Bà bầu bị viêm amidan có nguy hiểm không? Các cách điều trị an toàn

Bà bầu bị viêm amidan không phải là vấn đề hiếm gặp và có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi. Theo các bác sĩ, tình trạng này cần được phát hiện sớm, chẩn đoán kịp thời và có những biện pháp điều trị thích hợp nhất. Các mẹ bầu quan tâm, muốn tìm hiểu thêm về bệnh đừng bỏ qua bài viết dưới đây!

Viêm amidan ở bà bầu là gì?

Amidan là các mô hạch bạch huyết nằm ở trong cổ họng của con người, đóng vai trò như một “tuyến phòng thủ”, giúp cơ thể chống lại những yếu tố xâm nhập ngoại lai gây nhiễm trùng. Những cũng có những trường hợp chính bản thân amidan bị tấn công bởi vi khuẩn, virus dẫn đến hiện tượng sưng tấy, đây được gọi là viêm amidan.

Viêm amidan có thể xảy ra với bất cứ ai và bà bầu cũng không ngoại lệ. Theo các bác sĩ, bà bầu bị viêm amidan tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người mẹ cũng như sự phát triển của em bé. Chính vì vậy, mẹ bầu cần có biện pháp chẩn đoán và điều trị kịp thời nhất.

Viêm amidan có thể xảy ra ở bất cứ ai bao gồm cả phụ nữ có thai
Viêm amidan có thể xảy ra ở bất cứ ai bao gồm cả phụ nữ có thai

Nguyên nhân và triệu chứng bà bầu bị viêm amidan

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến các mẹ bầu bị viêm amidan, những yếu tố thường gặp nhất có thể kể đến là:

  • Hệ thống miễn dịch yếu kém: Khi mang thai, có thể người phụ nữ phải đối mặt với nhiều sự thay đổi khác nhau, một trong số đó là hệ miễn dịch rối loạn chức năng. Đây là điều kiện thuận lợi khi vi khuẩn, virus gây hại tấn công cơ thể và gây ra tình trạng viêm amidan. Hệ miễn dịch yếu kém cũng được cho là nguyên nhân chính của vấn đề viêm amidan khi mang thai 3 tháng đầu.
  • Các bệnh đường hô hấp kéo dài không điều trị: Có nhiều chị em mang thai mắc phải một số bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang,… nhưng lại chậm trễ trong việc điều trị vì một số lý do. Hậu quả là vi khuẩn phát triển nhanh chóng rồi lan rộng sang cả amidan, gây ra hiện tượng viêm sừng, thậm chí là viêm amidan hốc mủ.
  • Sâu răng nghiêm trọng: Cũng có không ít trường hợp chị em bị viêm amidan khi mang thai có liên quan đến tình trạng sâu răng nghiêm trọng, nhất là những răng hàm dưới. Nguyên nhân là vì sâu răng có thể lan rộng xuống phần tủy rồi theo đường máu tấn công vào amidan, gây ra viêm sưng và đau nhức khó chịu.

Bà bầu bị viêm amidan thường gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Cảm giác đau nhức ở cổ họng, khi nuốt nước bọt hay thức ăn thì tình trạng này trở nên khó chịu hơn.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, mất sức, nặng nề, tâm lý cũng trở nên nặng nề hơn, hay cáu gắt.
  • Bị sốt, ho khan hoặc ho kèm đờm kéo dài, nhức đầu, đau mỏi cơ bắp, miệng có mùi hôi,…

Mẹ bầu mắc viêm amidan có ảnh hưởng đến thai nhi? Có nguy hiểm không?

