Vảy Nến Thể Giọt

Vảy nến thể giọt là một bệnh ngoài da mãn tính, xuất hiện nhiều ở những người tuổi từ 15 – 35. Nếu như không xử lý kịp thời thì người bệnh dễ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng và đi khám kịp thời là rất quan trọng.

Vảy nến thể giọt là gì?

Vảy nến thể giọt tên tiếng Anh là Guttate là tình trạng trên da xuất hiện các đốm đỏ, nhỏ, có vảy và hình giống như giọt nước. Bệnh có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ, người trưởng thành hay người cao tuổi, trong đó 15 – 35 là độ tuổi phổ biến nhất.

Bệnh vảy nến giọt là tự miễn hay nói cách khác cơ thể sẽ tự xử lý khi bệnh xuất hiện
Bệnh vảy nến giọt là tự miễn hay nói cách khác cơ thể sẽ tự xử lý khi bệnh xuất hiện

Bệnh vảy nến giọt là tự miễn hay nói cách khác cơ thể sẽ tự xử lý khi bệnh xuất hiện, ít khi để lại sẹo. Nhưng cũng có những trường hợp bệnh không biến mất, người bệnh cần áp dụng nhiều phương pháp chữa trị khác nhau.

Theo nhiều nghiên cứu, vảy nến thể giọt thường tiến triển theo 3 giai đoạn sau đây:

  • Giai đoạn nhẹ: Những tổn thương chỉ chiếm khoảng 3% diện tích da cơ thể.
  • Giai đoạn vừa: Các tổn thương bao phủ từ 3 – 10% cơ thể.
  • Giai đoạn nặng: Những tổn thương lan khắp da cơ thể, khiến da bị vảy, đốm đỏ, khó chịu và mất thẩm mỹ.

Các giai đoạn của bệnh cũng có thể được phân dựa theo mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến thể chấm giọt

Bệnh vảy nến hiện nay vẫn chưa được xác định rõ nguyên nhân, các nhà khoa học cho rằng, yếu tố di truyền và hệ thống miễn dịch có thể là 2 yếu tố chính gây nên căn bệnh này.

  • Các yếu tố di truyền gây bệnh vảy nến thể giọt thường nằm trên nhiễm sắc thể số 6, liên quan đến DR7, B17, HLA, B13, BW57, CW6.
  • Rối loạn chuyển hóa của da có thể khiến chỉ số sử dụng oxy trên da người bị vảy nến tăng cao, nhiều lúc nó tăng 400% so với tình trạng da bình thường.
  • Sự gia tăng 8 lần hoạt động giảm phân và tổng hợp DNA ở đáy, sự tăng sinh các tế bào ở thượng bì có thể gây rối loạn sừng hóa và khởi phát bệnh vảy nến.
  • Người bệnh bị căng thẳng, stress trong thời gian dài có thể khiến bệnh tiến triển và trở nặng hơn.
  • Yếu tố nhiễm trùng cũng được đánh giá là có liên quan đến bệnh vảy nến, chủ yếu là do vi khuẩn liên cầu.
  • Những chấn thương cơ học hoặc vật lý có thể làm bệnh xuất hiện và tiến triển theo diễn biến khó lường.
Bệnh vảy nến thể giọt hiện nay vẫn chưa được xác định rõ nguyên nhân
Bệnh vảy nến thể giọt hiện nay vẫn chưa được xác định rõ nguyên nhân

Những dấu hiệu của bệnh vảy nến thể giọt

Người bệnh có thể sớm nhận biết bệnh vảy nến thể giọt thông qua những triệu chứng như sau:

Dấu hiệu đỏ da

  • Vùng da bị vảy nến sẽ có những mảng đỏ với kích thước khác nhau, thường là từ vài mm đến 1cm. Trong trường hợp nặng, mảng da này có thể từ 10 – 20cm.
  • Vùng da bị đỏ gồ cao hơn bình thường, có thể bị thâm sạm hoặc không, sờ vào khá cứng.
  • Số lượng đám da đỏ có thể từ vài nốt đến hàng chục nốt, nếu nặng thì sẽ đi kèm nhiều tổn thương khác.

