Vảy Nến Thể Mảng
Vảy nến thể mảng là bệnh da liễu thường gặp, khoảng 80% người bị vảy nến đều gặp tình trạng này. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể để lại biến chứng ảnh hưởng đến ngoại hình, đời sống sinh hoạt hàng ngày. Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách thức trị bệnh lý trên, bạn đọc có thể tham khảo!
Vảy nến thể mảng là gì? Có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia da liễu, vảy nến thể mảng là một hình thức của bệnh vảy nến. Khi bị bệnh, vùng da đầu, khuỷu tay, đầu gối, lưng,… sẽ xuất hiện những mảng vảy màu trắng bạc phủ trên mảng da màu đỏ, đa số kích cỡ bằng đồng tiền xu. Những người dễ mắc bệnh thường trong độ tuổi từ 10-30 tuổi và số người bị vảy nến phải trải qua giai đoạn này chiếm khoảng 80-90%.
Vảy nến thể mảng có lây không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thực tế đây không phải bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây ra nên không thể lây từ người sang người. Ngoài ra, vảy nến mảng có thể kéo dài dai dẳng nhưng chỉ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu không điều trị vảy nến mảng đúng cách có thể để lại một vài biến chứng nguy hiểm như:
- Chức năng lọc cầu thận bị suy giảm, tăng nguy cơ bị suy thận.
- Nội tiết tố bị thay đổi.
- Tăng nguy cơ bị các bệnh liên quan đến tim mạch, đột quỵ ở người bệnh.
- Các biến chứng về mặt như viêm kết mạc, giảm thị lực, viêm màng bồ đào,….
- Ngại giao tiếp, xấu hổ vì những mảng vảy nến thiếu thẩm mỹ trên cơ thể.
- Bệnh Parkinson.
- Tăng nguy cơ bị trầm cảm ở người bệnh.
Triệu chứng của vảy nến thể mảng
Bệnh vảy nến thể mảng dễ dàng nhận biết bằng mắt thường thông qua một vài triệu chứng nổi bật như:
- Trên da xuất hiện nhiều đám đỏ đường kính từ 5cm trở lên, có thể theo từng khu vực.
- Nhiều mảng vảy trắng bong tróc mạnh trên bề mặt da.
- Đa số những đốm vảy nến mảng “cư trú” tại khuỷu tay, lưng, ngực, mặt trước cẳng chân và đầu gối.
- Nhiều người bệnh bị vảy nến mảng thân nhiệt có thể tăng, da đổ nhiều mồ hôi.
Bên cạnh đó, các bác sĩ phân loại mức độ nghiêm trọng của bệnh tùy theo tỷ lệ mảng vảy nến bám trên cơ thể. Chẳng hạn:
- Mức độ nhẹ: Vảy nến xuất hiện thành từng mảng bám dưới 2% cơ thể người bệnh trong mỗi đợt bùng phát.
- Mức độ vừa phải: Các mảng bám từ 3-10% cơ thể.
- Mức độ nặng: Mảng vảy nến bám tối thiểu 10% cơ thể, thậm chí mức độ cao hơn.
Nguyên nhân gây vảy nến thể mảng
Cũng giống các loại vẩy nến khác, vảy nến dạng mảng cũng được hình thành do sự rối loạn tự miễn dịch. Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân gây bệnh vảy nến mảng có thể do di truyền hoặc một vài yếu tố khác như:
- Nhiễm vi khuẩn hoặc virus: Người thường bị viêm họng có nguy cơ bị vảy nến mảng cao hơn so với người bình thường. Ngoài ra, người bị HIV cũng dễ bị mắc bệnh này.
- Béo phì: Các mảng bám và vết loét liên quan đến bệnh vảy nến có nguy cơ phát triển thành nếp nhăn hoặc nếp gấp trên da. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vảy nến thể mảng.
- Căng thẳng, stress: Sức đề kháng yếu, thường xuyên stress, căng thẳng dẫn đến nguy cơ mắc bệnh vảy nến ngày càng tăng cao, trong đó có vảy nến mảng.
- Khói thuốc lá: Thường xuyên hút thuốc lá dẫn đến bệnh vảy nến mảng ngày càng nhiều cơ hội phát triển.
