Hội chứng đuôi ngựa là gì? Dấu hiệu bệnh, chẩn đoán và điều trị
Hội chứng đuôi ngựa có tỷ lệ mắc phải thấp nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt với các trường hợp phát hiện muộn. Tình trạng này có thể khiến bệnh nhân mất khả năng kiểm soát cơ quan nội tạng như bàng quang, đường ruột. Nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề nêu trên thì hãy cùng tìm hiểu với bài viết sau đây.
Hội chứng đuôi ngựa là gì?
Hội chứng đuôi ngựa (hội chứng chùm đuôi ngựa), tên tiếng Anh: Cauda equina, là kết quả của việc dây thần kinh tủy sống nằm trong ống sống vùng thắt lưng bị chèn ép. Bệnh được coi là một rối loạn hiếm gặp nhưng có khả năng gây hại nghiêm trọng đến cơ thể nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Tình trạng này có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới, thông thường thì người cao tuổi có nguy cơ cao hơn. Những đối tượng đã từng bị chấn thương cột sống thắt lưng trong quá khứ cũng có khả năng mắc phải bệnh cauda equina.
Nguyên nhân hội chứng đuôi ngựa
Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây ra hội chứng đuôi ngựa gồm có:
- Đĩa đệm thắt lưng thoát vị: Thoát vị ở vùng cột sống lưng dưới được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cauda equina. Khi đĩa đệm bị rách, vỡ lớp bao cơ xơ bên ngoài, nhân nhầy phía trong đĩa sẽ thoát ra và chèn lên dây thần kinh gần đó, bao gồm cả chùm dây thần kinh đuôi ngựa.
- Hẹp ống sống: Cùng với thoát vị, ống sống bị hẹp cũng có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng chùm đuôi ngựa. Nhiều thống kê y tế cho thấy yếu tố này chiếm khoảng hơn 15% số ca bệnh. Không gian trong ống sống có thể bị thu hẹp do gai xương, đĩa đệm thoát vị, u tủy,… khiến áp lực đè lên dây thần kinh chạy qua ống sống tăng lên.
- Các khối u vùng đuôi ngựa: Các khối u có thể hình thành trong màng cứng hoặc tận cùng tủy sống và dần dần phát triển về kích thước theo thời gian. Nếu không được sớm loại bỏ, các khối u dễ chèn lên những rễ thần kinh xung quanh khu vực nó hình thành, trong đó có cả chùm dây thần kinh đuôi ngựa.
Triệu chứng hội chứng đuôi ngựa
Người bệnh mắc phải hội chứng đuôi ngựa thường gặp phải một số triệu chứng sau đây:
- Cảm giác đau nhức dữ dội ở khu vực thắt lưng.
- Yếu cơ chân hoặc mất sức ở hai chi dưới. Trong một số trường hợp, người bệnh còn bị mất cảm giác ở hai chân.
- Đi lại khó khăn, khả năng phản xạ giảm sút.
- Cảm giác tê ngứa, thậm chí là mất cảm giác hoàn toàn vùng yên ngựa (gồm mông, hông, bẹn).
- Chức năng bàng quang bị rối loạn gây bí tiểu hoặc tiểu tiện không kiểm soát. Đại tiện không tự chủ được.
Các triệu chứng có thể có mức độ ảnh hưởng khác nhau, điều này phụ thuộc vào việc dây thần kinh nào đang bị đè nén cũng như áp lực mà chúng phải chịu.
Hội chứng chùm đuôi ngựa nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, hội chứng đuôi ngựa được xếp vào tình trạng y tế khẩn cấp. Nguyên nhân là vì các dây thần kinh đuôi ngựa đảm nhận nhiệm vụ điều khiển hoạt động của bàng quang, hệ thống đường ruột và cả hai chi dưới.
Chính vì vậy, khi những dây thần kinh này bị chèn ép trong một thời gian dài và không được điều trị kịp thời, người bệnh rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Nổi bật trong đó có thể kể đến là:
- Mất kiểm soát trong việc đại, tiểu tiện: Người bệnh lúc này thường xuyên có cảm giác buồn đi vệ sinh, thậm chí là cơ thể mất khả năng điều khiển quá trình đại tiện, tiểu tiện, gây ra nhiều bất tiện cho sinh hoạt thường ngày.
- Bại liệt: Bại liệt được xem là biến chứng nghiêm trọng nhất của hội chứng chùm đuôi ngựa. Người bệnh không còn cảm nhận được bất kỳ cảm giác nào của hai chi dưới cũng như mất hoàn toàn khả năng di chuyển.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh
Theo các chuyên gia, việc chẩn đoán hội chứng đuôi ngựa thường rất khó. Lý do vì đây là bệnh hiếm gặp đồng thời các triệu chứng ban đầu có thể gây nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe khác. Bên cạnh đó, các dấu hiệu bệnh có thể khác nhau về mức độ và tiến triển chậm rãi theo thời gian.
