Viêm Mũi Dị Ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân mắc vấn đề dị ứng đường hô hấp chiếm khoảng 10 – 30% dân số thế giới; tại Việt Nam, con số này lên tới 32,2%. Viêm mũi dị ứng là bệnh như thế nào, cụ thể sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng Tiếng Anh là Allergic rhinitis – là phản ứng dị ứng của mũi với chất dị ứng tồn tại trong không khí, đi vào cơ thể theo đường hô hấp. Viêm mũi dị ứng bệnh học được chia làm 2 cấp độ cấp tính và mãn tính. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 10 tuổi và phụ nữ trong thời gian mang thai.

Viêm mũi dị ứng chia làm 3 loại gồm viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng quanh năm và viêm mũi dị ứng do tính chất nghề nghiệp.

  • Viêm mũi dị ứng theo theo mùa: thường gặp ở đầu mùa lạnh hoặc mùa nóng ẩm do người bệnh nhạy cảm với thay đổi thời tiết.
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: bệnh diễn biến bất thường không phụ thuộc thời tiết hoặc mùa, nguyên nhân do gặp yếu tố dị ứng trong cuộc sống hằng ngày. Bệnh nhân mắc bệnh quanh năm có cơn viêm mũi đột ngột, hắt hơi nhẹ, sau đó tình trạng nghẹt mũi tăng dần và kéo dài.
  • Viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp: là tình trạng bệnh phổ biến thường gặp ở những người làm việc và tiếp xúc với môi trường gây bệnh như công nhân lao động thường xuyên tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, hóa chất độc hại hay làm việc trong phòng thí nghiệm thường xuyên tiếp xúc với hóa chất.
Viêm mũi dị ứng có thể gặp ở mọi đối tượng
Viêm mũi dị ứng có thể gặp ở mọi đối tượng

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng xảy ra do cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng làm giải phóng hoạt chất Histamin là chất giúp bảo vệ cơ thể khỏi dị nguyên. Khi Histamin sản sinh quá nhiều sẽ gây viêm và kích thích các phản ứng dị ứng. Những yếu tố dễ thúc đẩy phản ứng viêm và gây bệnh gồm có:

  • Dị nguyên đường thở: Các dị nguyên như hạt bụi, phấn hoa, lông động vật, cỏ khô, bọ ve… có thể là nguyên nhân gây bệnh. Những dị nguyên này thường xuất hiện tùy thời điểm trong năm. Phấn hoa thường có vào mùa xuân hay cây cỏ tạo phấn vào mùa hè và mùa thu; còn hạt bụi, bọ ve có thể xuất hiện quanh năm.
  • Thời tiết biến đổi: Thời tiết thay đổi đột ngột kéo theo sự thay đổi bất thường về độ ẩm không khí, nhiệt độ và áp suất. Những biến đổi này sẽ khiến niêm mạc mũi không thích nghi kịp và bị kích thích. Gây những đợt viêm mũi dị ứng cấp tính và mãn tính quanh năm cho bệnh nhân.
  • Bệnh nhân dị ứng thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh (Aspirin, Penicillin, Vaccin…), thuốc nhỏ mũi, thuốc thông mũi,…khi sử dụng cũng có thể gây ra các triệu chứng bệnh viêm mũi khó chịu nếu cơ thể người bệnh quá mẫn cảm.
  • Các bệnh lý liên quan: Những căn bệnh như viêm xoang, viêm họng, viêm VA, viêm amidan đều có thể trở thành nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng. Thường những bệnh lý này nếu người bệnh chủ quan không chủ đích điều trị triệt để có thể là căn nguyên gây nên các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp khác.
  • Thức ăn gây dị ứng: Một số loại thực phẩm như hải sản, trứng, tôm, cua, các loại hạt… có thể là nguyên nhân gây dị ứng toàn thân nói chung và viêm mũi dị ứng nói riêng.
  • Cấu trúc mũi bất thường bẩm sinh: Những em bé sơ sinh có cấu trúc mũi bất thường như mào vách ngăn hay mũi vẹo sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.
Viêm mũi dị ứng với hoa
Viêm mũi dị ứng với hoa

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây dị ứng sẽ giúp người bệnh có phương án điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu không thể tử phát hiện được nguyên nhân chính gây bệnh, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

