Viêm Khớp Gối Tràn Dịch

Viêm khớp gối tràn dịch thường xuất hiện bên trong ổ khớp, khiến khả năng vận động của người bệnh gặp nhiều hạn chế. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, tình trạng này còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân.

Viêm khớp gối tràn dịch là gì?

Viêm khớp gối tràn dịch là hiện tượng sụn khớp đầu gối bị viêm sưng, kèm theo đó là sự tích tụ bất thường của các chất dịch lỏng bên trong ổ khớp. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này nhưng phổ biến nhất là do chấn thương, nhiễm trùng và bệnh viêm khớp. Bên cạnh khớp đầu gối, tràn dịch cũng có thể xảy ra ở một số khu vực khác như mắt cá chân, khuỷu tay, khớp vai và khớp hông.

Viêm khớp đầu gối tràn dịch có thể xảy ra ở mọi đối tượng
Viêm khớp đầu gối tràn dịch có thể xảy ra ở mọi đối tượng

Tình trạng viêm khớp đầu gối kèm tràn dịch có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt lứa tuổi hay giới tính. Nhiều người cũng thường nhầm lẫn bệnh với tình trạng phù nề. Tuy nhiên, thuật ngữ phù nề dùng để mô tả trạng thái sưng tấy của các mô mềm chứ không phải của khớp xương.

Viêm khớp gối tràn dịch có nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp gối có tràn dịch gồm có:

Viêm khớp nhiễm trùng

Viêm khớp nhiễm trùng thường do vi khuẩn, virus hoặc nấm men gây ra. Khi chúng thâm nhập vào trong cơ thể, thông qua đường máu có thể tấn công vào sụn khớp, gây ra tình trạng viêm nhiễm kèm theo việc tích tụ dịch lỏng. 

Những người có tỷ lệ mắc phải viêm khớp nhiễm khuẩn cao thường nằm trong trường hợp: Tuổi già, có các tiền sử bệnh lý tiểu đường, HIV, phẫu thuật thay khớp hoặc sử dụng kim tiêm thuốc kém vệ sinh.

Sụn khớp gối bị tổn thương

Chấn thương là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng viêm khớp gối tràn dịch. Khi đầu gối gặp phải chấn thương, phần sụn đệm có thể bị ma sát nghiêm trọng, dẫn đến hiện tượng viêm sưng. Bên cạnh đó, viêm hoạt dịch và viêm bao gân cũng có thể xảy ra, kéo theo đó là việc dịch lỏng tích tụ và ứ đọng.

Trong số những loại chấn thương có thể ảnh hưởng đến đầu gối, chấn thương thể thao, tai nạn xe hơi và tai nạn lao động là thường thấy hơn cả.

Viêm xương khớp

Tràn dịch kèm theo viêm khớp có thể là hậu quả của một đợt viêm xương khớp cấp hoặc mãn tính. Tình trạng viêm xương khớp có thể kéo theo sự giãn nở mạch máu dưới tác động của hệ miễn dịch, khiến phần hoạt dịch bên trong ổ khớp sản sinh nhiều hơn bình thường. Theo thời gian, lượng dịch dư thừa sẽ tích tụ tại khớp gối, gây ra hiện tượng viêm sưng khó chịu.

Viêm xương khớp là một trong những nguyên nhân chính của viêm khớp gối tràn dịch
Viêm xương khớp là một trong những nguyên nhân chính của viêm khớp gối tràn dịch

Viêm xương khớp thường chia thành hai dạng là viêm khớp dạng thấp và viêm khớp bào mòn. Trong hai dạng này thì viêm khớp dạng thấp liên quan đến vấn đề tự miễn có khả năng gây ra tràn dịch khớp cao hơn dạng còn lại.

Triệu chứng của viêm khớp gối tràn dịch

Người bệnh bị viêm khớp gối tràn dịch có thể gặp phải những triệu chứng dưới đây:

  • Tình trạng sưng tấy, khi sờ vào có cảm giác lún và mềm. Đây là kết quả của việc viêm nhiễm và các chất dịch lỏng tích tụ bên trong ổ khớp đầu gối.
  • Cảm giác đau nhức, nhói buốt kéo dài. Những cơn đau này có thể âm ỉ cả ngày lẫn đêm, khiến chuyển động của người bệnh gặp nhiều khó khăn.
  • Các khớp đầu gối thường có hiện tượng co cứng. Người bệnh không thể thực hiện động tác co duỗi chân và cảm thấy khó chịu khi leo cầu thang hay nâng chân.
  • Tình trạng đỏ và nóng, đây có thể là do viêm nhiễm ảnh hưởng đến cả các mô mềm và gân kheo.

Ngoài những triệu chứng kể trên, bệnh nhân có thể kèm theo một số dấu hiệu khác, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm khớp đầu gối tràn dịch:

  • Viêm khớp gối tràn dịch cho chấn thương: Bầm tím, chảy máu trong khoảng khớp, đau buốt do rạn nứt xương đầu gối.
  • Viêm khớp tràn dịch đầu gối do nhiễm trùng: Sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi và suy nhược.

