Viêm Da Tróc Vảy

Viêm da tróc vảy là một bệnh lý nghiêm trọng về da liễu gây mất thẩm mỹ và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Người bị viêm da bong vảy cần sớm điều trị, tránh để bệnh biến chứng nguy hiểm và trở thành mãn tính. Cùng tìm hiểu biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị bệnh tốt nhất trong bài viết này.  

Viêm da tróc vảy là gì?

Bệnh viêm da tróc vảy có tên tiếng Anh là Exfoliative Dermatitis, đây là một trong những bệnh lý về da liễu thường gặp. Khi da bị rối loạn tầng thượng bì sẽ đào thải các tế bào cũ và tái sinh tế bào mới liên tục. Vì thế khiến bề mặt da bị khô và bong tróc vảy cứng.

Những người có tiền sử mắc các bệnh tự miễn như vảy nến, viêm da cơ địa… rất dễ mắc phải viêm da tróc vảy. Ngoài ra, những đối tượng khác cũng có khả năng mắc phải chứng bệnh này nhưng tỉ lệ thấp hơn.

Viêm da tạo thành từng mảng vảy bong tróc
Viêm da tạo thành từng mảng vảy bong tróc

Bệnh viêm da tróc vảy tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng nhưng gây mất thẩm mỹ. Nếu người bệnh chủ quan không điều trị sớm, da bị viêm trên diện rộng, kết thành các mảng lớn rất khó chữa khỏi.

Nguyên nhân gây viêm da tróc vảy

Tuy là một bệnh lý phổ biến nhưng nguyên nhân gây viêm da tróc vảy lại rất khó xác định. Theo thống kê tại các bệnh viện da liễu thì có đến 23% các trường hợp không thể xác định nguyên nhân. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu mới, một số tác nhân làm gia tăng khả năng mắc bệnh như sau:

  • Xuất phát từ nhóm đối tượng bị rối loạn tự miễn: Tỉ lệ người bị viêm da tróc vảy thuộc nhóm này lên đến 40%. Chủ yếu là người có tiền sử bệnh á sừng, vảy nến, bệnh lý viêm da tiếp xúc.
  • Do lạm dụng các loại thuốc bôi ngoài da: Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh da liễu nếu người dùng lạm dụng sẽ trở thành con dao hai lưỡi. Không những tình trạng bệnh lý không thuyên giảm mà đây còn là nguyên nhân gián tiếp gây ra viêm da tróc vảy. Bệnh nhân nên cẩn trọng với các nhóm thuốc corticoid, penicillin, sulfonamide…
  • Một số trường hợp bệnh nhân bị viêm da tróc vảy do đang điều trị ung thư (bạch cầu, ung thư hạch, u sùi…): Hóa trị, xạ trị khiến da khô, nứt nẻ, đàn hồi kém. Nếu người bệnh không chăm sóc đúng cách, da bị nhiễm trùng và hình thành các đám da viêm nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da tróc vảy

Nguyên nhân khó xác định nhưng dấu hiệu nhận biết viêm da tróc vảy rất rõ ràng. Người bệnh có thể tự nhận biết qua các triệu chứng lâm sàng sau:

Trên da xuất hiện nhiều mảng bám bong tróc là dấu hiệu của bệnh
Trên da xuất hiện nhiều mảng bám bong tróc là dấu hiệu của bệnh
  • Có sự thay đổi da và móng tay: Một số dấu hiệu như hồng ban, da nổi đỏ và lan rộng trên nhiều bộ phận của cơ thể. Sau một thời gian da sẽ bắt đầu bong vảy hàng loạt kèm theo tấy đỏ. Một số vị trí tổn thương sâu có thể bị loét, lên mủ, người bệnh sẽ bị ngứa triền miên, đau rát. Ngoài ra, móng tay, móng chân dày lên, mọc nhanh hơn bình thường.
  • Người bệnh có triệu chứng giống như cúm: Khi da bong tróc diện rộng khiến cơ thể mất nhiệt, không kiểm soát được nhiệt độ. Vì thế cảm giác ớn lạnh thường xuyên xuất hiện, một số trường hợp có thể bị sốt.
  • Da bị lột liên tục: Khi mới khởi phát, da hình thành từng mảng vảy nhỏ, lâu dần lan thành các mảng lớn và thay liên tục. Lớp vảy chỉ là các chất sừng ngăn cản da hấp thụ vitamin A và D. Cùng với đó người bệnh có thể bị thiếu máu, mất nước. Bề mặt da suy yếu không thể ngăn cản vi khuẩn, vi rút xâm nhập từ môi trường bên ngoài. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến người bị viêm da tróc vảy dễ bị nhiễm trùng huyết và viêm cơ xương.
  • Một số triệu chứng khác: Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi do bị mất nước, hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu.

Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường giống như những biểu hiện đã được kể trên thì người bệnh nên đi thăm khám. Không nên chủ quan để bệnh trở thành mãn tính, khó điều trị và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Giải đáp viêm da tróc vảy có nguy hiểm không?

Viêm da tróc vảy không đơn thuần là bệnh da liễu thông thường mà nó còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác. Bên cạnh đó, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng thành nhiều dạng nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng.

Viêm da tróc vảy rất nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ đe dọa tính mạng người bệnh
Viêm da tróc vảy rất nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ đe dọa tính mạng người bệnh

Một số biến chứng của bệnh viêm da tróc vảy:

  • Suy tim, viêm phổi: Khi da bị bong tróc thường xuyên, người bệnh sẽ bị mất nước và protein, mất cân bằng điện giải. Những yếu tố này là một trong những nguyên nhân gây nên suy tim, viêm phổi cấp.
  • Nhiễm khuẩn cơ xương, nội tạng: Bản chất của viêm da tróc vảy là tầng thượng biểu bì bị tổn thương, ăn mòn. Khi lớp rào chắn bảo vệ không hoạt động bình thường khiến vi khuẩn xâm nhập sâu. Nhiều vi khuẩn tích tụ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng các bộ phận trong cơ thể như xương, cơ, nội tạng.
  • Nhiễm trùng huyết: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của viêm da tróc vảy. Tại vị trí da bong tróc vi khuẩn, vi rút gây nhiễm trùng máu và được tuần hoàn đi khắp cơ thể. Trường hợp nhiễm trùng máu có thể khiến tính mạng của người bệnh bị đe dọa.

Dựa trên những biến chứng của viêm da tróc vảy có thể nhận thấy đây là một bệnh lý nguy hiểm về da liễu. Không những gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày mà nó còn kéo theo hàng loạt nguy cơ khác. Vì vậy người bệnh nên sắp xếp đi thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn giải pháp điều trị tốt nhất.

Chẩn đoán bệnh

Tùy vào tình trạng, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng và xét nghiệm để biết được nguyên nhân. Dựa trên kết quả bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho từng đối tượng.

  • Chẩn đoán lâm sàng: Cần xác định được nguyên nhân gây bệnh, quan sát kỹ và dự đoán chính xác. Các bệnh lý nền như vảy nến, viêm da tiết bã, viêm da cơ địa rất dễ bùng phát trở thành viêm da tróc vảy.
  • Xét nghiệm chẩn đoán: Người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm tế bào máu, sinh thiết da để xác định chính xác sự biến đổi đặc trưng của viêm da tróc vảy.

Những cách điều trị bệnh viêm da tróc vảy tốt nhất

Điều trị viêm da tróc vảy bằng thuốc Tây, Đông y đều mang lại hiệu quả tích cực. Tốt nhất, để hạn chế tối đa sự lây lan và biến chứng bệnh nhân nên đi thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Mẹo chữa viêm da tróc vảy tại nhà

Một số trường hợp khởi phát, chưa bị viêm loét nghiêm trọng thì người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian tại nhà như sau:

Dùng nha đam

Trong nha đam có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da, thành phần nhớt cấp ẩm và xoa dịu tổn thương, kích thích lên da non và làm mờ vết thâm hiệu quả. Bên cạnh đó nha đam còn chứa chất kháng viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn, giảm ngứa rát hiệu quả, hỗ trợ điều trị viêm da tróc vảy, loại bỏ nguyên nhân viêm da dị ứng cùng nhiều vấn đề da liễu khác. Người bệnh có thể sử dụng công thức này 2 – 3 lần/ tuần.

  • Nguyên liệu: Nha đam (chọn loại lá to, thịt dày).
  • Thực hiện: Cắt bỏ phần lá cứng bên ngoài, lọc lấy phần thịt thái lát mỏng đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương

Chữa tróc vảy da bằng bột yến mạch

Bột yến mạch không chỉ là món ăn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà còn được sử dụng trong nhiều công thức làm đẹp. Trong yến mạch có chứa B1 giúp làm trắng da. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng yến mạch để tẩy da chết, dưỡng ẩm cho vùng da đang bị tróc vảy.