Không chỉ các vấn đề như triệu chứng hay nguyên nhân mà các chị em còn quan tâm liệu bà bầu bị viêm amidan có nguy hiểm không, có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi. Theo các bác sĩ, tình trạng này nếu không được điều trị sớm thì có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng sau đây:

  • Thai nhi phát triển kém: Vấn đề đầu tiên và dễ nhận thấy nhất là việc thai nhi kém phát triển. Nguyên nhân là vì amidan sưng tấy kèm theo triệu chứng mệt mỏi kéo dài khiến người mẹ không còn cảm giác thèm ăn và hấp thụ dinh dưỡng chậm hơn. Hệ lụy kéo theo là em bé trong dạ con không nhận được đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển. 
  • Nhiễm độc thai kỳ và sinh non: Đối với người mẹ bị viêm amidan, sức đề kháng, hệ miễn dịch đều trở nên suy yếu hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn khác xâm nhập vào bên trong cơ thể. Một khi nhiễm trùng xảy ra, vi khuẩn có thể theo đường máu di chuyển đến thai nhi, gây ra hiện tượng nhiễm độc và để lại hậu quả nghiêm trọng như sinh non, dị tật, thậm chí là sẩy thai.
  • Sốt thấp khớp, viêm cầu thận: Đây là hai biến chứng đặc biệt nguy hiểm xảy ra khi bà bầu bị viêm amidan có liên quan đến vi khuẩn liên cầu streptococcus. Loại vi khuẩn này thường lan rất nhanh đến các khu vực khác trên cơ thể, gây ra tình trạng sốt thấp khớp và viêm cầu thận, khiến nguy cơ tử vong tăng cao.
Viêm amidan ở bà bầu có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Viêm amidan ở bà bầu có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Các biện pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán viêm amidan ở bà bầu, các bác sĩ sẽ tiến hành:

  • Yêu cầu người bệnh há to miệng để kiểm tra xem cổ họng và amidan có hiện tượng sưng đỏ, sưng tấy hoặc xuất hiện mủ trắng hay không.
  • Hỏi thăm về các triệu chứng mà mẹ bầu đang gặp phải, ví dụ sốt, ho, chảy nước mũi, khó nuốt,…
  • Quan sát bên trong tai và mũi để tìm dấu hiệu nhiễm trùng, họ cũng có thể sờ hai bên cổ người bệnh để xem có dấu hiệu sưng hạch hay không.

Sau khi đã thực hiện xong các biện pháp thăm khám triệu chứng lâm sàng, nếu nghi ngờ nguyên nhân có liên quan đến vi khuẩn liên cầu, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu làm thêm xét nghiệm kiểm tra. Bác sĩ dùng tăm bông dài đưa vào sâu cổ họng người bệnh để thu lấy mẫu dịch nhầy. Mẫu bệnh phẩm sau đó được đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích và đưa ra kết quả.

Mang thai bị viêm amidan phải làm sao?

Việc điều trị tình trạng này ở phụ nữ mang thai yêu cầu cao về tính an toàn vì chỉ một yếu tố nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy thì bà bầu bị viêm amidan phải làm sao? Dưới đây là một số các biện pháp điều trị được áp dụng phổ biến nhất:

Bài thuốc dân gian chữa viêm amidan cho bà bầu

Đối với các mẹ bầu, các bài thuốc dân gian tại nhà là lựa chọn được ưu tiên hơn cả. Nguyên nhân là vì chúng có thành phần chính là thảo dược, vừa giúp cải thiện triệu chứng vừa không gây hại cho thai nhi. Các bài thuốc dân gian gồm có:

  • Nước muối ấm pha loãng: Có thể nói đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện mà hiệu quả mang đến lại rất tốt. Muối hạt có vị mặn, tính bình, giúp sát khuẩn, vệ sinh răng miệng và cổ họng sạch sẽ. Cách thực hiện: Mẹ bầu pha khoảng ⅓ thìa cà phê muối hạt vào 300ml nước ấm rồi dùng dung dịch này súc miệng hàng ngày.
  • Trà chanh kết hợp mật ong: Trong khi chanh tươi giàu axit citric có khả năng chống viêm và diệt khuẩn thì mật ong có chứa nhiều vitamin, giúp tăng đề kháng và làm dịu cổ họng đau rát dễ dàng. Cách thực hiện: Pha 2 thìa cà phê mật ong với 1 thìa cà phê nước cốt chanh và 200ml nước ấm. Mẹ bầu dùng uống hàng ngày, tốt nhất là vào buổi sáng sẽ giúp giảm sưng amidan hiệu quả.
  • Trà gừng và nghệ: Cả gừng tươi và nghệ đều có chứa rất nhiều các hoạt chất chống viêm, vừa giúp kháng khuẩn vừa giúp làm ấm cổ họng hiệu quả. Cách thực hiện: Mẹ bầu pha lần lượt gừng tươi, bột nghệ và mật ong theo tỷ lệ 1:1:3 vào khoảng 300ml nước ấm, khuấy đều cho tan. Mẹ bầu sử dụng loại trà này uống hàng ngày, mỗi lần 1 ly.
Gừng và nghệ có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh hiệu quả
Gừng và nghệ có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh hiệu quả

Tây y trị viêm amidan cho bà bầu

Bà bầu bị viêm amidan nên hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc Tây y trong điều trị. Tuy nhiên, đối với những trường hợp viêm do vi khuẩn hoặc viêm amidan hốc mủ khi mang thai có thể dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc trị viêm amidan này thường là:

  • Kháng sinh đường uống: Muốn tiêu diệt tận gốc vi khuẩn gây hại thì mẹ bầu nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, ví dụ như penicillin. Về liều lượng cũng như thời gian dùng thuốc nên tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa nguy cơ ảnh hưởng đến em bé.
  • Các thuốc sát trùng: Mẹ bầu cũng có thể được kê đơn các loại thuốc sát trùng tại chỗ như chlorhexidine, miramistin,.. để làm sạch cổ họng và amidan đồng thời giúp loại bỏ chất đờm nhầy khó chịu.
  • Thuốc giảm đau: Nếu mẹ bầu cảm thấy cổ họng đau nhức dữ dội khó chịu thì có thể sử dụng thêm thuốc chống viêm giảm đau alpha choay. Loại thuốc này giúp cải thiện nhanh chóng cảm giác sưng tấy, nóng đỏ, đau rát, giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.

Bà bầu bị viêm amidan nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc sử dụng các cách trị viêm amidan cho bà bầu, mỗi chị em phụ nữ cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Theo đó, bà bầu bị viêm amidan nên bổ sung thêm vào thực đơn các loại thực phẩm sau:

  • Các loại rau xanh đậm có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa và chống viêm như cần tây, bông cải xanh, cà rốt, bí ngô,…
  • Thức ăn dạng mềm như cháo loãng, canh, súp, sinh tố,… sẽ không gây kích ứng cho amidan bị viêm.
  • Các loại thực phẩm giàu đạm thực vật như đậu lăng, hạt chia, đậu nành,..

Ngoài ra, các chuyên gia khuyến nghị mẹ bầu nên tránh dùng:

  • Các gia vị cay nóng hoặc đồ ăn chế biến thêm nhiều gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, tương ớt,..
  • Đồ ăn giòn, cứng, dễ gây kích thích cho cổ họng và amidan đang viêm như bánh quy, khoai tây chiên giòn, kẹo cứng,… 
  • Đồ uống có chứa nhiều đường, ví dụ như nước ngọt có ga, nước trái cây đóng hộp, nước trà chế biến sẵn,….

Bà bầu bị viêm amidan khám ở đâu tốt?

