Điều Trị Sốt Xuất Huyết Tại Nhà
Sốt xuất huyết là bệnh lý có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Trong giai đoạn đầu của bệnh, bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị sốt xuất huyết tại nhà. Tuy nhiên, cần áp dụng đúng và nghiêm ngặt, tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Chi tiết cách chữa sốt xuất huyết ở nhà sẽ có trong bài viết dưới đây!
Sốt xuất huyết là bệnh gì?
Sốt xuất huyết là một bệnh lý nguy hiểm, có tính truyền nhiễm và dễ bùng phát thành dịch. Do đó, các biện pháp điều trị sốt xuất huyết tại nhà cần được thực hiện kịp thời, đúng cách. Bệnh do virus dengue sống trong muỗi gây nên. Virus sẽ truyền từ muỗi sang người, sống và nhân lên trong cơ thể người.
Khi số lượng virus đã đạt đến một số lượng nhất định, người bệnh phát bệnh. Sốt xuất huyết sẽ chia làm 3 giai đoạn chính sau:
- Giai đoạn 1: Người bệnh sốt cao liên tục trong 2 – 3 ngày, phát ban, nổi mề đay, mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn,… Lúc này, người bệnh có thể tự theo dõi, điều trị tại nhà. Nếu được chăm sóc đúng cách, cơ thể sẽ tự hồi phục sau khoảng 1 – 2 tuần.
- Giai đoạn 2: Trong trường hợp người bệnh có sức đề kháng yếu hoặc không áp dụng các biện pháp hạ sốt đúng cách, sốt xuất huyết sẽ tiến triển sang giai đoạn 2, dẫn đến các triệu chứng nặng hơn như xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết nội tạng,… Lúc này, người bệnh cần nhập viện để được theo dõi, điều trị khẩn cấp. Nếu không, nguy cơ tử vong là rất cao.
- Giai đoạn 3: Sau khoảng 2 – 3 tuần, sốt xuất huyết sẽ dần thuyên giảm. Người bệnh chuyển sang giai đoạn phục hồi.
Để hạn chế tối đa ảnh hưởng tới sức khỏe, ngay từ khi mới phát bệnh ở giai đoạn 1, người bệnh cần thực hiện các biện pháp điều trị sốt xuất huyết tại nhà kịp thời, đúng cách, ngăn ngừa bệnh diễn biến nặng hơn.
Phương pháp điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Ở giai đoạn đầu của bệnh sốt xuất huyết, các triệu chứng còn khá nhẹ. Người bệnh có thể tự chăm sóc, điều trị tại nhà mà không cần nhập viện. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng phương pháp hạ sốt, chữa bệnh đúng cách. Nếu không, bệnh có thể diễn biến nặng hơn và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là một số phương pháp trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà được nhiều người sử dụng và cho hiệu quả cao:
Cách chữa sốt xuất huyết tại nhà bằng thuốc Tây y
Để điều trị sốt xuất huyết tại nhà, chống lại virus gây bệnh và giảm nhẹ triệu chứng, trước hết người bệnh cần uống thuốc đầy đủ, đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc thường được dùng trong chữa trị sốt xuất huyết như sau:
- Thuốc hạ sốt Paracetamol
Paracetamol là loại thuốc giảm đau hạ sốt hiệu quả nhanh, lại an toàn với người bệnh sốt xuất huyết. Chính vì vậy, đây là loại thuốc thường được các bác sĩ khuyên dùng.
Tùy độ tuổi cũng như tình trạng của người bệnh, liều lượng dùng thuốc có thể thay đổi. Mỗi lần uống thuốc nên cách nhau ít nhất 4 tiếng. Việc dùng quá liều hoặc không đủ liều lượng sẽ không đem lại kết quả như ý, thậm chí có thể gây phản tác dụng.
Khi tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà, người bệnh chỉ nên sử dụng Paracetamol. Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt khác như aspirin, ibuprofen, diclofenac,… không được khuyên dùng.
- Sản phẩm bù nước và điện giải
Khi bị sốt xuất huyết, hiện tượng sốt cao liên tục sẽ khiến người bệnh bị mất nước và các Bởi các chất này sẽ gây hạ tiểu cầu, không có lợi cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết.
chất điện giải. Tình trạng này kéo dài lâu sẽ khiến người bệnh bị suy nhược, mệt mỏi, thậm chí hôn mê, tạo điều kiện cho virus tấn công cơ thể mạnh mẽ hơn. Để khắc phục điều này, bạn có thể uống oresol để bổ sung chất điện giải cần thiết cho cơ thể.
Chăm sóc người bị sốt xuất huyết đúng cách
Để việc điều trị sốt xuất huyết tại nhà đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc uống thuốc và bổ sung dinh dưỡng, người bệnh cũng cần ghi nhớ một vài khuyến cáo của bác sĩ như sau:
- Sử dụng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ cơ thể 2 – 3 tiếng/lần. Nếu người bệnh sốt cao bất thường, hoặc sau 3 ngày nhiệt độ không thuyên giảm thì cần đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám, tư vấn cách hạ sốt thích hợp.
- Mặc quần áo thoáng mát, nghỉ ngơi tuyệt đối trong phòng thoáng, mát, nhiệt độ vừa phải.
