Viêm Da Cơ Địa Ở Nách: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Chữa
Viêm da cơ địa ở nách là tình trạng da liễu phổ biến, gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp chẩn đoán bệnh chuẩn xác. Bên cạnh đó, người bệnh cũng được hướng dẫn cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả, phù hợp nhất.
Viêm da cơ địa ở nách là gì?
Viêm da cơ địa (eczema) là một bệnh da liễu mãn tính có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, gây ra những triệu chứng như khô, ngứa và dễ bị kích ứng ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Bác sĩ Da liễu cho biết, vùng da nách là có đặc điểm mỏng, nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với mồ hôi và cọ xát nên có tỷ lệ mắc viêm da cơ địa cao hơn. Tương tự như khi bị viêm da tại các vị trí khác, người bệnh bị viêm da cơ địa ở nách cũng đối mặt với các triệu chứng khó chịu và tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Viêm Da Cơ Địa Ở Đầu: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị
Triệu chứng viêm da cơ địa ở nách
Đa số những người bị viêm da cơ địa ở nách sẽ xuất hiện những triệu chứng dưới đây:
- Vùng da nách có thể ngứa liên tục hoặc ngứa ngáy dữ dội, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
- Da ở nách bị đỏ và sưng, có thể trở nên dày hơn, sần sùi và thô ráp.
- Da ở nách bị khô, bong tróc hoặc xuất hiện vảy.
- Xuất hiện mụn nước nhỏ, khi mụn vỡ ra sẽ chảy dịch và gây ra lở loét.
- Khi bị viêm da cơ địa nặng, da nách có thể bị nứt nẻ, thậm chí chảy máu.
- Sau một thời gian bị viêm da cơ địa, vùng da nách có thể dày lên và sẫm màu hơn so với các vùng da khác trên cơ thể.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây viêm da cơ địa ở nách
Dưới đây là phân tích nguyên nhân chính gây viêm da cơ địa ở nách và các yếu tố kích thích tăng nguy cơ khởi phát bệnh.
Nguyên nhân chính
- Di truyền: Nếu có thành viên trong gia đình mắc viêm da cơ địa, hen suyễn hoặc dị ứng, nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa ở nách của bạn cũng cao hơn.
- Hệ miễn dịch: Khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các yếu tố kích thích hoặc dị ứng, dẫn đến tình trạng viêm và ngứa.
Yếu tố nguy cơ
- Nách ra nhiều mồ hôi: Vùng nách ra nhiều mồ hôi, dễ ẩm ướt, làm tắc lỗ chân lông và gây viêm nhiễm nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
- Thói quen vệ sinh kém: Nhiều người thường chủ quan không vệ sinh kỹ vùng nách, Điều này tạo cơ hội cho bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ,phát triển và gây viêm viêm da cơ địa ở nách.
- Cạo hoặc nhổ lông: Thói quen này có thể làm tổn thương da và lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm tấn công. Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng lan rộng dẫn đến viêm da dị ứng nếu không được điều trị kịp thời.
- Kích ứng mỹ phẩm: Các sản phẩm lăn khử mùi hoặc sữa tắm chứa hóa chất và hương liệu có thể gây kích ứng da nhạy cảm, dẫn đến mẩn đỏ và mụn viêm.
- Quần áo bó sát: Trang phục không thoáng khí và bó sát làm mồ hôi không thể thoát ra được, đồng thời cọ sát vào da gây tổn thương và kích thích gây viêm.
Viêm da cơ địa ở nách nguy hiểm không?
Viêm da cơ địa ở nách thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra những phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như:
- Nhiễm trùng da: Da bị tổn thương do viêm da cơ địa dễ bị vi khuẩn xâm nhập hơn, dẫn đến nhiễm trùng da. Biểu hiện của nhiễm trùng da có thể bao gồm da đỏ, sưng, nóng, đau và chảy mủ.
- Lichen hóa: Thường xuyên cào gãi và cọ xát khiến da vùng nách bị Lichen hóa, khiến da dày lên, sần sùi và đổi màu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Các vấn đề về sức khỏe tâm thần: Viêm da cơ địa có thể gây ngứa và khó chịu đáng kể, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và dẫn đến lo lắng, trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
- Gây ra các vấn đề về da khác: Viêm da cơ địa ở nách kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu khác, ví dụ như vẩy nến, viêm da tiếp xúc dị ứng.
Khi nào cần khám bác sĩ
Bạn nên đi khám bác sĩ da liễu ngay lập tức nếu gặp các dấu hiệu sau:
- Các triệu chứng viêm da cơ địa ở nách trở nên nghiêm trọng hoặc dai dẳng.
- Bệnh không đáp ứng với các biện pháp điều trị tại nhà:
- Bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây khó khăn trong giao tiếp và các hoạt động xã hội.
