Vôi Hóa Cột Sống

Vôi hóa cột sống đang dần trở thành bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi. Tuy tình trạng này không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại khiến cuộc sống người bệnh đảo lộn với nhiều bất tiện. Do vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh và kịp thời có biện pháp can thiệp là vô cùng cần thiết.

Vôi hóa cột sống là gì?

Vôi hóa cột sống tiếng Anh là Degenerative Spine. Thuật ngữ này dùng để chỉ tình trạng dây chằng bám vào thân đốt sống hoặc các mấu ngang của cột sống đang bị tích tụ canxi. Từ đó gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, thường xuyên cảm thấy đau đớn.

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, bản chất của vôi hóa cột sống là quá trình lão hóa tự nhiên, thường đi kèm với các yếu tố nhiễm trùng, dây chằng cột sống bị quá tải do làm việc nặng. Các trường hợp vôi hóa phổ biến nhất là vô hóa cột sống lưng/thắt lưng, vôi hóa cột sống cổ.

Vôi hóa cột sống là bệnh gì?
Vôi hóa cột sống là bệnh gì?

Các nghiên cứu cho thấy, bệnh lý này tương tự như gai cột sống. Bệnh thường xảy ra ở những người ngoài 40 tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa, tỷ lệ nam giới bị vôi hóa cột sống đang cao hơn nam giới.

Nguyên nhân vôi hóa cột sống

Vôi cột sống không còn là hiện tượng hiếm gặp. Tình trạng này có thể gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:

  • Quá trình lão hóa tự nhiên: Ở người lớn tuổi, xương khớp rất dễ bị lão hóa, do vậy nguy cơ vôi hóa càng cao. Đồng thời, khi tuổi càng cao nguồn dinh dưỡng mà cơ thể thu nạp không đủ cung cấp cho quá trình tái tạo xương khớp, từ đó gây ra hiện tượng vôi hóa đốt sống.
  • Chấn thương: Thông thường, sau chấn thương xương khớp sẽ tự phục hồi và hàn gắn các tổn thương. Tuy nhiên, chính các biến đổi trong quá trình hồi phục của xương khớp cũng khiến đốt sống bị biến đổi và hình thành nên vôi hóa, thận chí là các gai xương.
  • Ít vận động: Ngồi nhiều, lười vận động là thói quen xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động lưu thông máu đi nuôi xương khớp. Khi con người ít vận động, khớp xương luôn trong trạng thái bị chèn ép, ngăn cản lưu thông khí huyết, tế bào xương không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, lâu dần sinh ra vôi hóa.
Lười vận động có thể dẫn đến vôi hóa cột sống
Lười vận động có thể dẫn đến vôi hóa cột sống
  • Sự lắng đọng canxi: Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị vôi cột sống do một lượng lớn canxi lắng đọng ở dây chằng và gân gần với đốt sống. Loại canxi lắng đọng ở đốt sống thường là calcipyrophosphat, khi chúng tích tụ lâu ngày làm cho dây chằng dày lên, sinh ra nhiều gai xương.
  • Thường xuyên hoạt động, làm việc sai tư thế: Những người thường xuyên ngồi làm việc sai tư thế, tập thể dục không đúng động tác sẽ khiến cột sống bị ảnh hưởng. Nếu kéo dài có thể gây ra một số tổn thương quanh đốt sống và tạo điều kiện cho canxi lắng đọng. Từ đó gây ra bệnh vôi hóa cột sống.
  • Thừa cân, ăn uống kém khoa học: Ở những người béo phì, xương khớp luôn phải chịu một áp lực lớn. Điều này khiến cột sống bị thoái hóa ngay cả khi tuổi tác không quá cao. Mặt khác, chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, dư thừa canxi cũng là nguyên nhân hình thành vôi hóa cột sống.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, vôi cột sống có thể do các bệnh lý nhiễm trùng, tuần hoàn máu, thậm chí là yếu tố di truyền gây nên. Do vậy, cần thăm khám tại cơ sở chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Đối tượng bệnh lý

Các đối tượng có nguy cơ cao bị vôi hóa cột sống gồm:

  • Người lớn tuổi và đang bị suy giảm sức đề kháng.
  • Đối tượng lười vận động, thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài.
  • Người ăn uống thiếu chất hoặc người bị béo phì.

Triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống

Theo các chuyên gia, dấu hiệu vôi hóa cột sống rất dễ bị nhầm với gai cột sống. Tuy nhiên, đây là bệnh lý hoàn toàn khác biệt với các triệu chứng sau:

  • Đau lưng, cứng các khớp: Các cơn đau nhức dữ dội sẽ thường xuyên xuất hiện. Cùng với đó khớp bả vai, cổ, hông, đùi của người bệnh cũng bị cứng.
  • Tê bì chân tay: Do bệnh vôi hóa cột sống đã ảnh hưởng đến tủy sống cũng như các dây thần kinh liên chi. Nếu đã xuất hiện các triệu chứng này nhưng chưa điều trị kịp thời có thể gây teo cơ.
Vôi hóa cột sống có thể gây tê bì chân tay
Vôi hóa cột sống có thể gây tê bì chân tay
  • Tê cổ và vùng thắt lưng: Xảy ra khi vôi xương chèn ép các dây thần kinh. Nếu cảm giác tê nhức không được kiểm soát có thể lan sang các chi, gây khó khăn cho việc vận động của bệnh nhân.
  • Hoa mắt, chóng mặt, giảm trí nhớ: Những hiện tượng này thường đi kèm với các cơn đau nhức, gây nguy hiểm khi người bệnh đi đường, điều khiển xe,…

Lưu ý: Các triệu chứng vôi hóa cột sống có thể xuất hiện theo chu kỳ nhưng cũng có thể kéo dài dai dẳng. Do vậy người bệnh cần chủ động thăm khám nếu nhận thấy bất thường.

Biến chứng thường gặp

Nếu để lâu ngày và không có biện pháp can thiệp kịp thời, vôi cột sống có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Vẹo cột sống, gù lưng: Vôi hóa có thể khiến khớp xương biến dạng, kèm theo xẹp các đốt sống, thoát vị đĩa đệm,… Từ đó làm bệnh nhân bị vẹo cột sống, đối diện với nguy cơ gù lưng.
  • Thoát vị đĩa đệm: Là biến chứng phổ biến của bệnh. Bởi khi vôi hóa xảy ra, chức năng đàn hồi của hai đốt sống nằm sát nhau bị giảm sút, khiến đĩa đệm bị bào mòn, xẹp xuống và gây ra thoát vị đĩa đệm.
  • Hẹp tủy sống: Các gai xương vôi hóa phát triển sẽ thu hẹp không gian trong tủy sống. Lúc này, cấu trúc cột sống bị thay đổi làm cho bệnh nhân đau nhức cánh tay và bả vai.
Vôi hóa cột sống gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Vôi hóa cột sống gây nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Thiểu năng hệ động mạch: Khi các gai cột sống tăng dần về kích thước sẽ chèn ép động mạch ở đốt sống cổ, khiến bệnh nhân hoa mắt, giảm trí nhớ, ù tai,…
  • Chèn ép rễ thần kinh: Bệnh vôi hóa cột sống có thể làm tổn thương dây thần kinh. Từ đó làm cho dây thần kinh phát đi các tín hiệu không chính xác hoặc làm gián đoạn quá trình truyền tin. Vì vậy, bệnh nhân có thể bại liệt một tay, thậm chí là hai tay.
  • Rối loạn tiền đình: Khi các dây thần kinh cột sống bị chèn ép sẽ cản trở hoạt động tuần hoàn máu lên não, gây ra tình trạng rối loạn tiền đình. Kèm theo đó là cảm giác chóng mặt, buồn nôn, giảm trí nhớ.

