[Giải Đáp] Mẹ Bầu Bị Vảy Nến Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

Bị vảy nến khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp, khiến nhiều mẹ bầu lo lắng và hoang mang. Vậy thực tế tình trạng này có gây nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé hay không, bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin làm rõ. 

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến khi mang thai

Bị vảy nến khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu băn khoăn, không biết có gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ hay không. Bác sĩ chuyên gia cho biết đây là một dạng bệnh mãn tính, phát triển dai dẳng, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người mắc.

Tình trạng mẹ bầu bị vảy nến gây ra do nhiều yếu tố khác nhau. Nguyên nhân được chuyên gia chia thành 2 giai đoạn bao gồm mắc bệnh khi bắt đầu mang thai và trước khi mang thai đã bị vảy nến, cụ thể các nguyên nhân này như sau:

Mắc bệnh khi bắt đầu mang thai

Khi mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ có sự thay đổi về thể chất và tinh thần. Lượng hormone thay đổi có thể khiến sức đề kháng của mẹ bầu yếu hơn so với thể trạng bình thường. Điều này sẽ tạo điều kiện để một số yếu tố gây ra bệnh vảy nến tấn công và phát triển.

Mẹ bầu bị vảy nến khi mang thai thường rất lo lắng
Mẹ bầu bị vảy nến khi mang thai thường rất lo lắng

Một số chuyên gia nhận định, bị vảy nến khi mang thai là do rối loạn hệ miễn dịch, cơ thể nhạy cảm quá mức khiến các tế bào da bị nhầm lẫn là yếu tố tiêu cực, đồng thời bị đào thải một cách mạnh mẽ. Thời điểm này các tế bào da có thể bị rút ngắn gây ra tình trạng da xếp chồng lớp lên nhau, tạo thành vảy cứng

Mang thai khi đã bị vảy nến

Thống kê cho thấy tỷ lệ người mắc các bệnh da liễu thường ở độ tuổi từ 15 cho tới 35 tuổi. Thời điểm này, chị em đang trong giai đoạn sinh đẻ và nhiều mẹ bị mắc vảy nến do mắc các yếu tố di chuyển, mắc bệnh lý rối loạn hormone, rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng từ tâm lý tiêu cực hoặc từ môi trường sống đang bị ô nhiễm.

Nhiều chị em đã từng bị vảy nến khi mang thai cho biết bệnh lý có dấu hiệu thuyên giảm tích cực vào thời kỳ này. Tuy nhiên, một số trường hợp khác không có sự thay đổi, số ít còn lại nếu lo lắng nhiều thì triệu chứng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Một vài trường hợp lại có xu hướng bùng phát bệnh sau khi sinh con.

Với trường hợp bệnh chuyển biến tốt, nguyên nhân được các bác sĩ giải thích là do nồng độ estrogen khi mẹ mang thai đã ngăn sự phát triển của các tế bào da và tạm thời thấy có cải thiện về triệu chứng. Tuy nhiên, sau khi sinh con xong thì nồng độ nội tiết tố nữ estrogen lại trở về mức bình thường, khi ấy các biểu hiện bùng phát trở lại.

Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu bị vảy nến

Để tìm ra phương pháp điều trị vảy nến cho mẹ bầu thì việc quan trọng hàng đầu là phải biết cách nhận biết bệnh lý. Thông qua các dấu hiệu quan sát được để xác định có phải đang bị vảy nến khi mang thai không và mẹ bầu cần tới cơ sở y tế để thăm khám và lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Theo chuyên gia, người bị vảy nến khi mang thai sẽ thường xuất hiện các biểu hiện như sau:

Vùng da đỏ ửng kèm vảy trắng là biểu hiện đặc trưng của bệnh
Vùng da đỏ ửng kèm vảy trắng là biểu hiện đặc trưng của bệnh
  • Xuất hiện các vùng da bị đỏ ứng, có viền phân định rõ ràng giữa các khu vực mắc bệnh với vùng da lành.
  • Bề mặt da xuất hiện vảy màu trắng bạc, xám và thường hơi cứng.
  • Da mẹ bầu bong tróc thành từng mảng, nếu như vảy nến da đầu thì có thể khiến bạn lầm tưởng là gàu.
  • Mẹ bầu mắc bệnh thường có cảm giác bứt rứt, khó chịu và ngứa ngáy.
  • Mẹ bầu có thể bị vảy nến tại vùng khuỷu tay, đầu gối hoặc các khớp.
  • Một số người bị vảy nến khi mang thai còn kèm theo sưng khớp hoặc đau khớp.

Ở giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe để bảo vệ bản thân và sự phát triển của em bé. Ngay khi phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường, mẹ bầu cần chủ động tới gặp bác sĩ để thăm khám và thực hiện việc điều trị trước khi gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Tư vấn bị vảy nến khi mang thai có nguy hiểm hay không?

