Đau Khớp Gối Ở Trẻ Em

Đau khớp gối ở trẻ nhỏ không đơn giản chỉ là các triệu chứng đau nhức thông thường mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hại. Khi thấy con bị đau khớp gối bố mẹ không nên chủ quan, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, đưa trẻ đi thăm khám và điều trị kịp thời. 

Đau khớp gối ở trẻ em là gì?

Đau khớp gối ở trẻ em hay còn được gọi là bệnh Osgood-Schlatter là tình trạng đầu gối bị đau kèm theo nhiều biểu hiện khác nhau. Khi bị viêm đau khớp trẻ gặp phải một số biểu hiện như sưng đau vùng lồi củ trên của xương chày, ngay dưới bánh chè.

Khi trẻ bị đau khớp gối có thể kèm theo một số biểu hiện khác
Khi trẻ bị đau khớp gối có thể kèm theo một số biểu hiện khác

Viêm khớp gối ở trẻ em có thể hình thành do chấn thương khi hoạt động thể chất quá mức hoặc do cơ thể phát triển quá nhanh. Khi thấy trẻ bị đau khớp bố mẹ nên cho bé đi khám để xác định rõ nguyên nhân đồng thời có giải pháp điều trị phù hợp. Bệnh đau khớp gối tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm nên phụ huynh hãy chủ động để bảo vệ sức khỏe cho bé.

Một số dấu hiệu nhận biết sưng đau khớp gối ở trẻ em

Khi khớp gối bị viêm trẻ sẽ cảm thấy đau mỏi phần khớp gối, cơn đau tăng mạnh hơn khi vận động, đi lại, chạy nhảy. Tần suất cơn đau càng ngày càng tăng, lúc đầu đau nhẹ càng về lâu cường độ cơn đau càng lớn, tái phát nhiều lần. Ngoài ra, trẻ bị đau khớp gối còn có một số triệu chứng đi kèm khác như:

  • Xuất hiện cảm giác đau nhức ở các vùng khớp khác như khớp cổ tay, khớp háng, mắt cá chân, khớp vai…
  • Bị cứng khớp mỗi khi ngủ dậy, khó khăn trong việc co duỗi khớp gối.
  • Nghe thấy tiếng động lạ phát ra từ khớp khi cử động như tiệc lục khục của xương va chạm nhau hoặc tiếng rắc rắc.
  • Khớp bị sưng phù, biến dạng hoặc lồi ra so với bình thường.
  • Trẻ lười vận động hơn, cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, cân nặng giảm sút, một số trường hợp trẻ bị mất ngủ và sốt.

Nguyên nhân gây đau khớp gối ở trẻ em

Tình trạng đau khớp gối thường gặp ở trẻ nhỏ, có đến 15% trẻ ở dưới tuổi vị thành niên gặp phải tình trạng này. Đặc trưng của bệnh là đau mỏi vào buổi tối liên tục hoặc ngắt quãng, hết đau vào sáng hôm sau.

Trẻ bị đau khớp gối do chấn thương vận động
Trẻ bị đau khớp gối do chấn thương vận động

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng đau khớp gối ở trẻ em được xác định như sau:

  • Đau do vận động: Trẻ thay đổi tư thế đột ngột, vận động thể chất với cường độ lớn khiến vị trí các khớp bị tổn thương gây nên cơn đau nhẹ hoặc kéo dài. Nghỉ ngơi vài ngày hoặc điều chỉnh hoạt động có thể cơn đau sẽ biến mất.
  • Đau xương phát triển: Khi trẻ ở trong độ tuổi tăng trưởng chiều cao dễ gặp phải tình trạng đau do xương phát triển. Ở giai đoạn này nhu cầu sử dụng canxi và vitamin D tăng cao nên có thể làm giảm cơn đau bằng cách bổ sung vitamin và canxi. Trường hợp đau nhiều, trẻ khó ngủ, bố mẹ nên đưa bé đi khám và bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen.
  • Viêm, đau khớp tự phát: Cơn đau kéo dài trên 6 tuần, trẻ bị hạn chế vận động và có thể bị sốt.
  • Đau khớp do bệnh Lupus: Đây là bệnh lý tự miễn thường gặp kèm theo các triệu chứng như đau khớp, sốt, ban đỏ hình cánh bướm ở mặt…
  • Bệnh Lyme: Nếu trẻ bị mắc bệnh Lyme (nhiễm trùng do ve cắn) sẽ bị đau khớp kèm theo sốt phát ban, liệt mặt…
  • Bạch cầu cấp: Đây là một trong những bệnh lý ác tính về máu gây nên tình trạng đau nhức xương khớp ở giai đoạn đầu.