Chẩn đoán bệnh học

Chẩn đoán tình trạng vô hóa cột sống là một trong những bước quan trọng, quyết định hiệu quả của quá trình điều trị bệnh. Hiện nay các cơ sở chuyên khoa đang áp dụng hai hình thức chẩn đoán vôi cột sống là lâm sàng và cận lâm sàng, cụ thể như sau:

Chẩn đoán lâm sàng

Khi đến thăm khám tại cơ sở chuyên khoa, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng đau nhức, tình trạng lồi lên bất thường của đốt sống, dáng đi,… cùng một câu hỏi liên quan đến bệnh sử của bệnh nhân để có những đánh giá sơ bộ.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Chẩn đoán lâm sàng chỉ giúp bác sĩ nắm được thông tin cơ bản về tình trạng bệnh nhân đang gặp phải, chưa thể đưa ra kết luận chính xác. Do đó, hình thức chẩn đoán cận lâm sàng được chỉ định với việc tiến hành các xét nghiệm sau:

  • Chụp X-Quang: Là hình thức chẩn đoán phổ biến nhằm phát hiện các tổn thương (nếu có) ở cột sống, các cơ quan nội tạng.
  • Chụp CT (Chụp cắt lớp vi tính): Xác định cấp độ vôi hóa cũng như các biến chứng của bệnh.
  • Chụp MRI (Chụp cộng hưởng từ): Mục đích là xác định vị trí tổn thương của cột sống. Chụp MRI được đánh giá là an toàn, độ chính xác cao nhưng chi phí khá cao, không phải ai cũng có điều kiện thực hiện.

Giải pháp điều trị vôi hóa cột sống

Do là bệnh mãn tính, có thể gây ra nhiều biến chứng nên có không ít người quan tâm đến cách điều trị vôi hóa cột sống. Thực tế hiện nay, biện pháp điều trị tình trạng vôi hóa tương đối đa dạng, từ các liệu pháp dân gian, Tây y cho tới Đông y. Người bệnh có thể căn cứ vào điều kiện tài chính, tình trạng bệnh cũng như chỉ dẫn của bác sĩ để lựa chọn phương pháp phù hợp.

Chữa vôi hóa cột sống bằng thuốc dân gian

Khi vôi hóa cột sống ở giai đoạn khởi phát, bệnh nhân có thể sử dụng các bài thuốc dân gian tại nhà. Đây chủ yếu là các mẹo dân gian truyền miệng theo kinh nghiệm, hiệu quả được nhiều người đánh giá cao.

Bài thuốc từ cây chìa vôi

Chìa vôi là dược liệu quen thuộc trong dân gian thường được sử dụng để điều trị các bệnh về xương khớp, cơ gân. Theo dân gian, loại cây này có vị đắng, tính hàn, có tác dụng hiệu quả trong điều trị các triệu chứng của vôi hóa cột sống.

Nguyên liệu: 200gr lá chìa vôi.

Cách thực hiện: Lá chìa vôi rửa sạch, sau đó giã nhỏ và đắp lên vị trí đau nhức do vôi hóa. Sau 1 tháng thực hiện các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.

Lưu ý: Ngoài cách đắp lên vùng đau, người bệnh cũng có thể dùng lá chìa vôi kết hợp với rau dền gai, lá lốt, cỏ xước và tầm gửi nấu thành nước uống. Sử dụng ngày 3 lần, kiên trì trong 1 tháng sẽ đem lại hiệu quả.

Bài thuốc từ hạt đu đủ

Hạt đu đủ tưởng chừng chỉ là loại hạt “bỏ đi” nhưng lại có tác dụng vô cùng lớn với các vấn đề xương khớp. Theo kinh nghiệm dân gian, hạt đu đủ là thứ thuốc quý, giúp ức chế quá trình tích tụ canxi ở quanh khớp, ngăn không cho tình trạng vôi hóa tiến triển nặng hơn.

Nguyên liệu: 1 nắm hạt đu đủ chín.

