Dấu Hiệu Nhận Biết Amidan Bình Thường Và Amidan Bị Viêm

Amidan bình thường có đặc điểm, hình dạng, màu sắc và cách phân biệt với amidan bị viêm như thế nào? Amidan có vai trò miễn dịch quan trọng đối với hệ hô hấp. Nhưng do vì nằm ở vị trí đặc biệt, “cửa ngõ” của vùng hầu họng nên amidan dễ bị viêm nhiễm. Để phân biệt với amidan bị viêm, một số hình ảnh amidan khỏe mạnh có những khác biệt rõ rệt.

Amidan bình thường như thế nào?

Amidan là gì? Đây là một tổ chức lympho lớn nhất cơ thể có vị trí tại khu vực vòm họng. Tổ chức amidan tập trung phía dưới niêm mạc hầu họng, thành đám nằm ở hai bên thành họng tạo một vòng bạch huyết Waldayer. Waldayer là vòng tròn khép kín gồm amidan vòm họng, amidan vòi, amidan khẩu cái, amidan đáy lưỡi.

Trong vòng bạch huyết, amidan khẩu cái là tổ chức lympho lớn nhất trong vòm họng. Do vị trí tại “cửa khẩu” tiếp nhận các tác nhân gây bệnh và kích thước lớn nên hay bị viêm nhất. Khi bị viêm, bạn có thể nhìn thấy sự thay đổi rõ rệt về mặt hình thái so với amidan bình thường.

Amidan được ví như tấm lá chắn bảo vệ hệ hô hấp
Amidan được ví như tấm lá chắn bảo vệ hệ hô hấp

Amidan được xem là “bức tường thành” vững chãi bảo vệ hầu họng khỏi tiếp xúc với các tác nhân gây hại đi qua mũi miệng. Các tổ chức lympho này sản sinh ra tế bào miễn dịch để tiêu diệt vi sinh vật gây hại. Do đó, mà amidan được so sánh với tấm lá chắn đầu tiên bảo vệ hệ hô hấp.

Trong vòng bạch huyết Waldayer, amidan khẩu cái và amidan vòm là tổ chức sản sinh ra nhiều tế bào miễn dịch nhất. Thời điểm tổ chức này phát triển mạnh nhất là từ khi mới chào đời đến khi 5 tuổi. Tuy nhiên, chúng sẽ bị thoái hoá và dần teo nhỏ lại trước khi đến tuổi dậy thì.

Dấu hiệu nhận biết amidan bị viêm và amidan bình thường

Biểu hiện hình thái của amidan bình thường và amidan bị viêm là trái ngược nhau. Với amidan bình thường nếu có triệu chứng viêm họng sẽ biểu hiện tại cuống họng, không ảnh hưởng đến amidan. Nhưng với người bị viêm nhiễm amidan sẽ có những dấu hiệu đặc trưng tại khu vực amidan khẩu cái. Nếu khu vực này bị sưng to sẽ nhìn thấy được bằng mắt thường.

Viêm amidan có nhiều dạng khác nhau, nếu do vi khuẩn gây ra thì amidan sẽ có mủ và hơi thở hôi nồng nặc. Nếu amidan bị viêm do virus thường chỉ sưng đỏ và kèm theo những triệu chứng cảm sốt thông thường. Hình thái của amidan khi bị viêm nhiễm có thể giúp đánh giá đúng nguyên nhân và mức độ bệnh lý.

Hình ảnh amidan bình thường

Amidan bình thường không thể nhìn thấy bằng mắt, nhưng có thể cảm nhận được bằng ngón tay. Về cơ bản, amidan khẩu cái là hai khối mô và được nâng đỡ bằng 2 trụ là trụ trước và trụ sau. Hình dáng của amidan khẩu cái tương tự như hạt hạnh nhân, màu sắc hồng hào và không bị sưng tấy. Ở trẻ em amidan khẩu cái dễ quan sát hơn do amidan bình thường bị teo lại khi con người trưởng thành.

Amidan bình thường và amidan bị viêm có biểu hiện hình thái trái ngược nhau
Amidan bình thường và amidan bị viêm có biểu hiện hình thái trái ngược nhau

Khi không bị viêm nhiễm, các bộ phận của amidan có kích thước bình thường. Cấu tạo của amidan bình thường đúng chuẩn với sự kết nối chặt chẽ của các tế bào lympho. Về màu amidan tự nhiên, không bị sưng phồng hay tấy đỏ.

Viêm amidan do vi khuẩn

Nguyên nhân chính gây viêm amidan với trẻ em từ 5 – 15 tuổi thường là do nhiễm khuẩn. Bị viêm amidan do vi khuẩn gây ra thường bề mặt có màu hồng kèm theo sự xuất hiện của mủ trắng li ti hoặc lớp màng xơ bao phủ.

