Axit Uric Cao Bao Nhiêu Thì Bị Gout? Cách Giảm Axit Uric Hiệu Quả
Hiện nay, chỉ số axit uric được sử dụng nhiều trong việc chẩn đoán bệnh gout. Vậy nồng độ axit uric cao bao nhiêu thì bị gout? Và hướng điều trị để giảm axit uric như thế nào là an toàn, hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Chỉ số axit uric là gì?
Axit uric (acid uric) là một chất thải được hình thành trong cơ thể sau quá trình chuyển hóa tự nhiên. Ngoài ra, acid uric cũng được hình thành từ quá trình phân hủy purin, một hợp chất có trong thịt, hải sản, rượu, bia,…
Axit uric được đào thải qua nước tiểu nhờ chức năng của thận. Nếu chức năng của thận kém làm khả năng đào thải giảm hoặc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm nhiều đạm sẽ khiến hàm lượng acid uric trong máu cao hơn mức bình thường.
Chỉ số axit uric dùng để xác định định mức axit uric có trong máu. Nồng độ axit uric cao sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đây là nguyên nhân của bệnh gout và một số bệnh tim mạch. Nếu axit uric lắng đọng nhiều ở thận sẽ gây ra suy thận hoặc gây ra sỏi thận nếu lắng đọng quá nhiều ở đường niệu.
Chỉ số axit uric cao bao nhiêu thì bị gout?
Axit uric cao bao nhiêu thì bị gout hay axit uric cao có phải bị gút không là vấn đề luôn được nhiều người thắc mắc và tìm hiểu. Theo các chuyên gia, nhận biết chỉ số acid uric trong cơ thể giúp phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe và có hướng điều trị phù hợp nếu có nguy hiểm.
Ở người trưởng thành khỏe mạnh, giới hạn nồng độ acid uric là 7,0 mg/dl (tương đương 420 micromol/l). Có nhiều nguyên nhân khiến cho chỉ số này thay đổi, làm mất cân bằng quá trình tổng hợp và đào thải của cơ thể. Vậy chỉ số axit uric cao bao nhiêu thì bị gout?
Theo các nghiên cứu, nếu chỉ số này tăng cao hơn giới hạn bình thường, người bệnh có nguy cơ mắc bệnh gout, cụ thể:
- Ở nữ giới: Cao hơn 6,0 mg/l (tương đương với 360 micromol/l).
- Ở nam giới: Cao hơn 7,0 mg/dl (tương đương 420 micromol).
Chỉ số này có sự chênh lệch nhẹ, tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi người. Để xác định bệnh gout, các bác sĩ cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng đau khớp ở tay, chân,… bên cạnh sử dụng kết quả xét nghiệm chỉ số acid uric.
Tóm lại, nếu nồng độ axit uric cao cũng chưa hẳn bị bệnh gout, cần xác định thêm những triệu chứng khác. Nhưng nếu chỉ số này trong máu cao thì người bệnh cần lưu ý có chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi thật tốt. Ngoài ra cũng nên có những biện pháp phòng ngừa bệnh gout hiệu quả, tránh những ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách giảm axit uric để phòng ngừa bệnh gout
Nếu chỉ số axit trong máu cao, người bệnh cần tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ trong việc điều trị và phòng ngừa. Ngoài ra, một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cũng giúp ngăn ngừa tăng axit uric máu và phòng ngừa bệnh gout hiệu quả. Cụ thể:
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến những người bị tăng axit uric. Vì vậy, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:
- Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu purin, thực phẩm có đường: Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tăng axit uric. Vậy nên trong chế độ ăn uống hằng ngày bạn có thể giảm những thực phẩm có chứa nhiều purin như: Nội tạng động vật, các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt dê,…), hải sản, đậu Hà Lan,… Những thực phẩm có nhiều đường cũng khiến nồng độ axit uric tăng.
- Uống nhiều nước: Bạn nên uống 1 – 1,5 lít nước mỗi ngày để hạn chế sự kết tủa của urat đồng thời tăng khả năng lọc thải acid uric.
- Ăn nhiều rau xanh, chất xơ: Rau xanh giúp nước tiểu có tính kiềm, giúp axit uric dễ tan, ngăn ngừa sỏi tiết niệu. Người bệnh nên sử dụng nhiều các loại rau xanh trong các bữa ăn hằng ngày.
- Hạn chế uống bia, rượu, nước ngọt: Rượu giúp tăng sản sinh và giảm bài tiết axit uric, trong khi đó bia chứa nhiều purin cũng không phù hợp với người đang có nồng độ axit uric cao. Các loại nước uống có ga, hay nước tăng lực,… có chứa hàm lượng fructose. Đây là một loại đường có thể gây rối loạn chuyển hóa axit uric và khiến nồng độ này tăng cao hơn bình thường.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt không chỉ ảnh hưởng hưởng đến sức khỏe, nó cũng liên quan đến nồng độ axit uric trong máu. Bạn nên có thói quen sinh hoạt hợp lý và đều đặn.
- Duy trì thói quen sinh hoạt: Người bệnh không nên thức khuya, cần nghỉ ngơi và có chế độ ăn uống phù hợp, tránh những căng thẳng. Bên cạnh đó cũng nên vệ sinh cơ thể để khí huyết lưu thông, có giấc ngủ ngon.
- Vận động nhẹ: Mỗi ngày bạn nên đi bộ nhẹ nhàng khoảng 30 phút, dành thời gian tập yoga, hay những bài tập giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất.
Điều trị bằng thuốc
Nếu trong trường hợp chỉ số axit uric vẫn tăng cao khi bạn đã thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, thì cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc sử dụng để điều trị tăng axit uric máu là thuốc ức chế men xanthin oxidase. Thuốc này có tác dụng làm giảm tạo thành axit uric như: Allopurinol, thiopurinol, thuốc tiêu acid uric,… Nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh liên quan đến thận cần tránh những thuốc tăng thải acid uric qua thận.
Trên đây là một số biện pháp giúp điều trị giảm axit uric máu mà bạn có thể dễ dàng thực hiện để ngăn ngừa bệnh gout. Trong quá trình thực hiện nếu có bất kỳ những bất thường nào xảy ra, bạn nên đến bệnh viện, hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có thể trả lời được câu hỏi chỉ số axit uric cao bao nhiêu thì bị gout. Từ đó giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của mình, đồng thời có những biện pháp bảo vệ sức khỏe nói chung, cũng như phòng ngừa bệnh gout nói riêng hiệu quả nhất.
ArraySốt xuất huyết có được tắm không là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh. Bởi nếu không chăm sóc, kiêng đúng cách bệnh sốt xuất huyết có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là giải đáp chi tiết cũng như lưu ý cho người bệnh. Sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào? Sở dĩ nhiều người băn khoăn “Sốt xuất huyết có được tắm không” là bởi tính nguy hiểm của bệnh lý này Đây là căn bệnh khởi phát do muỗi vằn truyền virus dengue sang cơ thể. Khi mắc bệnh, sức...
Xem chi tiếtSốt xuất huyết là một trong những bệnh lý phổ biến tại Việt Nam, thường bùng phát thành dịch vào mùa hè. Vậy sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Phải làm sao để ngăn bệnh diễn biến phức tạp? Câu trả lời có ngay trong bài viết dưới đây. Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất hiện nay. Vì vậy, sốt xuất huyết có nguy hiểm không cũng là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Bệnh do virus dengue gây nên. Loại virus này sống...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!