Bệnh viêm khớp gối tràn dịch có nguy hiểm không?

Bên cạnh các vấn đề liên quan đến triệu chứng hay nguyên nhân, không ít người bệnh còn thắc mắc viêm khớp gối tràn dịch có nguy hiểm hay không. Theo các bác sĩ, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • U nang baker: U nang baker là một trong những biến chứng phổ biến nhất của viêm khớp tràn dịch ở đầu gối. Tình trạng này gây ra những nốt nhỏ chứa đầy dịch lỏng bên trong ổ khớp. U nang nếu phát triển về kích thước có thể khiến người bệnh đau đớn dữ dội mỗi khi di chuyển.
  • Sụn khớp bị phá hủy: Tình trạng viêm sưng kéo dài cùng với sự tấn công của vi khuẩn có thể dẫn đến việc các mô sụn khớp bị phân hủy. Hậu quả là phần khớp gối của người bệnh tổn thương hoàn toàn, nếu không được thay khớp kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ khuyết tật.
U nang baker là biến chứng thường gặp nhất
U nang baker là biến chứng thường gặp nhất

Cách chẩn đoán tràn dịch khớp gối

Việc chẩn đoán viêm khớp gối tràn dịch thường bao gồm các biện pháp sau đây:

  • Kiểm tra thể chất: Các bác sĩ trước tiên sẽ yêu cầu người bệnh liệt kê những triệu chứng thường xuyên gặp phải. Sau đó, người bệnh thực hiện một vài động tác liên quan đến đầu gối để bác sĩ xác định mức độ tổn thương cũng như phạm vị chuyển động của khớp gối hiện tại.
  • Các xét nghiệm hình ảnh: Sau khi đã thực hiện bài kiểm tra thể chất, các chuyên gia tiếp tục tiến hành một số xét nghiệm hình ảnh như: Siêu âm, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI. Những xét nghiệm này giúp xác định nguyên nhân gây ra tràn dịch có liên quan đến viêm khớp hoặc chấn thương hay không.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Nếu nghi ngờ nguyên nhân liên quan đến nhiễm trùng, các bác sĩ có thể tiến hành thêm xét nghiệm dịch khớp. Một ống tiêm lớn sẽ được sử dụng để hút lấy chất hoạt dịch bên trong ổ khớp. Thông qua màu sắc và phân tích chuyên sâu từ mẫu bệnh phẩm, loại vi khuẩn, nấm hoặc virus gây bệnh sẽ được xác nhận.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Viêm khớp gối tràn dịch điều trị thế nào?

Việc điều trị viêm khớp tràn dịch ở đầu gối phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số các biện pháp Đông y, Tây y và thuốc Nam giúp hỗ trợ khắc phục tình trạng này được áp dụng phổ biến nhất hiện nay:

Sử dụng các bài thuốc Nam

Các bài thuốc Nam thường thích hợp áp dụng với những trường hợp ở mức độ nhẹ. Người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng những phương pháp dân gian này.

Bài thuốc từ cây xấu hổ

Cây xấu hổ là loại cây mọc dại khá nhiều ở nước ta. Theo y học cổ truyền, loại cây này có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, điều trị đau nhức xương khớp và giảm dịch mủ tích tụ hiệu quả. Nếu đang tìm cách chữa viêm khớp bằng thuốc Nam, người bệnh nên tham khảo loại dược liệu này.

Cây xấu hổ có khả năng tiêu viêm và giảm đau nhức xương khớp
Cây xấu hổ có khả năng tiêu viêm và giảm đau nhức xương khớp

Thành phần: 30g lá và thân cây xấu hổ, 20g cúc tần và rễ bưởi bung.

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc trên sau khi rửa sạch thì cho vào nồi đun cùng với 250ml nước lạnh.
  • Đợi đến khi thuốc sôi nổi bọt thì tắt bếp. Người bệnh chia thuốc làm hai lần dùng mỗi ngày.

Bài thuốc từ lá lốt

Đối với các vấn đề liên quan đến viêm xương khớp, lá lốt không còn là vị thuốc xa lạ. Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị nhạt, mùi thơm, tính ấm. Vị thuốc này có tác dụng chính là giảm đau, kiện vị, giảm tình trạng sưng tấy do tích mủ và dịch lỏng. Do vậy, từ lâu dân gian đã chữa bệnh đau khớp gối bằng lá lốt, giúp giảm bớt cơn đau cho bệnh nhân.

Thành phần: 30g lá lốt, 1 thìa muối hột.

Cách thực hiện:

  • Lá lốt chọn lá già, rửa sạch rồi đem giã nát. Chắt lấy phần nước cốt, uống trực tiếp.
  • Phần bã trộn với muối và đắp lên vùng đầu gối sưng tấy, mỗi ngày 1 lần.

Bài thuốc từ giấm táo lên men

Một số nghiên cứu khoa học cho thấy giấm táo sở hữu đặc tính chống viêm rất mạnh, giúp cải thiện tình trạng viêm khớp gối mãn tính và hạn chế sự tích tụ kéo dài của hoạt dịch. Bài thuốc này cũng hỗ trợ giảm đau và giúp khớp gối trở nên linh hoạt hơn.