Vảy trắng trên da

  • Vảy trắng phủ lên bề mặt da bị đỏ, có thể là trắng đục hoặc trắng trong.
  • Nốt vảy nến thể giọt có thể bị bong tróc, rơi thành từng vảy mụn như phấn, bột trắng.
  • Khi lớp vảy cũ bong thì sẽ có những lớp vảy mới mọc lên, xuất hiện với số lượng nhiều hơn.

Bị vảy nến thể giọt có lây không?

Cũng giống như nhiều bệnh ngoài da khác, vảy nến thế giọt không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường hàng ngày. Tuy nhiên các bác sĩ cho rằng bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu như gia đình có người từng bị bệnh thì con cái sau khi sinh ra rất dễ mắc bệnh và nếu không xử lý đúng cách thì tổn thương sẽ lan rộng đến vùng da khác.

Những triệu chứng của bệnh vảy nến có thể làm người bệnh khó chịu, trở nên tự ti hơn với mọi người và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Những ai không điều trị khỏi bệnh còn bị chán nản, bế tắc, cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa. Do đó, bạn hãy đi khám và điều trị sớm ngay khi nhận ra những biểu hiện của bệnh.

Vảy nến thể giọt sẽ không lây nhiễm nhưng có yếu tố di truyền
Vảy nến thể giọt sẽ không lây nhiễm nhưng có yếu tố di truyền

Hướng dẫn điều trị bệnh vảy nến thể giọt hiệu quả

Để xác định chính xác bệnh vảy nến, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm và sinh thiết da. Bên cạnh đó, những câu hỏi liên quan đến tiền sử bệnh cũng là yếu tố quan trọng để chẩn đoán bệnh cũng như đưa ra hướng điều trị đúng nhất.

Với bệnh nhân vảy nến thể giọt, chữa bệnh bằng thuốc Tây, Đông y hoặc mẹo dân gian (với trường hợp nhẹ) là phổ biến nhất. Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm riêng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Chữa bệnh bằng mẹo dân gian

Từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng những nguyên liệu tự nhiên ngay tại nhà để xử lý bệnh vảy nến. Cách này khá an toàn, tiết kiệm chi phí mà hiệu quả cũng cực kỳ tốt. Bạn có thể tham khảo những cách chữa theo dân gian sau đây:

  • Sử dụng trầu không: Lá trầu không bạn đem rửa sạch rồi đun sôi cùng nước, thêm chút muối trong quá trình đun để tăng khả năng sát khuẩn. Phần nước thu được bạn dùng để ngâm rửa những vùng da bị viêm nhiễm, vảy nến.
  • Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa nguyên chất có rất nhiều lợi ích cho da. Nếu đang bị vảy nến bạn có thể dùng để thoa lên vùng da bị tổn thương trong 30 phút, sau đó làm sạch lại cùng nước.
  • Sử dụng lá lốt: Lá lốt bạn rửa sạch sau đó giã nát rồi đắp lên vùng da bị thương khoảng 15 – 20 phút. Sau đó bạn rửa sạch lại cùng với nước ấm rồi lau khô da.
Dầu dừa nguyên chất có rất nhiều lợi ích cho da
Dầu dừa nguyên chất có rất nhiều lợi ích cho da

Các nguyên liệu tự nhiên này mặc dù có thể cải thiện vảy nến khá tốt nhưng cần kiên trì từ 2 – 3 tháng để thấy hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đi khám sức khỏe thường xuyên để biết được tình trạng da của mình.

Điều trị bằng Tây y

Các phương pháp Tây y được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì có thể thấy được hiệu quả nhanh chóng, tốn ít thời gian.

