Vảy Nến Thể Mủ

Vảy nến thể mủ là căn bệnh da liễu được xếp vào nhóm nguy hiểm với những triệu chứng cực kỳ nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây bội nhiễm, nhiễm trùng máu, viêm khớp, biến dạng ngón chân, ngón tay, thậm chí là tử vong. Bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp tới bạn những thông tin chi tiết về căn bệnh này.

Bệnh vảy nến thể mủ là gì?

Vảy nến thể mủ có tên tiếng Anh là Pustular Psoriasis. Đây là một căn bệnh hiếm gặp và là mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến. Thể bệnh này có thể tự phát hoặc sẽ phát triển từ các thể vảy nến thông thường khác. Hầu hết các bệnh vảy nến đều chỉ gây tổn thương ngoài da và không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên vảy nến thể mủ toàn thân lại không như vậy. Căn bệnh này có thể gây mệt mỏi, suy kiệt, ốm sốt, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da. Nếu không điều trị kịp thời, nó còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Hình ảnh người bệnh bị vảy nến thể mủ
Hình ảnh người bệnh bị vảy nến thể mủ

Vảy nến thể mủ được chia thành 2 loại bao gồm vảy nến mủ ở lòng bàn tay hoặc toàn thân. Ở mỗi loại bệnh đều có những triệu chứng và mức độ nguy hiểm khác nhau. Có đôi khi bệnh sẽ khởi phát ở khu vực bàn tay, bàn chân sau đó mới lan ra toàn cơ thể và rất ít khi mọc trên mặt. Mặc dù bệnh có mức độ nghiêm trọng hơn so với vảy nến thể giọt và thể mảng, nhưng nếu so với thể đỏ da toàn thân và thể khớp thì căn bệnh này vẫn nhẹ hơn và hiếm khi gây tử vong.

Triệu chứng thường gặp của từng loại vảy nến thể mủ

Ở mỗi loại vảy nến thể mủ, người bệnh sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Cụ thể như:

Vảy nến thể mủ ở tay, chân

Thể mủ ở lòng bàn tay, chân có mức độ nhẹ, tương đối lành tính và dễ điều trị. Những người gặp phải tình trạng này thường nằm trong độ tuổi từ 30-60 tuổi và xảy ra phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Bệnh thường xuất hiện tại những khu vực như: Đầu ngón tay, đầu ngón chân, mu bàn chân, lòng bàn chân, lòng bàn tay. 

Theo đó, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: 

  • Xuất hiện các nốt mụn mủ có màu trắng vàng trên da.
  • Kích thước các nốt mụn khoảng từ 2-4mm, nằm sâu dưới da và khó vỡ.
  • Mụn nước nổi thành từng đợt, không xuất hiện cùng lúc.
  • Sau khi mụn nước xuất hiện sẽ có những tổn thương dạng quầng đỏ bao quanh.
  • Ban đầu mụn nước có màu trắng vàng, nhưng sau đó sẽ chuyển thành màu nâu và khô dần.
  • Khi mụn nước khô lại và chảy dịch, da sẽ dày sừng hơn và bong vảy tiết.
  • Thông thường người bệnh sẽ không cảm thấy đau ngứa, chỉ có một số trường hợp cá biệt sẽ gây đau và ngứa nhẹ trước khi nổi mụn nước.
Vảy nến thể mủ ở tay, chân
Vảy nến thể mủ ở tay, chân

Vảy nến thể mủ toàn thân

Vảy nến mủ toàn thân có tỷ lệ mắc phải cao hơn và gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho da và ảnh hưởng tới cả sức khỏe tổng thể. Thống kê cho thấy những người trong độ tuổi từ 20-70 đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Bệnh vảy nến thể mủ toàn thân có phạm vi ảnh hưởng lan rộng ra toàn cơ thể với những triệu chứng khó chịu như:

  • Người bệnh bị sốt cao từ 39-40 độ, da nổi nhiều ban đỏ và có thể lây lan ra toàn thân.
  • Sau khoảng 12-36 giờ, xuất hiện các mụn nước vô khuẩn, có màu trắng sữa, kích thước nhỏ và nông.
  • Mụn nước mọc rải rác hoặc mọc thành cụm với đường kính từ 1-2cm.
  • Khi mụn khô lại, da sẽ xuất hiện các lớp mụn mới tương tự như lớp mụn ban đầu.
  • Sau một thời gian, mụn mủ vỡ ra, gây viêm loét, rò rỉ dịch, bong vảy trên da.
  • Da khô và bắt đầu bong vảy trong vòng 1-4 tuần hoặc lâu hơn.
  • Bệnh thường gây đau rát và ngứa ngáy.
  • Tổn thương da có thể ảnh hưởng đến mô lưỡi, da đầu, vùng da ở bộ phận sinh dục, gây viêm lưỡi, rụng tóc, viêm bao quy đầu, viêm màng tiếp hợp….
  • Người bệnh còn có một số triệu chứng toàn thân như đau nhức xương khớp, sốt, ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi, khó chịu,…

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu

Hiện vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh vảy nến mụn mủ là gì. Tuy nhiên một số nghiên cứu y khoa đã cho thấy gen di truyền của con người có cộng hưởng với các tác nhân gây bệnh. Các yếu tố cộng hưởng này gây ra những bất thường trong quá trình chuyển hóa da, làm tăng sinh tế bào sừng và gây ra bệnh vảy nến.

Dưới đây là những yếu có thể gây nên bệnh vảy nến ở thể mủ, có thể kể đến như:

  • Yếu tố di truyền trong gia đình nằm ở nhiễm sắc thể số 6.
  • Do căng thẳng, stress kéo dài.
  • Bị một số bệnh viêm đường hô hấp trên.
  • Người bệnh bị chấn thương cơ học.
  • Rối loạn chuyển hóa đường đạm.
  • Rối loạn chuyển hóa da.
  • Do dùng một số loại thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau, chống trầm cảm, thuốc steroid.
  • Làn da tiếp xúc trực tiếp quá lâu với ánh nắng mặt trời.
  • Do người bệnh trong giai đoạn mang thai hoặc bị rối loạn nội tiết tố.
  • Người bệnh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dễ gây kích ứng da.
Vảy nến thể mủ có thể do yếu tố di truyền gây ra
Vảy nến thể mủ có thể do yếu tố di truyền gây ra

Những đối tượng dễ bị bệnh

Những người trong độ tuổi trưởng thành là những người dễ bị vảy nến thể mủ nhất. Trẻ em dưới 15 tuổi hầu như không mắc phải căn bệnh này. Tùy vào thể trạng sức khỏe và môi trường sống, dưới đây là những đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này.

  • Người có tiền sử bị mắc bệnh vẩy nến cấp độ nhẹ. Những đối tượng này nếu không chữa trị dứt điểm, bệnh sẽ dễ tái lại. Khi bị tái lại tình trạng bệnh sẽ nặng hơn dẫn đến nguy cơ bị vẩy nến thể mủ.
  • Người bị nhiễm trùng da, có vết thương hở nhưng không điều trị cẩn thận khiến vết thương bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
  • Những người thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại, chất tẩy rửa mạnh trong thời gian dài.
  • Người hay phải dùng các loại thuốc giảm đau chứa Steroid, thuốc điều trị thần kinh, thuốc có thành phần corticosteroid, aspirin và lithium.
  • Những người thường xuyên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn.
  • Những người bị thiếu vitamin D lâu ngày dễ mắc phải căn bệnh vảy nến thể mủ.
  • Phụ nữ đang mang thai cũng là đối tượng có thể mắc phải căn bệnh này.

Bệnh vảy nến thể mủ có gây nguy hiểm không?

