Vảy Nến Da Đầu

Vảy nến da đầu là bệnh lý không hề hiếm ở nước ta và nó gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đời sống người bệnh. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chữa trị tình trạng này, mời bạn đọc cùng theo dõi những thông tin trong bài viết sau đây.

Vảy nến da đầu là gì?

Vảy nến da đầu là một thể của bệnh vảy nến, đặc trưng bởi tình trạng tế bào thượng bì tăng sinh, gây ra những vùng da đỏ, cứng, nổi cộm và có màu trắng bạc. Thời gian đầu, vảy nến da đầu chỉ là những mảng nhỏ, sau đó lan đến toàn bộ đầu, xuống vùng cổ gáy, vành tai…. thậm chí lan ra toàn thân nếu không được điều trị kịp thời.

Vảy nến da đầu là một thể của bệnh vảy nến và khá phổ biến ở nước ta
Vảy nến da đầu là một thể của bệnh vảy nến và khá phổ biến ở nước ta

Các chuyên gia chia bệnh vảy nến ở đầu thành 2 cấp độ như sau:

  • Vảy nến da đầu thể nhẹ: Diện tích vùng da bị tổn thương khoảng 5%, các vảy có đường kính 1 – 2cm, da có màu trắng, giống gàu gây đau rát, rụng tóc nhiều.
  • Vảy nến ở đầu thể nặng: Các da bị tổn thương chiếm trên 10% và xuất hiện nhiều vảy đỏ, dày, gây rụng tóc, tóc có thể không mọc lại tại vùng da này.

Thống kê cho thấy, 60% người bị vảy nến ở đầu là nam giới và hầu như không quá nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên bệnh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.

Nguyên nhân vảy nến da đầu

Các chuyên gia cho biết, vảy nến trên đầu do khá nhiều nguyên nhân gây nên, cơ chế hình thành bệnh cũng rất phức tạp.

Dưới đây là 3 nguyên nhân chính khởi phát tình trạng vảy nến trên da đầu.

Do di truyền

Các nhà khoa học tìm thấy một số gen có liên quan đến bệnh vảy nến trên đầu. Khi các gen này bị ảnh hưởng thì sẽ làm bệnh xuất hiện và gây ra nhiều triệu chứng.

Vậy nên nếu trong gia đình có cha mẹ, anh chị từng bị bệnh thì con cái khi sinh ra cũng rất dễ bị vảy nến.

Rối loạn hệ miễn dịch

Bệnh vảy nến da đầu được xác định là có liên quan đến tế bào lympho T. Đây là một loại tế bào miễn dịch có tác dụng chính là bảo vệ cơ thể. Khi cơ thể bị những tác nhân xấu xâm nhập, lympho T sẽ nhận ra và tiêu diệt chúng.

Trong trường hợp hệ miễn dịch bị rối loạn, tế bào này không thể nhận diện những tác nhân xấu, nhận nhầm các tế bào bình thường. Từ đó lympho T sẽ tiêu diệt tế bào da và khiến da bị tổn thương, dẫn đến bệnh vảy nến.

Rối loạn hệ miễn dịch có thể là nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu
Rối loạn hệ miễn dịch có thể là nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu

Ảnh hưởng từ môi trường

Những yếu tố từ môi trường cũng có thể khiến bệnh vảy nến khởi phát và trở nặng hơn:

  • Bệnh viêm họng, viêm da, nhiễm trùng đường tiêu hóa do virus, vi khuẩn sẽ gây bệnh vảy nến.
  • HIV cũng là một trong những tác nhân chính khiến bệnh nặng hơn.
  • Người bệnh dùng thuốc kháng sinh, thuốc trị sốt rét, thuốc chứa lithium, corticoid cũng rất dễ mắc bệnh.
  • Chế độ ăn uống không đủ chất, đặc biệt là thiếu vitamin D có thể gây ra bệnh.
  • Những chất thương quanh đầu, da đầu bị khô, bụi bẩn,… sẽ khiến các tổn thương xuất hiện.
  • Người bệnh thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, đau đầu nhiều.
  • Hút thuốc lá, nghiện bia, rượu, cà phê cũng làm bệnh khởi phát.

Những triệu chứng của bệnh

Nhiều người thường chủ quan khi mắc bệnh, cho rằng chỉ là da đầu có nhiều gàu. Ngoài ra, vì không nhìn rõ được tình trạng da đầu nên người bệnh cũng không biết là mình có đang bị vảy nến hay không.

