Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động của người bệnh do đặc thù vị trí và triệu chứng phát triển nặng dần theo thời gian. Nếu không có các phương pháp điều trị kịp thời và đúng đắn, tình trạng này còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bạn đọc muốn tìm hiểu về vấn đề nói trên hãy tham khảo thông tin trong bài viết sau.
Tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?
Cột sống được hình thành nên từ các đốt xương nhỏ xếp chồng lên nhau, trong đó thắt lưng gồm có 5 đốt, ký hiệu lần lượt là L1 đến L5. Các đốt xương không tiếp xúc trực tiếp với nhau mà ngăn cách bởi các đĩa đệm. Đĩa đệm làm nhiệm vụ giảm sốc cho cột sống khi chuyển động, nhờ đó xương được bảo vệ tốt hơn.
Đĩa đệm vốn có hai phần: Nhân mềm ở trong và bao cơ bên ngoài. Nếu đĩa đệm bị tổn thương, bao cơ rách và nhân rò rỉ ra ngoài, gây nên hiện tượng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Trong trường hợp nặng hơn, đĩa đệm thoát vị còn chèn lên dây thần kinh gần vị trí của nó, khiến người bệnh phải chịu đựng hàng loạt triệu chứng khó chịu.
Tình trạng này có thể xảy ra với cả nam giới và nữ giới trưởng thành, tuy nhiên phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Nguyên nhân là vì khi cơ thể lão hóa dần đi, cấu trúc cột sống và những thành phần liên quan đến nó đều chịu ảnh hưởng nhất định.
Nguyên nhân gây bệnh
Thoát vị đĩa đệm cột sống tại vị trí thắt lưng có thể do các nguyên nhân sau đây:
- Tuổi già: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra đây là yếu tố tác động nhiều nhất đến xương cột sống và các đĩa đệm. Đĩa đệm ban đầu vốn có cấu trúc vững chắc nhưng theo thời gian, dưới tác động của ngoại lực khi con người lao động, làm việc, đĩa đệm không còn giữ được trạng thái này. Điều này gây ra tình trạng thoái hóa đĩa đệm rồi dần tiến triển nặng hơn đến thoát vị đĩa đệm.
- Sai tư thế: Việc sai tư thế trong khi vận động có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho thắt lưng và đĩa đệm, ví dụ như xoay người đột ngột, nâng vật nặng quá sức,… Những vấn đề này thường gây ra áp lực nặng nề đối với khu vực lưng dưới, khiến cấu trúc đĩa đệm bị ảnh hưởng rồi dẫn đến thoát vị.
- Các nguyên nhân khác: Ngoài hai nguyên nhân thường thấy nói trên cũng có một số yếu tố khác dễ gây ảnh hưởng xấu cho cột sống và gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm lưng. Chúng gồm có: Thừa cân, béo phì, ít vận động, đặc thù công việc (nhân viên văn phòng, vận động viên, lái xe đường dài,…), chấn thương thắt lưng do tai nạn.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể kể đến là:
- Cơn đau nhức mỏi ở thắt lưng: Triệu chứng này xảy ra rất phổ biến ở người bệnh. Những cơn đau ban đầu có thể chưa rõ ràng nhưng theo thời gian, tình trạng thường tiến triển nặng hơn. Cơn đau trở nên tồi tệ khi bệnh nhân ngồi hoặc nằm quá lâu, thực hiện động tác cúi lưng, đi bộ,…
- Cảm giác ngứa ran, nóng rát ở vùng lưng dưới: Một dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thắt lưng khác người bệnh thường gặp phải là cảm giác ngứa, nóng ran ở lưng dưới. Đây là kết quả của việc đĩa đệm chèn lên dây thần kinh, khiến chúng bị viêm sưng.
- Tê bì hông, mông và hai chân: Nếu đĩa đệm thoát bị đè lên dây thần kinh tọa ở thắt lưng, người bệnh dễ bị tê bì phần hông, mông và hai chân. Nguyên nhân là vì dây thần kinh tọa có nhiều nhánh phân bố ở chi dưới, giúp chân có cảm giác và vận động dễ dàng hơn.
- Chân bị yếu sức hơn bình thường: Đây có thể coi là triệu chứng thoát vị đĩa đệm lưng dưới khá nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra nếu dây thần kinh bị đĩa đệm chèn lên tổn thương và dần mất đi chức năng vốn có.
Không phải người bệnh nào cũng xuất hiện đầy đủ các triệu chứng nói trên. Tuy theo từng trường hợp mà dấu hiệu thoát vị đĩa đệm lưng dưới có thể khác biệt về số lượng và mức độ. Người bệnh tốt nhất nên đi khám sớm để được tư vấn kỹ hơn.
Bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có nguy hiểm không?
Có rất nhiều người thắc mắc không biết liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nguy hiểm hay không. Các bác sĩ nhận định rằng nếu bệnh nhân được điều trị kịp thời thì không gây ra hậu quả đáng nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, trong trường hợp đĩa đệm đã thoát vị hoàn toàn và chèn ép lên nhiều dây thần kinh xung quanh thắt lưng, biến chứng chùm đuôi ngựa rất có thể xảy ra.
Chùm đuôi ngựa là nhóm dây thần kinh xuất phát từ tủy sống thắt lưng và phân nhánh tại vùng yên ngựa. Một khi chúng bị gây áp lực bởi đĩa đệm thoát vị, người bệnh có khả năng phải đối mặt với nhiều triệu chứng nguy hiểm như mất cảm giác tạm thời ở chân, không thể kiểm soát quá trình đại, tiểu tiện,… Thậm chí có một số trường hợp không cấp cứu sớm còn bị tổn thương chi dưới vĩnh viễn và dẫn đến bại liệt, tàn phế.
XEM THÊM:
Chẩn đoán bệnh thế nào?
Các bác sĩ thường bắt đầu bằng một bài kiểm tra thể chất với người bệnh. Thông qua đó, họ xác định nguồn gốc gây ra cơn đau cũng như sự khó chịu mà bệnh nhân phải chịu đựng. Người bệnh cũng được yêu cầu thử đi lại hay cúi thấp người nhằm giúp nhận định mức độ tổn thương do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng mang đến.
Dữ liệu từ bài kiểm tra thể chất không đủ để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Vì vậy, bác sĩ sẽ tiếp tục tiến hành thêm những xét nghiệm hình ảnh chuyên dụng như MRI, X-quang, discogram và CT.
Người bệnh có thể phải thực hiện tất cả các xét nghiệm này. Kết quả thu được cho phép bác sĩ nhìn thấy rõ cấu trúc cột sống cùng các đĩa đệm và dây thần kinh. Nhờ đó mà mức độ tổn thương, vị trí thoát vị, dây thần kinh nào đang bị chèn ép đều được xác định.
Biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Các biện pháp điều trị cho thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng rất đa dạng, từ việc dùng thuốc, vật lý trị liệu cho đến phẫu thuật. Tùy theo triệu chứng và mức độ thoát vị của đĩa đệm mà các bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình thích hợp nhất.
Bài thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian có tác dụng hỗ trợ hiệu quả có thể kể đến là:
- Đắp lá ngải cứu rang nóng: Lá ngải cứu có khả năng giảm đau nhức bên ngoài khá công hiệu nên thường được sử dụng như một bài thuốc tại chỗ cấp tốc cho bệnh nhân có đĩa đệm bị phồng, đĩa đệm thắt lưng thoát vị… Người bệnh đem 60g lá ngải sao khô, bỏ vào túi vải rồi chườm lên vùng lưng dưới đang bị đau. Thời gian chườm từ 10 đến 15 phút tùy theo khả năng giữ nhiệt của túi vải.
- Bài thuốc dây đau xương cùng rượu trắng: Cả hai vị thuốc này đều có tác dụng tiêu trừ các cơn đau nhức, ngứa ran, nóng rát cho vùng thắt lưng hiệu quả. Người bệnh giã nhuyễn 12g dây đau xương, thêm 20ml rượu trắng vào rồi dùng chảo rang nóng. Đắp thuốc lên khu vực bị đau trong khoảng 20 đến 30 phút.
- Trà gừng và quế khô: Bài thuốc không có tác dụng tức thì nhưng nếu dùng đều đặn thì hiệu quả giảm đau rất đáng kinh ngạc. Lý do là vì cả hai loại dược liệu này đều sở hữu nhiều hoạt chất kháng viêm mạnh mẽ. Người bệnh đun sôi 5g gừng đập dập, 5g quế khô cùng 350ml nước. Tùy theo khẩu vị thêm vào mật ong rồi dùng uống hàng ngày là được.
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng dưới với Tây y
Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn, người bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng nên dùng thêm các loại thuốc Tây y sau đây:
- Thuốc chống viêm không steroids: Trong thời gian đầu của liệu trình điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroids (Aspirin, acetaminophen,…). Thuốc ức chế các hormone gây viêm để giảm tình trạng đau nhức, tê bì khó chịu ở người bệnh. Lưu ý nhỏ là không nên dùng thuốc quá 10 ngày vì những tác dụng phụ đến hệ tiêu hóa.