Bệnh vảy nến thể mủ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như:

  • Gây đau nhức: Ban đầu các nốt mụn mủ có thể mọc riêng lẻ ở những khu vực nhất định. Nhưng sau đó chúng có thể liên kết với nhau tạo thành những nốt mủ lớn gây đau nhức cho người bệnh. Nếu nốt mụn này vỡ ra có thể kèm theo dịch vụ, khiến da bị đau rát. 
  • Gây nhiễm trùng da: Những nốt mụn mủ trên da khi vỡ bị vỡ có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Đặc biệt, nếu bạn không đảm bảo vệ sinh, các vấn đề viêm nhiễm sẽ ngày càng diễn ra nghiêm trọng.
  • Bệnh viêm khớp: Vảy nến thể mủ xảy ra ở đầu móng tay, móng chân có thể dẫn đến tình trạng bóng móng và viêm khớp. Các khớp bị viêm, sưng tấy, không chỉ gây khó khăn khi vận động mà còn làm tăng nguy cơ bị co rút chân tay, dẫn đến biến dạng khớp.
  • Sốt cao: Người bệnh bị vảy nến thể mủ có thể bị sốt cao lên đến 40 độ kèm theo các triệu chứng khác như rét run, mạch đập nhanh, thở nhanh, thể trạng suy sụp,… Khi người bệnh sốt cao mà không được hạ sốt kịp thời sẽ gây co giật hoặc làm ảnh hưởng đến não.
  • Bệnh nam khoa, phụ khoa: Các nốt mụn mủ nếu xuất hiện ở bộ phận sinh dục sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi. Từ đó gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm tuyến tiền liệt, viêm âm đạo…
  • Tử vong: Nếu người bệnh chủ quan trong việc điều trị bệnh vảy nến thể mủ, các nốt mụn viêm có thể lây lan đến toàn cơ thể. Khi đó, da của bạn có thể bị bội nhiễm, gây nhiễm trùng máu, suy giảm hệ miễn dịch và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Bệnh có thể tiến triển thành nhiễm trùng da nếu không được điều trị kịp thời
Bệnh có thể tiến triển thành nhiễm trùng da nếu không được điều trị kịp thời

Chẩn đoán bệnh vảy nến thể mủ

Vảy nến thể mủ là một căn bệnh da liễu nên có thể chẩn đoán thông qua việc thăm khám lâm sàng, sinh thiết mô da, xét nghiệm máu hoặc một vài xét nghiệm khác.

  • Xét nghiệm máu để nhằm xác định số lượng bạch cầu và tốc độ lắng máu. 
  • Xét nghiệm dịch mủ để xem có vi khuẩn hay không. Thông thường các mụn mủ ở lòng bàn tay, bàn chân sẽ không có vi khuẩn, nhưng dịch mủ ở toàn thân thì có thể bị nhiễm tụ cầu hoặc liên cầu. 
  • Nuôi cấy máu.
  • Xét nghiệm sinh thiết da.
  • Quán sát những triệu chứng lâm sàng.

Ngoài ra, việc chẩn đoán này cũng nhằm để phân biệt bệnh vảy nến thể mủ với một số căn bệnh khác như: Tổ đỉa, nhiễm khuẩn do tụ cầu, herpes thể lan tỏa, dị ứng thuốc bội nhiễm có mụn mủ, viêm da đầu chi liên tục của Hallopeau.

Các phương pháp chữa bệnh vảy nến thể mủ

Bệnh vảy nến thể mủ cần được điều trị càng sớm càng tốt nếu không bệnh có thể tiến triển phức tạp hơn. Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh phổ biến nhất các bác sĩ có thể thực hiện.

Điều trị vảy nến thể mủ ở lòng bàn tay, bàn chân

Vảy nến thể mủ ở lòng bàn tay, bàn chân có thể điều trị bằng cách bôi thuốc hoặc sử dụng quang hóa trị liệu khi cần thiết. Dưới đây là một số biện pháp điều trị người bệnh có thể áp dụng:

  • Dung dịch sát khuẩn: Khi mụn nước có xu hướng chuẩn bị vỡ ra và chảy dịch, bạn nên sử dụng dung dịch sát khuẩn để ngăn ngừa nguy cơ bị bội nhiễm, giúp da nhanh khô và đóng vảy.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Loại thuốc này sử dụng khi da khô, bong vảy và có xu hướng dày sừng. Corticoid là hoạt chất có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng và ngăn ngừa những tổn thương do bệnh gây ra. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng thuốc trong một thời gian ngắn và theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Loại thuốc này có tác dụng giúp làm giảm nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, điều hòa miễn dịch tại chỗ. Từ đó giúp bình thường hóa quá trình biệt hóa tế bào sừng, cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến.
  • Thuốc Cyclosporin A: Đây là loại thuốc dạng uống có tác dụng kháng viêm, chữa lành tổn thương, ức chế miễn dịch, làm giảm hoạt tính của tế bào lympho T, điều hòa hoạt động tăng sinh tế bào sừng. Tuy nhiên thuốc có độc tính mạnh nên chỉ được dùng trong trường hợp bị vảy nến thể mủ ở lòng bàn tay, bàn chân kéo dài và không đáp ứng được với những loại thuốc bên trên.
  • Các loại thuốc khác: Trường hợp người bệnh đáp ứng kém với việc điều trị bằng các loại thuốc trên hoặc có phát sinh bội nhiễm, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng một số loại thuốc điều trị khác như thuốc kháng sinh, thuốc retinoid, PUVA trị liệu,…
Người bệnh có thể dùng thuốc Tây y để điều trị bệnh
Người bệnh có thể dùng thuốc Tây y để điều trị bệnh

Chữa trị bệnh vảy nến thể mủ toàn thân

Vảy nến thể mủ xảy ra toàn thân có tiến triển phức tạp và dễ phát sinh ra nhiều biến chứng. Do đó người bệnh cần được nằm viện để được theo dõi sức khỏe nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng da.

Để điều trị bệnh vảy nến ở thể mủ, bác sĩ có thể cho bạn áp dụng những biện pháp như sau:

  • Retinoid: Retinoid được dùng ở đường uống. Thuốc có tác dụng giúp làm chậm quá trình sản sinh lớp biểu bì ở da, chống viêm nhiễm, chữa lành tổn thương. Retinoid được dùng ở cả giai đoạn bùng phát và giai đoạn duy trì.
  • Methotrexate: Đây là một loại thuốc ức chế miễn dịch, có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp ADN ở tế bào gây viêm, làm chậm quá trình tăng sinh ở lớp thượng bì. Tuy nhiên thuốc lại gây ra nhiều tác dụng phụ nên chỉ được dùng khi thực sự cần thiết và phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Quang hóa trị liệu: Phương pháp này được sử dụng khá nhiều, giúp chữa lành tổn thương trên da hiệu quả. Các bác sĩ sẽ dùng tia UV nhân tạo có bước sóng phù hợp nhằm điều hòa miễn dịch, giảm dày sừng và làm chậm quá trình gián phân.

Nhìn chung, việc điều trị bằng thuốc hay quang hóa trị liệu cũng chỉ có tác dụng kiểm soát các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa tổn thương trên da và giảm nguy cơ biến chứng. Không có phương pháp nào an toàn và hiệu quả tuyệt đối nên bạn cần thực hiện điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. 

Điều trị bằng mẹo dân gian

Nếu người bệnh bị vảy nến thể mủ ở mức độ nhẹ có thể dùng mẹo dân gian để cải thiện triệu chứng tại nhà. Dưới đây là một số phương pháp được nhiều người áp dụng, bạn tham khảo thêm: 