Giấm táo có đặc tính chống viêm tốt cho người bệnh tràn dịch khớp
Giấm táo có đặc tính chống viêm tốt cho người bệnh tràn dịch khớp

Thành phần: 2 thìa canh giấm táo, 180ml nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Pha loãng 2 thìa canh giấm táo vào 180ml nước lọc.
  • Người bệnh dùng uống trực tiếp, mỗi ngày 1 ly trước khi đi ngủ.

Điều trị viêm khớp gối tràn dịch với thuốc Tây y

Trong trường hợp mức độ tổn thương nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc Tây y dưới đây:

  • Thuốc chống viêm NSAIDs: Các thuốc NSAIDs, hay còn gọi là thuốc chống viêm không chứa steroids được sử dụng phổ biến trong các bệnh đau nhức xương khớp. Những loại thuốc này giúp giảm đau nhanh chóng, đồng thời giảm sốt và sưng tấy (nếu có). Bệnh nhân có thể tìm mua một số thuốc NSAIDs như ketoprofen, ibuprofen, oxaprozin,….
  • Thuốc kháng sinh: Với các trường hợp viêm khớp tràn dịch do nhiễm trùng, các loại thuốc kháng sinh có thể giúp ích rất nhiều. Những loại thuốc này giúp ức chế vi trùng gây hại và loại bỏ chúng ra ngoài cơ thể. Người bệnh có thể được kê đơn một số loại thuốc như ciprofloxacin hay methicillin.
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Trong trường hợp nguyên nhân gây tràn dịch là do các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, người bệnh sẽ phải sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch. Các loại thuốc này sẽ làm dịu những phản ứng gây viêm trong cơ thể. Một số thuốc ức chế có thể kể đến là: Methotrexate, cyclophosphamid, adalimumab,…

Nếu phần dịch tích tụ bên trong ổ khớp quá nhiều, tạo ra áp lực cho dây thần kinh và sụn khớp, người bệnh có thể được chỉ định hút dịch khớp gối. Phương pháp này sử dụng các ống xi lanh lớn để loại bỏ phần dịch dư thừa trong khớp gối. Sau đó, bệnh nhân được tiêm thêm corticosteroid để làm giảm tình trạng viêm và đau nhức.

Bệnh nhân viêm khớp gối tràn dịch nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

Bên cạnh các biện pháp điều trị, người bệnh viêm khớp gối tràn dịch cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là tổng hợp một số lời khuyên từ chuyên gia về thực đơn, thực phẩm đối với bệnh nhân:

  • Các thực phẩm nên bổ sung: Các loại thịt cá giàu axit béo omega-3 (cá thu, cá hồi, cá ngừ đại dương,…), một số loại hạt nhiều vitamin B (macca, hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ,…), rau xanh và trái cây tươi, dầu oliu, các loại đậu (đậu cove, đậu nành, đậu xanh,…), gừng, tỏi, các loại ngũ cốc chưa tinh chế như gạo lứt ngà, yến mạch,…
  • Các thực phẩm nên kiêng: Các loại thịt chứa nhiều mỡ như thịt ba chỉ, các loại thực phẩm chứa đường tinh luyện (nước ngọt, bánh ngọt, kem tươi,…), các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa (khoai tây chiên, gà rán,…), đồ uống có chứa cồn và muối ăn.
Người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Phòng ngừa viêm khớp gối có tràn dịch

Để phòng ngừa tình trạng viêm khớp gối tràn dịch, mọi người nên chú ý một số vấn đề dưới đây:

  • Duy trì thể trọng cơ thể hợp lý, điều này giúp mọi người tránh được áp lực đè nén lên vùng đầu gối và khớp gối. 
  • Tránh mang vác các vật nặng quá với sức chịu đựng của bản thân. Thay vào đó, mọi người có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như xe đẩy có bánh.
  • Tăng cường thể thao, tham gia các hoạt động thể chất. Mọi người nên lựa chọn các bộ môn ít gây áp lực cho đầu gối như đi bộ, yoga, bơi lội, aerobic, đạp xe,… Nếu đầu gối dễ bị đau sau khi luyện tập thể thao, mọi người có thể sử dụng thêm miếng nẹp đầu gối để hạn chế nguy cơ chấn thương và hỗ trợ giảm đau.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây, thịt cá và ngũ cốc nguyên hạt. Mọi người nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đạm và chất béo bão hòa để phòng tránh nguy cơ bệnh gout.
  • Đi khám sức khỏe đều đặn sau tháng một lần. Trong các trường hợp phát hiện các dấu hiệu đau nhức đầu gối không rõ nguyên nhân thì mọi người nên sắp xếp thời gian đi khám tại bệnh viện chuyên khoa ngay.

Viêm khớp gối tràn dịch có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe. Chính vì vậy, để phòng tránh bệnh lý này hiệu quả nhất, mỗi người đừng quên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và chất xơ đồng thời tăng cường vận động thể chất mỗi ngày.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Array

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang gây nhiều phiền toái lên chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top