Bà bầu bị viêm amidan có thể tham khảo các địa chỉ khám chữa dưới đây:

  • Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức: Người dân thủ đô và các khu vực lân cận có thể tìm đến điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Đây là cơ sở y tế xếp hạng đặc biệt quốc gia sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa Tai – mũi – họng giỏi. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức nằm ở số 40 Tràng Thi, quận hoàn Kiếm, Hà Nội. Liên hệ thông qua số: 024.3825.3531.
  • Bệnh viện Nhân Dân 115: Bệnh viện Nhân Dân 115 là cơ sở y tế đa khoa hạng I chuyên tiếp nhận và điều trị các ca bệnh khó, vì vậy mẹ bầu có thể yên tâm về chất lượng. Đơn vị không chỉ có trang thiết bị hiện đại mà còn sở hữu đội ngũ nhân viên, y bác sĩ tận tâm, tận tình. Bệnh viện Nhân Dân 115 nằm ở số 527 đường Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP.HCM. Liên hệ thông qua số: 028.3865.4249. 

Phòng ngừa viêm amidan khi mang thai

Để phòng ngừa tình trạng bà bầu bị viêm amidan, chị em phụ nữ nên lưu ý một số các vấn đề sau đây:

  • Uống nhiều nước: Các chuyên gia khuyến khích chị em phụ nữ trong thời gian mang thai nên uống nhiều nước. Việc cung cấp cho cơ thể lượng chất lỏng cần thiết có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và tăng cường tuần hoàn, trao đổi chất trong cơ thể.
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể: Một trong những biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất là giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Các mẹ nên tăng cường đánh răng, súc miệng thường xuyên, tắm hàng ngày với các loại xà bông diệt khuẩn cũng như nhớ đeo khẩu trang khi ra ngoài.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Thực phẩm luôn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, nhất là với các mẹ bầu. Theo các bác sĩ, mẹ bầu nên tăng cường trái cây, rau củ quả và protein từ thịt cá trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, mẹ bầu cũng nên hạn chế dầu mỡ, tinh bột, các loại đồ hộp, đồ chế biến sẵn và đồ cay nóng vì chúng dễ kích thích cổ họng.
  • Đi khám đúng lịch hẹn với bác sĩ: Để phòng chống hiệu quả viêm amidan, tốt nhất là các mẹ bầu nên đi khám đều đặn, đúng theo lịch hẹn. Việc thăm khám này không chỉ giúp kiểm tra sức khỏe mẹ và bé mà còn giúp sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường của amidan.

Bà bầu bị viêm amidan có thể gây ra nhiều tác động xấu đến cả mẹ và bé, chính vì vậy không nên chủ quan xem thường cũng như để bệnh kéo dài quá lâu. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu như ho, đau họng, amidan sưng đỏ,.. mẹ bầu nên nhanh chóng đi khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. 

Array

Chia sẻ

Dấu hiệu nhận biết amidan bình thường và amidan bị viêm

Dấu Hiệu Nhận Biết Amidan Bình Thường Và Amidan Bị Viêm

Amidan bình thường có đặc điểm, hình dạng, màu sắc và cách phân biệt với amidan bị viêm như thế...
3 Biến Chứng Viêm Amidan Cực Nguy Hiểm Không Nên Chủ Quan

3 Biến Chứng Viêm Amidan Cực Nguy Hiểm Không Nên Chủ Quan

Biến chứng viêm amidan sẽ rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Những biến chứng này không...
Amidan là gì? Vị trí, cấu tạo và chức năng của amidan

Amidan Là Gì? Vị Trí, Cấu Tạo Và Chức Năng Của Amidan

Amidan là gì, cấu tạo và chức năng ra sao là vấn đề mà không phải ai cũng biết. Amidan...
5 biến chứng sau cắt amidan và giải pháp phòng tránh

5 Biến Chứng Sau Cắt Amidan Và Giải Pháp Phòng Tránh An Toàn

Biến chứng sau cắt amidan có thể xảy ra ở bất cứ ai, đặc biệt với những bệnh nhân chủ...

Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Amidan Mà Cha Mẹ Cần Ghi Nhớ

Cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan như thế nào cho đúng luôn là mối bận tâm hàng đầu của...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top