Bệnh Vẩy Nến Ở Trẻ Sơ Sinh

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là một bệnh da liễu thường gặp, dễ bị nhầm lẫn với bệnh chàm hoặc rôm sảy. Vì vậy, cha mẹ cần quan sát kỹ lưỡng các biểu hiện đặc trưng để chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác, hạn chế những hệ lụy đáng tiếc.

Bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh là gì, có mấy thể bệnh?

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là một dạng viên da mãn tính. Bệnh khởi phát khi cơ thể tăng tốc độ sản xuất tế bào da mới, trong khi những tế bào da cũ tích tụ lại một cách bất thường. Chính điều này khiến cho quá trình thay da của trẻ diễn ra nhanh chóng, các tế bào da mới và tế bào da cũ không kịp thay thế nhau và tạo ra những mảng da có màu đỏ, trắng bất thường khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.

Tùy theo dấu hiệu điển hình, vảy nến ở trẻ sơ sinh được chia thành các thể bệnh như sau:

Vảy nến tã lót

Các triệu chứng tổn thương thường gặp ở vùng cơ thể trẻ sơ sinh được mặc tã. Cụ thể ở vị trí quấn tã của trẻ cũng sẽ bị nổi mẩn ngứa, phát bát. Chính vì vậy, việc chẩn đoán trẻ có bị vảy nến hay không khá khó khăn.

Vảy nến thể mảng

Trên da trẻ thường xuất hiện các mảng bám có màu trắng, đỏ hoặc bạc. Những mảng bám này tập trung chủ yếu ở vùng khuỷu tay, da đầu hoặc đầu gối. Một số trẻ xuất hiện triệu chứng ở vùng bụng hoặc lưng dưới.

Vảy nến thể giọt

Đây là thể bệnh vảy nến gặp phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trên da trẻ xuất hiện những mảng vảy có kích thước nhỏ, hình dạng tương tự những dấu chấm. Thông thường, vảy nến thể giọt ở trẻ sơ sinh thường có liên quan đến một số bệnh lý như liên cầu khuẩn, viêm họng hoặc một số trường hợp bệnh khởi phát sau khi trẻ bị cảm lạnh.

Vảy nến thể giọt rất thường gặp ở trẻ sơ sinh
Vảy nến thể giọt rất thường gặp ở trẻ sơ sinh

Vảy nến thể mủ

Trẻ sơ sinh thường có một số triệu chứng điển hình như: Xuất hiện nốt vảy nến có màu đỏ, quan sát kỹ thấy có dịch mủ ở bên trong. Vảy nến thể mủ ở trẻ thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Một số dạng vảy nến ở trẻ sơ sinh khác

Một số thể bệnh vảy nến khác trẻ sơ sinh có thể gặp cha mẹ cần lưu ý như:

  • Vảy nến đảo ngược: Vùng da bị tổn thương, thường xuất hiện ở nếp gấp da.
  • Vảy nến móng tay: Đây thường là nguyên nhân xuất hiện vết rạn da vùng móng tay, móng chân của trẻ.
  • Vảy nến toàn thân: Dạng bệnh này ít gặp hơn nhưng để lại hệ lụy nghiêm trọng. Nếu trẻ không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ bị đau đớn, ngứa rát, thậm chí nặng hơn có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
  • Vảy nến da dầu: Vùng da bị vảy nến thường có màu trắng hoặc đỏ xuất hiện trên da dầu.
  • Vảy nến da đầu ở trẻ sơ sinh: Đầu của trẻ thường xuất hiện những mảng vảy có màu bạc hoặc màu trắng, bong tróc.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vảy nến

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác khởi phát bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu, một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng khả năng hình thành vùng da bị vảy nến trên cơ thể trẻ.

Yếu tố di truyền

Mặc dù chưa rõ ràng nhưng đã có nhiều nguyên cứu cung cấp bằng chứng về khuynh hướng di truyền của bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh. Trung bình sẽ có khoảng 16% trẻ bị khởi phát bệnh vảy nến nếu có cha hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh. Tỷ lệ này sẽ tăng lên đáng kể tới 40-50% nếu trẻ có cả cha và mẹ bị bệnh vảy nến. 10,6% anh chị em ruột có thể mắc bệnh vảy nến nếu anh hoặc em của họ bị bệnh.