Cách thực hiện:

  • Hạt đu đủ chín rửa sạch rồi bọc vào một miếng vải.
  • Tiến hành chà xát mạnh cho tới khi lớp màng bên ngoài hạt bong hết, lấy phần lõi bên trong (sọ của hạt).
  • Giã nát số hạt thu được rồi đắp vào vị trí đau do vôi hóa cột sống trong 30 phút. Thực hiện trong 7-10 ngày liên tục sẽ cảm nhận được những thay đổi tích cực.
Hạt đu đủ giúp giảm nhẹ cơn đau do vôi hóa cột sống
Hạt đu đủ giúp giảm nhẹ cơn đau do vôi hóa cột sống

Bài thuốc từ ngải cứu và mật ong

Từ lâu trong dân gian đã lưu truyền bài thuốc trị vô hóa bằng ngải cứu và mật ong cho hiệu quả tích cực. Trong khi ngải cứu có công dụng giảm đau, tiêu viêm, ức chế hình thành gai xương thì mật ong lại giúp tiêu sưng, ngăn chặn nhiễm trùng,… Do vậy, sự kết hợp hai nguyên liệu này sẽ tạo nên bài thuốc hoàn hảo.

Nguyên liệu: 100gr ngải cứu, 2 thìa mật ong.

Cách thực hiện:

  • Lá ngải cứu rửa sạch, đem giã nát hoặc dùng máy xay xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt.
  • Thêm vào nước ngải cứu vừa giã 2 thìa mật ong rồi khuấy đều và uống hết trong ngày.
  • Nên sử dụng hỗn hợp nước ngải cứu và mật ong hằng ngày, kiên trì sau một thời gian tình trạng vôi hóa được cải thiện, xương khớp cũng khỏe mạnh hơn.

Điều trị vôi hóa đốt sống bằng Tây y

Điều trị vôi hóa cột sống bằng Tây y là lựa chọn của nhiều bệnh nhân bởi phương pháp này giúp giảm đau hiệu quả, triệu chứng của bệnh nhanh chóng được đẩy lùi. Cũng tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp với từng bệnh nhân.

Điều trị không dùng thuốc

Phương pháp này thường áp dụng cho các bệnh nhân mới bị vôi hóa, tình trạng chưa nghiêm trọng và chưa gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hình thức điều trị vôi hóa cột sống không dùng thuốc có thể được xem là biện pháp vật lý trị liệu hiệu quả, ít gây đau đớn và biến chứng cho bệnh nhân.

Các biện pháp trị liệu phổ biến gồm:

  • Tập các bài tập vận động nhằm giãn gân cơ, ức chế quá trình thoái hóa xương khớp.
  • Sử dụng tia hồng ngoại, đèn chiếu tia vào khu vực bị vôi hóa nhằm giãn cơ và dây chằng.
  • Dùng các loại máy xung điện có bước sóng ngắn để tác động.

Điều trị dùng thuốc

Trong điều trị nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng các loại thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, cơ địa, bệnh lý nền của mỗi bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp nhất. Các loại thuốc Tây phổ biến nhất là:

  • Thuốc giảm đau kết hợp chống viêm: Giúp giảm đau nhanh chóng, thường dùng khi bệnh ở giai đoạn khởi phát, cơn đau ít ảnh hưởng đến bệnh nhân. Một số loại thuốc giảm đau cho bệnh nhân vôi hóa đốt sống: Piroxicam, Diclofenac hoặc Meloxicam.
  • Nhóm thuốc giãn cơ: Là những loại thuốc có tác động mạnh đến hệ thần kinh trung ương. Sau một thời gian ngắn sử dụng, các loại thuốc này sẽ giúp hạn chế cơn co thắt, giảm biến chứng cho bệnh nhân. Phổ biến nhất là: Metaxalone, Cyclobenzaprin, hoặc Mydocalm.
  • Thuốc kích thích sụn khớp: Thực chất những loại thuốc này là thuốc kích thích tăng trưởng sụn khớp. Tuy nhiên, hiệu quả mà nhóm thuốc này mang lại không cao, cần nhiều thời gian.
Cần cẩn trọng khi dùng thuốc giảm đau
Cần cẩn trọng khi dùng thuốc giảm đau

Lưu ý: Tuy các loại thuốc Tây y đem lại hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn nhưng cũng tồn tại nhiều tác dụng phụ trong quá trình sử dụng như viêm loét dạ dày, đau dạ dày cấp. Do vậy, trong quá trình sử dụng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, thực hiện đúng phác đồ điều trị, không tự ý đổi thuốc hoặc tăng/giảm liều lượng.