Viêm nhiễm do vi khuẩn khiến amidan có màu đỏ. Amidan bị sưng lên theo mức độ sinh sôi của vi khuẩn khiến người bệnh khó mở miệng. Kèm theo đó là tình trạng hạch nổi ở dưới hàm, sốt cao cũng là dấu hiệu của viêm amidan thường gặp.

Viêm amidan do virus

Các loại virus chủ yếu gây viêm amidan như Epstein-Barr, herpes, cúm, enterovirus,… Viêm amidan do virus thì khu vực amidan và họng sẽ đỏ rực. Thời gian đầu thường sẽ không có mủ trắng.

Bề mặt amidan có thể có dịch nhầy trắng trong xuất hiện ở giai đoạn cấp tính. Amidan sưng đỏ và người bệnh có thể bị xuất huyết viêm kết mạc. Nếu có các biểu hiện trên, bệnh nhân sẽ cảm thấy cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, đau nhức.

Viêm amidan cấp tính

Đây là tình trạng viêm xung huyết trong thời gian ngắn, xuất tiết của amidan khẩu cái. Viêm amidan cấp tính do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Ngoài ra, còn do những ổ nhiễm khuẩn không được điều trị triệt để ở vùng họng, miệng từ bệnh sâu răng, viêm lợi, viêm mũi dị ứng gây bùng phát các đợt viêm a cấp tính.

Viêm amidan cấp tính khiến người bệnh có cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng. Đặc biệt dữ dội ở thành bên họng, tại vị trí của amidan khẩu cái. Amidan bị nhiễm bệnh sẽ trở nên sưng tấy, phù nề, người bệnh sẽ thấy đau họng, khó nuốt,… Các cơn đau có thể nhói lên tai, tăng lên khi bệnh nuốt và ho. Ổ viêm lan xuống thanh quản, khí quản sẽ gây triệu chứng viêm họng có đờm, thay đổi giọng khàn.

Viêm amidan mãn tính

Viêm amidan mãn tính do các triệu chứng viêm amidan cấp tính tái đi tái lại nhiều lần trong năm. Thông thường, khi bị viêm amidan cấp tính hơn 5 lớn trong năm và thời gian kéo dài hơn 2 tuần thì được đánh giá là viêm amidan mãn tính.

Thường viêm amidan mãn tính chỉ xuất hiện ở những đối tượng thanh thiếu niên, người trưởng thành, người thường xuyên hút thuốc lá, làm việc trong môi trường không khí độc hại. Amidan mãn tính chia ra làm ba thể là viêm amidan quá phát, viêm amidan hốc mủ, viêm amidan thể xơ teo.

Viêm amidan quá phát

Đây là tình trạng sưng và viêm nhiễm kéo dài, biểu hiện sưng amidan gấp nhiều lần so với ban đầu. Viêm amidan quá phát chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ và hiếm khi xuất hiện ở người lớn. Bệnh viêm amidan quá phát được phân làm nhiều cấp độ khác nhau theo mức độ phát triển.

  • Viêm amidan quá phát độ 1: Hình ảnh amidan bình thường thấy sưng, kích thước to, cuống gọn. Chiều ngang amidan bằng ¼ với khoảng cách giữa 2 chân trụ trước của amidan.
  • Viêm amidan quá phát độ 2: Có hình dạng tương tự amidan quá phát cấp 1. Tuy nhiên bề ngang của amidan bằng ⅓ so với khoảng cách giữa 2 chân trụ trước.
  • Viêm amidan quá phát độ 3: Amidan sưng to tương đối nghiêm trọng. Kích thước to, gây khó khăn cho việc lưu thông khí, có thể gây tình trạng khó thở. Lúc này, chiều ngang của amidan bằng ½ khoảng cách giữa 2 chân trụ trước.

Viêm amidan hốc mủ

Khác với hình ảnh của viêm amidan bình thường, viêm amidan hốc mủ xuất hiện các ổ mủ nằm rải rác trên bề mặt amidan. Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập, cư trú và phát triển trong các khe hốc của amidan. Triệu chứng của bệnh lây lan nhanh, chỉ trong thời gian ngắn đã tiến triển rất nghiêm trọng.

Người bệnh viêm amidan hốc mủ có thể nhận thấy bề mặt amidan phình to, màu đỏ, có nhiều dịch trắng trong. Mủ tụ ở amidan còn khiến hơi thở người bệnh có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng khác như sốt cao, ho có đờm hoặc ho khan, cổ họng đau rát, nhất là khi ăn uống.

Viêm amidan thể xơ teo

Viêm amidan thể xơ teo thường gặp ở người lớn, amidan và trụ trước có màu đỏ sẫm, trụ sau dày lên. Nguyên nhân là do bệnh nhân bị viêm amidan cấp tính tái phát nhiều lần nhưng không điều trị sớm. Vi khuẩn, virus tấn công mạnh mẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức dữ dội. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày và đời sống tâm lý người bệnh.