Dùng thuốc chữa bệnh

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc sau đây cho bệnh nhân:

  • Corticosteroid: Thành phần tác dụng giảm ngứa, giảm đỏ và viêm nhiễm trên da.
  • Methotrexate: Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, dùng khi các thuốc khác không mang đến hiệu quả.
  • Cyclosporine: Một loại thuốc dùng cho những bị vảy nến thể giọt do liên quan đến hệ miễn dịch.

Các thuốc Tây y khi dùng trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là với những loại có dược tính cao. Vậy nên bạn cần chú ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, không tự ý thay đổi liều dùng. Nếu có những phản ứng bất thường trên da thì phải liên hệ ngay chuyên gia để được tư vấn cách xử lý.

Quang trị liệu

Đây là phương pháp còn được biết đến với cái tên liệu pháp ánh sáng. Bác sĩ sẽ chiếu tia cực tím vùng da bị tổn thương để giúp cải thiện chúng. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc giúp hấp thụ ánh sáng tốt hơn và ngăn sự phát triển của các tế bào da.

Quang trị liệu chỉ áp dụng với trường hợp bệnh vảy nến thể giọt nặng
Quang trị liệu chỉ áp dụng với trường hợp bệnh vảy nến thể giọt nặng

Quang trị liệu chỉ áp dụng với trường hợp bệnh nặng, đã thử nhiều phương pháp nhưng bệnh không khỏi, không có diễn biến khả quan.

Một số lưu ý giúp phòng bệnh vảy nến thể giọt

Để phòng tránh bệnh vảy nến thể giọt cũng như những bệnh ngoài da khác, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, ăn uống đủ chất, tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng.
  • Nếu nhận thấy ngoài da có những biểu hiện lạ thì nên đi khám, đừng quá chủ quan.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế stress và căng thẳng quá nhiều vì một vấn đề nào đó.
  • Không nên dùng nước quá nóng để tắm  hoặc ngâm rửa da vì sẽ bị kích ứng và tăng nguy cơ hình thành vảy nến.
  • Cung cấp độ ẩm cần thiết cho da bằng cách dùng kem dưỡng, uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây.
  • Mặc áo bảo hộ khi cần phải tiếp xúc với các chất hóa học, chất độc hại.
  • Hạn chế dùng bia rượu, đồ có cồn, đồ cay nóng…. khi bị vảy nến vì chúng có thể khiến bệnh nặng hơn.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm để hiểu rõ sức khỏe của mình và chữa trị kịp thời nếu không may mắc bệnh về da.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh vảy nến thể giọt được khá nhiều người quan tâm hiện nay. Có thể thấy đây là bệnh lý ngoài da khá nguy hiểm, vậy nên người bệnh không được chủ quan. Thay vào đó hãy giữ lối sống lành mạnh, tuân thủ theo đúng hướng dẫn chữa trị của bác sĩ để bệnh nhanh chóng được đẩy lùi, hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm.

Array

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Top 11 Bác Sĩ Chữa Vảy Nến Giỏi Ở Hà Nội Và TP HCM

Top 11 Bác Sĩ Chữa Vảy Nến Giỏi Ở Hà Nội Và TP HCM

Vảy nến là chứng bệnh ngoài da khá nhiều người mắc phải, gây ra nhiều khó chịu. Để chữa khỏi...
Bệnh Vảy Nến Hồng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Chữa Trị

Bệnh Vảy Nến Hồng

Bệnh vảy nến hồng được đánh giá là một bệnh lý ngoài da khá lành tính. Tuy nhiên, những biểu...
Mẹ Bầu Bị Vảy Nến Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

[Giải Đáp] Mẹ Bầu Bị Vảy Nến Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

Bị vảy nến khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp, khiến nhiều mẹ bầu lo lắng và hoang...

“ĐÁNH BAY” vảy nến sau 1 liệu trình nhờ phác đồ 3 TÁC ĐỘNG toàn...

Vảy nến là một trong những thể viêm da mãn tính khó điều trị dứt điểm hiện nay. Vì vậy,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top