Khi nào nên đưa trẻ bị đau khớp gối đi khám

Mức độ nguy hiểm của bệnh đau khớp gối ở trẻ em còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp cơn đau hình thành do vận động hoặc xương phát triển sẽ tự hết sau một thời gian ngắn. Ngược lại nếu cơn đau xuất hiện do bệnh lý có nhiều biến chứng về sau gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Nên đưa trẻ đi khám ngay khi cơn đau kéo dài nhiều ngày không hết
Nên đưa trẻ đi khám ngay khi cơn đau kéo dài nhiều ngày không hết

Lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám khi thấy trẻ có những biểu hiện sau:

  • Cơn đau kéo dài nhiều ngày, cường độ cơn đau không thuyên giảm, đau âm ỉ cả ngày.
  • Cơn đau nghiêm trọng hơn vào buổi sáng đặc biệt khi mới ngủ dậy.
  • Khớp gối bị sưng, ảnh hưởng đến khả năng vận động, khó di chuyển.
  • Bị sốt, phát ban bất thường, trẻ biếng ăn và bị sụt giảm cân nặng.
  • Mệt mỏi trong người, ít vận động hơn bình thường.

Biện pháp điều trị đau khớp gối ở trẻ em hiệu quả

Đau khớp gối có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác, bố mẹ nên theo dõi sát sao để biết được nguyên nhân gây bệnh. Tốt nhất nên đưa trẻ đi khám và điều trị sớm theo liệu trình nhanh chóng cải thiện tình trạng. Bệnh đau khớp gối ở trẻ em có thể điều trị theo các phương pháp sau:

Điều trị bằng mẹo dân gian

Mẹo dân gian sử dụng các cây thuốc tốt cho xương khớp trong tự nhiên, giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức. Khi trẻ bị đau khớp gối bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo chữa viêm đau khớp dưới đây:

  • Dùng dây đau xương: Dây đau xương là vị thuốc có tác dụng khu trừ phong thấp, mạnh gân cốt, được sử dụng trong nhiều bài thuốc về xương khớp. Trường hợp trẻ bị đau khớp gối có thể dùng lá dây đau xương, giã nát, trộn với rượu trắng đắp hàng ngày. Kiên trì thực hiện trong khoảng 1 tuần sẽ thấy cơn đau nhức thuyên giảm.
  • Chữa viêm khớp gối bằng lá đu đủ: Sử dụng lá đu đủ tươi đặt lên đầu gối bị đau sau đó lấy muối hạt rang nóng, bọc trong túi vải mỏng chườm lên bên trên. Nên di chuyển bọc muối liên tục, xoay tròn quanh đầu gối để trẻ không bị bỏng và mang lại hiệu quả tốt hơn.
  • Loại bỏ đau khớp gối bằng hạt cải bẹ trắng: Hạt cải bẹ trắng có chứa chất giảm đau giúp làm giảm cơn đau nhức vùng khớp gối. Bố mẹ lấy hạt cải giã nhỏ, trộn với giấm gạo rồi đắp lên đầu gối bị đau, mỗi ngày thực hiện 3 lần.

