân nặng hoặc thậm chí bị sụt cân.
  • Ở mức độ nặng hơn, trẻ có thể bị khó thở, thậm chí là viêm phổi.
Cần nhận biết sớm các dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi
Cần nhận biết sớm các dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi

Những nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày tương đối đa dạng tuỳ theo vấn đề trào ngược dạ dày ở trẻ là vấn đề sinh lý hay bệnh lý:

Nguyên nhân của trào ngược dạ dày sinh lý

Những nguyên nhân sinh lý dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi có thể kể đến như:

  • Rối loạn chức năng tiêu hoá do hệ tiêu hoá chưa ổn định: Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hoá non nớt và đang trong quá trình phát triển dẫn đến các chức năng tiêu hoá chưa hoàn thiện, gây ra hiện tượng trào ngược.
  • Thức ăn của trẻ: Do hệ tiêu hóa còn yếu, trẻ 2 tháng tuổi chủ yếu tiêu thụ các sản phẩm ở dạng lỏng, đặc biệt là sữa mẹ. Thức ăn ở dạng lỏng dễ dàng lọt qua khe hở của cơ vòng và trào ngược lên thực quản. Bên cạnh đó, một số trẻ sơ sinh phải uống sữa ngoài như sữa bò cũng có nguy cơ gây ra trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi.
  • Tư thế bú hoặc ngủ: Khi cho trẻ bú hoặc khi trẻ ngủ, trẻ thường được đặt ở tư thế nằm ngang, dẫn đến dạ dày và thực quản ở vị trí ngang bằng, tạo điều kiện cho thức ăn trào ra ngoài. Hơn thế nữa, khi dỗ trẻ ngủ, việc người lớn thường bế trẻ đi lại có thể gây ra tình trạng xóc nảy trong dạ dày, gián tiếp gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày.

Thức ăn và tư thế ăn là những yếu tố nguy cơ gây ra trào ngược dạ dày

Nguyên nhân của bệnh lý trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày bệnh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chủ yếu là do những bệnh lý bẩm sinh gây ra. Những bệnh lý liên hệ với vấn trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi có thể kể đến như: Thoát vị cơ hoành, hở van tim, bại não,… Những bệnh lý bẩm sinh này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, đặc biệt là cơ hoành, dạ dày và thực quản của trẻ, gây ra vấn đề trào ngược dạ dày bệnh lý.

Ảnh hưởng của trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi

Tuy trào ngược dạ dày xuất hiện thường xuyên ở trẻ sơ sinh, điều đó không có nghĩa là cha mẹ có thể chủ quan khi con bắt đầu xuất hiện những triệu chứng trên. Trào ngược dạ dày có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ như:

  • Viêm dạ dày thực quản: Tình trạng trào ngược nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể gây viêm loét dạ dày thực quản và các bệnh lý liên quan đến dạ dày khác, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của trẻ.
  • Các vấn đề liên quan đến sự phát triển của trẻ: Trẻ có thể ngừng phát triển chiều cao cân nặng, sụt cân, kén ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn,…
  • Các vấn đề liên quan đến hô hấp: Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi có thể bị ho, thở khò khè kéo dài, khó thở, khàn tiếng và thậm chí là bị hen suyễn.

Tham khảo: Trào Ngược Dạ Dày Nên Uống Nước Gì? TOP 9 Loại Thức Uống Tốt Nhất

Trào ngược dạ dày ở trẻ gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
Trào ngược dạ dày ở trẻ gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Cần xử lý như thế nào khi bé xuất hiện các triệu chứng trào ngược dạ dày?

Để điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi hiệu quả, phụ huynh cần nắm được tính chất của bệnh cũng như cách chăm sóc phù hợp với tình trạng của con trẻ. Biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày được chia thành hai loại: Chăm sóc đối với trào ngược dạ dày sinh lý và chăm sóc đối với trào ngược dạ dày bệnh lý.

Đối với tình trạng trào ngược dạ dày sinh lý

Tuy không ảnh hưởng quá nhiều đến sự phát triển của trẻ, trào ngược dạ dày sinh lý vẫn có thể biến chứng nghiêm trọng nếu không được chăm sóc đúng cách. Với trẻ sơ sinh mắc trào ngược dạ dày sinh lý cha mẹ cần lưu ý:

  • Với trẻ bú trực tiếp: Nguyên tắc cho con bú là trái trước phải sau. Điều này là bởi khi đói, dạ dày trẻ còn rỗng do đó bé nên được nằm nghiêng sang bên phải. Khi bé đã bú được một lượng sữa, mẹ có thể chuyển sang cho bé bú vú bên phải. Trong khi bú, cần lưu ý luôn duy trì bé ở tư thế thẳng người và đầu cao hơn chân vì bé dễ bị nôn trớ hoặc sặc sữa.
  • Với trẻ bú bình: Đặt bình ở vị trí sữa có thể chảy xuống đầy núm vú. Hạn chế cho trẻ ăn khi trẻ đang khóc, mới khóc xong hoặc đang quấy bởi khi đó trẻ bú sữa với lượng hơi lớn hơn, dễ bị nghẹn hoặc sặc sữa. Sau khi cho trẻ ăn xong, nên bế trẻ và vỗ lưng trẻ nhẹ nhàng một lúc trước khi đặt trẻ nằm xuống lại.
  • Khi trẻ bị trào ngược: Khi trẻ xuất hiện những biểu hiện của trào ngược như ợ hơi, nôn trớ, bố mẹ không được đặt trẻ nằm mà phải bế trẻ lên, để đầu trẻ áp vào vai và vỗ lưng trẻ nhẹ nhàng cho đến khi các triệu chứng hết hẳn.
  • Chế độ dinh dưỡng: Cha mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn và cho trẻ ăn thành nhiều lần trong ngày với một lượng vừa phải. Thời gian giữa hai lần bú nên cách nhau trong khoảng 2 – 5 tiếng đồng hồ.
  • Cách chăm sóc: Hạn chế tối đa các nguyên nhân tăng áp lực trong khoang bụng như mặc quần áo quá chật; can thiệp chữa trị các bệnh lý như táo bón, ho,…

Đối với chứng trào ngược dạ dày bệnh lý

Chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi nói chung và trào ngược dạ dày bệnh lý nói riêng cần được điều trị dứt điểm để hạn chế các rủi ro phát sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Tuy nhiên nếu trẻ mắc chứng trào ngược dạ dày bệnh lý, cha mẹ không nên tự ý điều trị mà không có sự hướng dẫn từ chuyên gia y tế.

Nếu nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như nôn mửa sau khi ăn, chán ăn, quấy khóc, ho sặc,… mà không có dấu hiệu cải thiện. Cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và can thiệp điều trị kịp thời nhằm hạn chế khả năng biến chứng thành bệnh lý trong tương lai.

Nếu con trẻ được chẩn đoán mắc trào ngược dạ dày bệnh lý, cha mẹ cần tuân thủ phác đồ điều trị và kiến nghị chăm sóc được chuyên gia y tế đưa ra và không tự ý thay đổi hay ngưng sử dụng thuốc nếu không có vấn đề nào phát sinh. Nếu trong quá trình điều trị có những vấn đề phát sinh, cha mẹ nên đưa bé đến ngay bệnh viện để được can thiệp kịp thời.

Nếu những triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời
Nếu những triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời

Trào ngược dạ dày là vấn đề phổ biến nhưng tiềm tàng những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ, sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do vậy, khi phát hiện trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi, cha mẹ không được chủ quan mà phải có cách xử lý, chăm sóc phù hợp.

Tham khảo: Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ 2 Tuổi Và Những Điều Cha Mẹ Cần Biết

Array
Câu hỏi thường gặp
Khám Trào Ngược Dạ Dày Ở Đâu

Trào ngược dạ dày là một bệnh lý về tiêu hoá phổ biến và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong xã hội hiện tại, đặc biệt ở nhóm người trong độ tuổi đi làm. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, cần được nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời nhằm hạn chế các rủi ro phát sinh sau này. Tuy nhiên, khám trào ngược dạ dày ở đâu là uy tín nhất? Dưới đây là 17 địa chỉ đáng tin để bạn tham khảo. Làm thế nào để nhận biết địa chỉ khám trào...

Xem chi tiết
Trào Ngược Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không

Trào ngược dạ dày - thực quản hiện nay ngày càng trở nên phổ biến. Một vấn đề được quan tâm nhất chính là: Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Hãy tìm hiểu về mức độ nguy hiểm cũng như khó chịu của bệnh, đồng thời tìm hiểu thời điểm cần thăm khám bác sĩ và quy trình chẩn đoán qua bài viết sau. Bệnh GERD - Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh lý liên quan đến dạ dày và thực quản. Hiện tượng này...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Sơ Can Bình Vị Tán Chữa Trào Ngược Dạ Dày - KHÔNG LO TÁI PHÁT

Sơ Can Bình Vị Tán Chữa Trào Ngược Dạ Dày – KHÔNG LO TÁI PHÁT...

Trào ngược dạ dày hiện là bệnh lý rất thường gặp ở nhiều độ tuổi, đối tượng khác nhau. Nếu...

Nhất Nam Bình Vị Khang ngăn chặn trào ngược dạ dày thực quản bằng dược...

Sử dụng các giải pháp từ Đông y nhằm điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày không phải là...
Trẻ 7 Tuổi Bị Trào Ngược Dạ Dày: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Xử Lý

Trẻ 7 Tuổi Bị Trào Ngược Dạ Dày: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Xử...

Tình trạng trào ngược dạ dày là một hiện tượng rối loạn tiêu hoá phổ biến ở trẻ sơ sinh...
Trào Ngược Dạ Dày Nghẹn Cổ Họng: Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện

Trào Ngược Dạ Dày Nghẹn Cổ Họng: Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện

Trào ngược dạ dày là bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa phổ biến ở tất cả đối tượng,...
Trào Ngược Độ A Có Nguy Hiểm Không, Điều Trị Như Thế Nào?

Trào Ngược Độ A Có Nguy Hiểm Không, Điều Trị Như Thế Nào?

Trào ngược độ A là căn bệnh dạ dày phổ biến, xảy ra do chịu tác động xấu từ môi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top