Khi mắc bệnh, dù đối tượng mắc bệnh ở độ tuổi nào cũng đều sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Hắt hơi liên tục: Viêm mũi dị ứng gây ho, hắt hơi liên tục nhằm đẩy các yếu tố dị nguyên ra ngoài, thường xảy ra ngay sau khi mũi tiếp xúc với dị nguyên.
Triệu chứng hắt hơi liên tục
Triệu chứng hắt hơi liên tục
  • Ngứa ngáy: Người bệnh có thể bị ngứa mũi, ngứa mắt, ngứa cổ họng, da hoặc ngứa các vùng khác trên cơ thể. Ngứa ngáy khiến người bệnh liên tục gãi, dui mũi khiến triệu chứng sưng đỏ, sưng viêm càng nặng nề hơn.
  • Chảy nước mũi liên tục: Khi nhiễm khuẩn, nước mũi thường ở dạng trong suốt, dạng lỏng hoặc đặc nhầy, có thể có mủ kèm theo.
  • Nghẹt mũi: Là triệu chứng đặc trưng của viêm mũi khiến người bệnh vô cùng khó chịu, đặc biệt là ở trẻ em. Nghẹt mũi xảy ra do nước mũi chảy nhiều gây cản trở không khí lưu thông trong khoang mũi.
  • Đau đầu: Nước mũi chảy liên tục khiến người bệnh thấy khó thở kết hợp với tình trạng thiếu oxy do ngạt mũi sẽ gây ra những cơn đau đầu, ù tai, chóng mặt,…
  • Các triệu chứng khác: Người bệnh có thể mệt mỏi, phát ban, chảy nước mắt, ho, viêm họng,…

Nếu viêm mũi cấp tính, các triệu chứng chứng bệnh có thể xuất hiện trong thời gian ngắn và đột ngột khi tiếp xúc với dị nguyên. Nhưng với người bị viêm mũi mãn tính, các triệu chứng thường kéo dài từ năm này sang năm khác, lặp lại nhiều lần theo chu kỳ.

Và nếu không được điều trị và xử trí đúng cách viêm mũi không chỉ gây cảm giác khó chịu cho người bệnh mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường

Rất nhiều bệnh nhân viêm mũi dị ứng lầm tưởng mình bị viêm mũi thông thường và ngược lại. Điều này dẫn tới việc điều trị bệnh không hiệu quả, lâu dần bệnh tiến triển trầm trọng gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Để phân biệt chính xác bệnh lý này, người ta thường dựa trên yếu tố nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng:

  • Viêm mũi thông thường: Do các nguyên nhân như vi khuẩn, virus hoặc do mất cân bằng hệ thần kinh giao cảm. Viêm mũi thường có các triệu chứng chủ yếu là nghẹt mũi, dịch mũi nhầy, đặc, chứa mủ, cơ thể mệt mỏi, có thể sốt…
  • Viêm mũi dị ứng: Xảy ra do cơ thể tiếp xúc dị nguyên như bụi phấn hoa, hóa chấy, lông động vật, khói bụi,… hoặc do cơ địa nhạy cảm. Bệnh có các triệu chứng nhanh, đột ngột chủ yếu là hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt hai bên mũi, dịch mũi lỏng như nước lã và có thể có biểu hiện viêm kết mạc dị ứng.

Viêm mũi dị ứng lây không, có nguy hiểm không?

Đây là bệnh xuất hiện do cơ chế dị ứng theo cơ địa của từng người, bệnh KHÔNG LÂY QUA TIẾP XÚC nhưng có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau.

Các tài liệu y tế đã chứng minh nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì tỉ lệ lây truyền cho những thế hệ sau lên đến 70%. Vì vậy nếu ở trong trường hợp này, người bệnh nên tìm hiểu để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Viêm mũi dị ứng không lây và cũng không phải bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe của người bệnh như:

  • Suy giảm sức khỏe do thường xuyên mất ngủ bởi triệu chứng bệnh thường nghiêm trọng hơn khi về đêm.
  • Có nguy cơ dẫn đến viêm xoang, nhiễm trùng xoang, viêm tai giữa mãn tính, làm xuất hiện hoặc làm nặng thêm triệu chứng của hen suyễn.
  • Viêm mũi mạn tính có thể khiến người bệnh ngủ ngáy hoặc rối loạn khứu giác.
Viêm mũi dị ứng có thể gây ra viêm xoang
Viêm mũi dị ứng có thể gây ra viêm xoang

Những biến chứng của bệnh nếu không được điều trị kịp thời thường là các vấn đề mãn tính khó chữa trị. Khi đó bệnh nhân sẽ phải tiếp tục phải chịu đựng có thể dẫn đến các các biến chứng trầm trọng hơn như:

  • Biến chứng ở đường hô hấp: Viêm tai giữa, viêm họng, viêm thanh quản, áp xe đường hô hấp.
  • Biến chứng ở mắt: Xước giác mạc, viêm kết mạc, ngứa mắt, suy giảm thị lực.
  • Suy tim, thấp tim.