- Người nhà có thể dùng khăn mát để chườm lên trán, nách hoặc lau khắp người cho bệnh nhân để giảm nhiệt, đẩy nhanh quá trình giảm nhiệt, hạ sốt.
- Nhiều người bệnh khi sốt có cảm giác ớn lạnh nên thường đắp chăn kín mít. Điều này sẽ hạn chế khả năng tỏa nhiệt của cơ thể, khiến tình trạng sốt nặng và lâu hồi phục hơn, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
- Không nên tự ý truyền dịch cho người bệnh tại nhà. Bởi khi bị sốt xuất huyết, dù cơ thể thiếu nước nhưng nguy cơ thừa dịch, tràn dịch màng phổi là rất cao. Việc truyền dịch không đúng liều lượng càng khiến nguy cơ này dễ xảy ra hơn gấp bội. Tốt hơn hết, nếu muốn bổ sung nước bằng cách này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
- Không ăn các thực phẩm giàu chất béo như đồ chiên, rán, đồ đóng hộp bởi chúng rất khó tiêu, dễ khiến người bệnh nôn mửa, mệt mỏi hơn.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… bởi những chất này dễ khiến cơ thể mệt mỏi hơn, tăng thân nhiệt, làm chậm lại quá trình hồi phục.
- Không nên tắm khi cơ thể đang sốt cao bởi điều này dễ khiến bệnh nhân bị sốc. Thậm chí người bệnh còn có nguy cơ bị đột tử.
- Sau khi áp dụng đúng các biện pháp trên, nếu sau 7 ngày, tình trạng bệnh nhân vẫn không thuyên giảm hoặc xuất hiện tình trạng xuất huyết dưới da, chảy máu một số bộ phận thì cần đưa người đó nhập viện ngay lập tức để có phương án điều trị khẩn cấp.
Những lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Nếu bạn có người thân đang mắc và điều trị sốt xuất huyết tại nhà, những người trong nhà cần thực hiện các biện pháp phòng tránh. Nếu không, muỗi đốt người bệnh có thể truyền nhiễm virus dengue sang khi đốt người xung quanh. Một số biện pháp chống muỗi hiệu quả bạn có thể tham khảo như sau
- Tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất huyết vì có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.
- Không cạo gió, chích lể vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng.
- Không tự ý dùng kháng sinh vì sốt xuất huyết là do virus nên kháng sinh không có tác dụng điều trị.
- Người bệnh sốt xuất huyết điều trị tại nhà sẽ được bác sĩ hẹn tái khám, cần được làm xét nghiệm công thức máu, tiểu cầu hằng ngày để đánh giá mức độ bệnh và có hướng điều trị. Vì vậy, cần tuân thủ tái khám đúng lịch để tránh biến chứng đáng tiếc.
- Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, thu dọn rác thải, vật dụng không cần thiết, đậy nắp bể nước, bình nước, phát quang bụi rậm quanh nhà để muỗi không có nơi trú ngụ.
- Sử dụng các dụng cụ diệt, chống muỗi như: vợt điện bắt muỗi, nhang đuổi muỗi, thuốc xịt côn trùng,… để xua muỗi.
- Người bệnh và người nhà đều nên mặc quần áo dài tay, mắc màn khi đi ngủ, thoa kem chống muỗi để phòng tránh việc bị muỗi đốt.
- Nếu người nhà có dấu hiệu sốt, nghi nhiễm sốt xuất huyết, cần nhanh chóng thực hiện xét nghiệm sốt xuất huyết để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, hạn chế lây lan cho người xung quanh.
Trên đây là một số phương pháp điều trị sốt xuất huyết tại nhà. Đây là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, nếu trong thời gian điều trị tại nhà, bệnh không thuyên giảm, cần nhanh chóng nhập viện để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Để được biết thêm thông tin chi tiết về bệnh sốt xuất huyết, vui lòng liên hệ hotline 0888 598 102 và nhận giải đáp từ các chuyên gia.
Array
Sốt xuất huyết có được tắm không là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh. Bởi nếu không chăm sóc, kiêng đúng cách bệnh sốt xuất huyết có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là giải đáp chi tiết cũng như lưu ý cho người bệnh. Sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào? Sở dĩ nhiều người băn khoăn “Sốt xuất huyết có được tắm không” là bởi tính nguy hiểm của bệnh lý này Đây là căn bệnh khởi phát do muỗi vằn truyền virus dengue sang cơ thể. Khi mắc bệnh, sức...
Xem chi tiếtSốt xuất huyết là một trong những bệnh lý phổ biến tại Việt Nam, thường bùng phát thành dịch vào mùa hè. Vậy sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Phải làm sao để ngăn bệnh diễn biến phức tạp? Câu trả lời có ngay trong bài viết dưới đây. Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất hiện nay. Vì vậy, sốt xuất huyết có nguy hiểm không cũng là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Bệnh do virus dengue gây nên. Loại virus này sống...
Xem chi tiếtHiện nay, chỉ số axit uric được sử dụng nhiều trong việc chẩn đoán bệnh gout. Vậy nồng độ axit uric cao bao nhiêu thì bị gout? Và hướng điều trị để giảm axit uric như thế nào là an toàn, hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. [caption id="attachment_2805" align="aligncenter" width="768"] Chỉ số axit uric có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh gout[/caption] Chỉ số axit uric là gì? Axit uric (acid uric) là một chất thải được hình thành trong cơ thể sau quá trình chuyển hóa tự...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!