Trào Ngược Dạ Dày Ở Bà Bầu
Trào ngược là hiện tượng liên quan đến hệ tiêu hóa, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được cải thiện sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, thậm chí tiềm ẩn nhiều nguy hại. Đặc biệt nếu gặp tình trạng này ở giai đoạn mang thai càng cần thận trọng hơn vì có thể tác động xấu đến thai nhi. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu, nguyên nhân, biểu hiện và cách cải thiện hiệu quả nhất.
Trào ngược dạ dày ở bà bầu là hiện tượng gì?
Trào ngược dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa, xuất phát do nhiều lý do như chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh, sinh hoạt không khoa học, tâm lý căng thẳng, stress,… Hiện tượng này có thể khởi phát ở mọi đối tượng, từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi, trong đó thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai.
Được biết, ở giai đoạn thai kỳ là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm vì hormone thay đổi, tâm sinh lý của chị em cũng có nhiều khác biệt so với bình thường và gặp các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, ợ nóng vô cùng khó chịu.
Nguyên nhân
Trào ngược dạ dày ở bà bầu là hiện tượng phổ biến, đa số chị em trong quá trình mang thai đều gặp phải. Để khắc phục triệt để tình trạng này, cần biết chính xác nguyên nhân gây bệnh. Theo các chuyên gia, có rất nhiều lý do gây trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai, trong đó phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:
- Sự phát triển của thai nhi: Theo thời gian, thai nhi trong bụng mẹ sẽ có sự thay đổi về kích thước, trọng lượng. Càng gần cuối thai kỳ, thai nhi càng lớn và làm tử cung giãn nở hơn, khi đó sẽ tạo áp lực lên dạ dày, thực quản. Lúc này cơ thắt của dạ dày hoạt động không hiệu quả khiến axit dịch vị bị đẩy lên thực quản, gây ra hiện tượng trào ngược.
- Thay đổi hormone: Phụ nữ suốt thời gian mang bầu sẽ sản sinh ra lượng hormone progesterone cao, gây ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày, làm chậm quá trình co bóp và cản trở chức năng tiêu hóa thức ăn. Đồng thời hormone này cũng khiến cơ vòng thực quản bị mềm, giãn ra và hình thành kẽ hở. Qua đó, thức ăn cùng axit dịch vị sẽ bị đẩy lên khu vực thực quản, gây ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
- Nhiễm khuẩn HP: Một trong những nguyên nhân chính gây trào ngược dạ dày ở bà bầu đó chính là nhiễm vi khuẩn HP. Mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm và có nhiều thay đổi trong hệ miễn dịch. Khi đó, vi khuẩn HP dễ dàng tấn công, lây lan và phát triển, không chỉ đau bao tử mà còn khiến chị em bị trào ngược thường xuyên, với mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng.
Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị
- Thừa cân: Để người mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển bình thường, bà bầu thường bổ sung nhiều dưỡng chất trong giai đoạn mang thai. Thêm vào đó, do hiện tượng thèm ăn càng khiến chị em ăn nhiều hơn so với thông thường. Từ đó gây ra tình trạng thừa cân, béo phì, tạo áp lực cho dạ dày và khiến bà bầu bị trào ngược.
- Căng thẳng, stress: Hiện tượng trào ngược dạ dày ở bà bầu có thể bắt nguồn do sự căng thẳng, áp lực, stress. Thực tế, chị em khi mang thai thường áp lực về thần kinh, tâm lý bất ổn khiến cơ thể sản sinh nhiều cortisol làm giảm khả năng hoạt động của vòng cơ thắt thực quản dưới. Đồng thời cortisol còn tăng tiết axit dịch vị, gây ra tình trạng ợ chua, ợ nóng, ợ hơi,….
- Nguyên nhân khác: Việc chị em mặc quần áo quá chật khi mang thai khiến bụng bị bó hẹp, gây áp lực lên dạ dày. Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều thuốc Tây y như thuốc chống dị ứng, thuốc kháng viêm, thuốc cao huyết áp cũng gây trào ngược dạ dày ở bà bầu.
Các triệu chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu điển hình nhất
Trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên khi bà bầu gặp hiện tượng này lại có những triệu chứng nặng hơn so với bình thường. Lý do là bởi đây là giai đoạn cơ thể chị em vô cùng nhạy cảm và có nhiều thay đổi trong tâm sinh lý. Theo đó, các triệu chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu đó là:
- Ợ hơi, ợ nóng: Đây chính là một trong những biểu hiện đặc trưng, phổ biến nhất khi bị trào ngược. Hiện tượng ợ chua, ợ nóng, ợ hơi có thể gặp kể cả khi ăn no hay khi đói. Đặc biệt, sau khi ợ chua và ợ nóng, chị em còn cảm nhận rõ vị chua, đắng nhẹ rất lâu trong miệng, vô cùng khó chịu.