Do đó, ngay khi nhận thấy những triệu chứng sau đây thì bạn nên đi khám và kiểm tra ngay:

  • Da đầu xuất hiện những mảng đỏ tươi, hình tròn, hình thoi, rất dễ phân biệt với vùng da thường.
  • Những mảng đỏ có thể có nhiều vảy trắng xếp chồng lên nhau và dễ gây tróc da.
  • Kích thước có mảng đỏ có thể thay đổi từ nhỏ thành lớn tùy theo tình trạng bệnh.
  • Mảng đỏ có thể lan xuống trán hoặc vùng cổ, gây khó chịu cho người bệnh.
  • Người bệnh có thể bị ngứa da đầu hoặc không, xuất hiện nhiều gàu hơn bình thường.
  • Bệnh nhân dễ bị rụng tóc hơn ở vùng da bị tổn thương, tóc có thể mọc lại hoặc không.
Những mảng đỏ có thể có nhiều vảy trắng xếp chồng lên nhau và dễ gây tróc da
Những mảng đỏ có thể có nhiều vảy trắng xếp chồng lên nhau và dễ gây tróc da

Vảy nến da đầu có lây không, có nguy hiểm không?

Bệnh vảy nến da đầu khiến người bệnh tự tin hơn trong việc giao tiếp với mọi người. Họ cũng bị tâm lý là những người xung quanh sẽ xa lánh và ghê sợ mình. Tuy nhiên thực tế cho thấy, vảy nến da đầu không lây nhiễm từ người này sang người khác. Bạn có thể tiếp xúc, trò chuyện với mọi người như bình thường. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên có sự kỳ thị đến những người đang bị bệnh vì sẽ khiến người bệnh có tâm lý không tốt, ảnh hưởng đến việc chữa trị.

Nhìn chung, vảy nến da đầu không quá nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị sớm và có lối sống khoa học, người bệnh sẽ dễ gặp phải các biến chứng như:

  • Viêm khớp: Nhiều bệnh nhân vảy nến có biểu hiện viêm khớp, bao gồm viêm đa khớp, viêm khớp cột sống,….
  • Nhiễm trùng da đầu: Bị vảy nến và không biết cách chăm sóc da đầu sẽ dễ bị nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.
  • Ung thư hóa da đầu: Biến chứng này hiếm nhưng không phải không có, người bệnh không nên chủ quan.
Bệnh vảy nến da đầu không lây nhiễm, có thể để lại biến chứng nguy hiểm
Bệnh vảy nến da đầu không lây nhiễm, có thể để lại biến chứng nguy hiểm

Vảy nến da đầu có chữa được không, chữa như thế nào?

Với sự phát triển của của y học, hiện nay có khá nhiều cách giúp điều trị vảy nến da đầu. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bạn có thể lựa chọn giải pháp phù hợp nhất cho mình.

Sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh

Thuốc chữa vảy nến da đầu có khá nhiều loại, có thể là thuốc bôi hoặc thuốc uống. Những loại thuốc này không nên tự ý sử dụng mà cần có hướng dẫn từ bác sĩ, người có chuyên môn.

Thuốc bôi chữa bệnh

  • Calcipotriene: Thuốc có thể ở dạng kem bôi, thuốc mỡ hoặc xà phòng, giúp đẩy nhanh những triệu chứng của bệnh và làm liền da, liền sẹo.
  • Anthralin: Kem bôi dùng cho bệnh vảy nến da đầu trong thời gian ngắn rồi gội sạch bằng nước ấm.
  • Tazarotene: Thuốc dạng gel giúp giảm sưng viêm và đỏ da.
  • Betamethasone: Những triệu chứng sưng, đỏ, ngứa da sẽ nhanh chóng được đẩy  lùi.

Thuốc uống

  • Retinoid: Đây là nhóm thuốc giúp giảm viêm và hình thành vảy trên da đầu.
  • Methotrexate: Một loại thuốc giúp kiểm soát hệ miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa viêm da, làm chậm tình trạng viêm khớp ở bệnh nhân vảy nến.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng khi bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng da đầu.
  • Cyclosporine: Thuốc hỗ trợ kiểm soát hệ miễn dịch của cơ thể, đồng thời giảm viêm nhiễm.
Methotrexate giúp giúp kiểm soát hệ miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa viêm da
Methotrexate giúp giúp kiểm soát hệ miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa viêm da

Liệu pháp ánh sáng

Phương pháp này sẽ sử dụng tia UVB, UVA kết hợp cùng một số loại thuốc để giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh. Khi tiến hành kỹ thuật này, người bệnh sẽ được che chắn kỹ vùng mắt, vùng da mặt cùng những vùng da không bị vảy nến để tránh bị ảnh hưởng.