  • Nghệ vàng: Nghệ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, kháng nấm mạnh mẽ, làm dịu da, giảm ngứa ngáy, thâm sẹo do bệnh vảy nến gây ra. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 củ nghệ, cạo sạch vỏ, giã nát và cho vào nồi nấu sôi cùng 2 thìa nước trong vòng 10 phút. Khi nước nghệ nguội bớt thì dùng tăm bông thấm nước cốt nghệ thoa lên vùng da cần điều trị. 
  • Lá lốt: Lá lốt có tác dụng diệt khuẩn, chống oxy hóa, tái tạo tổn thương trên da, giúp làm giảm ngứa ngáy khó chịu một cách hiệu quả. Bạn chuẩn bị 1 nắm lá lốt bao gồm cả cành và lá, rửa sạch, đun sôi với 2 lít nước trong vòng 15 – 20 phút. Đợi nước nguội bớt thì dùng để tắm hàng ngày là được. 
  • Dung dịch muối: Dung dịch muối có tính sát khuẩn, chống viêm, cấp ẩm, giảm ngứa, hỗ trợ chữa lành các tổn thương  trên da, giúp các tế bào thêm khỏe mạnh hơn. Bạn cho 2 chén muối hòa tan vào bồn nước tắm. Ngồi hoặc nằm vào bồn tắm và thư giãn trong vòng 15 phút. Sau đó tắm lại 1 lần nữa, thấm khô da và bôi thêm kem dưỡng ẩm.
Nghệ vàng hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến rất hiệu quả
Nghệ vàng hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến rất hiệu quả

Các phương pháp phòng ngừa bệnh vảy nến thể mủ

Giống như nhiều căn bệnh da liễu khác, bệnh vảy nến thể mủ có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu gặp điều kiện thuận lợi. Vì thế để tránh bệnh bùng phát, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt, bạn cần phòng ngừa bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp như sau:

  • Duy trì cân nặng: Những người bị thừa cân béo phì thường dễ sản sinh ra một loại protein có tên là TNF-alpha – một chất kích thích khiến bệnh vảy nến dễ bùng phát. Vì thế duy trì cân nặng ở mức hợp lý cũng là cách giúp kiểm soát căn bệnh này hiệu quả.
  • Bỏ thuốc lá: Các nghiên cứu cho thấy những người có thói quen hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc sẽ có nguy cơ bị vảy nến thể mủ nhiều hơn người khác. Bởi chất nicotin có trong khói thuốc có thể kích hoạt bệnh vảy nến bùng phát. 
  • Tránh xa rượu bia: Rượu bia có thể khiến bệnh vảy nến mủ bùng phát. Hơn nữa, những chất có hại trong rượu bia còn làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc điều trị bệnh.
  • Điều chỉnh tâm trạng: Căng thẳng, stress kéo dài có thể khiến bạn dễ phát sinh các bệnh da liễu, trong đó có bệnh vảy nến. Do đó bạn nên thư giãn đầu óc bằng cách đọc báo, đọc sách, xem phim, nghe nhạc, tập thể dục,…
  • Tránh để da tiếp xúc với ánh nắng: Trong ánh nắng mặt trời có chứa tia UV gây hại cho da. Nếu người bệnh để da tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời sẽ khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng. Vì thế bạn cần mặc áo chống nắng, quần áo dài, đeo khẩu trang trước khi ra ngoài.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh vảy nến thể mủ. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức hữu ích để biết cách xử lý khi gặp phải căn bệnh này. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, ngay khi phát hiện ra các triệu chứng bất thường của sức khỏe, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Array

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Top 11 Bác Sĩ Chữa Vảy Nến Giỏi Ở Hà Nội Và TP HCM

Top 11 Bác Sĩ Chữa Vảy Nến Giỏi Ở Hà Nội Và TP HCM

Vảy nến là chứng bệnh ngoài da khá nhiều người mắc phải, gây ra nhiều khó chịu. Để chữa khỏi...
Mẹ Bầu Bị Vảy Nến Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

[Giải Đáp] Mẹ Bầu Bị Vảy Nến Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

Bị vảy nến khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp, khiến nhiều mẹ bầu lo lắng và hoang...
Bệnh Vảy Nến Hồng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Chữa Trị

Bệnh Vảy Nến Hồng

Bệnh vảy nến hồng được đánh giá là một bệnh lý ngoài da khá lành tính. Tuy nhiên, những biểu...

“ĐÁNH BAY” vảy nến sau 1 liệu trình nhờ phác đồ 3 TÁC ĐỘNG toàn...

Vảy nến là một trong những thể viêm da mãn tính khó điều trị dứt điểm hiện nay. Vì vậy,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top