Biện pháp phẫu thuật

Phẫu thuật là biện pháp điều trị vôi hóa cột sống cuối cùng khi bệnh đã tiến triển nặng và việc dùng thuốc hay trị liệu không đáp ứng, thậm chí bệnh đã có nguy cơ phát sinh biến chứng. Mục đích của can thiệp ngoại khoa này là loại bỏ gai xương ở đốt sống, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép.

Y học hiện đại đang áp dụng hai hình thức phẫu thuật cột sống là mổ nội soi và mổ mở:

  • Mổ nội soi cột sống: Là phương pháp không xâm lấn, bệnh nhân chỉ cần rạch một lỗ 0,5cm vừa đủ để đưa dụng cụ vào. Do vậy người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh, ít gây ra biến chứng.
  • Mổ mở cột sống: Là hình thức truyền thống, mục đích là loại bỏ sự chèn ép rễ thần kinh, giải quyết tình trạng vôi hóa. Tuy nhiên phương pháp này lại tồn tại rất nhiều vấn đề như nguy cơ nhiễm trùng, mất máu, tổn thương các mô mềm,… Do vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Bị vôi hóa cột sống nên ăn gì?

Bệnh nhân bị vôi hóa cột sống nên tăng cường:

  • Các loại thực phẩm giàu canxi: Sữa, tôm, cua, nghêu, ngao, sò,…
  • Những món ăn chế biến từ đậu nành: Sữa đậu, hạt khô,… là những thực phẩm giúp cải thiện tình trạng vôi hóa, ngăn chặn nguy cơ loãng xương.
  • Các loại thịt chứa chondroitin và glucosamine: Thường có trong thịt lợn, thịt bò,…
  • Trái cây giàu vitamin C: Gồm ổi, cam, dứa, bưởi,… là những loại quả giúp nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn nguy cơ viêm do vôi hóa đốt sống.
  • Các loại rau xanh giàu chất xơ: Súp lơ, rau cải, củ cải đường, cà rốt,…
Người bệnh vôi hóa cột sống nên ăn bưởi hàng ngày
Người bệnh vôi hóa cột sống nên ăn bưởi hàng ngày

Vôi hóa cột sống kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên tăng cường, người bệnh cũng nên hạn chế những món ăn, thức uống bất lợi. Cụ thể như sau:

  • Các loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ hộp: Đây là những tác nhân chính khiến tình trạng vôi hóa chuyển biến trầm trọng hơn.
  • Rượu bia, chất kích thích: Bởi chúng khiến tình trạng đau nhức thêm tồi tệ, thậm chí người bệnh còn bị đau dai dẳng tại vị trí vôi hóa.

Phòng tránh bệnh học

Vôi hóa cột sống là tình trạng không ai mong muốn bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng. Để phòng tránh căn bệnh này, mỗi người nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Hạn chế ngồi lâu một chỗ, nên tăng cường vận động và thường xuyên thay đổi tư thế ngồi.
  • Không mang vác vật nặng quá sức, không đột ngột làm các động tác mạnh.
  • Kiểm soát cân nặng để ngăn ngừa nguy cơ béo phì.
  • Tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng, không luyện tập quá sức.
  • Loại bỏ thói quen xấu trong sinh hoạt như ngồi còng lưng, vẹo lưng, nạp quá nhiều thực phẩm giàu canxi vào cơ thể.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe, nhất là các xét nghiệm hình ảnh liên quan đến cột sống để kịp thời phát hiện bất thường (nếu có) và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Để giảm bớt các triệu chứng với ngăn chặn sự tiến triển của vôi hóa cột sống, việc duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng cân đối và thực hiện các bài tập tập thể dục thích hợp là rất quan trọng. Tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên gia để có phương án điều trị và liệu pháp phù hợp nhất.

Array

Chia sẻ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top