- Thuốc giãn cơ: Cùng với thuốc chống viêm không steroids, thuốc giãn cơ (Tizanidine, baclofen,…) cũng thường được người bệnh sử dụng. Thuốc làm giảm quá trình co thắt cơ ở vùng lưng dưới, khiến chứng thả lỏng hơn và nhờ vậy mà cảm giác đau nhức thuyên giảm hẳn. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng và tác dụng phụ.
- Thuốc giảm đau liều mạnh: Ở các bệnh nhân đau nặng hơn và thuốc chống viêm không steroids có hiệu quả kém, bác sĩ thường kê đơn thuốc giảm đau liều mạnh như narcotics, gabapentin và duloxetine. Đây là những loại dược phẩm tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, vì vậy người bệnh nên thận trọng khi uống thuốc.
Bên cạnh các biện pháp bảo tồn, phẫu thuật cũng là cách điều trị cho thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng. Phương pháp này áp dụng khi đĩa đệm đã hỏng hoàn toàn, triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và bệnh nhân đối mặt với nguy cơ biến chứng. Tùy theo tình trạng cụ thể mà loại hình phẫu thuật được lựa chọn, thường dùng nhất là thay đĩa đệm và cắt bỏ đĩa đệm.
Bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nên ăn gì, kiêng gì?
Theo các chuyên gia, người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nên bổ sung thêm:
- Thức uống nguồn gốc tự nhiên như nước ép trái cây tươi, sữa bò, sinh tố rau củ,…
- Thịt ức gà và thịt cá nước ngọt với nguồn đạm tốt cho sức khỏe và ít chứa thành phần cholesterol xấu.
- Rau có màu xanh đậm như cải xoăn, xà lách, bắp cải tím,… vì chúng sở hữu nguồn chất xơ và hoạt chất chống viêm dồi dào.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên ăn nhiều những loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm được chiên rán ngập dầu như gà KFC, khoai tây chiên, bánh donut,…
- Thức uống có thành phần ethanol như rượu, bia, cocktail,…
- Thịt đỏ với nguồn đạm động vật ở mức cao cùng chất béo bão hòa khiến tình trạng viêm đau tồi tệ hơn. Ví dụ: Bò, dê, cừu, lợn,…
Các cách phòng tránh bệnh
Để phòng tránh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, mọi người nên:
- Đảm bảo có tư thế chuẩn trong khi ngồi làm việc, học tập và mang vác vật nặng. Tuyệt đối không trực tiếp cúi người để nhấc đồ vật vì có thể khiến cột sống thắt lưng tổn thương.
- Luôn kiểm tra cân nặng của bản thân. Nếu phát hiện tình trạng thừa cân, hãy cải thiện chế độ ăn uống cũng như tăng cường hoạt động thể thao nhằm duy trì thể trọng khỏe mạnh.
- Không nên ngồi một chỗ quá lâu, thay vào đó hãy dành 10 đến 15 phút thả lỏng cho cơ thể để thúc đẩy tuần hoàn máu bên trong và giúp phần cộ sống thắt lưng được thư giãn thoải mái.
- Chăm chỉ thực hiện các bài tập thể thao giúp tăng cường sức khỏe cột sống và cơ bắp ở thắt lưng, chân và bụng. Trong khi luyện tập hãy thận trọng vì vận động quá sức dễ gây tổn thương cho xương cột sống.
Người bệnh nên đi khám ở đâu?
Người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể thăm khám và điều trị tại:
- Bệnh viện Bạch Mai: Bệnh viện Bạch Mai được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, có thể chẩn đoán chính xác các tình trạng xương khớp như thoát vị hay bệnh thoái hóa đĩa đệm. Bên cạnh đó, bệnh viện còn có nhiều bác sĩ chuyên khoa giỏi, giúp hiệu quả điều trị đạt được tốt nhất. Địa chỉ: Số 87 thuộc đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 8424 3869 3731.
- Bệnh viện Đại học Y Dược: Bệnh viện Đại học Y Dược có mô hình kết hợp Trường – Viện, nhờ vậy mà chất lượng khám chữa luôn không ngừng được nâng cao và cải tiến. Chuyên khoa cơ xương khớp của bệnh viện luôn nhận được đánh giá tích cực nhờ vào việc có các bác sĩ điều trị giở và tận tình, vì vậy người bệnh có thể yên tâm. Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, TP. HCM. Điện thoại: 8428 3855 4269.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng y tế không thể coi thường vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nếu không điều trị sớm. Người bệnh nên nhanh chóng đến chẩn đoán và chữa bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Bên cạnh đó, đừng quên tăng cường luyện tập thể thao, ăn uống đủ chất và duy trì cân nặng khỏe mạnh nhằm hạn chế mức độ thương tổn của đĩa đệm.
CLICK ĐỌC NGAY:
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!