Tổ Đỉa Ở Tay

Tổ đỉa ở tay là một bệnh da liễu mãn tính, có xu hướng tái phát theo chu kỳ. Chính vì điều này, người bệnh thường gặp nhiều khó khăn trong điều trị, tác động tiêu cực đến đời sống cũng như thẩm mỹ da tay. Bài viết dưới đây cung cấp tới độc giả những thông tin hữu ích về bệnh tổ đỉa ở bàn tay, từ đó, tìm ra phương pháp xử lý hiệu quả, hạn chế biến chứng.

Bệnh tổ đỉa ở bàn tay là gì, biểu hiện thế nào?

Là một thể đặc biệt của bệnh chàm, tổ đỉa ở tay là tính trạng viêm da khởi phát ở lòng bàn tay, mặt trên và mặt dưới tay, rìa ngón tay. Để biết mình có bị tổ đỉa hay không, người bệnh có thể tham khảo một số biểu hiện điển hình như sau:

  • Xuất hiện mụn nước ở tay: Những nốt mụn này thường có xu hướng mọc chìm dưới da tại một số vị trí như kẽ ngón tay, đầu ngón tay hoặc vị trí gan bàn tay. Các nốt mụn thường nhỏ với kích thước từ 1-2mm, màu trắng trong, có thể mọc thành từng cụm hoặc rải rác.
  • Cảm giác da tay rất ngứa ngáy và khó chịu: Tại các vị trí bị tổ đỉa, người bệnh luôn cảm thấy châm chích, ngứa ngáy. Một số trường hợp kèm theo cảm giác đau và nóng rát.
  • Một số triệu chứng khác: Các ngón tay, lòng bàn tay có thể sưng tấy, phù nề, sưng hạch đau rát kèm triệu chứng sốt cao.
Hình ảnh bệnh tổ đỉa ở tay
Hình ảnh bệnh tổ đỉa ở tay

Nguyên nhân bị tổ đỉa ở tay

Hiện nay, vẫn chưa có tài liệu xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu một số yếu tố dưới đây có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa ở trên tay.

  • Yếu tố di truyền: Một số liệu thống kê cho biết có khoảng 8% người bị tổ đỉa nếu có bố hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh. Tỷ lệ này tăng lên 46% nếu cả bố và mẹ đều đã từng bị tổ đỉa.
  • Thời tiết: Thời tiết giao mùa, mưa nắng thất thường cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng khả năng bị tổ đỉa.
  • Tiếp xúc trực tiếp với môi trường độc hại: Da tay thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa, nước bẩn, hóa chất sẽ khiến da dễ bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm xâm nhập và gây bệnh.
  • Người có nhiều mồ hôi tay: Những người tay ra nhiều mồ hôi thường dễ mắc bệnh tổ đỉa ở lòng bàn tay.
  • Dị ứng: Một số người khi để da tay tiếp xúc với hóa chất trong khu công nghiệp, người bị dị ứng với bùn đất, lông chó mèo, khói bụi cũng có thể bị tổ đỉa đeo bám và tái lại nhiều lần.

Chữa bệnh tổ đỉa ở tay như thế nào hiệu quả và an toàn?

Theo các chuyên gia da liễu, các triệu chứng của bệnh tổ đỉa thường kéo dài từ 2-4 tuần sau đó sẽ tự bong vảy. Khi gặp tác nhân, tổ đỉa có thể tiếp tục tái phát. Điều trị bệnh tổ đỉa ở tay thường gặp nhiều khó khăn vì các triệu chứng có xu hướng thuyên giảm một thời gian và tái phát lại ngay khi gặp yếu tố tác động. 3 phương pháp sau đây sẽ giúp người bệnh có thêm lựa chọn tốt và phù hợp.

Trị bệnh tổ đỉa ở tay bằng mẹo dân gian

Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền rất nhiều bài thuốc hay với nguyên liệu là các thảo dược thiên nhiên làm bài thuốc cải thiện triệu chứng bệnh tổ đỉa.

  • Sử dụng tỏi giảm tổ đỉa ở ngón tay, lòng bàn tay: Trong củ tỏi có chứa allicin – thành phần kháng sinh tự nhiên rất tốt trong việc cải thiện những tổn thương trên da. Người bệnh cần chuẩn bị 2 củ tỏi sau đó loại sạch vỏ. Rửa lại với nước rồi đập dập ngâm cùng 350ml rượu trắng nguyên chất và để khoảng 7 ngày là có thể sử dụng được. Mỗi lần dùng lấy một ít rượu tỏi để thoa trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa.
  • Lá trầu không: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi, rửa sạch, để ráo nước và giã nát. Sau đó thêm một thìa muối hạt, đổ lá trầu không đã giã vào đun sôi cùng nước. Sử dụng nước trầu không để ngâm và vệ sinh da tay 10-15 phút mỗi ngày.
  • Lá lốt: Sử dụng lá lốt giã hoặc xay nát rồi chắt lấy nước cốt uống. Mỗi ngày uống đều đặn 2 lần sẽ cảm nhận giảm triệu chứng.
Bài thuốc giảm ngứa ngáy, mụn tổ đỉa bằng lá lốt
Bài thuốc giảm ngứa ngáy, mụn tổ đỉa bằng lá lốt

Các bài thuốc trị tổ đỉa ở tay trong dân gian tuy dễ thực hiện nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Chúng chỉ có công dụng khi tổ đỉa mới khởi phát.