Rất nhiều mẹ bầu lo lắng không biết bị vảy nến khi mang thai có nguy hiểm hay không. Chuyên gia cho biết, căn bệnh này không gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, không làm sảy thai, đồng thời cũng không để lại các dị tật bẩm sinh ở thai nhi nên mẹ bầu không phải quá lo lắng.

Tuy vậy, bác sĩ chuyên gia cũng cảnh báo bệnh lý vảy nến là một trong số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân khi người mẹ bị bệnh ở mức độ nghiêm trọng. Đây là kết luận đã được công bố trên Tạp chí Viện Da liễu Mỹ.

Vì thế, khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh vảy nến khi mang thai, chị em cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp càng sớm càng tốt.

Cách điều trị cho mẹ bầu bị vảy nến

Chữa bệnh vảy nến cho bà bầu như thế nào, sử dụng biện pháp gì để đạt hiệu quả cao nhất là những thắc mắc nhiều chị em quan tâm. Dưới đây là tổng hợp các biện pháp được chỉ định khi chị em bị vảy nến khi mang thai.

Điều trị bằng Tây Y

Tây y điều trị vảy nến cho mẹ bầu sử dụng các loại thuốc nhằm cải thiện triệu chứng. Mẹ bầu nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, khám và chỉ định dùng thuốc nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh trước, đánh giá tình trạng cụ thể, sau đó mới chỉ định phác đồ can thiệp. Mẹ bầu sẽ được kê kem làm mềm da, kem chứa corticoid và kem dưỡng ẩm để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.

Mẹ bầu được chỉ định sử dụng các loại kem bôi để giảm triệu chứng của bệnh
Mẹ bầu được chỉ định sử dụng các loại kem bôi để giảm triệu chứng của bệnh

Mẹ bầu bị vảy nến khi mang thai thường sẽ được các bác sĩ khuyên nên sử dụng dòng thuốc bôi ngoài da hơn so với đường uống hoặc đường tiêm nhằm giảm bớt tác động tới thai nhi. Trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng có thể sử dụng biện pháp chiếu tia cực tím hoặc quang hóa trị liệu.

Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải tham khảo kỹ càng tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp chị em bị vảy nến nhưng thai còn nhỏ thì cần thông báo tới bác sĩ tiền sử bệnh lý cùng với các giai đoạn thai kỳ để bác sĩ có chỉ định phù hợp nhất.

Lưu ý: Không nên sử dụng các thuốc trị vảy nến dành cho bà bầu dưới đây nếu không được chỉ định từ bác sĩ do chúng có thể gây hại tới sự phát triển của em bé:

  • Methotrexate (Trexall).
  • Etanercept (Enbrel).
  • Adalimumab (Humira),…

Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng tỏ những loại thuốc trên đây không gây ra ảnh hưởng cho sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, một số người còn cho rằng, sử dụng các loại thuốc nói trên còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hở hàm ếch, rối loạn nhiễm sắc thể, sảy thai,…

Vì thế, trước khi áp dụng các biện pháp Tây y để chữa bệnh vảy nến, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé. Nếu đang sử dụng thuốc mà có vấn đề bất thường, mẹ bầu nên ngừng thuốc và tới gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được thăm khám.

Điều trị vảy nến khi mang thai bằng mẹo dân gian

Mẹ bầu không nên sử dụng quá nhiều thuốc tây, bị vảy nến khi mang thai ở diện tích nhỏ, triệu chứng không quá phức tạp thì có thể áp dụng các mẹo dân gian. Biện pháp này không gây ra tác dụng phụ, rất an toàn và cũng khá tiết kiệm về mặt chi phí.

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian mẹ bầu nên áp dụng.

  • Bài thuốc từ dầu dừa: Tinh chất dầu dừa giúp giảm ngứa, chống viêm, làm mềm da và cải thiện nhiều triệu chứng bệnh vảy nến. Mẹ bầu có thể áp dụng mẹo trị bệnh vảy nến với dầu dừa bằng cách làm sạch vùng da tổn thương với nước ấm, lau khô. Sau đó thoa tinh dầu và massage khoảng 15 phút. Áp dụng bài thuốc mỗi ngày khoảng 2 lần để bệnh lý nhanh chóng thuyên giảm.
Bài thuốc từ nha đam được nhiều người đánh giá cao
Bài thuốc từ nha đam được nhiều người đánh giá cao
  • Sử dụng nha đam: Tinh chất nha đam có chứa các khoáng chất và vitamin giúp làm da mềm hơn, mịn hơn, giảm ngứa ngáy và sát khuẩn.  Mẹ bầu nào bị vảy nến khi mang thai có thể sử dụng gel nha đam thoa đều lên vùng da tổn thương, sau 15 phút thì rửa lại với nước sạch.
  • Sử dụng dầu oliu: Thành phần của dầu oliu sẽ giúp cải thiện nhiều triệu chứng bệnh lý, giúp làm mềm và mịn da cho mẹ bầu. Bạn chỉ cần sử dụng một lượng dầu vừa đủ thoa đều lên da, massage nhẹ nhàng, sau 15 phút thì rửa sạch lại với nước.
  • Dùng trầu không: Trong lá trầu không có chứa một lượng lớn vitamin, tinh dầu và khoáng chất, nhờ vậy chúng rất hiệu quả trong việc làm giảm viêm, giảm ngứa, sát khuẩn, ngăn bong tróc da. Mẹ bầu bị vảy nến khi mang thai chỉ cần sử dụng nước lá trầu rửa vùng da bị bệnh là các biểu hiện ngứa ngáy sẽ thuyên giảm.