Dùng bột yến mạch để loại bỏ vảy, da chết
Dùng bột yến mạch để loại bỏ vảy, da chết
  • Nguyên liệu: 2 – 4 muỗng yến mạch nguyên chất (tùy vào diện tích vùng da bị viêm nhiễm).
  • Thực hiện: Ngâm bột yến mạch với nước tinh khiết chờ khoảng 5 phút. Đắp yến mạch đã nở lên da rồi mát xa nhẹ nhàng 10 – 15 phút để loại bỏ da chết, rửa lại bằng nước ấm.

Mẹo dùng dâu tây kết hợp với sữa chua

Dâu tây và sữa chua không đường đều có tác dụng làm trắng da, cấp ẩm cho làn da bị khô, nứt nẻ. Người mới bị viêm da tróc vảy có thể áp dụng công thức này để cải thiện tình hình, ngăn ngừa sẹo thâm do viêm da gây nên.

  • Nguyên liệu: 2 trái dâu tây, 2 thìa sữa chua không đường (trường hợp vùng da viêm nhiễm lớn thì tăng số lượng lên cho đủ).
  • Thực hiện: Dâu tây rửa sạch, nghiền nát rồi trộn đều với sữa chua không đường, đắp lên vùng da bị tổn thương. Chờ 15 phút cho da hấp thụ dưỡng chất rồi rửa lại bằng nước sạch.

Nhắc lại một lần nữa, các mẹo điều trị tại nhà chỉ áp dụng cho các trường hợp mới khởi phát, diện tích viêm nhiễm hẹp. Mẹo dân gian không điều trị được tận gốc, người bệnh nên kết hợp với các phương pháp điều trị khác theo hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị bệnh viêm da bong vảy bằng thuốc Tây

Điều trị Tây y gần như là lựa chọn hàng đầu bởi hiệu quả nhanh chóng, tiện dụng. Nhưng người bệnh cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng, một số loại thuốc tây gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Chỉ nên dùng thuốc Tây khi được bác sĩ kê đơn, dùng theo đúng liều lượng được hướng dẫn để đảm bảo an toàn.

Có thể dùng một số loại thuốc bôi ngoài da theo kê đơn để chữa bệnh
Có thể dùng một số loại thuốc bôi ngoài da theo kê đơn để chữa bệnh

Một số loại thuốc được khuyến cáo gồm có:

  • Thuốc điều trị toàn thân: Khi người bệnh bị viêm nhiễm nặng, mất nước bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc bù điện giải và dinh dưỡng uống trực tiếp. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể tiêm thông qua tĩnh mạch.
  • Thuốc bôi ngoài da: Người bệnh có thể dùng được thuốc kháng nấm, kem dưỡng ẩm đặc trị, thuốc bôi có chứa corticoid để ổn định quá trình tái tạo thượng bì.
  • Thuốc uống: Khi diện tích viêm nhiễm lớn, người bệnh cần sử dụng một số loại thuốc uống như thuốc kháng histamin, thuốc steroid, thuốc ức chế hệ miễn dịch… Những loại thuốc này cũng thường được dùng cho nhiều bệnh da liễu như viêm da mủ, viêm da dị ứng…

Khi sử dụng thuốc mà bệnh không có dấu hiệu chuyển biến thì người bệnh cần đến quang trị liệu. Phương pháp này sử dụng tia laser có bước sóng cao tác động trực tiếp lên bề mặt da, khắc phục tổn thương nhanh chóng.

Người bị viêm da tróc vảy nên làm gì?

Ngoài việc chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì người bệnh cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh để bệnh nhanh khỏi nhất. Một số khuyến cáo an toàn của chuyên da cho người bị viêm da tróc vảy gồm có:

  • Người bệnh cần kiêng một số món ăn gây kích ứng da như thịt bò, hải sản, rau muống,… hạn chế sử dụng đồ ngọt, đồ uống có cồn.
  • Nên bổ sung các loại vitamin, dưỡng chất tốt cho da từ rau, củ, quả tự nhiên.
  • Không nên sử dụng các loại mỹ phẩm, sữa tắm có PH>6.
  • Hạn chế tiếp xúc, làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi độc hại
  • Thường xuyên vệ sinh phòng ở, thay ga gối.
  • Nên uống nhiều nước, có thể thay nước bằng các sản phẩm bù điện giải.
  • Không nên tự ý thay đổi liều lượng thuốc hoặc đổi thuốc khác. Trong trường hợp dùng thuốc không thấy dấu hiệu chuyển biến, người bệnh có thể liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.
Thịt bò gây kích ứng da, không nên sử dụng cho người bệnh da liễu
Thịt bò gây kích ứng da, không nên sử dụng cho người bệnh da liễu

Hướng dẫn cách phòng tránh và ngăn ngừa bệnh tái phát

Để không phải đối diện với tình trạng da bong tróc, xấu xí và tiềm ẩn nhiều nguy cơ thì bạn nên thay đổi một số thói quen để ngăn ngừa bệnh.

  • Nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để cấp ẩm cho da, ưu tiên các sản phẩm tự nhiên, không chứa hoặc chứa rất ít cồn và hương liệu.
  • Nên tẩy da chết 2 lần mỗi tuần, nên tẩy cả da mặt và body.
  • Uống nhiều nước, trung bình mỗi ngày bạn nên uống khoảng 2l nước, vừa giúp thanh lọc cơ thể, vừa cấp ẩm cho da.
  • Nên sử dụng kem chống nắng, bảo vệ da trước sự xâm hại của tia UV.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn các đồ ăn, thức uống kích thích tiết nhờn, kích ứng da.
  • Ngoài ra, bạn nên chọn các loại trang phục cotton, rộng thoải mái, thấm hút mồ hôi. Thường xuyên giặt chăn, gối, dọn dẹp nhà cửa để thanh lọc môi trường sống.

Với những thông tin về viêm da tróc vảy mà bài viết đã chia sẻ hi vọng giúp bạn đọc phần nào đánh giá được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bên cạnh đó, việc nắm được cách ngăn ngừa và chăm sóc làn da cũng là yếu tố quan trọng để nhanh chóng đẩy lùi vảy tróc khó ưa.

Array
Câu hỏi thường gặp
Viêm Da Tiếp Xúc Bao Lâu Thì Khỏi

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài. Đây là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy,.... Nhiều người thường băn khoăn không biết "viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?". Cùng tìm kiếm câu trả lời chi tiết ngay trong nội dung bài viết sau. Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Viêm da tiếp xúc là tình trạng da...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiết Bã Có Lây Không

Viêm da tiết bã là một bệnh da liễu khá phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Bệnh kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, da bị khô, bong tróc, mẩn đỏ,... rất khó chịu. Căn bệnh này tuy lành tính nhưng thường kéo dài dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần. Vậy viêm da tiết bã có lây không? Trong quá trình điều trị bệnh cần lưu ý những gì? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông tin về bệnh qua nội dung dưới đây. Viêm da tiết bã có lây không? Viêm da...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiết Bã Nhờn Có Chữa Được Không

Viêm da tiết bã nhờn là bệnh da liễu phổ biến mà rất nhiều người mắc phải không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Người mắc bệnh này thường có các biểu hiện như da bị khô, đỏ, tróc vảy,... gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Vậy bệnh viêm da tiết bã nhờn có chữa được không? Mời bạn đọc cùng tìm câu trả lời qua nội dung bài viết sau. Bệnh viêm da tiết bã nhờn có chữa được không? Viêm da tiết bã nhờn hay còn được biết đến với tên gọi khác là viêm da...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiếp Xúc Có Để Lại Sẹo Không

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Vậy bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Cần làm gì để hạn chế tình trạng thâm, sẹo trên da sau điều trị? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc lý giải những băn khoăn thắc mắc này. Bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Viêm da tiếp xúc là một loại bệnh da liễu phổ biến mà rất nhiều người mắc phải ở bất cứ...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiếp Xúc Có Lây Không

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu mang đến nhiều khó chịu và phiền toái cho người bệnh. Đặc biệt bệnh rất dễ tái phát, kéo dài dai dẳng và khó điều trị triệt để. Vậy bị bệnh viêm da tiếp xúc có lây không? Phòng bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời chính xác cho những thắc mắc trên. Viêm da tiếp xúc có lây không? Viêm da tiếp xúc là một căn bệnh da liễu thường gặp với những triệu chứng điển hình như: Ngứa ngáy, đau...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc
Thuốc chữa
Dinh dưỡng

Bình luận (39)

  1. Taylor hồ says: Trả lời

    Cho em hỏi, mọi người trong nhóm đã ai dùng thuốc trị viêm da cơ địa của nhất nam y viện chưa ạ? Hiện e đang dùng thang thuốc Nhất nam an bì thang của trung tâm. Uống được nửa tháng, từ lẻ tẻ một ít bọng nước ở cánh tay và cẳng chân mà giờ đã lan hết ra cả người, ngứa, thâm, nhìn thật kinh khủng. Họ bảo như thế là đang đáp ứng thuốc, xuất ra hết mới khỏi. Mọi người cho e xin ít kinh nghiệm ạ. Trước kia em có dùng mấy cái dầu gội gelsun các kiểu nhiều người viêm da dùng rồi mà không đỡ, tháng trước mới qua chỗ nhất nam y viện khám rồi lấy thuốc này về dùng. Em cảm ơn!