- Buồn nôn và nôn: Đa số bà bầu sẽ gặp tình trạng buồn nôn và nôn do chứng trào ngược dạ dày thực quản. Hiện tượng này rất giống với ốm nghén, vậy nên nhiều người không để tâm, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Thông thường buồn nôn do trào ngược dạ dày có axit dịch vị trào ngược lên, sẽ kèm theo triệu chứng kích thích ở niêm mạc họng và lúc này bà bầu có thể nôn ói ra cả dịch nhầy lẫn thức ăn.
Tham khảo: Trào Ngược Dạ Dày Lưỡi Trắng Do Đâu? Cách Chữa Và Lưu Ý
- Đau tức ở vùng thượng vị: Khi thai nhi càng phát triển lớn, hiện tượng đau tức ở vùng thượng vị càng diễn biến nghiêm trọng hơn vì dạ dày bị đẩy dồn lên trên do chịu áp lực từ tử cung. Đồng thời lúc này lượng axit trào ngược lên nhiều, gây kích thích ở đầu mút sợi thần kinh niêm mạc thực quản, phát tín hiệu đau thượng vị, kèm theo cảm giác đè nén, đau thắt ở ngực và có thể lan ra sau lưng.
- Khó nuốt khi ăn: Bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản cũng thường gặp tình trạng khó nuốt khi ăn. Lý do là bởi axit dịch vị trào ngược khiến lớp niêm mạc sưng phù và cản đường đi của thức ăn, từ đó chị em cảm thấy khó khăn nuốt thức ăn và còn đau rát cổ họng. Hiện tượng này rất giống với tình trạng trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng thường gặp.
- Đầy bụng, khó tiêu: Lượng axit dịch vị nhiều và thoát ra ngoài khiến thức ăn nạp vào không được tiêu hóa hết, đọng lại ở dạ dày, gây ra hiện tượng đầy chướng bụng, khó tiêu cho phụ nữ đang mang thai.
Bà bầu bị trào ngược dạ dày có gây nguy hiểm không?
Mặc dù là hiện tượng liên quan trực tiếp đến hệ tiêu hóa, tuy nhiên trào ngược dạ dày ở bà bầu không gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ và thai nhi. Các chuyên gia cho biết, tình trạng ợ hơi, ợ chua trong giai đoạn mang thai hết sức bình thường nhưng chị em cũng không được chủ quan, cần tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp xử lý để tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Theo đó, trào ngược dạ dày thường khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, miệng chua và đắng. Nếu không được cải thiện kịp thời sẽ gây chán ăn, áp lực lên tâm lý, từ đó cả người mẹ và thai nhi đều không đảm bảo được sức khỏe, trở nên thiếu dinh dưỡng, sút cân, đặc biệt ảnh hưởng đến sự phát triển của con từ khi trong bụng mẹ đến những giai đoạn đầu đời.
Thêm vào đó, nếu bị trào ngược thường xuyên vào ban đêm khiến mẹ bầu mất ngủ, ngủ không sâu giấc, mệt mỏi và khiến thai nhi phát triển chậm hơn so với bình thường. Đặc biệt nhất, sau một thời gian các triệu chứng không thuyên giảm, không được kiểm soát mà trở nên nặng hơn có thể tiến triển thành nhiều bệnh mãn tính như viêm xoang, viêm tai, viêm loét dạ dày,…
Bởi vậy, các bác sĩ khuyên rằng, ngay khi có những biểu hiện bất thường, kèm theo các triệu chứng điển hình như đau đầu, chóng mặt, sốt cao, sụt cân nhanh, bà bầu cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp.
Đừng bỏ qua: Gợi Ý 15 Bài Thuốc Nam Chữa Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Cao Nhất
Cách điều trị trào ngược dạ dày ở bà bầu hiệu quả nhất
Thông thường, khi bị trào ngược dạ dày, người ta sẽ dùng dược liệu có sẵn tại nhà hoặc dùng các loại thuốc Đông, Tây y để điều trị. Tuy nhiên với bà bầu là đối tượng nhạy cảm, cần phải thăm khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, sau đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa phù hợp nhất.
Theo các chuyên gia, để đẩy lùi các triệu chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu sẽ có những cách như sau:
Thuốc Tây y
Thuốc Tây y thường được nhiều người lựa chọn do cho hiệu quả nhanh chóng, giúp giảm cơn đau hay tình trạng ợ chua, ợ hơi, ợ nóng khó chịu. Tuy nhiên loại thuốc này lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, đặc biệt có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó chị em chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc uống và không được lạm dụng trong thời gian dài.
Dựa vào kết quả chẩn đoán, mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng và tình hình sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau. Một số loại thuốc tân dược dùng cho bà bầu bị trào ngược dạ dày là:
- Thuốc kháng axit: Loại thuốc này có tác dụng kiểm soát lượng axit tiết ở dịch vị dạ dày, có thể kể đến như nhôm hydroxit, natri bicarbonat, muối magie,…
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Rebamipide, sucralfat, misoprostol có khả năng tạo lớp màng bao quanh niêm mạc, không cho các tác nhân gây hại tấn công và làm tổn thương bộ phận này.