Liệu pháp ánh sáng chỉ dùng khi bệnh nặng, cơ thể không đáp ứng thuốc. Sau khi kết thúc điều trị, người bệnh có thể cảm nhận da khô hơn, nhanh lão hóa hơn bình thường.

Dùng mẹo chữa bệnh

Vảy nến da đầu trong trường hợp nhẹ, chưa có nhiều các triệu chứng nguy hiểm thì có thể dùng mẹo dân gian. Một số mẹo đơn giản, dễ áp dụng gồm có:

Dầu dừa - nguyên liệu vàng cho những ai bị vảy nến da đầu
Dầu dừa – nguyên liệu vàng cho những ai bị vảy nến da đầu
  • Dùng dầu dừa: Bạn dùng 2 – 3 muỗng dầu dừa nguyên chất thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương vào buổi tối. Sáng dậy bạn gội đầu sạch cùng với nước ấm.
  • Dùng nha đam: Bạn lấy phần thịt nha đam xay nhuyễn rồi trộn cùng tinh dầu oải hương. Sau đó bạn lấy hỗn hợp này bôi lên da đầu khoảng 20 phút thì gội sạch lại cùng nước.
  • Dùng bồ kết: Bạn chuẩn bị 4 – 5 quả bồ kết, đem nướng vàng rồi đun cùng 2 lít nước. Gội đầu bằng nước này 2 ngày 1 lần bạn sẽ thấy những hiệu quả tích cực.

Hướng dẫn phòng tránh vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu là bệnh lý ngoài da phổ biến với nhiều biểu hiện khó chịu. Chắc chắn chúng ta đều không muốn gặp phải tình trạng này. Do đó, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh vảy nến ở đầu bằng cách như sau:

  • Giữ vệ sinh da đầu sạch sẽ, gội đầu 2 ngày/lần bằng dầu gội dịu nhẹ, chiết xuất tự nhiên.
  • Bạn không nên gãi mạnh vào da đầu để tránh làm tổn thương tế bào da.
  • Hạn chế nhuộm tóc, uốn ép tóc quá nhiều lần.
  • Không đội mũ quá chật, đặc biệt là khi trời đang nóng.
  • Nên hạn chế sấy tóc, để tóc khô tự nhiên là tốt nhất.
  • Vảy nến da đầu kiêng gì – Bạn hãy tránh xa đồ cay nóng, hải sản, đồ muối chua, đồ nhiều đường….
  • Tắm nắng cũng là một cách giúp phòng bệnh vảy nến, bạn hãy tắm vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn.
  • Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu lạ trên da đầu thì hãy đi khám ngay, tuyệt đối không chủ quan.

Trên đây là những thông tin về bệnh vảy nến da đầu giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Có thể thấy những tổn thương trên da đầu gây ra nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ, cuộc sống thường ngày của bệnh nhân. Vậy nên ngay khi nhận thấy triệu chứng, bạn cần đi khám và tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên môn.

Array

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Top 11 Bác Sĩ Chữa Vảy Nến Giỏi Ở Hà Nội Và TP HCM

Top 11 Bác Sĩ Chữa Vảy Nến Giỏi Ở Hà Nội Và TP HCM

Vảy nến là chứng bệnh ngoài da khá nhiều người mắc phải, gây ra nhiều khó chịu. Để chữa khỏi...
Bệnh Vảy Nến Hồng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Chữa Trị

Bệnh Vảy Nến Hồng

Bệnh vảy nến hồng được đánh giá là một bệnh lý ngoài da khá lành tính. Tuy nhiên, những biểu...

“ĐÁNH BAY” vảy nến sau 1 liệu trình nhờ phác đồ 3 TÁC ĐỘNG toàn...

Vảy nến là một trong những thể viêm da mãn tính khó điều trị dứt điểm hiện nay. Vì vậy,...
Mẹ Bầu Bị Vảy Nến Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

[Giải Đáp] Mẹ Bầu Bị Vảy Nến Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

Bị vảy nến khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp, khiến nhiều mẹ bầu lo lắng và hoang...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top