Viêm mũi dị ứng có chữa được không cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Các bác sĩ chuyên môn cho biết nếu phát hiện bệnh sớm, điều trị đúng cách và kết hợp với lối sống lành mạnh thì việc kiểm soát và khỏi bệnh hoàn toàn có thể làm được.

Tuy nhiên khi bệnh đã tái phát nhiều lần thì đồng nghĩa với việc chữa trị sẽ khó khăn hơn, người bệnh bắt buộc phải phải “sống chung với lũ”.

Biện pháp điều trị

Bệnh tuy không khó chữa nhưng nếu không điều trị dứt điểm để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này việc điều trị sẽ khó khăn hơn và gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, sức khỏe người bệnh. Do đó, khi nhận thấy triệu chứng nghi ngờ, bệnh nhân cần có phương án điều trị bệnh hợp lý.

Sử dụng thuốc Tây y

Bệnh nhân viêm mũi dị ứng do tác động của chất gây dị ứng có thể được bác sĩ kê những loại thuốc nhằm làm giảm triệu chứng bệnh gồm có:

  • Thuốc kháng histamin: Đây là thuốc này giúp ngăn chặn sản xuất hoạt chất histamin. Thuốc kháng histamin được điều chế ở cả dạng uống và dạng xịt, dễ dàng sử dụng với nhiều đối tượng. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ, đặc biệt là cảm giác buồn ngủ.
  • Thuốc thông mũi: Loại thuốc này thường được điều chế ở dạng dung dịch thuốc phụt, thuốc xịt chống nghẹt mũi. Tuy nhiên thuốc chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn theo chỉ định của bác sĩ, lạm dụng thuốc có thể khiến tình trạng tắc mũi trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Corticoid: Corticoid là loại thuốc được sử dụng cho người bị viêm mũi nặng, bao gồm cả dạng uống hoặc dạng xịt. Thuốc gây nhiều tác dụng không mong muốn nên thường được chỉ định trong thời gian ngắn. Đặc biệt không dùng thuốc Corticoid để điều trị bệnh ở trẻ em và phụ nữ đang mang thai.

Thuốc Tây y giúp đẩy lùi triệu chứng viêm mũi dị ứng nhanh chóng. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc không đúng cách người bệnh có thể gặp tương tác thuốc hoặc các tác dụng phụ nguy hiểm với dạ dày, gan, thận, hệ thần kinh.

Áp dụng mẹo dân gian chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

Đây là bệnh phổ biến có thể gặp ở mọi độ tuổi, do vậy các mẹo dân gian để chữa viêm mũi dị ứng tại nhà rất được nhiều người quan tâm. Dưới đây là các mẹo phổ biến nhất đã được nhiều người áp dụng và có hiệu quả.

  • Dùng nước muối: Đây là cách chữa đơn giản nhưng rất hữu hiệu. Nước muối có khả năng sát khuẩn, giúp làm sạch chất nhầy cũng như các dị nguyên tồn đọng trong mũi. Người bệnh chỉ cần dùng nước muối để rửa xoang mũi, súc miệng và họng sạch sẽ mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả. Nên chọn nước muối sinh lý hoặc tự pha nước muối loãng.
  • Tỏi: Bệnh nhân có thể dùng 2 – 3 tép tỏi ăn sống mỗi ngày hoặc bổ sung tỏi vào các món ăn. Ngoài ra người bệnh cũng có thể dùng nước cốt tỏi trộn với mật ong nguyên chất theo tỉ lệ 1:2 rồi thoa vào xoang mũi. Đây là những cách dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng được lưu truyền từ rất lâu.
Dùng tỏi trị viêm xoang
Dùng tỏi trị viêm xoang
  • Xông hơi mũi: Ở phương pháp này cần chuẩn bị một bát nước sôi, tinh dầu bạc hà, bạch đàn hoặc hương thảo. Cho tinh dầu vào nước và trùm khăn kín để xông hơi. Bệnh nhân cũng có thể dùng các loại lá như lá lốt, hương nhu, bạc hà hoặc cỏ giao đun nước để xông mũi, mỗi lần xông khoảng 10 – 15 phút.
  • Lá lốt tươi: Trong lá lốt có nhiều hoạt chất kháng viêm, giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng, làm sạch chất nhầy trong mũi. Người bệnh chỉ cầm dùng lá lốt rửa sạch rồi đem giã với chút muối, lọc lấy nước cốt. Nhỏ lên mũi 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Những cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà trên đây đều đơn giản, dễ làm và giúp làm giảm triệu chứng nhanh chóng, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Tuy nhiên các mẹo này chỉ áp dụng cho trường hợp viêm mũi dị ứng nhẹ và không có tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng nặng hoặc mãn tính.