Hiện nay, để chẩn đoán tình trạng này, các bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Chụp MRI cộng hưởng từ: MRI là biện pháp chẩn đoán hình ảnh đa chiều, cho phép các bác sĩ quan sát rõ nhất các dây thần kinh, tủy sống, đĩa đệm và dây chằng. Thông qua MRI, mức độ tổn thương của người bệnh cũng như nguyên nhân gây ra sẽ được xác định.
- Myelogram: Myelogram là phương pháp chụp X-quang, CT có sử dụng thuốc tiêm phản quang. Những hình ảnh vùng thắt lưng thu được từ Myelogram thường cho thấy áp lực mà vùng yên ngựa phải chịu đựng từ việc thoát vị đĩa đệm hoặc những vấn đề khác như u hay hẹp ống sống.
Cách điều trị hội chứng đuôi ngựa
Biện pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như triệu chứng, mức độ nghiêm trọng, tình trạng sức khỏe hiện tại,… Hiện nay, các cách xử lý hội chứng đuôi ngựa phổ biến nhất gồm có:
Các biện pháp tại nhà
Nếu tình trạng của bệnh nhân ở mức độ nhẹ thì có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để cải thiện triệu chứng sau đây:
- Chườm nóng với lá ngải cứu: Dùng lá ngải cứu rang nóng chườm lên vùng thắt lưng có thể giúp đẩy lùi tình trạng đau nhức cùng tê buốt khó chịu. Bởi vì lá ngải cứu có chứa các loại tinh dầu với đặc tính chống viêm, giảm đau hiệu quả. Đây cũng là biện pháp tại chỗ được áp dụng với nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp khác nhau.
- Dùng nước ấm ngâm chân: Người bệnh mắc hội chứng chùm đuôi ngựa thường gặp phải triệu chứng tê nhức chạy dọc hai chân. Để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân có thể sử dụng nước ấm ngâm chân hàng ngày. Nếu muốn gia tăng tác dụng lưu thông khí huyết, bệnh nhân nên dùng thêm tinh dầu quế, bạc hà,… khi ngâm chân.
- Xoa bóp, massage: Một biện pháp hiệu quả khác có thể giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn là massage. Người thực hiện xoa bóp nên bắt đầu từ khu vực thắt lưng, sau đó lùi dần về phía hông cùng hai chi dưới. Động tác massage dùng lực chủ yếu từ ngón tay, cường độ không nên quá mạnh vì có thể khiến tình trạng đau nhức trở nên tồi tệ hơn bởi vốn dĩ dây thần kinh tủy sống đang bị chèn ép.
ĐỌC NGAY:
- Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì để người bệnh nhanh hồi phục?
Điều trị hội chứng đuôi ngựa bằng phương pháp Tây y
Bên cạnh các biện pháp điều trị tại nhà, thuốc Tây y sẽ được chỉ định trong trường hợp cơn đau trầm trọng, khiến bệnh nhân mệt mỏi, nguy cơ xuất hiện biến chứng.
Các loại thuốc uống
Trong giai đoạn khởi phát của hội chứng chùm đuôi ngựa, bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân một số loại thuốc uống sau:
- Thuốc giảm đau: Triệu chứng đau nhức thường quấy rầy người bệnh trong một thời gian dài, vì vậy sử dụng thuốc giảm đau là lựa chọn cần thiết. Các loại thuốc giảm đau được kê dựa trên mức độ nghiêm trọng mà bệnh nhân gặp phải. Nếu ở mức nhẹ và vừa thì có thể là ibuprofen, naproxen, aspirin,… còn nặng hơn thì là codein, prednisone,…
- Thuốc làm rỗng bàng quang, đường ruột: Mất tự chủ trong đại, tiểu tiện cũng là một vấn đề mà bệnh nhân cần giải quyết kịp thời. Trong những trường hợp này, các loại thuốc làm rỗng nhanh chóng đường ruột và bàng quang như hyoscyamine, oxybutynin,… sẽ được thêm vào đơn thuốc. Người bệnh cũng có thể dùng chúng đồng thời với thuốc giảm đau.
Phẫu thuật
Hội chứng đuôi ngựa có thể cần điều trị ngoại khoa khẩn cấp, vì vậy phẫu thuật thắt lưng là ưu tiên hàng đầu. Phẫu thuật sớm giúp khả năng phục hồi cảm giác ở hai chi dưới cũng như chức năng bàng quang, đường ruột cao hơn. Hiện nay, phẫu thuật loại bỏ áp lực thắt lưng gồm có 3 loại chính sau đây:
- Cắt cung sau cột sống thắt lưng: Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần đốt xương cột sống nhằm giúp giải tỏa những áp lực đang đè nén lên rễ thần kinh chùm đuôi ngựa.