- Thuốc ức chế bơm proton: Giúp cải thiện các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị cho bà bầu khi bị trào ngược, bao gồm lansoprazole, omeprazole, pantoprazole,….
- Thuốc kháng H2: Có thể kể đến như ranitidin hoặc famotidin,….
Có thể bạn quan tâm: TOP 9 Loại Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Của Mỹ An Toàn, Tốt Nhất
Mẹo dân gian
Nếu bà bầu bị trào ngược dạ dày ở thể nhẹ, mới khởi phát, có thể áp dụng mẹo dân gian tại nhà. Phương pháp này sử dụng chủ yếu là nguyên liệu có sẵn, lành tính, an toàn, tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Một số mẹo tại nhà được nhiều người áp dụng thành công đó là:
- Sử dụng gừng: Gừng là gia vị quen thuộc, có vị cay, tính ấm, đặc biệt chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, diệt khuẩn. Dùng gừng không chỉ ức chế sự hình thành của vi khuẩn gây hại mà còn kích thích hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, trung hòa axit dịch vị, đẩy lùi tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ. Khi thực hiện, bạn lấy một củ gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch rồi thái lát. Tiếp đến cho gừng vào đun sôi, thêm một chút đường để dễ uống. Người bệnh uống nước gừng mỗi ngày sẽ cho hiệu quả tích cực.
- Ăn sữa chua: Sữa chua là thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa. Không chỉ bổ sung lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, sữa chua còn ngăn ngừa tiết quá nhiều axit dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày và cải thiện được triệu chứng ợ hơi, ợ chua ở bà bầu. Chị em phụ nữ đang mang thai có thể ăn 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày để đẩy lùi cảm giác khó chịu.
- Dùng hạt thì là: Hạt thì là có tính ấm, giúp cân bằng khí huyết, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, nguyên liệu này cũng có tác dụng thư giãn cơ trơn, chống co thắt dạ dày, giảm hiện tượng trào ngược. Người bệnh lấy 2 hạt thì là nhai và nuốt từ từ, nên áp dụng hàng ngày vào mỗi sáng và tối, kiên trì khoảng 3 tuần để các triệu chứng được thuyên giảm.
Tham khảo: Khám Trào Ngược Dạ Dày Ở Đâu? TOP 17 Địa Chỉ Uy Tín Nhất
Một số lưu ý cần nhớ khi bị trào ngược dạ dày ở bà bầu
Trào ngược dạ dày ở bà bầu dù không đe dọa tính mạng, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, do đó chị em cần đặc biệt chú ý những vấn đề dưới đây:
- Cần thăm khám bác sĩ ngay khi phát hiện những triệu chứng của bệnh để được hướng dẫn cách cải thiện, điều trị phù hợp, an toàn.
- Chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt của mình như chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không ăn quá no, không ăn thực phẩm quá dai, cứng, nên ăn chậm, nhai kỹ.
- Chị em nên tránh xa những đồ ăn, thức uống gây hại cho dạ dày như thực phẩm chua, cay, đồ ăn dầu mỡ, cà phê, rượu bia, nước ngọt có gas,…
- Tìm hiểu về vấn đề trào ngược dạ dày nên ăn gì, từ đó tăng cường bổ sung thực phẩm có lợi như rau xanh, trái cây, sữa chua, bánh mì,…. để giúp dạ dày hoạt động tốt và tránh được hiện tượng trào ngược.
- Giữ tâm lý ổn định, thoải mái, tránh căng thẳng, stress vì đây chính là những nguyên nhân gây ra tình trạng ợ hơi, ợ chua.
- Chị em cần thường xuyên vận động thể dục thể thao với những bài tập nhẹ nhàng để thai nhi phát triển tốt và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh.
Có thể thấy, trào ngược dạ dày ở bà bầu là tình trạng phổ biến, gây ra nhiều phiền toái ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Do đó ngày khi phát hiện những bất thường, bạn nên tìm đến bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân, chẩn đoán mức độ và nhận phác đồ điều trị phù hợp nhất.
ArrayTrào ngược dạ dày là một bệnh lý về tiêu hoá phổ biến và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong xã hội hiện tại, đặc biệt ở nhóm người trong độ tuổi đi làm. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, cần được nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời nhằm hạn chế các rủi ro phát sinh sau này. Tuy nhiên, khám trào ngược dạ dày ở đâu là uy tín nhất? Dưới đây là 17 địa chỉ đáng tin để bạn tham khảo. Làm thế nào để nhận biết địa chỉ khám trào...
Xem chi tiếtTrào ngược dạ dày - thực quản hiện nay ngày càng trở nên phổ biến. Một vấn đề được quan tâm nhất chính là: Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Hãy tìm hiểu về mức độ nguy hiểm cũng như khó chịu của bệnh, đồng thời tìm hiểu thời điểm cần thăm khám bác sĩ và quy trình chẩn đoán qua bài viết sau. Bệnh GERD - Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh lý liên quan đến dạ dày và thực quản. Hiện tượng này...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!