Cách điều trị bệnh vảy nến thể mảng
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị vảy nến dạng mảng nên các biện pháp chỉ mang tính cải thiện triệu chứng, kiểm soát tần suất tái phát và hạn chế biến chứng ngoài ý muốn. Bạn đọc có thể tham khảo một vài cách điều trị sau:
Mẹo dân gian chữa vảy nến mảng
Với những người bị vảy nếnmảng nhẹ có thể áp dụng một vài mẹo dân gian tại nhà để cải thiện tình trạng bệnh, giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
- Dùng trầu không chữa vảy nến mảng: Làm sạch một nắm lá trầu không, cho vào nấu cùng 2-3 lít nước (tùy số lượng lá trầu). Đun trong vòng 15 phút rồi lấy nước ngâm rửa vùng da bị vảy nến. Đồng thời, người bệnh có thể lấy bã trầu chà nhẹ lên da để tăng hiệu quả.
- Dùng nha đam chữa vảy nến mảng: Làm sạch vỏ nha đam, lấy phần ruột thoa trực tiếp lên vùng da tổn thương. Thực hiện đều đặn nhiều ngày để giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Lưu ý, các mẹo này không áp dụng cho người bị bệnh nặng, khu vực vảy nến quá lớn và da xuất hiện vết thương hở hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.
Sử dụng Tây y chữa vảy nến dạng mảng
Căn cứ vào mức độ bị bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho người bệnh để cải thiện nhanh vảy nến dạng mảng. Một vài loại thuốc được khuyên dùng để chữa vảy nến mảng bao gồm:
- Thuốc bôi: Người bị vảy nến mảng có thể dùng Corticosteroid, vitamin A, D để hỗ trợ giảm viêm.
- Thuốc uống: Sử dụng một trong những loại thuốc như acitretin, methotrexate,… sẽ giúp hệ miễn dịch người bệnh cải thiện và ức chế sự phát triển của các tế bào da.
- Thuốc sinh hoạt: Các loại thuốc thuộc nhóm này giúp giảm viêm, cản trợ tăng trưởng của tế bào. Tuy nhiên, thuốc này được khuyến cáo sử dụng trong tình trạng bệnh nặng.
Lưu ý, khi sử dụng thuốc Tây trị bệnh vảy nến, người bệnh cần dùng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Bởi nếu dùng quá liều thì có thể gặp các tác dụng phụ nguy hiểm như teo da, viêm da, giãn tĩnh mạch,….
Cách kiểm soát sự phát triển của vảy nến thể mảng
Để kiểm soát sự phát triển của vảy nến, người bệnh có thể áp dụng một vài cách ngăn ngừa khả năng phát triển bệnh dưới đây:
- Tránh các tác nhân gây bệnh: Như đã trình bày ở trên, thuốc lá, stress,… là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát triển của vảy nến thể mảng. Vì vậy, bạn đọc nên tránh xa các tác nhân này để tình trạng bệnh không bị trở nặng nhanh.
- Chế độ ăn uống: Chưa có nghiên cứu nào chứng tỏ thức ăn là tác nhân dẫn đến bị bệnh da liễu này. Tuy nhiên, nếu nạp quá nhiều thức ăn, đồ uống không lành mạnh sẽ khiến sức đề kháng bị suy giảm, khả năng chống lại bệnh vảy nến yếu.
- Chăm sóc da phù hợp: Thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ bằng nước ấm giúp loại bỏ nhiều tế bào chết. Theo các chuyên gia, khi tắm, bạn nên thêm một chút muối biển để làm dịu da.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nhiều người tự ti về ngoại hình khi mắc bệnh vảy nến dẫn đến trường hợp tự vẫn do trầm cảm. Lúc này, người bệnh cần đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và lên lộ trình chữa trị hợp lý.
Với nội dung chia sẻ trong bài, chúng tôi hi vọng sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về nguyên nhân, cách điều trị và nhận biết vảy nến thể mảng. Do chưa có thuốc đặc trị nên các phương pháp chữa trị hiện nay chỉ mang tính cải thiện, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Vì thế, nếu không may rơi vào tình trạng trên, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để được tư vấn biện pháp và lộ trình điều trị hợp lý.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!