Top 12 Cách Điều Trị Vảy Nến Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả

Vảy nến là bệnh da liễu khá phổ biến, dù không gây nguy hiểm nhưng nếu không điều trị đúng cách có thể để lại biến chứng liên quan đến tim mạch, nhiễm trùng,… Dưới đây là các cách điều trị vảy nến tại nhà đơn giản, an toàn và mang lại hiệu quả tối ưu, bạn đọc có thể tham khảo, áp dụng nếu không may gặp phải tình trạng trên!

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy nến vẫn chưa tìm ra. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bệnh vảy nến có liên quan đến rối loạn đáp ứng miễn dịch. Bởi thế, nhóm đối tượng dễ mắc bệnh vảy nến nhất gồm: 

  • Người nghiện rượu bia và chất kích thích.  
  • Người đã và đang bị viêm da cơ địa hoặc nhiễm trùng da. 
  • Gia đình có người đã hoặc đăng bị bệnh vảy nến. 
Vảy nến là bệnh da liễu khá phổ biến nhưng người bệnh không được chủ quan
Vảy nến là bệnh da liễu khá phổ biến nhưng người bệnh không được chủ quan

Mặc dù chưa rõ tác nhân chính gây bệnh nhưng một vài yếu tố được cho là nguyên nhân thúc đẩy bệnh vảy nến phát triển có thể kể đến như: 

  • Di truyền: Với những người ở độ tuổi từ 16-22 nếu mắc vảy nến thì bệnh sẽ có diễn tiến bất ổn và lan rộng toàn thân. Trường hợp này được xác định liên quan đến yếu tố di truyền. 
  • Yếu tố ngoại sinh: Các yếu tố ngoại sinh như thời tiết, khí hậu, hóa chất độc hại,… đều có khả năng làm nguy cơ bùng phát bệnh mạnh hơn. 
  • Dị ứng thuốc: Người bị dị ứng một số thuốc như corticosteroid, beta blockers,… có nguy cơ cao mắc bệnh vảy nến.

12+ cách điều trị bệnh vảy nến an toàn tại nhà

Nhiều người bệnh bị vảy nến, đặc biệt ở vùng kín sẽ mang tâm lý ngại ngùng nên không đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám. Thay vào đó, họ sẽ lựa chọn những cách chữa tại nhà. Dưới đây là một vài cách điều trị bệnh vảy nến tại nhà an toàn, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao, bạn đọc có thể áp dụng. 

Nhiều người lựa chọn điều trị bệnh vảy nến tại nhà an toàn, dễ thực hiện
Nhiều người lựa chọn điều trị bệnh vảy nến tại nhà vì chúng an toàn, dễ thực hiện

Giữ da luôn ẩm

Bị vảy nến thường khiến da của người bệnh trở nên khô ráp, ngứa ngáy, khó chịu. Chính vì thế, việc giữ ẩm cho da để hạn chế tình trạng bong tróc vô cùng quan trọng. Bạn nên lựa chọn những loại kem dưỡng ẩm có độ ẩm cao của các thương hiệu nổi tiếng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng dầu dừa, dầu ô liu hoặc mật ong để dưỡng ẩm da tại nhà. 

Điều trị vảy nến bằng nghệ

Nhờ khả năng chống khuẩn mạnh mẽ và kháng viêm hiệu quả, nhiều người đã sử dụng nghệ để điều trị vảy nến và hạn chế nguy cơ bệnh trở nặng. Đặc biệt, hoạt chất curcumin trong nghệ kết hợp cùng thuốc steroid bôi tại chỗ mang lại hiệu quả cực tốt.  Có 2 cách điều trị vảy nến tại nhà bằng nghệ, gồm: 

  • Cách 1: Cho nghệ vào các món ăn hàng ngày hoặc pha bột nghệ với nước ấm uống. 
  • Cách 2: Trộn bột nghệ với nước thành hỗn hợp sệt rồi đắp lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày để cải thiện bệnh nhanh chóng.
Nhiều người đã sử dụng nghệ để điều trị vảy nến
Nhiều người đã sử dụng nghệ để điều trị vảy nến