Dù đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí nhưng về cơ bản các mẹo dân gian thường chỉ cho hiệu quả với những người bị vảy nến khi mang thai ở thể nhẹ. Với những trường hợp nghiêm trọng thì cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, kiểm tra và tư vấn.

Cần lưu ý điều gì khi mẹ bầu bị mắc bệnh vảy nến?

Bị vảy nến khi mang thai khiến rất nhiều mẹ bầu lo lắng vì sợ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh việc tới thăm khám, thực hiện đúng phác đồ điều trị được bác sĩ tư vấn, trong quá trình điều trị, mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Cung cấp thường xuyên thêm vitamin và những dưỡng chất cần thiết để có được cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt và có tác dụng phòng chống bệnh tật hiệu quả.
  • Mẹ bầu có thể tắm nắng thường xuyên, đây chính là khoảng thời gian giúp ngăn chặn quá trình tăng sinh tế bào đột ngột lúc bị vảy nến khi mang thai.
  • Mẹ bầu nên dùng thêm một số loại kem dưỡng ẩm thành phần thiên nhiên để tăng cường độ ẩm cho da.
Mẹ bầu nên giữ tinh thần thoải mái để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao
Mẹ bầu nên giữ tinh thần thoải mái để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao
  • Luôn giữ một tinh thần thoải mái và hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng, stress bởi điều này không tốt cho quá trình điều trị bệnh vảy nến, cũng như sức khỏe của bé.
  • Mẹ bầu bị vảy nến khi mang thai cần thực hiện việc vệ sinh da đúng cách, làm sạch vùng da bị tổn thương mỗi ngày để hạn chế tình trạng bị ngứa ngáy, khó chịu, đồng thời giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Khi sử dụng các trang phục hàng ngày, chị em cần chọn loại có thể thấm hút mồ hôi hiệu quả, khi mặc cần có độ rộng rãi và thoải mái.
  • Bên cạnh việc siêu âm định kỳ để theo dõi các chỉ số phát triển của thai nhi, mẹ bầu nên tuân thủ lịch thăm khám và điều trị của bác sĩ lúc bị vảy nến khi mang thai.
  • Hạn chế việc gãi cào để tránh tình trạng viêm nhiễm lan rộng là việc mẹ bầu cần làm.
  • Mẹ bầu cũng cần lưu ý việc bổ sung thêm các thực phẩm giàu omega 3 để có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng vảy nến ở trên da.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, tuân thủ chỉ dẫn, phác đồ từ bác sĩ thì chế độ vệ sinh, chăm sóc vết thương và thực đơn hàng ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình hồi phục khi mẹ bầu điều trị chứng vảy nến khi mang thai.

Trên đây là các thông tin liên quan tình trạng chị em bị vảy nến khi mang thai. Hy vọng bài viết đã mang tới những kiến thức cần thiết và hữu ích dành cho các mẹ bầu không may mắc bệnh.

Array

Chia sẻ

Top 11 Bác Sĩ Chữa Vảy Nến Giỏi Ở Hà Nội Và TP HCM

Top 11 Bác Sĩ Chữa Vảy Nến Giỏi Ở Hà Nội Và TP HCM

Vảy nến là chứng bệnh ngoài da khá nhiều người mắc phải, gây ra nhiều khó chịu. Để chữa khỏi...

“ĐÁNH BAY” vảy nến sau 1 liệu trình nhờ phác đồ 3 TÁC ĐỘNG toàn...

Vảy nến là một trong những thể viêm da mãn tính khó điều trị dứt điểm hiện nay. Vì vậy,...
Bệnh Vảy Nến Hồng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Chữa Trị

Bệnh Vảy Nến Hồng

Bệnh vảy nến hồng được đánh giá là một bệnh lý ngoài da khá lành tính. Tuy nhiên, những biểu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top