- Cắt bỏ một phần đĩa đệm: Loại phẫu thuật này thường áp dụng với trường hợp bị hội chứng chùm đuôi ngựa liên quan đến thoát vị đĩa đệm. Theo đó, các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần đĩa đệm bị rách, vỡ cũng như phần nhân đĩa đang chèn lên dây thần kinh đuôi ngựa.
- Nối đốt cột sống: Hai hoặc nhiều đốt cột sống được nối lại với nhau bằng một phần xương cố định. Biện pháp này giúp ổn định cột sống và tăng cường sức nâng đỡ cho cột sống.
Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại hình phẫu thuật, thậm chí có ca bệnh phải kết hợp nhiều loại hình với nhau. Sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể bị suy giảm chức năng bàng quang trong một khoảng thời gian. Bác sĩ thường hỗ trợ bằng cách kê thuốc lợi tiểu hoặc đặt ống thông tiểu để giúp ổn định tốt hơn.
Người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng thế nào?
Người bệnh hội chứng đuôi ngựa cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Nguyên nhân là vì sau phẫu thuật, hệ thống bàng quang và đường ruột cần nhiều thời gian để phục hồi chức năng hoàn toàn. Các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên tăng cường các thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm giàu chất xơ: Những chất xơ hòa tan giúp nhuận tràng, lợi tiểu, thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe tốt hơn. Ví dụ: Các loại rau xanh đâm như cải xoăn, cần tây, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, diêm mạch, các loại khoai tây, khoai lang,…
- Thịt cá: Cá là nguồn cung cấp protein dễ tiêu hóa lại giàu hàm lượng axit béo omega-3 tốt cho cơ thể. Ví dụ: Cá hồi, cá thu phấn, cá chim,…
- Trái cây quả mọng: Các loại trái cây quả mọng rất giàu vitamin và khoáng chất chống viêm, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ví dụ: Anh đào, nam việt quất, dâu tây, phúc bồn tử,…
Người bệnh mắc hội chứng chùm đuôi ngựa cũng chú ý tránh sử dụng những thực phẩm như:
- Thịt lợn, bò, gà,… với hàm lượng cholesterol cao, khó tiêu hóa và không tốt với người sau phẫu thuật.
- Ngũ cốc đã qua tinh chế như bột mỳ, mỳ sợi, gạo,… và những thực phẩm nhiều đường hóa học như bánh ngọt, kẹo, kem tươi,…
- Thức uống có thành phần cồn như rượu vang, rượu cao độ, bia hơi,… cùng các loại nước ngọt có ga, nước ngọt đóng lon.
Phòng tránh hội chứng chùm đuôi ngựa
Để phòng tránh hội chứng đuôi ngựa, mọi người nên thực hiện những điều sau đây:
- Tăng cường vận động thể chất: Sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng, việc luyện tập thể dục thể thao là rất cần thiết. Những hoạt động thể chất giúp cải thiện sức khỏe xương khớp, tăng cường trao đổi chất và thúc đẩy lưu thông máu hiệu quả. Mọi người nên dành khoảng 30 phút đến 45 phút để luyện tập mỗi ngày.
- Ăn uống lành mạnh, khoa học và cân bằng: Cùng với việc luyện tập thể thao, chế độ ăn uống khỏe mạnh cũng rất quan trọng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mọi người tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt cũng như các loại sữa thực vật trong bữa ăn hàng ngày.
- Đi khám định kỳ: Đi khám bệnh tổng thể định kỳ giúp bảo vệ sức khỏe một cách tối ưu. Thông qua các bài kiểm tra thể chất cũng như xét nghiệm chuyên sâu, nguy cơ bệnh xương khớp như thoát vị, hẹp ống sống, phồng lồi đĩa đệm,… có thể được phát hiện sớm, giúp ngăn ngừa biến chứng chùm đuôi ngựa hiệu quả.
Nên chữa hội chứng đuôi ngựa ở đâu?
Người mắc phải hội chứng đuôi ngựa có thể đến thăm khám và chữa bệnh tại các địa chỉ sau đây:
- Bệnh viện Bạch Mai: Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở y tế lớn với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cũng như đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao. Hiện nay, bệnh viện có khoa cơ xương khớp, khoa thần kinh, khoa chấn thương chỉnh hình và cột sống có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bệnh nhân. Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Q. Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 024 3869 3731.
- Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô: Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô cũng là một cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín, chất lượng. Đối với các bệnh liên quan đến xương khớp cũng như dây thần kinh, người bệnh có thể tìm đến những chuyên khoa như cơ xương khớp, chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh để được tư vấn và chữa trị hiệu quả. Địa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024 3972 2232.
Hội chứng đuôi ngựa là tình trạng y tế có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên, người bệnh nên tìm kiếm sự trợ giúp tế sớm nhất. Bên cạnh đó, đừng quên phòng ngừa bằng cách luyện tập thể thao và ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe luôn ở trạng thái tốt nhất.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH:
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!