Ngoài ra, người bệnh cũng được khuyến nghị khám bác sĩ nếu:
- Mới bị viêm da cơ địa ở nách lần đầu tiên.
- Có tiền sử mắc các bệnh lý khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng.
- Nghi ngờ mình bị dị ứng với một số chất nhất định.
Phương pháp chẩn đoán viêm da cơ địa ở nách
Việc chẩn đoán viêm da cơ địa ở nách thường được thực hiện thông qua các bước sau:
Thăm khám lâm sàng:
- Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi han về tiền sử bệnh, các triệu chứng cụ thể, thời gian xuất hiện, yếu tố kích thích,….
- Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm tra da liễu tổng thể, đặc biệt chú ý vùng da nách để tìm kiếm các dấu hiệu đặc trưng của bệnh như: Da đỏ, sưng tấy, ngứa, mụn nước, nứt nẻ, lichen hóa (da dày, sần sùi).
Thực hiện các xét nghiệm:
Trong một số trường hợp, bác sĩ yêu cầu thực hiện thêm xét nghiệm bổ sung để xác định nguyên nhân chính xác, đồng thời loại trừ các bệnh lý da liễu khác có triệu chứng tương đồng, bao gồm:
- Xét nghiệm dị ứng: Nhằm xác định các dị nguyên có thể gây ra phản ứng dị ứng, dẫn đến bùng phát viêm da cơ địa.
- Xét nghiệm máu: Đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể, phát hiện các yếu tố tiềm ẩn liên quan đến bệnh.
- Sinh thiết da: Lấy mẫu da nhỏ để kiểm tra dưới kính hiển vi, giúp chẩn đoán chính xác hơn khi các phương pháp khác không mang lại kết quả rõ ràng.
Xem thêm: Viêm Da Cơ Địa Ở Ngực: Triệu Chứng, Cách Chữa, Phòng Ngừa
Hướng dẫn điều trị viêm da cơ địa nách
Các phương pháp được ứng dụng trong điều trị và phòng ngừa viêm da cơ địa ở nách như sau:
Dùng thuốc Tây y
Điều trị viêm da cơ địa thường bao gồm sự kết hợp của các nhóm thuốc sau:
- Kem dưỡng ẩm: Sử dụng để giữ ẩm cho da, ngăn ngừa khô da và cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ da.
- Corticosteroids tại chỗ: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm viêm và ngứa, thường được phân loại theo mức độ mạnh yếu khác nhau (nhẹ, trung bình, mạnh, rất mạnh). Ví dụ hydrocortisone, betamethasone, mometasone.
- Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ: Được sử dụng thay thế cho corticosteroids, đặc biệt ở những vùng da nhạy cảm như mặt, cổ và nách. Người bệnh tham khảo sử dụng tacrolimus (Protopic), pimecrolimus (Elidel).
- Thuốc kháng histamin: Giúp giảm ngứa ngáy do viêm da cơ địa. Các thuốc kháng histamin phổ biến như cetirizine, loratadine, diphenhydramine.
- Kháng sinh và kháng nấm: Được chỉ định sử dụng khi có dấu hiệu nhiễm trùng da thứ phát.
- Thuốc điều trị toàn thân: Dành cho các trường hợp nặng hoặc không đáp ứng với điều trị tại chỗ. Bao gồm corticosteroids toàn thân, thuốc ức chế miễn dịch (như cyclosporine) và các thuốc sinh học (như dupilumab).
Dùng mẹo dân gian
Ngoài sử dụng thuốc Tây, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh.
- Chườm đá lạnh
Nhiệt độ từ đá lạnh sẽ giúp co mạch, giảm sưng và làm dịu triệu chứng ngứa ngáy vùng nách bị viêm da cơ địa. Nhưng cần chú ý không chườm trực tiếp đá lên da và không áp dụng cho trường hợp da có vết thương hở.
Cách thực hiện: Lấy khăn mỏng bọc 3 – 5 viên đá lạnh, sau đó chườm lên vùng da nách trong khoảng 5 phút. Di chuyển túi đá đều trên da, tránh chườm quá lâu sẽ gây bỏng lạnh.
- Sử dụng giấm táo
Axit axetic trong giấm táo có thể giúp ức chế các chất gây viêm trong cơ thể, từ đó làm dịu triệu chứng ngứa ngáy, ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát hiệu quả.
Cách thực hiện: Pha loãng giấm táo với nước ấm theo tỷ lệ 1:1,, sau đó nhúng khăn mềm vào dung dịch và đắp lên vùng da bị viêm ở nách trong 10 – 15 phút.
Xem thêm: 12 Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Dân Gian Tại Nhà Đơn Giản
- Tinh bột nghệ
Hoạt chất có trong nghệ, đặc biệt là curcumin có tác dụng chống viêm và làm sáng da, ngăn ngừa hình thành thâm sẹo tại nách hiệu quả.