Nếu không chữa trị kịp thời, dứt điểm tình trạng viêm amidan có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm
Nếu không chữa trị kịp thời, dứt điểm tình trạng viêm amidan có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm

Amidan thể xơ teo có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như áp-xe amidan, các bệnh về tai – mũi – họng (viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang). Nghiêm trọng hơn, hệ hô hấp của bệnh nhân bị viêm nhiễm lây lan gây ra viêm phế quản, viêm thanh quản,…

Viêm amidan phì đại

Đây là tình trạng một mô hạch nhân to bất thường nên đôi lúc gây khó thở và khó nuốt. Viêm amidan phì đại thường xảy ra với người bệnh có nền bị viêm tai mãn tính, giảm thính lực, nhiễm trùng xoang,…

Dấu hiệu nhận biết của bệnh này là amidan bị viêm, sưng tấy, kích thích to quá mức giới hạn. Do đó, gây cản trở đường thở và đường tiêu hoá của người bệnh. Amidan phì đại không nguy hiểm đến sức khoẻ nhưng gây ra một số khó khăn trong việc nuốt. Bệnh nhân sẽ bị thay đổi giọng nói không rõ ràng, hệ hô hấp không thông thoát, khi ngủ ngáy to.

Viêm amidan 1 bên

Nếu như viêm amidan 1 bên do vi khuẩn gây ra thì có thể lây lan sang bên còn lại. Triệu chứng của viêm amidan 1 bên cũng tương tự như viêm amidan bình thường. Tuy nhiên, tình trạng sưng đau, nóng đỏ, viêm nhiễm chỉ tiến triển ở một tổ chức amidan.

Cách bảo vệ sức khỏe amidan

Amidan bình thường được xem là bức tường bảo vệ vùng hầu họng tránh khỏi các tác nhân gây hại. Do đó, việc bảo vệ amidan và phòng tránh amidan bị viêm có ý nghĩa rất quan trọng.

Viêm amidan do nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm các yếu tố môi trường, tác nhân vi sinh, biến chứng các bệnh khác, chế độ ăn uống, sinh hoạt,… Muốn phòng tránh bệnh, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Bảo vệ cổ họng: Khi thời tiết chuyển hoặc vào mùa đông cần giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ họng. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh bằng cách đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường, nơi công cộng đông người. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, thường xuyên súc miệng và súc họng bằng nước muối sinh lý.
  • Chế độ ăn uống: Đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cần cho cơ thể. Bổ sung các thực phẩm tốt như rau xanh, trái cây giàu vitamin C, thực phẩm giàu kẽm, selen để nâng cao hệ miễn dịch. Bổ sung nhiều nước để cơ thể thải độc được tốt hơn, họng không bị khô. Hạn chế đồ ăn không tốt như món chua, cay, món ăn tái sống, đồ uống chứa cồn, gas,… Không hút thuốc lá.
  • Chế độ sinh hoạt: Thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ 6 – 8 tiếng/ngày, không nên thức quá muộn để hệ miễn dịch được hoạt động tốt nhất. Mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút để tập thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng. Khám sức khỏe định kỳ.

Khi mắc phải viêm amidan, người bệnh cần nhanh chóng điều trị tận gốc để tránh bệnh tái phát nhiều lần trở thành mãn tính hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm. Xu hướng hiện nay là sử dụng thuốc nam có nguồn gốc thảo dược trong nước, vừa an toàn, vừa trị tận gốc viêm amidan.

Array

Chia sẻ

Viêm amidan mãn, hốc mủ KHÔNG CẦN CẮT nhờ liệu trình nam dược Thanh hầu bổ phế thang

Viêm amidan mãn tính, hốc mủ KHÔNG CẦN CẮT nhờ liệu trình nam dược Thanh...

Bài thuốc nam Thanh hầu bổ phế thang là một trong số RẤT ÍT các bài thuốc từ nam dược...

Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Amidan Mà Cha Mẹ Cần Ghi Nhớ

Cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan như thế nào cho đúng luôn là mối bận tâm hàng đầu của...
Trẻ bị viêm amidan ho nhiều do đâu? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Trẻ Bị Viêm Amidan Ho Nhiều Và Kiến Thức Phụ Huynh Nên Biết

Trẻ bị viêm amidan ho nhiều là tình trạng phổ biến, cần được điều trị kịp thời để tránh gây...
5 biến chứng sau cắt amidan và giải pháp phòng tránh

5 Biến Chứng Sau Cắt Amidan Và Giải Pháp Phòng Tránh An Toàn

Biến chứng sau cắt amidan có thể xảy ra ở bất cứ ai, đặc biệt với những bệnh nhân chủ...
Chị Trinh từng có khoảng thời gian vật lộn với căn bệnh viêm amidan

Mẹ bầu tiết lộ bí quyết KHỎI HẲN viêm amidan hốc mủ khi mang thai...

Viêm amidan khi mang thai là nỗi lo của không ít chị em, đặc biệt là trong 3 tháng đầu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top