Dùng trà xanh trị vảy nến 

Trà xanh giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể nên thường được dùng để điều trị các bệnh da liễu do nóng trong gây ra. Bên cạnh đó, trong trà xanh còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Ngoài dùng để trị vảy nến, trà xanh còn được nhiều người sử dụng điều trị tổ đỉa, mề đay tại nhà. Cách điều trị vảy nến tại nhà bằng trà xanh khá đơn giản với các bước sau: 

  • Rửa sạch 2-3 nắm lá trà xanh bằng nước muối pha loãng. 
  • Vò nhẹ trà rồi đun sôi bớt nước. 
  • Khi nước nguội dùng để tắm, thực hiện đều đặn hàng ngày để giữ ẩm cho da và loại bỏ vảy do bong tróc.
Trà xanh giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể nên được dùng để điều trị các bệnh da liễu
Trà xanh giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể nên được dùng để điều trị các bệnh da liễu

Dùng muối Epsom trị vảy nến

Với công dụng dưỡng ẩm, cải thiện làn da khô rát và bong tróc, muối Epsom hoặc muối biển chết được nhiều chị em tin dùng. Bên cạnh đó, loại muối này còn hỗ trợ giảm ngứa, khó chịu do vảy nến gây nên. Bạn có thể hòa tan muối vào bồn tắm cùng với nước ấm ngâm mình để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chữa vảy nến bằng giấm táo

Giấm táo được dùng như một chất khử trùng trong điều trị viêm nhiễm hoặc bị bỏng nhẹ. Ngoài ra, đặc tính kháng viêm mạnh của giấm táo giúp đẩy lùi nhanh các triệu chứng ngứa ngáy do vảy nến gây ra. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn có thể dễ dàng tự thực hiện tại nhà: 

  • Pha hỗn hợp giấm táo và nước theo tỷ lệ 1:1. 
  • Dùng bông hoặc vải sạch thấm dung dịch vừa pha thoa lên vùng da bị tổn thương. 
  • Sau khoảng 20 phút, rửa lại vùng da bôi giấm táo bằng nước sạch. 
  • Thực hiện đều đặn 2 lần/tuần đến khi triệu chứng của bệnh mất dần. 
Đặc tính kháng viêm mạnh của giấm táo giúp đẩy lùi nhanh vảy nến
Đặc tính kháng viêm mạnh của giấm táo giúp đẩy lùi nhanh vảy nến

Bột yến mạch điều trị vảy nến

Nhắc đến cách điều trị vảy nến tại nhà hiệu quả không thể bỏ qua phương pháp tắm bằng bột yến mạch. Không chỉ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da, trong yến mạch còn có avenanthramide giúp chống oxy hóa và giảm viêm. Cách sử dụng yến mạch chữa vảy nến gồm các bước:

  • Chuẩn bị một chén nhỏ bột yến mạch, pha cùng với nước ấm. 
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy nến rồi ngâm với hỗn hợp nước bột yến mạch khoảng 10-15 phút. 
  • Trường hợp vảy nến toàn thân thì tăng lượng yến mạch rồi pha với nước để tắm. 
  • Rửa sạch hoặc tắm lại với nước ấm rồi lau khô và bôi kem dưỡng. 

Trị vảy nến bằng nha đam

Trong nha đam chứa nhiều chất giúp dưỡng ẩm và phục hồi đa bị tổn thương nên thường được dùng để cải thiện các bệnh da liễu, trong đó có vảy nến. Cách dùng nha đam để điều trị vảy nến tại nhà được thực hiện như sau:

  • Bóc bỏ vỏ 1-2 lá nha đam to, lấy phần thịt bên trong đem xay nhuyễn.  
  • Thoa lớp mỏng thịt nha đam lên vùng da bị vảy nến và massage nhẹ nhàng. 
  • Sau khoảng 20 phút, vệ sinh sạch sẽ da và lau khô. Thực hiện 3-4 lần/tuần đến khi tình trạng bệnh cải thiện.  
Nha đam thường được dùng để cải thiện các bệnh da liễu
Nha đam thường được dùng để cải thiện các bệnh da liễu