Cách sử dụng: Pha tinh bột nghệ với một ít nước để tạo thành hỗn hợp sệt. Thoa hỗn hợp lên vị trí nách bị viêm da cơ địa và để khoảng 15 phút rồi rửa sạch.
- Dùng yến mạch
Sử dụng yến mạch đắp lên da hoặc dùng để tắm hằng ngày sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng viêm da cơ địa như khô da, ngứa da, mẩn đỏ rất hiệu quả.
Cách thực hiện: Pha 2 thìa bột yến mạch vào nước ấm để tạo thành một hỗn hợp sệt, sau đó thoa lên vùng da bị ảnh hưởng và giữ trong 15 phút trước khi rửa sạch. Nếu vùng da bị viêm lan rộng, người bệnh có thể hòa vào bồn và tắm hằng ngày.
Cách phòng ngừa viêm da cơ địa ở nách
Dưới đây là một số cách giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ viêm da cơ địa ở khu vực này:
- Dưỡng ẩm thường xuyên: Sử dụng kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu để giữ cho da luôn được cung cấp độ ẩm cần thiết. Bạn nên thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm hoặc rửa tay.
- Sử dụng sản phẩm dịu nhẹ: Chọn xà phòng và sản phẩm tắm rửa không chứa hương liệu và phẩm màu. Sản phẩm có chứa chất tẩy rửa mạnh có thể làm khô da và kích thích tình trạng viêm da.
- Tránh kích thích da: Hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích ứng như xà phòng có tính tẩy cao, nước hoa, hoặc chất tẩy rửa mạnh. Đồng thời, hãy chọn quần áo làm từ chất liệu mềm mại, thoáng khí để giảm ma sát và kích ứng da.
- Tránh cạo hoặc nhổ lông nách: Hạn chế cạo hoặc nhổ lông nách vì điều này dễ làm tổn thương da và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Nên dùng biện pháp như dùng gel hoặc triệt lông bằng tia laser.
- Giữ cho nách luôn khô ráo: Nách là khu vực thường xuyên ẩm ướt, vì vậy hãy đảm bảo khu vực này luôn được giữ khô ráo. Sử dụng sản phẩm chống mồ hôi không chứa cồn hoặc hương liệu.
- Chọn quần áo thoáng khí: Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí, làm từ chất liệu cotton hoặc các loại vải tự nhiên khác. Tránh mặc đồ bó sát hoặc làm từ chất liệu tổng hợp, có thể gây cọ sát và kích ứng da.
Viêm da cơ địa ở nách có thể gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Nhưng với hiểu biết đúng đắn về nguyên nhân và triệu chứng, cùng với việc áp dụng các phương pháp điều trị hiệu quả, tình trạng này hoàn toàn có thể được kiểm soát.
ArrayKhi bạn hoặc người thân gặp vấn đề về viêm da cơ địa, việc tìm kiếm một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín và hiệu quả tại Hà Nội là vô cùng quan trọng. Với sự phát triển của Y học hiện đại, Hà Nội có nhiều cơ sở y tế chuyên khoa da liễu, từ các bệnh viện lớn đến các phòng khám tư nhân, sẵn sàng cung cấp dịch vụ chăm sóc da liễu toàn diện. Vậy, khám viêm da cơ địa ở đâu Hà Nội là tốt nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu...
Xem chi tiếtViêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính gây ra nhiều khó chịu cho người mắc phải, từ triệu chứng ngứa ngáy đến viêm nhiễm da. Với những người mắc bệnh này, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng và duy trì sức khỏe làn da. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc là "viêm da cơ địa có được ăn cá không?". Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa việc tiêu thụ cá và tình trạng viêm...
Xem chi tiếtTiêm vắc xin là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tuy nhiên người bị viêm da cơ địa có tiêm phòng được không là vấn đề cần được chú ý. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khả năng tiêm phòng cho người bị viêm da cơ địa, các yếu tố cần xem xét và biện pháp an toàn để đảm bảo hiệu quả của vắc xin. Bị viêm da cơ địa có tiêm phòng được không? Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở nhiều đối...
Xem chi tiếtBệnh viêm da cơ địa có lây không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi đây là căn bệnh mãn tính với những biểu hiện điển hình như da khô, ngứa, mẩn đỏ kèm mụn nước,... Theo đó, hiểu rõ về tính lây nhiễm của viêm da cơ địa không chỉ giúp người bệnh yên tâm hơn mà còn giúp cộng đồng có cái nhìn đúng đắn và tránh được sự kỳ thị không đáng có. Để giải đáp cho vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Tổ hợp Y tế Cổ...
Xem chi tiếtViêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Việc quản lý chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa các đợt bùng phát của bệnh. Một vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm đó là bị "viêm da cơ địa có ăn được thịt vịt không?". Bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu chi tiết về câu hỏi này để bạn dễ dàng xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!