Chữa đau khớp gối ở trẻ em bằng Tây y

Sử dụng các bài thuốc dân gian chỉ làm thuyên giảm triệu chứng đau nhức mà không loại bỏ được tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy sau khi điều trị thuyên giảm, bố mẹ vẫn nên cho bé đi khám và chữa bằng Tây y để đảm bảo khỏi bệnh hoàn toàn và không bị tái phát.

Sử dụng thuốc Tây giúp loại bỏ cơn đau khớp gối ở trẻ em nhanh chóng
Sử dụng thuốc Tây giúp loại bỏ cơn đau khớp gối ở trẻ em nhanh chóng

Một số loại thuốc Tây điều trị viêm đau khớp thường được bác sĩ chỉ định như sau:

  • Điều trị dùng thuốc: Trường hợp trẻ bị đau dữ dội, cơn đau liên tục không thuyên giảm bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm để ngăn chặn biến chứng. Sau khi ổn định có thể dùng một số thuốc hỗ trợ để cải thiện tình trạng.
  • Điều trị vật lý trị liệu: Trị liệu vật lý giúp phục hồi chức năng xương khớp mà không cần sử dụng đến thuốc. Phương pháp này có thể áp dụng điều trị song song với dùng thuốc trong một số trường hợp chỉ định đặc biệt.
  • Phẫu thuật ngoại khoa: Một số trường hợp trẻ bị đau khớp gối không thể can thiệp bằng các phương pháp điều trị khác sẽ phải phẫu thuật ngoại khoa.

Địa chỉ khám bệnh đau khớp gối ở trẻ em uy tín

Cho trẻ đi khám và điều trị đau khớp gối ở đâu uy tín cũng là vấn đề mà nhiều phụ huynh quan tâm. Nếu đang băn khoăn không biết nên cho con khám ở đâu bố mẹ có thể tham khảo một số địa chỉ khám xương khớp tốt nhất dưới đây:

  • Bệnh viện Thể dục Thể thao Hà Nội: Địa chỉ thăm khám và điều trị xương khớp uy tín tại Hà Nội. Phụ huynh đưa trẻ đến khám trực tiếp tại khoa xương khớp, địa chỉ đường Đỗ Xuân Hợp, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội, hotline 024 3785 5188.
  • Bệnh viện Bạch Mai: Là bệnh viện tuyến đầu ở khu vực miền Bắc, Bệnh viện Bạch Mai có nhiều chuyên khoa khác nhau trong đó có khoa Cơ xương khớp. Trẻ bị đau khớp gối có thể đến khám và điều trị trực tiếp tại đây. Địa chỉ viện số 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, thuộc quận Đống Đa, Hà Nội, điện thoại 024 3869 3731
Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102
Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102

Cách phòng ngừa đau khớp gối ở trẻ em

Tình trạng đau khớp gối ở trẻ đang có xu hướng tăng lên do trẻ lười vận động, ít tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày. Ba mẹ nên quan tâm nhiều hơn tới con cái, đưa trẻ đi thăm khám ngay khi có các vấn đề liên quan đến xương khớp. Cùng với đó là duy trì lối sống lành mạnh giúp trẻ phát triển cân bằng cả thể lực và trí tuệ. Một số lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa xương khớp, phụ huynh nên tham khảo:

  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D tốt cho xương.
  • Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày, khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao vận động. Tuy nhiên cần chú ý cường độ luyện tập, mỗi ngày khoảng 30 phút, vận động quá lâu có thể khiến các khớp bị chấn thương nhẹ.
  • Tình trạng béo phì có thể gây áp lực lớn cho xương khớp dẫn đến bị đau mỏi, vì vậy cần kiểm soát cân nặng cũng như chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

Đau khớp gối ở trẻ em hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu như phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời. Hi vọng những kiến thức được chia sẻ giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn tổng quan và chủ động hơn trong việc phòng ngừa và xử lý khi trẻ bị đau khớp.

Array

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang gây nhiều phiền toái lên chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top