Nhiễm khuẩn da

Da bị nhiễm khuẩn cũng là một nguyên nhân làm gia tăng tình trạng phát bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh. Bởi hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn chưa hoàn thiện tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, sinh sôi và gây bệnh.

Nhiễm khuẩn da là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị vảy nến
Nhiễm khuẩn da là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị vảy nến

Một số dị nguyên bên ngoài có thể khiến tình trạng nhiễm trùng da trở nên trầm trọng hơn như:

  • Lông chó, mèo.
  • Trẻ bị côn trùng cắn.
  • Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khó bụi.
  • Thời tiết thay đổi thất thường.

Bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Mặc dù là bệnh lý da liễu không quá nguy hiểm, tuy nhiên bệnh vẩy nến gây ra nhiều phiền toái. Tác hại đầu tiên dễ nhận thấy nhất chính là những vùng da bị tổn thương, gây ngứa ngáy, khiến làn da của trẻ trở nên xấu xí, mất thẩm mỹ. Ngoài ra, khi bị vảy nến, trẻ thường cảm thấy khó chịu, bứt rứt trên da, có xu hướng quấy khóc nhiều hơn, bỏ bú, lâu dần khiến cơ thể suy nhược, suy giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh lý khác.

Trẻ sơ sinh bị vảy nến ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ sau này của trẻ
Trẻ sơ sinh bị vảy nến ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ sau này của trẻ

Bên cạnh đó, bệnh vảy nến nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại một số biến chứng về tim mạch, xương khớp, các bệnh về chuyển hóa.

Chẩn đoán vảy nến ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Vảy nến ở trẻ sơ sinh là một bệnh da liễu hiếm gặp, các biểu hiện thường có xu hướng gần giống với các bệnh da liễu phổ biến khác. Do đó, quá trình chẩn đoán bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn. Cha mẹ cần sát sao hơn trong việc theo dõi triệu chứng của trẻ để phát hiện bệnh kịp thời.

Nếu tình trạng phát ban, nổi mẩn đỏ trên da em bé kéo dài, không thuyên giảm mặc dù đã thử các loại kem đặc trị da tại nhà, cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Bên cạnh đó, việc phát hiện và chẩn đoán bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh cần phải được quan sát trong thời gian khá dài.

Thông thường các bác sĩ sẽ dựa vào hình thái tổn thương trên da, cũng như tiền sử mắc bệnh của gia đình để chẩn đoán em bé có mắc bệnh vảy nến hay không. Để xác định chính xác trẻ có bị vảy nến hay không và mức độ trầm trọng của bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ tới thăm khám tại các cơ sở uy tín. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ quan sát và kiểm tra để đưa ra kết luận chính xác nhất.

Cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở uy tín để chẩn đoán chính xác bé có bị vảy nến hay không
Cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở uy tín để chẩn đoán chính xác bé có bị vảy nến hay không

Điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Đối với việc điều trị vảy nến ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Dưới đây là một số phương pháp mẹ có thể tham khảo để giảm triệu chứng bong tróc, khó chịu trên da trẻ.

Áp dụng mẹo dân gian trong điều trị vảy nến ở trẻ

Từ xa xưa, ông cha ta đã truyền tai nhau một số bài thuốc dân gian trong điều trị các bệnh lý da liễu. Các mẹo này thường có ưu điểm là dễ áp dụng, nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà.

  • Muối hạt: Mẹ hòa 1-2 thìa muối hạt vào nước tắm của trẻ, vệ sinh nhẹ nhàng vùng da bị vảy nến để giảm triệu chứng ngứa ngáy trên da trẻ.
  • Lá trầu không: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, sau đó rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn. Mẹ đun sôi lá trầu không rồi lấy nước tắm cho trẻ mỗi ngày.
  • Nha đam: Mẹ thoa trực tiếp nhựa nha đam lên vùng da bị vảy nến, để khoảng 20 phút để nhựa nha đam thẩm thấu vào da rồi vệ sinh lại bằng nước sạch.
  • Bột yến mạch: Có thể cho trẻ ngâm mình trong chậu nước có pha bột yến mạch sống khoảng 10-15 phút sau đó tắm lại cho bé bằng nước sạch.
  • Cây lược vàng: Chuẩn bị 1 nắm lá lược vàng rửa sạch rồi đem ép lấy nước cốt. Thoa trực tiếp nước lá lược vàng lên vùng da bị tổn thương của trẻ sau đó lau sạch với nước.
Mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian chữa bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh
Mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian chữa bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh

Thuốc Tây điều trị bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh

Qua quá trình thăm khám lâm sàng, một số trẻ sẽ được bác sĩ da liễu kê đơn thuốc để kiểm soát tình trạng vảy nến. Tùy theo thể trạng, thể bệnh vảy nến, bác sĩ có thể hướng dẫn cha mẹ cho trẻ sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc bôi điều trị tại chỗ: Anthralin, Dithranol,  Salicylic axit, Calcipotriol, thuốc chứa corticoid, kẽm oxyd, vitamin A axit,…
  • Thuốc điều trị vảy nến toàn thân: Acitretin, Methotrexate, thuốc chứa corticoid…

Ngoài ra, một số trẻ có thể được chỉ định bổ sung thêm vitamin B12, vitamin C hỗ trợ quá trình tái tạo làn da mới.

Việc sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Vì cơ thể trẻ sơ sinh còn non nớt nên khi sử dụng thuốc kháng sinh có thể gặp phải một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, khiến tình trạng vảy nến ngày càng trầm trọng hơn.

Hãy thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh
Hãy thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh

Một số lưu ý trong chăm sóc trẻ sơ sinh bị bệnh vảy nến

Bên cạnh việc sát sao theo dõi các diễn tiến của bệnh, cha mẹ cũng cần ghi nhớ một số lưu ý trong chăm sóc, điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Cha mẹ nên chú ý thường xuyên vệ sinh cơ thể của trẻ. Mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm sữa tắm dịu nhẹ chuyên dành cho trẻ sơ sinh.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da trẻ hàng ngày giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Nếu trẻ đang bú mẹ cần tăng cường số lần bú để trẻ được cung cấp đủ nước và dưỡng chất, tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống chọi bệnh tật.
  • Không nên để trẻ tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng sẽ khiến da dễ bị kích ứng và làm trẻ khó chịu hơn.
  • Nhiệt độ phòng lý tưởng giúp trẻ cảm thấy dễ chịu là từ 26 đến 28 độ C.
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống để tránh vi khuẩn, virus, khói bụi xâm nhập khiến vùng da bị vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Trong quá trình sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da, mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ. Nếu thấy điều bất thường cần ngưng sử dụng thuốc và tới cơ sở y tế kiểm tra.

Mặc dù không gặp phổ biến như người lớn nhưng bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh cũng gây ra cảm giác vô cùng khó chịu, bứt rứt cho trẻ. Nếu không chăm sóc kịp thời, đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ của trẻ sau này. Chính vì vậy, cha mẹ không được chủ quan mà cần theo sát các biểu hiện của trẻ để có những biện pháp xử lý hữu hiệu nhất.

Array

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Mẹ Bầu Bị Vảy Nến Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

[Giải Đáp] Mẹ Bầu Bị Vảy Nến Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

Bị vảy nến khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp, khiến nhiều mẹ bầu lo lắng và hoang...
Bệnh Vảy Nến Hồng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Chữa Trị

Bệnh Vảy Nến Hồng

Bệnh vảy nến hồng được đánh giá là một bệnh lý ngoài da khá lành tính. Tuy nhiên, những biểu...

“ĐÁNH BAY” vảy nến sau 1 liệu trình nhờ phác đồ 3 TÁC ĐỘNG toàn...

Vảy nến là một trong những thể viêm da mãn tính khó điều trị dứt điểm hiện nay. Vì vậy,...
Top 11 Bác Sĩ Chữa Vảy Nến Giỏi Ở Hà Nội Và TP HCM

Top 11 Bác Sĩ Chữa Vảy Nến Giỏi Ở Hà Nội Và TP HCM

Vảy nến là chứng bệnh ngoài da khá nhiều người mắc phải, gây ra nhiều khó chịu. Để chữa khỏi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top