Sử dụng thuốc Đông y

Theo Đông y, viêm mũi dị ứng xuất hiện do mất cân bằng âm dương, vệ khí kém khiến ngoại tà dễ xâm nhập, dồn đọng ở mũi gây bệnh. Để điều trị căn bệnh này, Đông y chủ trương sử dụng các bài thuốc vừa triệu tiêu viêm nhiễm, vừa giúp cân bằng âm dương, khôi phục chính khí. Lúc đó, tà khí tự lui, ngoại tà không xâm nhập được và có hiệu quả lâu bền cho người sử dụng.

  • Bài thuốc số 1: Cần chuẩn bị các thành phần gồm kim ngân hoa, thương nhĩ tử, hoàng hoa lang thảo (mỗi loại 12g); lá dâu tằm, rau diếp cá, kinh giới huệ, cúc tần, mã đề, cam thảo nam (10g); liên tiền thảo (6-8g). Người bệnh rửa sạch các nguyên liệu, sắc với 750ml nước tới khi còn khoảng một nửa thì chắt lấy nước thuốc chia làm 2 bát uống trong ngày, uống trước bữa ăn.
  • Bài thuốc số 2: Cần chuẩn bị các thành phần gồm ké đầu ngựa, liễu quế, bạch tử, bèo cái, kinh giới huệ, thông bạch, mã đề, phác lạc tô, gừng tươi. Người bệnh sắc với nước lấy thuốc nước uống 2 lần mỗi ngày, uống trước khi ăn.
  • Bài thuốc số 3: Cần chuẩn bị các thành phần gồm phát ma, bạch chỉ đều, tân di hoa (mỗi loại 12g); liên tiền thảo (6g). Người bệnh có thể sắc thuốc uống hàng ngày hoặc phơi khô rồi tán nhuyễn các vị thuốc, dùng bông gòn sạch chấm bột thuốc rồi đặt trước mũi trước khi đi ngủ. Mỗi ngày thực hiện 2 lần.

Liệu pháp loại bỏ nguồn dị ứng DHM

Đây là liệu pháp được được tiến hành dưới sự theo dõi của kính nội soi mũi STORZ, chiếu trực diện vào điểm bệnh kết hợp phương pháp truyền lực cắt lạnh plasma của Mỹ.

Phương thức này giúp chặn đứng dây thần kinh sàng trước, dây thần kinh vidien, dây thần kinh dưới cuốn mũi nhằm giảm sự mẫn cảm, cản trở sự giải phóng chất gây phản ứng dị ứng histamin của cơ thể khi gặp những dị nguyên.

Thực hiện liệu pháp này giúp cho cơ thể đến khi tiếp xúc với dị nguyên không còn các dấu hiệu của viêm mũi dị ứng như hắt hơi, chảy nước mũi liên tục và sưng tấy mũi nữa.

Dụng cụ nội soi tai mũi họng
Dụng cụ nội soi tai mũi họng

Đồng thời đây cũng là phương pháp an toàn, ít chảy máu, hạn chế tổn thương niêm mạc mũi và khả năng sinh lý bình thường, đem lại hiệu quả cao, thời gian điều trị ngắn, chỉ từ 20 – 30 phút và xử lý được cùng lúc nhiều bệnh viêm nhiễm trong khoang mũi.

Cách phòng ngừa

Bên cạnh việc điều trị viêm mũi dị ứng thì phòng tránh bệnh như thế nào cũng là một câu hỏi được nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Các bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra một vài loại thực phẩm người bệnh nên tăng cường sử dụng khi có dấu hiệu viêm mũi dị ứng:

  • Nước ấm và thức ăn dạng lỏng: Thưởng thức các món ăn dạng lỏng và ấm như cháo, súp gà hoặc uống nước ấm, trà ấm sẽ giúp bệnh nhân thông thoáng đường hô hấp hơn.
  • Thịt cá giàu omega 3: Những loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ rất giàu Omega 3 và có thể làm giảm nguy cơ dị ứng rất hiệu quả.
  • Sữa chua: Trong sữa chua có nhiều vi khuẩn có lợi có thể làm giảm nguy cơ dị ứng phấn hoa ở trẻ em và người lớn.
  • Các loại hạt: Hạt (hạt óc chó, hạt điều, lạc, hạt hướng dương…) là nguồn cung cấp vitamin E và Magie tuyệt vời cho con người. Những chất này giúp tăng cường chức năng phổi, ngăn ngừa triệu chứng bệnh hen suyễn, viêm phổi đồng thời giúp tăng cường miễn dịch, giảm viêm, nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Nho: Nho là loại quả có chứa nhiều chất chống oxy hóa và resveratrol giúp kháng viêm hiệu quả, làm giảm các triệu chứng dị ứng mũi và thở khò khè.
  • Trái cây giàu vitamin C: Cam, bưởi, quýt, ổi… là thực phẩm giúp chống lại dị ứng và hen suyễn rất tốt…
Thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu omega 3

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người bệnh viêm mũi dị ứng cũng cần chú ý đến nhóm thực phẩm cần tránh sau đây:

  • Đồ ăn, đồ uống lạnh: kem, đá bào, nước uống nhiều đá…
  • Trái cây và thực phẩm gây dị ứng: Hải sản, tôm, cua, sữa…
  • Thực phẩm chứa chất bảo quản, chất phụ gia, chất tạo màu nhân tạo: đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn không rõ xuất xứ.
  • Một số loại rau: Ngô, cần tây có thể gây kích ứng mũi dị ứng.

Các bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra một số lời khuyên cho người bệnh để phòng ngừa viêm mũi dị ứng gồm các biện pháp đơn giản như:

  • Tránh bị lạnh bằng cách mặc ấm, quàng khăn khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời trở lạnh.
  • Không tự ý sử dụng thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc với nhau mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Chủ động phát hiện, điều trị và kiểm soát các bệnh lý đường hô hấp như viêm xoang, viêm VA, viêm amidan… theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng các loại thuốc chống viêm mũi dị ứng dự phòng trước khi mắc bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như thực phẩm, phấn hoa, khói bụi, hóa chất… Người có cơ địa nhạy cảm không để hoa trong nhà hoặc ngủ cùng chó mèo.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm. Trong tình hình ô nhiễm không khí ngày một nghiêm trọng như hiện nay, việc đeo khẩu trang dường như là không thể thiếu mỗi ngày.
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ mỗi ngày. Không chỉ môi trường xung quanh nhà mà cả môi trường trong nhà, trong phòng, giường ngủ đều cần được vệ sinh thật sạch sẽ.

Viêm mũi dị ứng có thể khiến người bệnh cực kỳ khó chịu và ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy chủ động phòng ngừa và điều trị sớm là phương án hữu hiệu nhất cho tất cả mọi đối tượng khi mắc bệnh.

Array
Câu hỏi thường gặp
Mẹ Bầu Bị Viêm Mũi Dị Ứng Phải Làm Sao Mới Tốt? Giải Đáp

Viêm mũi dị ứng là một vấn đề phổ biến mà nhiều mẹ bầu có thể gặp phải trong thời gian mang thai. Tình trạng này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, ngứa mũi và chảy nước mũi. Do đó, việc tìm ra cách xử lý an toàn và hiệu quả là điều mà các mẹ bầu cần quan tâm để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy khi mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng phải làm sao để giảm triệu chứng và bảo vệ sức khỏe?...

Xem chi tiết
Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Có Di Truyền Không? Cơ Chế Di Truyền

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý phổ biến về đường hô hấp, thường gây ra bởi sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn và lông động vật. Nhiều người thắc mắc liệu viêm mũi dị ứng có di truyền không và nếu có, thì yếu tố di truyền ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ mắc bệnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về mối liên hệ giữa yếu tố di truyền và nguy cơ phát triển viêm mũi dị ứng....

Xem chi tiết
Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Có Lây Không? Giải Đáp

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến hệ hô hấp của nhiều người trên thế giới. Bệnh gây ra các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi và ngứa mũi, đặc biệt khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Một trong những thắc mắc thường gặp là viêm mũi dị ứng có lây không. Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh và cơ chế hoạt động của viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không?...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Bài thuốc Tiêu Xoang linh dược thang chữa viêm mũi dị ứng

DỨT ĐIỂM Viêm Mũi Dị Ứng Không Cần Kháng Sinh Với Tiêu Xoang Linh Dược...

Hơn 30.000 người bệnh đã sử dụng bài thuốc Tiêu xoang linh dược thang điều trị viêm mũi dị ứng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top