Lá trầu không chữa vảy nến

Với công dụng sát khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương nhanh chóng, trầu không được lựa chọn để cải thiện các bệnh lý về da, trong đó có bệnh vảy nến. Bạn đọc có thể dùng cách chữa vảy nến này theo 2 cách sau: 

  • Cách 1: Kết hợp trầu không với rau răm và muối hạt. Chỉ cần rửa sạch 1 nắm lá trầu không, 1 nắm lá rau răm rồi đun sôi với 2 lít nước cùng một chút muối. Sau đó, lọc nước, bỏ bã và dùng nước gội đầu. 
  • Cách 2: Rửa sạch 1 nắm lá trầu không, giã nát rồi lọc lấy nước cốt. Cho thêm một chút muối vào nước cốt và thoa nhẹ lên vùng da bị vảy nến. Thực hiện đều đặn 3 lần/tuần. 

Dầu dừa – Trị vảy nến hiệu quả tại nhà

Trong dầu dừa chứa nhiều dưỡng chất dưỡng ẩm giúp phục hồi da bị tổn thương và kháng viêm hiệu quả. Chính vì thế, không chỉ cải thiện da và tóc vào mùa hanh khô, dầu dừa còn được dùng để điều trị vảy nến. Các bước sử dụng dầu dừa chữa vảy nến khá đơn giản, dễ thực hiện. Cụ thể: 

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy nến rồi lau khô bằng nước ấm. 
  • Dùng bông gòn hoặc vải sạch thấm dầu dừa rồi thoa lên vùng da bị tổn thương, massage nhẹ nhàng khoảng 3-5 phút. 
  • Thực hiện liên tục 3 lần/ngày để cải thiện tình trạng bị vảy nến, lấy lại làn da mềm mịn, khỏe mạnh. 
Ngoài cải thiện da và tóc vào mùa hanh khô, dầu dừa còn được dùng để điều trị vảy nến
Ngoài cải thiện da và tóc vào mùa hanh khô, dầu dừa còn được dùng để điều trị vảy nến

Cách chữa vảy nến bằng sữa chua

Ngoài là “thần dược” giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, sữa chua còn có công dụng làm sáng và dịu da bị kích ứng. Bạn đọc có thể tham khảo cách sử dụng sữa chua trị vảy nến tại nhà sau đây: 

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương rồi thoa sữa chua không đường lên và nhẹ nhàng massage trong vòng  15-20 phút. 
  • Rửa sạch vùng da bị vảy nến với nước mát và dùng khăn sạch lau khô. 
  • Thực hiện cách điều trị trên 3-4 lần/tuần để cải thiện tình trạng bệnh. 
  • Bên cạnh đắp trực tiếp lên da, người bệnh có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày vừa tốt cho sức khỏe vừa tăng hiệu quả điều trị vảy nến. 

Dầu ô liu trị vảy nến

Tương tự dầu dừa, dầu ô liu cũng được nhiều người sử dụng cải thiện tình trạng bị vảy nến. Bởi trong dầu ô liu có chứa nhiều thành phần như chất béo không bão hòa đơn, chất béo bão hòa, axit béo omega-3, 6 và các loại vitamin E, K giúp chống oxy hóa, cung cấp độ ẩm, làm sáng da và phòng ngừa bong tróc vảy. Cách thực hiện phương pháp trị vảy nến bằng dầu ô liu gồm các bước: 

Dầu ô liu cũng được nhiều người sử dụng cải thiện tình trạng bị vảy nến
Dầu ô liu cũng được nhiều người sử dụng cải thiện tình trạng bị vảy nến
  • Vệ sinh vùng da bị vảy nến bằng nước sạch và dùng khăn mềm lau khô. 
  • Thoa trực tiếp dầu ô liu lên vùng da bị tổn thường và massage nhẹ nhàng để tinh chất thấm sâu vào dao. 
  • Dùng nước ấm rửa sạch vùng da thoa dầu ô liu vào sáng hôm sau.
  • Với phương pháp này, người bệnh nên thực hiện 1 lần/ngày vào trước khi đi ngủ buổi tối. 