  2. Nguyễn Tú Minh says: Trả lời

    Mình có bài thuốc chữa viêm da tróc vảy bằng mướp đắng mới được hàng xóm bày, mình dùng mấy tuần rồi ok lắm. Mọi người sử dụng 1/2 mướp đắng nạo bỏ phần ruột rồi rửa sạch. Bỏ các phần được chuẩn bị vào máy xay để xay nhuyễn, cho 1 thìa bột trà xanh và một ít muối vào hỗn hợp và tiếp tục xay. Nhớ sử dụng hỗn hợp vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, duy trì đều đặn mỗi ngày là được. Bài này dễ làm lại rẻ nữa mà hiệu quả, mọi người tham khảo nhé

  3. Võ Thế Sơn says: Trả lời

    Trung tâm Nhất nam này thì đến khám bs nào là ok nhất vậy cả nhà ơi, em bị viêm da bong vảy vùng đùi 2 tháng nay đi da liễu bs họ cho uống ksinh mà ko được

  4. Trần Phúc Hoàng Anh says: Trả lời

    Bé nhà em năm nay 11 tuổi, gần đây có hiện tượng bong chóc vảy da, ửng đỏ, ngứa ngáy khiến cháu gãi chảy máu các vết lan lên cả mặt, sau đó da khô lại đóng vẩy thành từng mảng, sần đỏ hết cả lên. Có cách gì chữa cho trẻ con mà an toàn và dứt điểm được ý ạ.

  5. Hà Lệ Quyên says: Trả lời

    E bị viêm da tróc vảy 2-3 năm nay rồi ạ vài thág nay bệnh trở nặng bôi thuốc dì cũng k khỏi . Dừng thuốc 1 phát lại trở nặng ( KHÔ DA NỨT BONG TRÓC NGỨA LẮM Ạ ) AI CÓ THUỐC CHỮA TRỊ KHỎI GIÚP EM VỚI Ạ

  6. Hoàng Nam says: Trả lời

    Các chị ơi, con em hay bị nổi sải thì nước lá được không ạ? Bé mới 4 tháng mà nổi sải khắp cả lưng. Các chị có biết cách nào khác nữa không? Nhìn con e như này em cũng ăn ngủ không ngon

  7. Khả Vy says: Trả lời

    Mn có ai bị như em ko ạ? Chân em bị viêm da tróc vảy bị ở ngón chân. Mỗi khi bệnh ko tái phát thì em thường xuyên dùng kem Diệp Bảo bôi để giữ ẩm cho da. Mặc dù hiện tại bệnh đã đỡ, ko phát ra, ko bị nổi mụn nước, chân khô ráo tuy da ở các ngón chân bị nhăn nheo, nhưng các ngón chân bị bệnh lại phát ra mùi rất khó chịu. Em ko biết mùi đó là mùi gì, nhưng em chắc chắc nó sinh ra từ bệnh vdcđ em đang mắc phải. Có ai bị giống em ko và làm cách nào để cải thiện được ạ chứ em tự ti về cái mùi này quá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Viêm Da Tiếp Xúc Do Kiến Ba Khoang Và Những Điều Cần Biết

Viêm Da Tiếp Xúc Do Kiến Ba Khoang Và Những Điều Cần Biết

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là một trong những tình trạng da liễu phổ biến và ngày...
Gợi ý 12 loại sữa rửa mặt cho viêm da tiết bã tốt nhất

Top 12 Loại Sữa Rửa Mặt Cho Viêm Da Tiết Bã Tốt Nhất 2023

Sữa rửa mặt cho viêm da tiết bã là nhóm các sản phẩm hữu ích, giúp cải thiện hiệu quả...
Phương pháp điều trị bệnh viêm da tại Quân dân 102 mang đến giải pháp an toàn, hiệu quả, không tái phát

Liệu trình ĐẶC TRỊ viêm da với bài thuốc Hoàn Bì Nam Kết Hợp Y...

Viêm da không phải là bệnh lý nguy hiểm và phương pháp điều trị bệnh này cũng không quá khó...

Bài thuốc chữa viêm da của Nhất Nam Y Viện được VTV đưa tin giới...

Viêm da là bệnh lý mãn tính, khó điều trị dứt điểm và dễ dàng tái phát. Thị trường hiện...
NSƯT Thanh Hiền

NSƯT Thanh Hiền Chữa Bệnh Viêm Da Thành Công Sau 3 Tháng

“Tôi vốn là người kín kẽ, ít chia sẻ về chuyện đời sống riêng tư. Tuy nhiên, hôm nay tôi...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top