Thuốc trị tổ đỉa bàn tay theo Tây y

Tùy theo triệu chứng và mức độ nghiêm trọng, người bệnh tổ đỉa ở tay sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như sau:

  • Nhóm thuốc chứa Corticosteroid: Thường được kê dưới dạng thuốc mỡ, kem bôi trực tiếp lên vị trí da tay bị tổ đỉa. Đặc điểm của nhóm thuốc này là kiểm soát triệu chứng nhanh chóng nhưng có thể để lại nhiều tác dụng phụ vì vậy người bệnh cần chú ý khi sử dụng.
  • Thuốc kháng histamin: Thường kê dưới dạng viên uống có tác dụng giảm mụn, cắt cơn ngứa giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Thuốc kháng sinh: Trường hợp tổ đỉa lâu ngày, da bị bội nhiễm nặng, mức độ tổn thương nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch: Được chỉ định tùy theo diễn tiến của bệnh. Một số loại thuốc trị tổ đỉa thường xuất hiện trong kê toa như Pimecrolimus, Ciclosporin, Tacrolimus, hoặc Azathioprine…
  • Liệu pháp ánh sáng: Hiện nay, người bệnh tổ đỉa ở tay có thể tham khảo liệu pháp ánh sáng như sử dụng tia hồng ngoại, tử ngoại để chiếu trực tiếp lên vùng da bị nổi mụn tổ đỉa.

Người bệnh sử dụng thuốc Tây khi điều trị tổ đỉa ở tay cần tuân thủ kê toa của bác sĩ. Tốt nhất nên đến các cơ sở uy tín để thăm khám và lấy thuốc, không nên dùng thuốc theo cảm tính để tránh gặp tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.

Người bệnh nên thận trọng khi sử dụng các loại thuốc Tây điều trị bệnh tổ đỉa tay
Người bệnh nên thận trọng khi sử dụng các loại thuốc Tây điều trị bệnh tổ đỉa tay

Một số lưu ý trong điều trị và chăm sóc tổ đỉa ở tay

Để rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế bội nhiễm, người bệnh nên ghi nhớ một số chú ý trong điều trị và chăm sóc tổ đỉa ở tay sau đây:

  • Tránh xa hóa chất: Khi tổ đỉa tay khởi phát, người bệnh không nên để da tay tiếp xúc với chất tẩy rửa hay hóa chất độc hại. Trường hợp tính chất công việc bắt buộc, bạn nên sử dụng găng tay bảo hộ da tay.
  • Không chọc mụn, bóc vảy ở vùng da bị tổ đỉa: Thói quen này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm da, khiến bệnh tổ đỉa diễn tiến phức tạp và khó kiểm soát. Cách tốt nhất, người bệnh nên cắt ngắn móng tay và vệ sinh tay thường xuyên, nhất là cần giữ lòng bàn tay được khô ráo.
  • Dinh dưỡng hợp lý: Người bị bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì, tránh xa thịt gà, thức ăn tanh, thực phẩm chứa gluten, đồ ăn cay nóng, rượu bia, chất kích thích. Trong thực đơn hàng ngày nên bổ sung nhiều rau củ quả để cung cấp vitamin cần thiết, những thực phẩm giàu kẽm, thực phẩm chứa men tiêu hóa.
  • Chú ý vệ sinh và chăm sóc da tay: Người bệnh cần giữ da tay luôn sạch sẽ, tránh bụi bẩn, vi khuẩn, virus xâm nhập sẽ khiến tổ đỉa nặng nề và khó chữa hơn. Nên tìm hiểu và lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm da tay giảm sự khó chịu.

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin quan trọng đối với bệnh tổ đỉa ở tay. Hy vọng, qua đây quý độc giả sẽ biết thêm kiến thức hay, phương pháp trị bệnh phù hợp và an toàn.

Array

Câu hỏi thường gặp
Bệnh Tổ Đỉa Có Chữa Khỏi Được Không

Tổ đỉa là một trong những bệnh lý về da liễu phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không cũng là thắc mắc thường gặp của bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này. Để biết câu trả lời chính xác cũng như cách khắc phục khi bị tổ đỉa, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Bác sĩ giải đáp thắc mắc bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? Tổ đĩa là bệnh lý về da liễu có tỷ lệ người...

Xem chi tiết
Bệnh Tổ Đỉa Có Lây Không

Tổ đỉa là một trạng thái viêm da, tổn thương khu trú tại bàn tay, bàn chân. Giống như nhiều bệnh lý da liễu khác, nhiều người lo lắng, thắc mắc liệu bệnh tổ đỉa có lây không, có di truyền không, phòng ngừa thế nào. Tất cả sẽ được chuyên gia, Ths.BS Lê Phương giải đáp trong bài viết bên dưới. Bệnh tổ đỉa có lây không? Có di truyền không? Bệnh tổ đỉa (Chàm tổ đỉa) là tình trạng viêm da ở lớp thượng bì, gây ra các tổn thương mãn tính và thường có tính chu kỳ....

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng

[THỰC HƯ] Nhất Nam An Bì Thang điều trị tổ đỉa có tốt như lời...

Tổ đỉa vốn là bệnh lý viêm da “khó nhằn” do rất khó để điều trị dứt điểm hoàn toàn....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top