Kem bôi và thuốc không kê đơn

Người bị bệnh vảy nến có thể sử dụng kem hoặc thuốc bôi không kê đơn để cải thiện vảy nến và hỗ trợ ngăn ngừa tái phát. Bạn có thể thoa trực tiếp lên vùng da bị vảy nến hoặc dùng dầu gội chứa axit salicylic nếu vị vảy nến da đầu. Những loại thuốc này giúp giữ ẩm, làm mềm da, kích thích bong sừng và thúc đẩy quá trình loại bỏ lớp vảy nến. 

Kem và thuốc bôi không kê đơn trị vảy nến được bày bán khá phổ biến trên thị trường nên người bệnh có thể tìm mua ở bất kỳ hiệu thuốc nào. Tuy nhiên, người bệnh phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tìm bác sĩ chuyên khoa để nghe tư vấn, tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn. 

Kem và thuốc bôi không kê đơn trị vảy nến được bày bán khá phổ biến trên thị trường
Kem và thuốc bôi không kê đơn trị vảy nến được bày bán khá phổ biến trên thị trường

Những lưu ý trong quá trình điều trị vảy nến tại nhà

Những cách điều trị vảy nến tại nhà vừa an toàn, lành tính, phù hợp với thể trạng của hầu hết mọi người vừa mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, để các phương pháp này phát huy tối đa hiệu quả, khi thực hiện, bạn đọc cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Các mẹo dân gian trị vảy nến thường mang lại hiệu quả chậm nên người bệnh cần kiên trì thực hiện, không bỏ dở giữa chừng. 
  • Lựa chọn nguyên liệu sạch sẽ, không bị nhiễm hóa chất. 
  • Các cách điều trị tại nhà chỉ mang tính hỗ trợ, không thay thế phương pháp chữa trị mà bác sĩ chỉ định. Vì thế, người bệnh không nên tự ý dừng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. 
  • Trong quá trình điều trị, nếu phát hiện cơ thể có triệu chứng bất thường như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ,… thì phải dừng ngay. 
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, kết hợp lối sống khoa học và bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu vitamin, axit béo omega-3,… vào thực đơn hàng ngày. 
  • Sau 2 tuần điều trị vảy nến tại nhà, bệnh không cải thiện thì người bệnh không nên thực hiện tiếp. 

Các cách điều trị vảy nến tại nhà đơn giản, dễ thực hiện và toàn nhưng chỉ mang tính kiểm soát triệu chứng tạm thời chứ không xử lý dứt điểm. Muốn xử lý căn nguyên gây bệnh và ngăn tái phát, người bệnh có thể lựa chọn các bài thuốc Đông y hoặc đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được tư vấn, lên phác đồ điều trị.  

Array

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

“ĐÁNH BAY” vảy nến sau 1 liệu trình nhờ phác đồ 3 TÁC ĐỘNG toàn...

Vảy nến là một trong những thể viêm da mãn tính khó điều trị dứt điểm hiện nay. Vì vậy,...
Top 11 Bác Sĩ Chữa Vảy Nến Giỏi Ở Hà Nội Và TP HCM

Top 11 Bác Sĩ Chữa Vảy Nến Giỏi Ở Hà Nội Và TP HCM

Vảy nến là chứng bệnh ngoài da khá nhiều người mắc phải, gây ra nhiều khó chịu. Để chữa khỏi...
Mẹ Bầu Bị Vảy Nến Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

[Giải Đáp] Mẹ Bầu Bị Vảy Nến Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

Bị vảy nến khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp, khiến nhiều mẹ bầu lo lắng và hoang...
Bệnh Vảy Nến Hồng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Chữa Trị

Bệnh Vảy Nến Hồng

Bệnh vảy nến hồng được đánh giá là một bệnh lý ngoài da khá lành tính. Tuy nhiên, những biểu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top